Thứ Tư, 31 tháng 3, 2010

I Giăng 5.14-17: "LỜI CẦU NGUYỆN KHÔN NGOAN"



I Giăng 5.14-17
LỜI CẦU NGUYỆN KHÔN NGOAN
Chúng ta bật cười nơi một số việc không khéo léo mà người ta đang làm.
Nhưng có nhiều lúc khi thiếu khôn ngoan là uổng phí, gây thiệt hại hay lọt vào mối nguy hiểm.
Tin điều nầy hay không, một trong những lúc thiếu khôn ngoan có thể gây thiệt hại cho chúng ta là khi chúng ta cầu nguyện. Nếu chúng ta không biết phải cầu nguyện như thế nào hay khi nào chúng ta cầu nguyện, chúng ta sẽ mất thì giờ của chúng ta và thì giờ của Đức Chúa Trời. Công việc của Đức Chúa Trời và ý chỉ của Đức Chúa Trời phải hoàn tất trong sự đáp ứng với những lời cầu nguyện của chúng ta. Đức Chúa Trời đã ấn định rằng Cơ đốc nhân phải cầu nguyện và Ngài sẽ hoàn tất mọi mục đích của Ngài khi đáp trả những lời cầu nguyện của chúng ta.
I Giăng 5.14-15: “Nầy là điều chúng ta dạn dĩ ở trước mặt Chúa, nếu chúng ta theo ý muốn Ngài mà cầu xin việc gì, thì Ngài nghe chúng ta. Nếu chúng ta biết không cứ mình xin điều gì, Ngài cũng nghe chúng ta, thì chúng ta biết mình đã nhận lãnh điều mình xin Ngài”.
Hãy chú ý chúng ta có thể đạt được lòng dạn dĩ trước mặt Đức Chúa Trời.
Chúng ta không cần phải yếu đuối theo cách chúng ta đưa ra những lời cầu xin của mình.
Hãy chú ý lòng dạn dĩ của chúng ta đang đặt nơi Ngài. Tôi tin câu nầy đang đề cập tới Đức Chúa Con ở đây, là Đức Chúa Jêsus Christ. Quả thực, Chúa Jêsus hứa rằng Ngài sẽ đáp trả những lời cầu nguyện của chúng ta. Giăng 14.13-14
Khi chúng ta nhơn danh Chúa Jêsus cầu xin điều chi, chúng ta phải tin rằng như đã được nói trong I Giăng 5.14, theo ý muốn Ngài.
Nếu chúng ta theo ý muốn Ngài cầu xin bất cứ điều chi, Ngài nghe chúng ta.
Khi Đức Chúa Trời nghe chúng ta, khi ấy với dự tính đáp trả lời cầu xin của chúng ta. Ngài sẽ đáp trả lời cầu xin đó.
Như thế thật là hay. Nhưng có việc còn hay hơn thế nữa!
Nếu chúng ta biết không cứ mình xin điều gì, Ngài cũng nghe chúng ta, thì chúng ta biết mình đã nhận lãnh điều mình xin Ngài.
Khi chúng ta cầu nguyện theo ý muốn của Đức Chúa Trời, chúng ta biết rằng chúng ta đang có những lời thỉnh cầu mà chúng ta xin Ngài. Những sự ấy đạt được trước khi chúng ta nhìn thấy câu trả lời!
Lời hứa nầy cần chúng ta cầu nguyện theo hai cách: vâng phục và khôn ngoan.
Trước tiên chúng ta phải cầu nguyện theo cách vâng phục, làm theo những gì Đức Chúa Trời bảo chúng ta phải làm, xưng tội, và phục vụ Ngài. I Giăng 3.22
Chúng ta cũng phải theo ý muốn Ngài mà cầu nguyện sao cho thật khôn ngoan.
Từng lời thỉnh cầu của chúng ta phải phục theo ý muốn của Đức Chúa Trời thay vì theo tham vọng tư kỷ của chính chúng ta.
Chúa Jêsus dạy chúng ta phải cầu nguyện nước Cha được đến, ý Cha được nên.
Mặc dù trong sự cầu nguyện tôi phục theo ý muốn của Đức Chúa Trời sẽ được nên, tôi phải nhận biết rằng trong nhiều, nhiều trường hợp, tôi biết ý muốn của Đức Chúa Trời là gì rồi, vì vậy tôi dạn dĩ cầu xin cho ý ấy được nên trong danh của Chúa Jêsus.
Tôi muốn chia sẻ với bạn sáu lãnh vực trong đó bạn có thể cầu nguyện và nhìn biết ý muốn của Đức Chúa Trời là gì trước khi bạn cầu xin.
Khi bạn cầu nguyện theo cách khôn ngoan, bạn nên cầu nguyện cho:
BẢN NGÃ
Nếu bạn nhìn biết Chúa Jêsus là Cứu Chúa của bạn, bạn là một tội nhân đã được cứu, nhưng bạn vẫn còn là một tội nhân! Bạn có một bổn tánh mới và khao khát mới muốn phục vụ Đức Chúa Trời, nhưng bạn vẫn có khuynh hướng phạm tội và có những khó khăn về mặt thuộc linh.
Vì vậy, bạn cầu nguyện cho bản thân mình như thế nào?
Cầu nguyện cho bản thân mình là dễ dàng khi bạn nhớ rằng bạn không thể làm một điều gì mà không có sự vùa giúp của Đức Chúa Trời!
Bạn không thể suy nghĩ đúng đắn nếu không có sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời.
Bạn không thể sống cách ngay thẳng nếu không có sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời.
Bạn không thể nói năng hay dạy dỗ về Đức Chúa Trời nếu không có sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời.
Bạn không thể làm chứng nếu không có sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời.
Bạn không thể xây dựng thành công một gia đình nếu không có sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời.
Bạn không thể giúp được ai khác nếu không có sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời.
Bạn không thể kháng cự sự cám dỗ và Satan nếu không có sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời.
Giăng 15.5: “Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được”.
Đức Chúa Trời đã cung ứng cho bạn với một ân tứ thật kỳ diệu để bạn cầu xin bất cứ lúc nào. Bất cứ khi nào bạn cần đến nó, bạn có thể cầu xin ân tứ ấy. Cũng chính ân tứ ấy đã giúp giải cứu bạn đấy. Ơn ấy ở trong ân điển của Ngài!
Bạn đã được cứu bởi ân điển, là ơn ban cho kẻ không xứng đáng! Êphêsô 2.8-9
Bạn có thể vâng theo bất cứ điều răn nào bởi ân điển của Ngài.
Bạn có thể tha thứ bởi ân điển của Ngài.
Bạn có thể làm chứng bởi ân điển của Ngài.
Bạn có thể chịu đựng sự khó nhọc bởi ân điển của Ngài.
Bạn có thể tránh thoát sự cám dỗ bởi ân điển của Ngài.
Bạn có thể sống ngay thẳng bởi ân điển của Ngài.
Bạn có thể làm chứng bởi ân điển của Ngài.
II Côrinhtô 12.9: “Nhưng Chúa phán rằng: Ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối. Vậy, tôi sẽ rất vui lòng khoe mình về sự yếu đuối tôi, hầu cho sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi”.
Hêbơrơ 12.28: “Như vậy, vì chúng ta có phần trong một nước không hay rúng động, nên hãy cảm ơn, hầu cho lấy lòng kính sợ hầu việc Đức Chúa Trời một cách đẹp lòng Ngài”.
Bất cứ điều chi bạn biết Đức Chúa Trời muốn bạn phải lo làm, bạn nên dạn dĩ cầu xin Đức Chúa Trời ban cho ân điển để hoàn thành việc ấy.
Nếu bạn đọc Kinh thánh và bị thuyết phục rằng bạn đã phạm điều chi đó sai lầm hay cần làm một việc gì đó cho đúng đắn, hãy cầu xin Ngài ban cho ân điển để làm việc ấy.
Một việc khác nữa mà bạn phải cầu xin là phải liên tục được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Hãy cầu xin Đức Chúa Trời cai quản bạn qua Đức Thánh Linh. Chính ý muốn của Ngài mà bạn sẽ được đầy dẫy Đức Thánh Linh, hãy cầu xin Ngài! Êphêsô 5.18, Luca 11.13
Chúng ta thất bại rất đáng thương trong đời sống Cơ đốc của chúng ta vì chúng ta thất bại không cầu nguyện cho bản thân mình trong sự bất lực hoàn toàn đối với một Đức Chúa Trời là Đấng sẽ giúp đỡ chúng ta nếu chúng ta chỉ cầu xin Ngài!
TỐI CAO
I Timôthê 2.1-2: “Vậy, trước hết mọi sự ta dặn rằng, phải khẩn nguyện, cầu xin, kêu van, tạ ơn cho mọi người, cho các vua, cho hết thảy các bậc cầm quyền, để chúng ta được lấy điều nhân đức và thành thật mà ở đời cho bình tịnh yên ổn”.
Rôma 13.1: “Mọi người phải vâng phục các đấng cầm quyền trên mình; vì chẳng có quyền nào mà không đến bởi Đức Chúa Trời, các quyền đều bởi Đức Chúa Trời chỉ định”.
Những lời cầu nguyện cần phải được dâng lên cho mọi sự, nhưng các cấp lãnh đạo chính quyền đặc biệt cần những lời cầu thay của chúng ta. Chúng ta nên cầu thay cho họ, khởi sự với các lãnh đạo bang như thống đốc, thủ tướng, và các vua, và cầu nguyện cho mọi kẻ cầm quyền trên chúng ta. Họ có các trách nhiệm lớn lao và cần những lời cầu nguyện của chúng ta.
Mục tiêu của những lời cầu nguyện của chúng ta, ấy là chúng ta phải bình tỉnh và sống bình an trong mọi sự chơn thật và tin kính. Khi chúng ta có khả năng sống trong sự hoà thuận với người khác thì dễ dàng hơn cho sự truyền bá Tin lành trong sự bình an.
LINH HỒN
Chúng ta cần phải cầu thay cho mọi người theo câu 1.
Đa số nhiều người chưa được cứu, họ cần phải nghe Tin lành nói tới Đức Chúa Jêsus Christ.
Ở I Timôthê 2.3-4 Phaolô nói cho chúng ta biết ý định của Đức Chúa Trời về sự cầu nguyện cho mọi người, đặc biệt là các bậc cầm quyền.
I Timôthê 2.3-4: “Ấy là một sự lành và đẹp mắt Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta. Ngài muốn cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật”.
Tôi tin rằng câu nầy có ý nói chúng ta sẽ cầu thay cho những ai chúng ta biết họ không nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa của họ.
Tôi tin rằng câu nầy có ý nói chúng ta phải cầu nguyện cho những kẻ sống trong vùng phụ cận với chúng ta, thành phố, tiểu bang và quốc gia, họ chưa nhận biết Đấng Christ làm Cứu Chúa.
Tôi tin rằng câu nầy có ý nói chúng ta nên cầu xin Đức Chúa Trời sai phái các giáo sĩ đến tất cả những khu vực trên thế giới, đặc biệt những kẻ chúng ta biết đang trong tình trạng có cần.
Luca 10.2: “Ngài phán cùng môn đồ rằng: Mùa gặt thì trúng, song con gặt thì ít. Vậy, hãy xin Chủ mùa gặt sai con gặt đến trong mùa của mình”.
Tôi tin rằng câu nầy có ý nói chúng ta phải cầu thay cho những giáo sĩ hầu cho chiến dịch giảng Tin lành của họ đạt được nhiều kết quả.
Đức Chúa Trời có gánh nặng vì những linh hồn người nam người nữ.
Là con cái của Ngài, chúng ta phải có cùng gánh nặng ấy.
Gánh nặng ấy trước tiên được phản ảnh trong sự cầu nguyện, kế đó trao qua cho những hội truyền giáo, và rồi đến với bản thân.
Chúng ta phải cầu thay cho:
BẢN NGÃ
TỐI CAO
LINH HỒN
CÁC THÁNH ĐỒ
Một trong những trách nhiệm quan trọng chúng ta có trong vai trò Cơ đốc nhân là cầu thay cho nhau.
Êphêsô 6.18: “Hãy nhờ Đức Thánh Linh, Kinh thánh cho chúng ta thường thường làm đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin. Hãy dùng sự bền đổ trọn vẹn mà tỉnh thức về điều đó, và cầu nguyện cho hết thảy các thánh đồ”.
Hầu hết trong số thì giờ chúng ta nhìn biết phải cầu nguyện cho ai là những kẻ đau. Tất nhiên, đây là một sự cầu nguyện quan trọng và thuộc về Kinh thánh.
Tuy nhiên, còn hơn là một lời cầu nguyện nữa, và Kinh thánh tỏ ra cho chúng ta thấy một vài phương thức chúng ta nên cầu nguyện cho anh chị em mình trong Đấng Christ. Một phương thức là cầu xin “phước hạnh” giáng trên vòng các tín đồ.
Dân số ký 6.24-26: “Cầu xin Đức Giê-hô-va ban phước cho ngươi và phù hộ ngươi! Cầu xin Đức Giê-hô-va chiếu sáng mặt Ngài trên ngươi, và làm ơn cho ngươi! Cầu xin Đức Giê-hô-va đoái xem ngươi và ban bình an cho ngươi!”
Một phương thức khác cầu nguyện cho các thánh đồ là cầu nguyện theo cách Phaolô đã cầu thay cho họ ở Êphêsô 1.17-21, Êphêsô 3.16-21, Philíp 1.1-11, và Côlôse 1.9-14.
Có một cách khác nữa để cầu thay cho các thánh đồ được thấy ngay ở đây trong I Giăng.
I Giăng 5.16: “Vì có kẻ thấy anh em mình phạm tội, mà tội không đến nỗi chết, thì hãy cầu xin, và Đức Chúa Trời sẽ ban sự sống cho, tức là ban cho những kẻ phạm tội mà chưa đến nỗi chết. Cũng có tội đến nỗi chết; ấy chẳng phải vì tội đó mà ta nói nên cầu xin”.
Đây là câu Kinh thánh được bàn bạc rất nhiều, và có nhiều dư luận chỉ ra những điều câu ấy nói. Đây là cách mà tôi hiểu câu Kinh thánh đó:
Hãy chú ý kẻ đang phạm tội là một “anh em”.
Chúng ta đang nói tới một Cơ đốc nhân tín hữu đã được sanh lại.
Vì vậy, tội lỗi đáng phải chết không thể là sự chết thuộc linh nơi địa ngục, mà là chết thuộc thể.
“Tội đến nỗi chết” rõ ràng không phải là một tội đặc biệt gây ra cái chết theo phần xác, mà có thể là bất kỳ tội nào. Tội lỗi đến nỗi chết dường như là thói quen hay phạm tội hoặc một tội trọng gây xấu hổ cho lý tưởng của Đấng Christ. Nếu người ta từ chối không chịu ăn năn, người ấy (nam hay nữ) có thể bị cất đi và đưa về thiên đàng “một cách sớm sủa”.
Anania và Saphira là tấm gương cho điều nầy trong Công vụ các sứ đồ 5.
Một trường hợp khác là những kẻ được thấy ở I Côrinhtô 11.29-31.
Tuy nhiên, mối quan tâm chính của Giăng không phải là những kẻ đã đạt tới cực điểm trong sự loạn nghịch của họ chống lại Đức Chúa Trời.
Giăng đang nói tới việc cầu thay cho những Cơ đốc nhân mà chúng ta biết và chúng ta nhìn thấy tội lỗi trong đời sống của họ. Tội đơn giãn như không đi nhà thờ đều đặn, hay một thái độ xấu đối với ai đó. Cũng có thể là họ đang là một nhân chứng nghèo nàn theo một phương thức nào đó.
Tất cả Cơ đốc nhân sẽ có nhiều thì giờ khi tội lỗi ở trong đời sống của chúng ta, chỉ vì chúng ta là con người.
I Giăng 1.8: “Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta lừa dối mình, và lẽ thật không ở trong chúng ta”.
Giăng đang nói rằng chúng ta phải cầu thay cho những người nầy. Chúng ta nên cầu xin Đức Chúa Trời phán với họ, hành động trong đời sống của họ để đưa họ đến với sự ăn năn. Tội lỗi của họ dường như chưa đến cực điểm, và Đức Chúa Trời sẽ ban cho họ “sự sống”, như chúng ta cầu nguyện.
Chúng ta nên cầu thay cho anh hay chị em vì chúng ta yêu thương họ và muốn họ có sự sống dư dật đến từ việc ăn ở phải lẽ với Đức Chúa Trời.
Sẽ có nhiều lúc khi Đức Chúa Trời sẽ sử dụng bạn làm câu trả lời cho sự cầu nguyện. Galatians 6.1-2
CÁC TRẠNG HUỐNG
Khi có một trạng huống có quan hệ với chúng ta, chúng ta có thể cầu thay cho trạng huống ấy, với lòng tin tưởng Đức Chúa Trời sẽ hành động.
Philíp 4.6-7: “Chớ lo phiền chi hết, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin, và sự tạ ơn mà trình các sự cầu xin của mình cho Đức Chúa Trời. Sự bình an của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết, sẽ giữ gìn lòng và ý tưởng anh em trong Đức Chúa Jêsus Christ”.
TIẾP TRỢ
Chúa Jêsus dạy chúng ta phải cầu nguyện: “xin cho chúng con đồ ăn đủ ngày”.
Tôi tin rằng “đồ ăn” bao phủ mọi nhu cần cơ bản của chúng ta.
Chúng ta có một nhu cần hợp lý nên chúng ta phải cầu nguyện, với sự tin tưởng rằng Đức Chúa Trời sẽ chu cấp cho nhu cần đó.
Người nào đang sống cho Chúa và hy sinh dâng mình có thể trông mong sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời. Philíp 4.18-19
Vì vậy chúng ta hãy cầu nguyện theo cách khôn ngoan.
BẢN NGÃ
TỐI CAO
LINH HỒN
CÁC THÁNH ĐỒ
TRẠNG HUỐNG
TIẾP TRỢ
***

I Giăng 5.6-13: "Bảo đảm hạnh phước"



I Giăng 5.6-13
Bảo đảm hạnh phước
Bài học chúng ta có trong I Giăng 5.6-13 nói về việc được bảo đảm trên vấn đề quan trọng nhất trong mọi vấn đề, ấy là sự sống đời đời. Phân đoạn Kinh thánh nầy giúp chúng ta biết chắc rằng tội lỗi của chúng ta đã được tha, biết chắc rằng chúng ta đã hoà thuận lại với Đức Chúa Trời, biết chắc rằng khi chúng ta chết chúng ta được cứu ra khỏi án phạt dành cho tội lỗi của chúng ta. Phân đoạn nầy cho chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời muốn bạn phải biết chắc về sự sống đời đời. Đó là “sự bảo đảm hạnh phước”.
Đức Chúa Trời muốn bạn biết chắc về sự sống đời đời.
Ngài muốn bạn có “sự bảo đảm hạnh phước”.
Có hai ý tưởng chính trong các câu nầy.
CÔNG VIỆC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI – Các câu 6-9, 11
Có những việc nhất định Đức Chúa Trời đang làm để biến nó ra khả thi cho một người có sự sống đời đời. Trong phân đoạn Kinh thánh ở trước mặt chúng ta, tôi thấy ít nhất hai việc.
Thứ nhất, tôi thấy Đức Chúa Trời đang cung ứng ba chứng cớ về Con Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ. Những gì bạn tin về Đức Chúa Jêsus Christ đúng là một vấn đề của sự sống và sự chết, sự sống đời đời hay sự chết đời đời. Vì cớ đó, Đức Chúa Trời ban cho con người những chứng cớ về thần tính và công việc của Chúa chúng ta.
I Giăng 5.6-7: “Ấy chính Đức Chúa Jêsus Christ đã lấy nước và huyết mà đến, chẳng những lấy nước mà thôi, bèn là lấy nước và huyết; ấy là Đức Thánh Linh đã làm chứng, vì Đức Thánh Linh tức là lẽ thật”.
I Giăng 5.8: “Vì có ba làm chứng: Đức Thánh Linh, nước và huyết; ba ấy hiệp một”.
Hãy chú ý những câu nầy cho thấy tất cả ba chứng cớ nhất trí về Đức Chúa Jêsus Christ.
Chứng thứ nhứt chúng ta sẽ xem xét là nước. Trải qua nhiều năm tháng, đã có nhiều sự giải thích về những gì nước có ý nói tới. Hãy nhớ rằng đề tài ở đây là Đức Chúa Jêsus Christ.
Cá nhân tôi cảm thấy rằng nước đang đề cập tới phép báptêm của Chúa Jêsus.
Thần tính của Đức Chúa Jêsus Christ là một vấn đề rất quan trọng. Để có được sự sống đời đời, một người phải tin nơi Đấng Christ là Con của Đức Chúa Trời. Phép báptêm của Chúa Jêsus cung ứng bằng chứng về sự tồn tại của Ba Ngôi Đức Chúa Trời và thần tính của Đấng Christ.
Thứ nhứt, Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã đáp đậu trên Ngài, cho thấy rằng chức vụ của Ngài chắc chắn ở trong quyền phép của Đức Thánh Linh.
Thứ hai, Đức Chúa Trời phán: Nầy là Con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta mọi đường.
Vì thế phép báptêm của Chúa Jêsus trở thành một bằng chứng cho thần tính của Đấng Christ.
Bằng chứng kế tiếp là huyết.
Khi con người thất bại trong Vườn Ê-đen do phạm tội chống nghịch Đức Chúa Trời, con người đã bị trục xuất ra khỏi đó. Họ bị trần truồng mà không xấu hổ ở trong vườn, bao lâu họ chưa phạm tội. Với tội lỗi, sự xấu hổ đến, không còn vô tội được nữa. Họ biết rõ họ bị trần truồng.
Khi ấy họ cần một sự che đậy. Đức Chúa Trời đã che đậy cho họ bằng thứ gì? “Chiếc áo choàng bằng da thú” – Những con thú bị giết cho con người vì cớ tội lỗi của họ. Đã có sự đổ ra của huyết vô tội của một con thú để con người được che đậy.
Khi các con của Ađam và Ê-va đến với Đức Chúa Trời với những của lễ, Đức Chúa Trời đã chấp của lễ của A-bên. Ca-in dâng rau cỏ từ trong vườn của mình. Abên dâng con thú từ trong bầy và đã làm đổ huyết nó ra. Đức Chúa Trời đã chấp của lễ của A-bên, của lễ có huyết.
Hãy đọc Ngũ Kinh và bạn sẽ thấy rằng những thứ của lễ Đức Chúa Trời chấp nhận đều là những của lễ có huyết. Một con thú vô tội bị giết vì cớ con người không còn vô tội nữa.
Những người bạn Do thái của chúng ta hay kỷ niệm Lễ Vượt Qua. Thiên sứ sự chết trải qua Ai cập giết chết con đầu lòng. Israel được truyền cho phải giết một con chiên trọn vẹn và bôi huyết chiên con trên hai mày cửa. Khi Thiên sứ sự chết nhìn thấy huyết, Ngài sẽ vượt qua nhà đó và không một người nào bị xâm hại.
Đây là những hình ảnh về những gì Đức Chúa Trời sẽ làm để trả giá đầy đủ cho tội lỗi của thế gian. Ngài đã sai chính Con Ngài đến đổ huyết ra vì cớ tội lỗi của thế gian. Hêbơrơ 9.12,
Huyết của dê đực và bò đực chỉ là sự che đậy tạm thời cho tội lỗi trong Cựu Ước, cho tới chừng nào Chiên Con thật của Đức Chúa Trời đến trả giá cho tội lỗi của chúng ta. Hêbơrơ 9.13-14, I Phierơ 1.18-19
Huyết là một bằng chứng cho thần tính của Đấng Christ, và công việc của Đấng Christ để cứu chuộc chúng ta. Êsai 53.5-6
Đối với tôi, câu nói quan trọng nhất của Đấng Christ trên thập tự giá là “Mọi sự đã được trọn!” Điều nầy có ý nói huyết của Ngài đã đổ ra và là giá cho sự chuộc tội chúng ta đã được trả rồi. Chẳng một việc gì cần được làm thêm nữa hết.
I Giăng 5.8: “Vì có ba làm chứng: Đức Thánh Linh, nước và huyết; ba ấy hiệp một”.
Chứng thứ nhứt là nước.
Chứng thứ hai là huyết.
Chứng thứ ba là Đức Thánh Linh. Ngài cũng là một chứng cớ cho thần tính của Đấng Christ nữa. Ngài là một bằng chứng cho thần tính của Đấng Christ như thế nào?
Thứ nhứt, Ngài chịu trách nhiệm về việc viết ra Kinh thánh làm chứng cho thần tính của Đấng Christ. II Timôthê 3.16, II Phierơ 1.21
Đức Thánh Linh cũng là một bằng chứng cho thần tính của Đấng Christ vì Ngài sử dụng Lời của Đức Chúa Trời để đem lại sự cứu rỗi.
Hầu hết chúng ta đều đến với Đấng Christ vì Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã sử dụng Lời của Đức Chúa Trời để thuyết phục chúng ta về nhu cần của chúng ta. Êsai 55.10-11
Đức Thánh Linh không những là một bằng chứng qua Lời của Đức Chúa Trời và qua Lời của Đức Chúa Trời đã được chia sẻ, mà Ngài còn là một chứng cớ qua chúng ta là những Cơ đốc nhân nữa. Chính Ngài là Đấng mặc lấy quyền phép cho chúng ta để làm chứng. Công vụ các sứ đồ 1.8
Có cách thứ tư Đức Thánh Linh hành động như một chứng cớ.
Ngài thuyết phục những kẻ chưa được cứu về nhu cần một Cứu Chúa của họ. Ngài thuyết phục họ rằng họ cần phải tin cậy Đấng Christ. Giăng 16.8-11
“Vì có ba làm chứng: Đức Thánh Linh, nước và huyết; ba ấy hiệp một”.
Có ba chứng cớ cho thần tính của Đấng Christ, nước, huyết và Đức Thánh Linh.
I Giăng 5.9: “Ví bằng chúng ta nhận chứng của loài người, thì chứng của Đức Chúa Trời trọng hơn; vả, chứng của Đức Chúa Trời ấy là chứng mà Ngài làm về Con Ngài”.
Chúng ta nhận chứng của loài người cho mọi loại sự việc.
Chúng ta chỉ tin những gì họ nói! Bằng chứng của Đức Chúa Trời thì trọng hơn! Ba chứng cớ của Ngài rất có quyền năng và đáng tin cậy hơn bất kỳ chứng cớ nào của con người! Chúng ta cần phải tin theo những gì Đức Chúa Trời phán dạy.
Công việc đầu tiên của Đức Chúa Trời được nhắc tới ở đây là chứng cớ của Ngài.
Việc thứ hai của Đức Chúa Trời mà Giăng nhắc tới là sự ban cho một món quà rời rộng.
I Giăng 5.11: “Chứng ấy tức là Đức Chúa Trời đã ban sự sống đời đời cho chúng ta, và sự sống ấy ở trong Con Ngài”.
Đây là bằng chứng! Chúng ta có chứng ấy ở đây ngay trong Sách của những quyển sách.
Bằng chứng, ấy là Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta một ơn!
Ơn ấy là sự sống đời đời.
Ơn ấy được hiến cho qua Con của Ngài.
Khi một ơn được ban cho, ơn ấy không thể bán cho.
Khi một ơn được ban cho, ơn ấy không thể kiếm đâu có được.
Khi một ơn được ban cho, ơn ấy không nhất thiết cho người xứng đáng.
Ơn ấy chỉ được ban cho mà thôi.
Một món quà thật không có dây nào ràng buộc cả.
Khi bạn nhìn thấy một chương trình thương mại trên T.V. hiến cho một món quà thật, chúng ta thắc mắc: “Chúng ta phải mua gì mới nhận được món quà ấy?”
Khi Đức Chúa Trời ban hiến cho món quà rời rộng về sự sống đời đời, không có một sợi dây nào buộc theo hết.
Nếu chúng ta thành thực với bản thân mình, không một lượng việc lành nào, hay tuân giữ luật pháp, hoặc tiền bạc, hoặc đi nhà thờ, hoặc nước có thể đủ để xoá sạch, chuộc lấy, để làm sự phục hồi cho tội lỗi chúng ta.
Món quà ấy phải là một sự ban cho vì chúng ta không thể kiếm đâu được món quà đó. Êphêsô 2.8-9
Công việc của Đức Chúa Trời đem lại sự bảo đảm về ơn cứu rỗi gồm ba chứng cớ nước, huyết và Đức Thánh Linh, và sự hiến cho một món quà rời rộng.
CÔNG VIỆC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
TRÁCH NHIỆM CỦA CON NGƯỜI – Các câu 10, 12, 13
Con người chỉ có một trách nhiệm và trách nhiệm đó là phải tin:
Câu 10 chép “tin”.
Câu 12 chép “tin”.
Câu 13 chép “tin”.
Chúa Jêsus đã chịu chết rồi vì tội lỗi chúng ta.
Món quà đã được cung ứng cho rồi.
Mọi sự bạn phải làm là nhận lãnh món quà bởi đức tin.
Bạn cần phải tin rằng một mình Chúa Jêsus đã chịu chết vì tội lỗi của bạn và một mình Chúa Jêsus là hy vọng của bạn để được lên Thiên đàng.
Các câu 10, 12 và 13 cho chúng ta thấy những gì xảy ra khi chúng ta tin.
I Giăng 5.10: “Ai tin đến Con Đức Chúa Trời, thì có chứng ấy trong mình; còn ai không tin Đức Chúa Trời, thì cho Ngài là nói dối, vì chẳng tin đến chứng Đức Chúa Trời đã làm về Con Ngài”.
Niềm tin tạo ra sự làm chứng của Đức Thánh Linh trong đời sống của bạn.
Đức Thánh Linh trước khi bạn tin là một bằng chứng ngoại tại qua Ngôi Lời, qua nhà truyền đạo và qua sự thuyết phục của Ngài.
Bạn từng tin Đức Thánh Linh đến để ngự vào lòng và giờ đây chúng ta có bằng chứng nội tại cho biết chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời. Rôma 8.15
Có một sự kiện quan trọng khác nữa trong câu 10. Nếu bạn không tin, bạn đang biến Đức Chúa Trời thành một kẻ nói dối. Đức Chúa Trời phán: “hãy tin Con Ta để được cứu”. Nếu bạn nói: “không” bạn đang muốn nói rằng sự vô tín của bạn cho rằng Đức Chúa Trời không nói ra sự thật.
Tin chịu ảnh hưởng của Đức Thánh Linh.
Tin tạo ra sự sống.
I Giăng 5.12: “Ai có Đức Chúa Con thì có sự sống; ai không có Con Đức Chúa Trời thì không có sự sống”..
Ở đây có ý nói tới sự sống đời đời.
Sự sống đời đời là sự sống ở bên kia mồ mả.
Đây là sự sống, sống ở bên kia bịnh tật và sự chết.
Đây là sự sống cho đến đời đời.
Nếu bạn có Đức Chúa Con, vì bạn đã tin theo Ngài, bạn đang có sự sống, sự sống đời đời.
Tất nhiên, có sự sống đời đời có nghĩa là bạn đang có sự sống ngay lúc bây giờ. Bạn có một đời sống đã được thay đổi. Bạn đang có một sự sống và sự sống ấy dư dật! Giăng 10.10
Tin chịu ảnh hưởng của Đức Thánh Linh.
Tin tạo ra sự sống.
Tin tạo ra sự tin cậy.
I Giăng 5.13: “Ta đã viết những điều nầy cho các con, hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời, là kẻ nào tin đến danh Con Đức Chúa Trời”.
Đức Chúa Trời không làm cho bạn phải rối trí.
Nhiều người khiến cho người ta nghĩ rằng không một ai biết mình được cứu cho tới khi họ chết.
Đức Chúa Trời không thích những trò tàn ác. Ngài không phải đùa với bạn đâu.
Ngài muốn bạn nhìn biết rằng bạn đã được cứu.
Nếu đức tin bạn đặt nơi Ngài, bạn sẽ nhìn biết rằng bạn đang có sự sống đời đời!
Bạn có thể tin tưởng mà nói rằng: “Tôi biết rằng tôi sẽ về Thiên đàng khi tôi qua đời”.
Có phải bạn đang có Sự Bảo Đảm Hạnh Phước về sự sống đời đời không?
Có Công Việc của Đức Chúa Trời.
Có phải bạn đã nhận lãnh sự làm chứng của nước, huyết, và Đức Thánh Linh không?
Có phải bạn đã nhận lấy món quà rời rộng của Đức Chúa Trời không?
Có Trách Nhiệm của Con Người.
Có phải bạn tin theo Đấng Christ làm Cứu Chúa của bạn không?
Tin chịu ảnh hưởng của Đức Thánh Linh.
Tin tạo ra sự sống đời đời.
Tin tạo ra sự tin cậy.
***

I Giăng 5.1-5: "ĐI BỘ HAY CỠI NGỰA"



I Giăng 5.1-5
ĐI BỘ HAY CỠI NGỰA
Truyền đạo 10.7: “Ta đã thấy kẻ tôi tớ đi ngựa, còn quan trưởng đi bộ như tôi tớ vậy”.
Rõ ràng Solomon đã nhìn thấy những kẻ nào là tôi tớ, hay những ai hành động giống như hàng tôi tớ, đang chiếm lấy chỗ vương giả và đang cỡi trên lưng ngựa, khi họ đi ra ngoài.
Ông cũng nhìn thấy hàng vương giả, hay những kẻ nào hành động giống như hàng vương giả, vua chúa, đang đi kế con ngựa, mà hàng tôi tớ đã đi.
Những người nào cai trị, đang phục vụ.
Những người nào phải phục vụ lại đang cai trị.
Bạn sẽ thắc mắc: Vậy đâu là mục đích?
Đức Chúa Trời đã khiến cho Cơ đốc nhân được lại sanh để người hành động cách vương giả. Thường thì chúng ta đã hành động giống như hàng tôi tớ.
Thí dụ, Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta loại thân thể của con người.
Chúng cần phải được đặt dưới quyền điều khiển của tâm linh chúng ta.
Nhưng thường thì chúng ta thấy thân thể của chúng ta đang nắm quyền điều khiển, vì vậy chúng ta phải nhượng bộ đối với những thèm khát và ham muốn của nó.
Tâm linh, là thứ sẽ nắm quyền điều khiển buộc phải bước đi, trong khi thân thể, là thứ sẽ là tôi tớ của chúng ta, lại đang cỡi ngựa.
Nguyên tắc ấy là thực đối với một số người trong lãnh vực giàu có và những thứ vật chất. Đức Chúa Trời đã làm ra tiền bạc và nhiều thứ mà tiền bạc có thể mua sắm trở thành tôi tớ của chúng ta hầu cho chúng ta có thể làm thoả mãn các nhu cần của mình và giúp làm thoả mãn mọi nhu cần của người khác. Chúng đáng phải là hàng tôi tớ của chúng ta. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp sự giàu có và các thứ vật chất đang điều khiển con người, thay vì con người điều khiển sự giàu có và các thứ vật chất.
Và một người không cần phải trở nên giàu có để gặp phải nan đề nầy. Hãy nhớ, Phaolô đã bảo Timôthê rằng chính “sự ham mến tiền bạc” là gốc rễ mọi điều ác, chớ không phải chính tiền bạc. Lòng ham muốn sự giàu có có thể cai quản và cỡi trên lưng ngựa, trong khi tâm linh con người lại rơi vào cảnh đi bộ như một tôi tớ.
Và tư tưởng của chúng ta nghĩ thế nào về sự sống?
Cơ đốc nhân đã được lại sanh cần phải cai quản các tư tưởng của mình. Những tư tưởng cần phải trở thành hàng tôi tớ và không phải là những nhà cai trị.
Philíp 4.8: “Rốt lại, hỡi anh em, phàm điều chi chân thật, điều chi đáng tôn, điều chi công bình, điều chi thánh sạch, điều chi đáng yêu chuộng, điều chi có tiếng tốt, điều chi có nhân đức đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến”.
Nhưng thường thì Cơ đốc nhân là một nô lệ thay vì là bậc vua chúa trong đời sống tư tưởng của mình. Những tư tưởng phi luân, các tư tưởng bẩn thỉu, những tư tưởng cay đắng và không tha thứ, các tư tưởng kiêu căng và ngạo mạn, những tư tưởng về lo lắng, nghi ngờ và sợ hãi, các tư tưởng về tư dục cùng những tư tưởng bất khiết khác đang cai quản lý trí. Thay vì lý trí của chúng ta đang cỡi trên lưng ngựa đắc thắng, chúng đang đi bộ như hàng tôi tớ với các tư tưởng sai lầm.
“Ta đã thấy kẻ tôi tớ đi ngựa, còn quan trưởng đi bộ như tôi tớ vậy”.
Thắc mắc là: bạn đang đi bộ hay cỡi ngựa?
Có phải bạn đang cỡi ngựa như một quan cai trị, một vua chúa đang nắm quyền cai quản thân thể, lý trí và những ham muốn của mình? Hay có phải bạn đang đi bộ như một tôi tớ hay nô lệ cho những việc nầy?
Nếu bạn là một Cơ đốc nhân đã được lại sanh, bạn là một con cái của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là vua của vũ trụ. Vì vậy, giây phút bạn được sanh lại, bạn đã trở thành một bậc vương giả! Rôma 8.17
Chúng ta là những kẻ kế tự của Đức Chúa Trời là đồng kế tự với Đấng Christ. Một ngày kia khi Đấng Christ trị vì, chúng ta sẽ đồng trị với Ngài. Chúng ta là bậc vương giả! Rôma 5.17
Trong câu nầy nói rằng Cơ đốc nhân sẽ trị vì trong cuộc sống.
Cuộc sống nào vậy? Cuộc sống là ngay lúc bây giờ đây! Vì bạn là bậc vương giả, một con cái của Đức Chúa Trời, một kẻ đồng kế tự với Đấng Christ, Đức Chúa Trời đã ban cho bạn mọi sự mà bạn cần để sống một đời sống đắc thắng, một đời sống chiến thắng, một đời sống bước đi trong sự cai trị những tư dục, thân thể, các tư tưởng, và mọi hành vi của bạn trong lúc bây giờ!
Bạn sẽ cỡi trên lưng ngựa trong sự đắc thắng trong vai trò một quan trưởng, chớ không phải đi bộ như một tôi tớ trong sự thất bại.
Chúng ta học biết cỡi ngựa trong sự đắc thắng và không đi bộ trong thất bại bằng cách nào?
Ở đây sứ đồ Giăng đang nói tới tình yêu thương. Trong phần trao đổi nầy về tình yêu thương, ông cho chúng ta thấy chúng ta phải hành động như hàng vương giả như thế nào, mà không đi bộ như hàng tôi tớ trong tình trạng nô lệ.
Chúng ta thấy ba phương diện của tình yêu thương trong phân đoạn nầy sẽ dẫn chúng ta đến với đắc thắng.
TÌNH YÊU THƯƠNG TIN TƯỞNG – Câu 1
I Giăng 5.1: “Ai tin Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, thì sanh bởi Đức Chúa Trời”.
Nếu bạn là một con cái của Đức Chúa Trời, có một thời gian đặc biệt bạn được sanh vào trong gia đình của Đức Chúa Trời, dầu bạn có nhớ chính xác thời điểm hay là không.
Giăng 1.12: “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài”.
Giây phút bạn tiếp nhận Đức Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa của mình bằng cách tin theo danh của Ngài là giây phút bạn trở thành một con cái của Đức Chúa Trời.
Phân đoạn Kinh thánh gốc của chúng ta cho chúng ta biết rằng người nào sanh bởi Đức Chúa Trời là một “tín đồ”. Người (nam hay nữ) tin rằng Chúa Jêsus là Đấng “Christ” hay Đấng chịu xức dầu, hoặc Đấng Mêsi.
Câu 5 thêm chi tiết bằng cách nói cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus là Con của Đức Chúa Trời.
I Giăng 5.5: “Ai là người thắng hơn thế gian, há chẳng phải kẻ tin Đức Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời hay sao?”
Không những chúng ta cần phải tin theo những gì Ngài đã làm, chịu chết vì tội lỗi của chúng ta chịu chôn và đã sống lại, mà chúng ta còn phải tin Ngài là ai, Ngài là Đấng Christ, là Con của Đức Chúa Trời nữa.
Khi một người được sanh vào trong gia đình của mình (nam hay nữ), đây là phần khởi đầu của một vụ việc liên quan tới tình yêu thương. Thường thì bậc cha mẹ yêu thương con cái và con cái yêu thương cha mẹ.
I Giăng 5.1: “Ai tin Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, thì sanh bởi Đức Chúa Trời; và ai yêu Đức Chúa Trời là Đấng đã sanh ra, thì cũng yêu kẻ đã sanh ra bởi Ngài”.
và ai yêu Đức Chúa Trời là Đấng đã sanh ra
Giăng đang đưa ra một sự giả định. Ông đang giả định rằng ai thực sự đã được sanh lại, và đã trở thành một con cái của Đức Chúa Trời sẽ kính mến Đức Chúa Trời là Đấng đã ban cho người (nam hay nữ) sự sống. I Giăng 4.19
Ngài đã yêu chúng ta trước. Nếu chúng ta thực sự tin, chúng ta sẽ có ít nhất một ý tưởng về những gì Ngài đã làm cho chúng ta, và chúng ta sẽ kính mến Ngài.
Hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng chúng ta cần phải kính mến Ngài nhiều hơn.
Cơ đốc nhân cần phải có một trong các mục tiêu của mình, mạng lịnh được thấy có trong Phục truyền luật lệ ký 6.4-5
và ai yêu Đức Chúa Trời là Đấng đã sanh ra, thì cũng yêu kẻ đã sanh ra bởi Ngài”.
Làm ơn để ý rằng tình yêu thương tin tưởng không những kính sợ Đức Chúa Trời mà còn yêu thương những con cái khác, là những kẻ đã được sanh vào trong Gia đình của Đức Chúa Trời.
Đôi khi tôi nhìn vào thái độ của chúng ta đối với các Cơ đốc nhân khác, những điều chúng ta nói tới những Cơ đốc nhân khác, và những gì chúng ta làm cho các Cơ đốc nhân khác, tôi lấy làm lạ chúng ta thực sự yêu mến các Cơ đốc nhân khác nhiều là dường nào.
Tình yêu thương tin tưởng, tình cảm nhắm vào việc được sanh lại, kính mến Đức Chúa Trời, và cũng yêu mến anh chị em trong Đấng Christ, là những Cơ đốc nhân khác.
Tình yêu thương tin tưởng dẫn tới
TÌNH YÊU THƯƠNG VÂNG PHỤC – Các câu 2-3
I Giăng 5.2: “Chúng ta biết mình yêu con cái Đức Chúa Trời, khi chúng ta yêu Đức Chúa Trời và giữ vẹn các điều răn Ngài”.
Giờ đây Giăng nói cho chúng ta biết chúng ta nhìn biết rằng chúng ta yêu con cái của Đức Chúa Trời là thế nào, là các anh chị em của chúng ta, phương thức yêu thương của chúng ta. Ông nói cho chúng ta biết rằng kẻ nào yêu anh chị em của mình trong Đấng Christ là kẻ kính sợ Đức Chúa Trời và giữ theo các điều răn của Ngài.
Điều nầy có ý nghĩa đây. Vì vậy phầu nhiều các mạng lịnh của Đức Chúa Trời cho chúng ta biết phải yêu thương anh chị em của mình như thế nào. nếu chúng ta vâng theo các điều răn nầy, chúng ta sẽ yêu thương họ.
Một trường hợp được thấy trong Êphêsô 4.25-31 – Nếu chúng ta vâng theo các điều răn nầy, chúng ta sẽ tỏ ra tình yêu thương của mình đối với con cái của Đức Chúa Trời.
I Giăng 5.3: “Vì nầy là sự yêu mến Đức Chúa Trời, tức là chúng ta vâng giữ điều răn Ngài. Điều răn của Ngài chẳng phải là nặng nề”.
Bạn nói rằng bạn kính sợ Đức Chúa Trời, là Cha của bạn.
Bạn nói rằng bạn yêu mến Đức Chúa Trời, là Cha thiên thượng của bạn?
Bạn ơi, cho phép tôi nói cho bạn biết, con cái của tôi sẽ nói chúng yêu thương tôi khi chúng có thứ chúng muốn, khi chúng sinh sống trong gia đình, nhưng chính khi chúng vâng theo tôi, khi ấy chúng đang minh chứng tình yêu thương của chúng.
Mục tiêu của bạn là một tín đồ cần phải tỏ ra tình yêu thương của mình dành cho Đức Chúa Trời bằng sự vâng phục của bạn đối với Đức Chúa Trời.
Bây giờ, đừng vặn vẹo bằng cách suy nghĩ: “Làm sao tôi giữ được từng điều răn đến từ Đức Chúa Trời trong thế gian nầy?”
Phần cuối của câu 3 nói Điều răn của Ngài chẳng phải là nặng nề. Nghĩa là, chúng không phải là gánh nặng. Chúng không phải là một gánh nặng để đè ngã bạn.
Chúa Jêsus phán: Gánh của ta nhẹ nhàng.
Chúng ta cần phải nhớ rằng Đức Chúa Trời có lòng thương xót và kiên nhẫn đối với chúng ta. Ngài không mong chúng ta chỉ một đêm mà đạt tới sự trưởng thành, nhưng Ngài mong chúng ta cứ tấn tới trong sự trưởng thành đó.
II Phierơ 3.18: “Hãy tấn tới trong ân điển và trong sự thông biết Chúa và Cứu Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ…”. Chúng ta được kêu gọi phải tấn tới trong ân điển và trong sự thông biết. Nói như thế có nghĩa là chúng ta cũng sẽ tấn tới trong sự vâng phục nữa.
Khi Lời của Đức Chúa Trời được rao giảng cho chúng ta, và khi chúng ta học hỏi cho bản thân mình, chúng ta sẽ khám phá ra các mạng lịnh của Đức Chúa Trời dành cho Cơ đốc nhân. Khi chúng ta khám phá ra chúng, khi ấy chúng ta phấn đấu với sự vùa giúp của Đức Chúa Trời để vâng theo chúng. Khi Đức Chúa Trời bày tỏ ra những lãnh vực yếu đuối và bất tuân trong đời sống của chúng ta, chúng ta sẽ xử lý chúng. Cảm tạ Đức Chúa Trời, Ngài không tỏ chúng ra cho chúng ta hết thảy cùng một lúc.
TÌNH YÊU THƯƠNG ĐẮC THẮNG – Các câu 4-5
Tình yêu thương đắc thắng là điều khiến cho tình yêu thương vâng phục ra dễ dàng hơn.
Giờ đây Đức Chúa Trời tỏ ra cho chúng ta thấy lý do chính tại sao tuân giữ các điều răn của Ngài không phải là gánh nặng hay nặng nề.
Đức Chúa Trời đã khiến cho chúng ta ra đắc thắng rồi. Ngài đã khiến cho chúng ta thành những tay chiến thắng rồi.
I Giăng 5.4: “vì hễ sự gì sanh bởi Đức Chúa Trời, thì thắng hơn thế gian; và sự thắng hơn thế gian, ấy là đức tin của chúng ta”.
Hỡi bạn yêu dấu, một là hệ thống thế gian cũ xưa nầy với mọi tội lỗi và sự đồi bại của nó sẽ bắt phục bạn, hoặc bạn sẽ bắt phục thế gian. Một là thế gian sẽ phục vụ bạn, hoặc bạn sẽ phục vụ thế gian. Một là bạn sẽ đi bộ như một tôi tớ hoặc cỡi trên lưng ngựa như một quan trưởng!
Bây giờ, đây là lẽ thật quan trọng vì hễ sự gì sanh bởi Đức Chúa Trời, thì thắng hơn thế gian.
Câu nầy có ý nói: “Vì hễ sự gì sanh bởi Đức Chúa Trời, thì thắng hơn thế gian. Đây là một sự thực đã đạt được! Sự thực ấy đã được trọn! Sự thực ấy rất hoàn toàn!”
Làm ơn mở Rôma 6 ra.
Đâu là sự đắc thắng lớn lao nhất trong mọi thời đại?
Đắc thắng lớn lao nhất đã đạt được tại thập tự giá, khi Chúa Jêsus chịu chết vì tội lỗi. Đắc thắng ấy đã đạt được tại ngôi mộ, khi Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết.
Satan là kẻ thù đã bị đánh bại. Đấng Christ đã đạt được chiến thắng tại thập tự giá.
Ai đã chịu chết tại đồi Gôgôtha? Tất nhiên là Chúa Jêsus rồi.
Nhưng tôi đã chết tại đồi Gôgôtha, bạn đã chết tại đồi Gôgôtha.
Ai đã sống lại ra khỏi mồ mả?
Tất nhiên là Chúa Jêsus rồi! Nhưng bạn đã sống lại ra khỏi mồ mả. Vì bạn đã chết với Ngài, bạn đã chịu chôn với Ngài, bạn đã sống lại với Ngài! Phép báptêm của người tin Chúa là một hình ảnh của các lẽ thật nầy.
Rôma 6.3-4: “Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp-têm trong Đức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báp-têm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp-têm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy”.
Cho nên, nếu tất cả những điều nầy là sự thực, tại sao Satan, kẻ thù đã bị đánh bại lại khiến cho chúng ta gặp nhiều rắc rối như thế? Sở dĩ như thế là vì chúng ta không nắm lấy chiến thắng!
và sự thắng hơn thế gian, ấy là đức tin của chúng ta
Chúng ta chỉ cần tin cậy Chúa bởi đức tin thì chúng ta có sự đắc thắng và khởi sự nắm lấy quyền cai quản tội lỗi trong đời sống của chúng ta. Chúng ta có thể khởi sự nói: “Trong danh Chúa Jêsus, tôi đã chết đối với tội lỗi đó. Tôi sẽ không phạm nó nữa”.
Rôma 6.10-14: “Vì nếu Ngài đã chết, ấy là chết cho tội lỗi một lần đủ cả; nhưng hiện nay Ngài sống, ấy là sống cho Đức Chúa Trời. Vậy anh em cũng hãy coi mình như chết về tội lỗi và như sống cho Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ. Vậy, chớ để tội lỗi cai trị trong xác hay chết của anh em, và chớ chiều theo tư dục nó. Chớ nộp chi thể mình cho tội lỗi, như là đồ dùng gian ác, nhưng hãy phó chính mình anh em cho Đức Chúa Trời, dường như đã chết mà nay trở nên sống, và dâng chi thể mình cho Đức Chúa Trời như là đồ dùng về sự công bình. Vì tội lỗi không cai trị trên anh em đâu; bởi anh em chẳng thuộc dưới luật pháp, mà thuộc dưới ân điển”.
Chúng ta hãy xưng nhận mình chiến thắng bởi đức tin!
Rôma 6.14: “Vì tội lỗi không cai trị trên anh em đâu; bởi anh em chẳng thuộc dưới luật pháp, mà thuộc dưới ân điển”.
“Trong quyển Forever Triumphant, F. J. Huegel thuật lại một câu chuyện xảy có trong Đệ II Thế Chiến. Sau khi Tướng Jonathan Wainwright bị quân Nhật bắt, ông bị cầm tù ở một trại tập trung ở Mãn châu. Bị đối xử cách nghiệt ngã, ông trở thành một người vô hy vọng, xương gãy nát, bị chà đạp”. Sau cùng quân Nhật đầu hàng và chiến tranh kết thúc. Một Đại tá quân đội Mỹ được phái đến trại tập trung đến tuyên bố riêng với vị Tướng lãnh rằng Nhật bản đã bị đánh bại, và ông đã được tự do và nắm quyền chỉ huy.
“Sau khi Wainright nghe được các tin tức, ông trở lại trại của mình và mấy người lính gát gặp ông, họ bắt đầu ngược đãi ông giống như họ đã từng làm trong quá khứ. Tuy nhiên, Wainwright với các tin tức nói tới chiến thắng của quân đồng minh vẫn còn mới mẻ trong lý trí mình, đã tuyên bối với thẩm quyền: ‘Không, tôi đang cầm quyền chỉ huy ở đây! Đây là lịnh của tôi”. Huegel lưu ý rằng từ giây phút ấy trở đi, Tướng Wainwright đã nắm lấy quyền chỉ huy”.
Cho phép tôi báo cho bạn biết, hỡi bạn yêu dấu, đắc thắng long trọng nhất đã đạt được. Đức Chúa Jêsus Christ đã đánh bại thế gian, xác thịt và ma quỉ tại thập tự giá. Vì bạn đã chịu chết với Ngài, chịu chôn với Ngài, và đã sống lại với Ngài, khi Ngài nắm lấy quyền chỉ huy, thì bạn cũng thế. Hãy xưng nhận đắc thắng trong danh của Đức Chúa Jêsus Christ. Đấy là tình yêu đắc thắng.
“Ta đã thấy kẻ tôi tớ đi ngựa, còn quan trưởng đi bộ như tôi tớ vậy”.
Có phải bạn bằng lòng đi bộ như một tôi tớ hay cỡi ngựa như một quan trưởng?
TÌNH YÊU THƯƠNG TIN TƯỞNG
TÌNH YÊU THƯƠNG VÂNG PHỤC
TÌNH YÊU THƯƠNG ĐẮC THẮNG
***

I Giăng 4.7-15: "Nầy sự yêu thương ở tại đây "



I Giăng 4.7-15
Nầy sự yêu thương ở tại đây
Đức Chúa Trời không hứa bầu trời luôn luôn “xanh”
Đường lót đầy hoa cho cuộc sống chúng ta;
Đức Chúa Trời không hứa chỉ có nắng không mưa,
Vui không có buồn, bình an không có đau khổ.
Nhưng Đức Chúa Trời hứa sức lực cho mỗi ngày,
Yên nghĩ trong công việc, ánh sáng cho đường lối,
Ân điển trong thử thách, cứu giúp từ trên cao,
Cảm thông, yêu thương không phai.
Annie Johnson Flint, trưng dẫn Donald Kauffman, Baker’s Pocket Treasury of Religious Verse
Karl Barth, nhà thần học nổi tiếng, từng bị hỏi: “Ông từng có tư tưởng lớn nào?” Ông đáp: “Chúa Jêsus yêu tôi, tôi biết rõ điều nầy, vì Kinh thánh nói cho tôi biết như thế”. Dale Galloway, Rebuild Your Life[2][2]
Mặc dù tôi không nhất trí với Karl Barth ở một số việc, về mặt cơ bản tôi sẽ nhất trí với ông rằng tư tưởng lớn nhất trong thế gian, ấy là Chúa Jêsus yêu tôi. Tôi muốn mở rộng câu nói của ông một chút khi nói rằng tư tưởng lớn nhất trong thế gian, ấy là Đức Chúa Trời yêu thương tôi.
Không có gì phải ngạc nhiên khi Đức Chúa Trời yêu thương tôi hay Đức Chúa Trời yêu thương quí vị.
I Giăng 4.8 chép: …Đức Chúa Trời là sự yêu thương.
Vào một ngày Chúa nhựt, khi chúng tôi mặc toàn đồ đỏ trắng để tôn vinh Chúa Jêsus, và vào ngày Chúa nhựt ngay trước ngày lễ Valentine, thật là thích hợp khi chúng tôi nói về tình yêu thương. Một trong những phân đoạn Kinh thánh hay nhất cần bàn bạc về tình yêu thương được thấy có ở đây trong I Giăng 4.7-18, khi chúng ta tiếp tục phần bàn luận về Cơ đốc giáo thực như đã được thấy ở sách I Giăng.
Chúng ta hãy nhìn vào cách vắn tắt 6 việc về tình yêu thương như đã được thấy trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta.
TÌNH YÊU THUƠNG ĐÒI HỎI - Các câu 7-8, 20-21
I Giăng 4.7-8: “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chúng ta hãy yêu mến lẫn nhau; vì sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời, kẻ nào yêu, thì sanh từ Đức Chúa Trời và nhìn biết Đức Chúa Trời. Ai chẳng yêu, thì không biết Đức Chúa Trời; vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương”.
Thứ nhứt, tôi muốn quí vị nhận biết rằng loại yêu thương được đề cập tới ở đây là loại tốt nhứt và thanh sạch nhứt. Từ ngữ trong tiếng Hy lạp ở đây là agape, là hình thái cao nhất của tình yêu thương.
Đây là tình yêu tự hiến.
Đây là tình yêu vô kỷ.
Đây là tình yêu dâng hiến.
Đây là từ ngữ được sử dụng khi Kinh thánh đề cập tới tình yêu thương của Đức Chúa Trời.
Sự đòi hỏi của tình yêu thương, ấy là chúng ta phải yêu nhau. Giăng đang nói tới những tín hữu Cơ đốc. Cơ đốc nhân là những người cần phải yêu nhau giống như Chúa Jêsus đã yêu họ, và Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời!
Giăng 13.34-35: “Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy. Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta”.
Loại tình yêu nầy là rất khó nếu không có Đức Chúa Trời khiến chúng ta thành những con người biết yêu thương. Mỗi Cơ đốc nhân cần phải trở thành hạng người biết yêu thương! Và tình yêu nầy đến từ Đức Chúa Trời! … vì sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời;
Mỗi cá nhân nào thực sự yêu thương là một người được Đức Chúa Trời ngự vào và làm thay đổi! …kẻ nào yêu sanh thì từ Đức Chúa Trời
Sanh từ Đức Chúa Trời là đã được sanh lại.
Sanh lại là chỗ một người đặt đức tin nơi Chúa Jêsus là Đấng đã chịu chết vì tội lỗi chúng ta, và phải tin rằng sự chết của Ngài là nguồn hy vọng duy nhứt mà chúng ta có để được tha tội và được sự sống đời đời.
Giăng 1.12-13: “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài, là kẻ chẳng phải sanh bởi khí huyết, hoặc bởi tình dục, hoặc bởi ý người, nhưng sanh bởi Đức Chúa Trời vậy”.
Mỗi người nào thực sự tin cậy Đấng Christ làm Cứu Chúa đã được sanh lại qua công tác của Thánh Linh Đức Chúa Trời, và giờ đây đang có Đức Thánh Linh, Thánh Linh của Đấng Christ đang ngự ở trong họ.
Rôma 8.9: “Về phần anh em, nếu thật quả Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong mình, thì không sống theo xác thịt đâu, nhưng theo Thánh Linh; song nếu ai không có Thánh Linh của Đấng Christ, thì người ấy chẳng thuộc về Ngài”.
 Nếu tôi có linh của Beethoven ở trong tôi, tôi sẽ trở thành một nhạc sĩ và là nhà sáng tác vĩ đại.
 Nếu tôi có linh của Dale Earnhardt ở trong tôi, tôi sẽ trở thành tay đua xe hơi lỗi lạc.
 Nếu tôi có linh của Thomas Edison ở trong tôi, tôi sẽ trở thành một nhà phát minh rất xuất sắc.
 Nếu tôi có Thánh Linh của Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con ngự trong tôi, và khi Ngài hành động, tôi trở thành một người biết yêu thương rất cao cả. Vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương.
… kẻ nào yêu, thì sanh từ Đức Chúa Trời và nhìn biết Đức Chúa Trời..
Tôi phải nói như thế nào khi tình yêu thương của Đức Chúa Trời thực sự đang hiện diện trong đời sống tôi?
I Côrinhtô 13.4-8a: “Tình yêu thương hay nhịn nhục; tình yêu thương hay nhân từ; tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo, chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự. Tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ”.
Có lẽ chúng ta không nghĩ tới các thuộc tính nầy đủ và thể nào chúng ta nên để cho Thánh Linh của Đức Chúa Trời sanh ra chúng trong đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta tỏ ra những thuộc tính nầy, chúng ta đang tỏ ra tình yêu thương của Đức Chúa Trời đang hiện diện trong chúng ta!
Hãy nhớ rằng Galati 5.22 bắt đầu bằng: Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương…
Khi quí vị yêu thương, quí vị đang tỏ ra rằng quí vị đã sanh từ Đức Chúa Trời và nhìn biết Đức Chúa Trời.
Câu 8 cảnh cáo chúng ta rằng nếu chúng ta không biết yêu thương như thế nào, khi ấy chúng ta không sanh từ Đức Chúa Trời!
Ai chẳng yêu, thì không biết Đức Chúa Trời; vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương.
Đòi hỏi của tình yêu thương phải sâu xa hơn.
I Giăng 4.20-21: “Vì có ai nói rằng: Ta yêu Đức Chúa Trời, mà lại ghét anh em mình, thì là kẻ nói dối; vì kẻ nào chẳng yêu anh em mình thấy, thì không thể yêu Đức Chúa Trời mình chẳng thấy được. Chúng ta đã nhận nơi Ngài điều răn nầy: Ai yêu Đức Chúa Trời, thì cũng phải yêu anh em mình”.
Người nào có hận thù kéo dài đối với ai đó, rồi xưng mình kính sợ Đức Chúa Trời là kẻ nói dối!
Phần tranh luận rất đơn giãn. Làm sao một người yêu mến Đức Chúa Trời, là Đấng mà người ấy không nhìn thấy khi người ấy không thể yêu anh em mình mà người ấy nhìn thấy cho được!
Nếu quí vị xưng mình yêu mến Đức Chúa Trời, QUÍ VỊ PHẢI yêu anh em mình!
Nếu quí vị không yêu anh em mình, quí vị không yêu mến Đức Chúa Trời đâu!
TÌNH YÊU THƯƠNG ĐÒI HỎI - Các câu 7-8, 20-21
TÌNH YÊU THƯƠNG ĐƯỢC MÔ TẢ - Các câu 9-10
Có điều chi đang diễn ra trong đời sống của quí vị khiến cho quí vị cảm thấy không yêu thương được chăng? Phải, hãy xem câu nầy xem: I Giăng 4.9: “Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày tỏ ra trong điều nầy: Đức Chúa Trời đã sai Con một Ngài đến thế gian, đặng chúng ta nhờ Con được sống”.
Đức Chúa Trời có một Con độc nhất.
Ngài có nhiều con cái, là những kẻ đã được sanh vào trong gia đình của Đức Chúa Trời nhờ đức tin nơi Đấng Christ, là Con độc sanh của Ngài.
Hãy tưởng tượng xem việc nầy như thế nào nhé, quí vị đem bỏ đứa con của mình, đem nó đến nơi quí vị biết nó sẽ bị chối bỏ và bị giết xem. Đấy là những gì Đức Chúa Trời đã làm.
Ngài đã sai phái Chúa Jêsus vào trong thế gian để qua sự chết của Ngài chúng ta sẽ được tha tội và được sự sống đời đời.
Giăng 3.16: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời”.
I Giăng 4.10: “Nầy sự yêu thương ở tại đây: ấy chẳng phải chúng ta đã yêu Đức Chúa Trời, nhưng Ngài đã yêu chúng ta, và sai Con Ngài làm của lễ chuộc tội chúng ta”.
Yêu thương không bắt nguồn từ chúng ta. Yêu thương bắt nguồn từ Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời sai Con Ngài để làm nguôi hay làm sự thoả mãn cho tội lỗi của chúng ta. Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá vì tội lỗi chúng ta và Đức Chúa Trời đã được nguôi hay được thoả mãn.
Một thầy tu thời trung cổ tuyên bố ông sẽ giảng đạo vào tối Chúa nhựt tuần tới về đề tài “Tình yêu thương của Đức Chúa Trời”. Khi bóng tối phủ xuống và ánh sáng thôi không còn chiếu qua các cánh cửa sổ của giáo đường nữa, hội chúng đã nhóm lại.
Trong bóng tối của bàn thờ, thầy tu kia thắp lên ngọn nến rồi đưa đến chỗ cây thập tự với hình Chúa Jêsus trên đó. Trước tiên, ông chiếu sáng mão gai, kế đó, hai bàn tay có thương tích, rồi dấu mũi giáo đâm. Trong sự nín lặng ấy, ông thổi tắt ngọn đèn rồi rời khỏi thánh đường. Không nói một điều chi hết.
Nguồn vô danh ttp.//www.bible.org/illus.asp?topic_id=916
TÌNH YÊU THƯƠNG ĐƯỢC MÔ TẢ - Các câu 9-10
TÌNH YÊU THƯƠNG CÓ BỔN PHẬN - Câu 11
I Giăng 4.11: “Hỡi kẻ rất yêu dấu, nếu Đức Chúa Trời đã yêu chúng ta dường ấy, thì chúng ta cũng phải yêu nhau”.
Khi Chúa Jêsus sai phái 12 Sứ đồ đi giảng đạo trong Israel, Ngài đã phán trong Mathiơ 10.8 - Các ngươi đã được lãnh không thì hãy cho không.
Và tôi tin tư tưởng nầy có thể được áp dụng cho tình cảm mà chúng ta cần phải tỏ ra cho tha nhân.
 Chúng ta đã nhận lãnh rời rộng sự chết của Con Đức Chúa Trời để trả giá cho tội lỗi của chúng ta.
 Chúng ta đã nhận lãnh cách rời rộng một lai lịch là con cái của Đức Chúa Trời, là con cái của Đức Chúa Trời.
 Chúng ta đã nhận lãnh cách rời rộng sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong đời sống của chúng ta.
 Chúng ta đã nhận lãnh cách rời rộng một Hội gồm những con người có đức tin giống nhau biết yêu thương và khích lệ chúng ta, là Hội thánh.
 Chúng ta đã nhận lãnh cách rời rộng những câu trả lời cho sự cầu nguyện vì cớ Chúa Jêsus.
 Chúng ta đã nhận lãnh cách rời rộng sự bảo đảm được ở đời đời trong thiên đàng.
Chúng ta đã nhận lãnh cách rời rộng. Bổn phận của chúng ta là ban cho cách rời rộng!
Hỡi kẻ rất yêu dấu, nếu Đức Chúa Trời đã yêu chúng ta dường ấy, thì chúng ta cũng phải yêu nhau.
Đây là những phương thức chúng ta có thể ban cho cách rời rộng trong tình yêu thương?
 Bằng cách lắng nghe chăm chú nơi các tín hữu khác, tỏ ra rằng bạn rất quan tâm. Tuần nầy, tôi lên phi cơ ngồi gần một phụ nữ có lẽ không phải là một tín đồ, nhưng bà ta biết cách để lắng nghe và tỏ ra thích thú với người mà bà ấy trò chuyện với.
 Bằng cách bước ra để trở thành một nguồn phước cho người khác đang có cần, giúp đỡ họ một tay.
 Bằng cách sống chân thành với một anh chị em nào đang có nan đề với tội lỗi mà không nhìn biết nó.
 Bằng cách bố thí các tài nguyên của mình cho người đang có cần.
 Bằng cách chia sẻ về sự đồng đi với Đức Chúa Trời của chúng ta để tín hữu khác có thể có một sự đồng đi gần gũi với Đức Chúa Trời hơn.
 Bằng cách cầu thay cho các nhu cần thuộc linh và thuộc thể của các Cơ đốc nhân khác
 Bằng cách có mặt ở đó khi Cơ đốc nhân kia đang phấn đấu.
 Bằng cách tha thứ một Cơ đốc nhân nào gây tổn thương chúng ta như Đấng Christ đã tha thứ cho chúng ta.
Chúng ta đã nhận lãnh cách rời rộng. Bổn phận của chúng ta là phải ban ra cách rời rộng!
Hỡi kẻ rất yêu dấu, nếu Đức Chúa Trời đã yêu chúng ta dường ấy, thì chúng ta cũng phải yêu nhau.
TÌNH YÊU THƯƠNG CÓ BỔN PHẬN - Câu 11
NƠI NGỰ CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG – Các câu 12-16
I Giăng 4.12: “Chưa hề có ai thấy Đức Chúa Trời; nếu chúng ta yêu nhau, thì Đức Chúa Trời ở trong chúng ta, và sự yêu mến Ngài được trọn vẹn trong chúng ta”.
Chưa có ai nhìn thấy Đức Chúa Cha.
Chưa có ai nhìn thấy Đức Thánh Linh.
Và trong kỷ nguyên nầy, Đức Chúa Con chưa bước đi trên đất như Ngài đã từng bước đi.
Như chúng ta đã nói trước đây, giây phút chúng ta tin cậy Chúa Jêsus là Cứu Chúa, Đức Thánh Linh đã ngự đến sống trong chúng ta.
Đức Chúa Trời là sự yêu thương, và bây giờ chúng ta đã trở thành nơi ngự của tình yêu thương.
Thà là có Đức Chúa Trời đang ngự trong chúng ta hơn là chỉ có một ý niệm lờ mờ về Ngài.
Là Cơ đốc nhân, làm sao chúng ta biết Đức Chúa Trời đang hiện diện trong đời sống của chúng ta?
Là Cơ đốc nhân, làm sao chúng ta tỏ ra Đức Chúa Trời đang hiện diện trong đời sống của chúng ta?
Chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời đang hiện diện và tỏ ra rằng Đức Chúa Trời đang hiện diện khi ảnh hưởng của Ngài khiến cho chúng ta biết yêu thương tha nhân.
Đức Chúa Trời càng điều khiển chúng ta, chúng ta càng hoàn thiện tình yêu dành cho Đức Chúa Trời và cho tha nhân.
Cách đây chừng hai tuần, tôi có chơi x-box lần đầu tiên. Đối với ai trong các bạn không biết x-box là gì, đó là một hệ thống trò chơi giống như Play Station 2, Game Boy, hay Nintendo hoặc Atari. Tôi chơi x-box với đứa cháu gái 7 tuổi và kế đó với cháu nội mới 5 tuổi. Chúng tôi đã chơi quần vợt.
Tôi đã reo hò!
Tôi đã luống cuống!
Tôi chơi không lại các cháu của mình, dù chúng chỉ mới 7 và 5 tuổi.
Một trong những lý do chính tại sao chúng chơi rất giỏi và tôi thì chơi tệ như thế, là chúng đã ngồi trước game quần vợt nhiều giờ hơn tôi! Chúng đã hoàn thiện trò chơi của chúng.
Chúng ta càng thực hành sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong đời sống của chúng ta, dưới sự điều khiển của Đức Thánh Linh, chúng ta càng sẽ hoàn thiện việc yêu thương tha nhân.
I Giăng 4.13: “Bởi điều nầy chúng ta biết mình ở trong Ngài và Ngài ở trong chúng ta, là Ngài đã ban Thánh Linh Ngài cho chúng ta”.
I Giăng 4.16: “Chúng ta đã biết và tin sự yêu thương của Đức Chúa Trời đối với chúng ta. Đức Chúa Trời tức là sự yêu thương, ai ở trong sự yêu thương, là ở trong Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời ở trong người ấy”.
Do Đức Thánh Linh ngự trong chúng ta là những Cơ đốc nhân, chúng ta là nơi ngự của Đức Chúa Trời. Vì chúng ta là nơi ngự của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời là sự yêu thương, chúng ta cũng là nơi ngự của tình yêu thương.
NƠI NGỰ CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG – Các câu 12-16
SỰ KHÁC BIỆT CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG - Các câu 17-18
I Giăng 4.17: “Nầy vì sao mà sự yêu thương được nên trọn vẹn trong chúng ta, hầu cho chúng ta được lòng mạnh bạo trong ngày xét đoán, ấy là Chúa thể nào thì chúng ta cũng thể ấy trong thế gian nầy”.
Chúng ta càng để cho Đức Thánh Linh điều khiển chúng ta, chúng ta càng bày tỏ ra tình yêu thương của Đức Chúa Trời trong đời sống chúng ta đối với tha nhân.
Tình yêu của chúng ta được hoàn thiện, hay được trọn vẹn.
Tình yêu thương của Đức Chúa Trời càng được trọn vẹn trong đời sống chúng ta, chúng ta càng trở nên giống như Chúa Jêsus! ấy là Chúa thể nào thì chúng ta cũng thể ấy trong thế gian nầy.
Sự khác biệt của tình yêu thương là có thể đứng trước Toà Phán Xét của Đấng Christ và có lòng dạn dĩ hay tin cậy, hoặc “tự do nói năng”.
Nếu bạn là một Cơ đốc nhân thật, bạn không cần phải sợ hãi sự phán xét. Bạn sẽ được ở đời đời trong Thiên đàng.
Nhưng chúng ta là Cơ đốc nhân sẽ tự khai trình trước mặt Chúa Jêsus, và khai trình như thế có thể rất sợ hãi, bẽ mặt và bối rối.
Rôma 14.12: “Như vậy, mỗi người trong chúng ta sẽ khai trình việc mình với Đức Chúa Trời”.
II Côrinhtô 5.10: “Bởi vì chúng ta thảy đều phải ứng hầu trước tòa án Đấng Christ, hầu cho mỗi người nhận lãnh tùy theo điều thiện hay điều ác mình đã làm lúc còn trong xác thịt”.
Phương thức để tránh sự bối rối ở trước mặt Chúa Jêsus là để cho tình yêu thương của Đức Chúa Trời được nên trọn vẹn trong chúng ta.
Nếu tình yêu thương của Đức Chúa Trời được trọn vẹn trong chúng ta, chúng ta chẳng có gì phải sợ hãi vì chúng ta đã làm những gì chúng ta đáng phải làm.
I Giăng 4.18: “Quyết chẳng có điều sợ hãi trong sự yêu thương, nhưng sự yêu thương trọn vẹn thì cắt bỏ sự sợ hãi; vì sự sợ hãi có hình phạt, và kẻ đã sợ hãi thì không được trọn vẹn trong sự yêu thương”.
Đức Chúa Trời là sự yêu thương.
Đức Chúa Trời không sợ hãi.
Vì lẽ đó, chẳng có sợ hãi trong tình yêu thương.
Tình yêu thương của Đức Chúa Trời trong chúng ta trục xuất nỗi sợ hãi của chúng ta, vì sợ hãi gồm có đau khổ hay hình phạt hoặc sự phán xét. Khi chúng ta sợ hãi, chúng ta thường sợ bị án phạt trong một phương thức nào đó.
Nếu chúng ta sợ hãi khi chúng ta đứng trước mặt Chúa Jêsus, điều nầy có nghĩa là chúng ta không để cho tình yêu thương của Đức Chúa Trời hoàn thiện chúng ta ở đây trên đất.
Câu nầy áp dụng cho chúng ta ngay bây giờ như thế nào?
Khi tình yêu thương của Đức Chúa Trời điều khiển chúng ta, chúng ta sẽ không sống trong sợ hãi ngay lúc bây giờ.
Thực vậy, Đức Chúa Trời không muốn con cái Ngài phải sống trong sợ hãi.
Thực vậy, Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải trong sự hiện diện của tình yêu Ngài để chúng ta không phải sợ hãi.
Tình yêu thương của Đức Chúa Trời sẽ loại bỏ những sợ hãi của chúng ta nếu chúng ta để cho tình yêu thương ấy làm như thế.
Thi thiên 27.1: “Đức Giê-hô-va là ánh sáng và là sự cứu rỗi tôi: Tôi sẽ sợ ai? Đức Giê-hô-va là đồn lũy của mạng sống tôi: Tôi sẽ hãi hùng ai?”
Êsai 41.10: “Đừng sợ, vì ta ở với ngươi; chớ kinh khiếp, vì ta là Đức Chúa Trời ngươi! Ta sẽ bổ sức cho ngươi; phải, ta sẽ giúp đỡ ngươi, lấy tay hữu công bình ta mà nâng đỡ ngươi”.
Cho phép tôi tóm tắt theo cách nầy. Khi chúng ta bị nhận chìm trong nhận thức về tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Khi tình yêu thương của Đức Chúa Trời điều khiển đời sống chúng ta. Chúng ta sẽ không sợ hãi!
SỰ KHÁC BIỆT CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG - Các câu 17-18
SỰ VUI THÍCH CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG - Câu 19
I Giăng 4.19: “Chúng ta yêu, vì Chúa đã yêu chúng ta trước”.
Đây là một tóm tắt rất hay, có phải không?
Thì giờ thờ phượng mà chúng ta có sáng nay sẽ là thì giờ kỷ niệm long trọng cho mỗi một chúng ta.
Tại sao?
Vì Đức Chúa Trời yêu chúng ta trước!
Đức Chúa Trời bày tỏ tình yêu của Ngài cho chúng ta trước!
Đức Chúa Trời với ơn cứu rỗi với tới chúng ta trước!
Đức Chúa Trời yêu thương, bảo hộ, bảo đảm cho chúng ta trước!
Nếu Đức Chúa Trời yêu thương nhiều như thế nầy, thì đổi lại tự nhiên là chúng ta rất yêu mến Ngài.
Yêu mến Ngài sẽ là niềm vui thích trong đời sống của chúng ta!
TÌNH YÊU THƯƠNG ĐÒI HỎI - Các câu 7-8, 20-21
TÌNH YÊU THƯƠNG ĐƯỢC MÔ TẢ - Các câu 9-10
TÌNH YÊU THƯƠNG CÓ BỔN PHẬN - Câu 11
NƠI NGỰ CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG – Các câu 12-16
SỰ KHÁC BIỆT CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG - Các câu 17-18
SỰ VUI THÍCH CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG - Câu 19
***

I Giăng 4.1-6: "COI CHỪNG"



I Giăng 4.1-6
COI CHỪNG
Khi chúng ta tiếp tục nghiên cứu về Cơ đốc giáo thực trong sách I Giăng, chúng ta trở lại với lẽ đạo mà Giăng đã soạn rất tỉ mỉ trước đây. Đây là một lời cảnh cáo nghịch lại những giáo sư giả, và lời cảnh cáo đó dạy chúng ta phải Coi Chừng họ và sự dạy của họ.
PHẢI CẨN THẬN – Các câu 1, 5
Thường thì khi chúng ta nói: “Phải cẩn thận”, chúng ta rất quan tâm đến đời sống của ai đó.
Khi chúng ta sử dựng câu nói: “Phải cẩn thận” kết hợp với I Giăng 4.1-6, chúng ta có sự quan tâm không để cho ai đó phải lạc sai bởi các giáo sư giả.
Chỉ vì một nhà truyền đạo phải rao giảng đạo thật, như thế không có nghĩa con người là đúng đắn đâu. Chúng ta phải cẩn thận, phải thử các thần để biết chắc chúng ta làm theo những giáo sư ấy, họ có đến từ Đức Chúa Trời hay không!?!
Câu 1 - Hỡi kẻ rất yêu dấu, chớ tin cậy mọi thần, nhưng hãy thử cho biết các thần có phải đến bởi Đức Chúa Trời chăng; vì có nhiều tiên tri giả đã hiện ra trong thiên hạ.
Chúng ta cần phải thử các thần để xem coi họ có đến từ Đức Chúa Trời hay không!?!
Cách tốt nhứt để thử các thần để xem coi họ có đến từ Đức Chúa Trời hay không, là phải so sánh những gì họ nói với Lời của Đức Chúa Trời phán dạy. II Timôthê 3.16, II Phierơ 1.20-21,
Vì số lượng các giáo sư giả rất đông trong thiên hạ, chúng ta cần phải cẩn thận.
I Giăng 4.5 - Họ thuộc về thế gian, cho nên nói theo như thế gian, và người thế gian nghe họ.
Các giáo sư giả thì "thuộc về thế gian". Họ bước theo “hệ thống suy nghĩ và hành động của thế gian”.
Những giáo sư đời nầy xu hướng về những vụ việc thuộc thế gian. I Giăng 2.15-17
Chúng ta có thể cho rằng một người có nhiều người chạy theo, thì người ấy đúng đắn không? Tất nhiên là không rồi! Nhiều giáo sư giả có nhiều người chạy theo vì họ hấp dẫn hạng người thuộc thế gian.
Hitler lôi kéo nhiều đoàn dân đông và đã sai lầm.
10 thám tử quay trở về đem những tường trình sau khi vào trong Đất Hứa và họ đã sai lầm!
Những giáo sư giả thuộc về "thế gian". Vì họ thuộc về thế gian, những kẻ yêu mến thế gian muốn nghe họ nói.
PHẢI HIỂU BIẾT – Các câu 2-3, 6
I Giăng 4.2 - Bởi điều nầy, hãy nhận biết Thánh Linh của Đức Chúa Trời: phàm thần nào xưng Đức Chúa Jêsus Christ lấy xác thịt mà ra đời, thần đó là bởi Đức Chúa Trời.
Chúng ta phải hiểu biết hay tỉnh thức đối với những gì đến từ Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Chúng ta có khả năng làm chứng khi ai đó đang nói đến Đức Chúa Trời.
Người nào tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ ra đời trong xác thịt phải tin nơi thần tính đời đời của Ngài.
Côlôse 1.15-17: “Ấy chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được, là Đấng sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên. Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả. Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài”.
Chữ Jêsus có nghĩa là "Đức Giêhôva cứu rỗi". Nếu một người thực sự tin rằng Chúa Jêsus lấy xác thịt ra đời, người ấy phải tin Ngài là Cứu Chúa.
Chữ Christ có nghĩa là "Đấng chịu xức dầu". Đây là tham khảo đến Chúa Jêsus là Đấng Mêsi. Nếu chúng ta tin rằng Ngài là Đấng Mêsi, Ngài là Chúa của chúng ta!
Chúng ta phải tin rằng Ngài lấy xác thịt ra đời. Đức Chúa Jêsus Christ không những là một Linh, mà Ngài còn là Đức Chúa Trời ở trong xác thịt nữa! Philíp 2.5-7
Khi một người "xưng" rằng Chúa Jêsus là Đấng Christ, Con của Đức Chúa Trời, người ấy đang làm chứng về ơn cứu rỗi của mình. Người ấy “thuộc về Đức Chúa Trời”. Rôma 10.9-10
I Giăng 4.3 - còn thần nào không xưng Đức Chúa Jêsus, chẳng phải bởi Đức Chúa Trời. Đó là thần của Kẻ địch lại Đấng Christ, mà các con đã nghe rằng hầu đến, và hiện nay đã ở trong thế gian rồi.
Phải tỉnh thức, nếu một người không xưng Đức Chúa Jêsus Christ đã lấy xác thịt ra đời, người ấy không thuộc về Đức Chúa Trời.
Hãy lắng nghe những gì người ta nói. Nếu họ không xưng Đấng Christ là Cứu Chúa và được cứu nhờ đức tin nơi một mình Đấng Christ, họ là hạng giáo sư giả.
Nếu họ không nói Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời, là Đấng đã đến với đất trong một thân thể con người, họ là hạng giáo sư giả.
Một giáo sư giả là anti-Christ. Người ấy đang chống lại Đấng Christ.
I Giăng 2.18 - Hỡi các con cái ta, giờ cuối cùng là đây rồi, các con đã nghe nói rằng Kẻ địch lại Đấng Christ phải đến. Vừa lúc bây giờ, có nhiều kẻ địch lại Đấng Christ; bởi đó, chúng ta biết rằng ấy là giờ cuối cùng.
Mặc dầu kẻ địch lại Đấng Christ chưa tỏ ra, có nhiều người ngày nay đang có linh của hắn.
Phải tỉnh thức về linh của kẻ địch lại Đấng Christ đang có mặt trong thế gian.
I Giăng 4.6 - Chúng ta thuộc về Đức Chúa Trời: ai nhìn biết Đức Chúa Trời thì nghe chúng ta; còn ai chẳng hề thuộc về Đức Chúa Trời, thì chẳng nghe chúng ta. Ấy bởi đó chúng ta nhìn biết thần chân thật và thần sai lầm.
Câu 6 – Giăng cùng các sứ đồ đều thuộc về Đức Chúa Trời. Các tác phẩm trong Kinh thánh đều thuộc về Đức Chúa Trời.
Người nào nhận biết Đức Chúa Trời qua Đấng Christ, đặc biệt các nhà truyền đạo và những vị giáo sư, sẽ nghe theo và trung thành với Lời của Đức Chúa Trời, là Lời chứa sự dạy của Giăng cùng các vị Sứ đồ khác.
Một giáo sư thật sẽ trình bày Lời của Đức Chúa Trời một cách chính xác.
Phải tỉnh thức trước những kẻ không thuộc về Đức Chúa Trời, họ sẽ không trung thành với hay dạy dỗ đạo thật của Lời Đức Chúa Trời.
Vì cớ sự tỉnh thức nầy, thì nói ai đó có thần lẽ thật hay thần sai lầm là điều chẳng có gì là khó hết.
Nếu một người dạy dỗ chính xác lẽ đạo của Kinh thánh, người ấy đang có thần lẽ thật.
Nếu một người dạy tà giáo, người ấy đang có thần sai lầm.
PHẢI TIN CẬY - Câu 4
I Giăng 4.4 - Hỡi các con cái bé mọn, phần các con, là thuộc về Đức Chúa Trời, đã thắng được họ rồi, vì Đấng ở trong các con là lớn hơn kẻ ở trong thế gian.
Trong khi Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải cẩn thận về những giáo sư mà chúng ta đang chạy theo và hiểu biết sự khác biệt giữa một giáo sư thật và giáo sư giả, Ngài không muốn chúng ta phải lo lắng.
Ngài muốn chúng ta phải biết tin cậy, chúng ta có khả năng nói ra sự khác biệt.
Giăng bảo chúng ta, là những Cơ đốc nhân, rằng chúng ta thuộc về Đức Chúa Trời. Đấy là sự bảo đảm! Giăng thích gọi chúng ta là con cái bé mọn, và gọi như thế là đúng đấy. Giăng 1.12, I Giăng 3.1-2
Vì chúng ta "thuộc về Đức Chúa Trời", là con cái của Đức Chúa Trời, chúng ta đã thắng hơn những giáo sư giả. Chúng ta không bị các sự dạy của họ làm cho mình ra dại dột.
Đấng ở trong chúng ta là ai mà lớn hơn kẻ đang ở trong thế gian?
Đó là Đức Thánh Linh là Đấng lớn hơn Satan.
Thân thể chúng ta là đền thờ của Đức Thánh Linh. I Côrinhtô 6.19, Giăng 16.8-13
Muốn phát hiện ra các giáo sư giả, Đấng ở trong các con là lớn hơn kẻ ở trong thế gian
Thánh Linh Đức Chúa Trời có giúp đỡ cho đời sống chúng ta bằng phương thức nào khác không?
Với quyền phép làm chứng – Công vụ các sứ đồ 1.8
Để thắng hơn tội lỗi – Rôma 6.14
Để kết quả – Galati 5.22-23
Ban sức lực trong sự cầu nguyện – Rôma 8.26-27
Bảo đảm ơn cứu rỗi – Rôma 8.16
Thực vậy, Ngài ở trong chúng ta là lớn hơn kẻ ở trong thế gian.
Vì vậy chúng ta phải tin cậy.
Cho nên chúng ta hãy coi chừng.
PHẢI CẨN THẬN – Các câu 1, 5
PHẢI HIỂU BIẾT – Các câu 2-3, 6
PHẢI TIN CẬY – Câu 4

I Giăng 3.19-24: "TIN CẬY"



I Giăng 3.19-24
TIN CẬY
Chúng ta có khuynh hướng về những sự bất an và không chắc chắn. Và hầu hết chúng ta đều cần nhiều sự tin cậy hơn chúng ta đang có. Chúng ta không nên tin cậy nhiều vào bản thân mình. Chúng ta cần tin cậy nhiều nơi Đức Chúa Trời. Giêrêmi 17.9, Rôma 7.18-19:
Vì chúng ta là con người
Vì chúng ta là tội nhân
Vì chúng ta có khả năng thất bại, chúng ta cần một sự tin cậy lớn lao hơn là tin nơi bản thân mình.
Chúng ta cần một sự tin cậy không dựa vào những gì chúng ta cảm xúc.
Chúng ta cần một sự tin cậy dựa vào những gì Đức Chúa Trời phán dạy.
Phân đoạn nầy cho chúng ta biết cách thức có được một sự tin cậy đúng đắn, sự tin cậy có Đức Chúa Trời ở đàng sau đó. Đây là sự tin cậy mà Đức Chúa Trời tạo ra và bảo trợ.
TIN CẬY Ở TRONG LÒNG – Các câu 19-20
I Giăng 3.19: “Bởi đó, chúng ta biết mình là thuộc về lẽ thật, và giục lòng vững chắc ở trước mặt Ngài”.
Thuộc về lẽ thật tức là thuộc về Đức Chúa Jêsus Christ. Giăng 14.6
Trong Câu 19 Giăng nói cho chúng ta biết phải làm chứng như thế nào nếu chúng ta thuộc về lẽ thật, nghĩa là, làm chứng như thế nào nếu chúng ta đã được tái sanh.
Ông nói: “Bởi đó, chúng ta biết mình là thuộc về lẽ thật”. Ông đang đề cập tới những câu đứng trước đó.
Người nào thuộc về lẽ thật đang thực hành tình yêu agape.
Câu 16 – Đây là tình yêu thương phó mạng sống vì anh em mình.
Câu 17 – Đây là tình yêu thương nhìn thấy nhu cần và làm việc gì đó cho nhu cầu ấy.
Câu 18 – Đây là tình yêu thương bằng việc làm và lẽ thật chớ không phải bằng miệng.
Vì vậy Giăng đang nói rằng chúng ta giục lòng vững chắc khi chúng ta thực sự bày tỏ ra ơn cứu rỗi qua những hành động mang tình yêu Cơ đốc.
Các hành động yêu thương của chúng ta gây dựng độ tin cậy trong tấm lòng.
Chúng bảo đảm cho tấm lòng của chúng ta nhìn biết rằng chúng ta thuộc về Đấng Christ.
Sự thực cho thấy rằng khi chúng ta thực thi tình yêu Cơ đốc, làm điều nầy cung ứng sự bảo đảm về ơn cứu rỗi.
I Giăng 3.20: “Vì nếu lòng mình cáo trách mình, thì Đức Chúa Trời lại lớn hơn lòng mình nữa, và biết cả mọi sự”.
Từ ngữ khác nói tới sự cáo trách trong tấm lòng là lương tâm cáo trách.
Nhiều lần lương tâm chúng ta cáo trách chúng ta thẳng thừng về tội lỗi.
Khi ấy chúng ta cần phải xưng ra tội lỗi của mình, và, như I Giăng 1.9 chép, chúng ta được tha tội và được thanh tẩy mọi sự ô uế.
Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta có lương tâm quá tích cực. Chúng ta phạm điều chi đó sai lầm, xưng nhận nó, mà vẫn còn sống trong sai lầm.
Đức Chúa Trời còn lớn hơn tấm lòng của chúng ta.
Đức Chúa Trời biết khi chúng ta thực sự xưng tội và quên phứt tội lỗi đi.
Chúng ta cần phải bỏ lại những điều chúng ta xưng nhận lại đàng sau.
Có nhiều khi chúng ta yêu thương bằng hành động và phấn đấu để giúp đỡ cho tha nhân. Tuy nhiều, dường như khi làm vậy chúng ta không thể thấy thoả lòng đủ. Một lần nữa, Đức Chúa Trời là lớn hơn tấm lòng của mình, và biết rõ lúc nào chúng ta làm hết sức của mình.
TIN CẬY VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI - Câu 21
I Giăng 3.21: “Hỡi kẻ rất yêu dấu, ví bằng lòng mình không cáo trách, thì chúng ta có lòng rất dạn dĩ, đặng đến gần Đức Chúa Trời”.
Một tấm lòng tin cậy tạo ra sự tin cậy với Đức Chúa Trời.
Khi tấm lòng chúng ta hiệp nghi, có sự tin cậy đối với Đức Chúa Trời.
Khi tội lỗi của chúng ta cần phải được xử lý
Khi chúng ta biết chúng ta đã được tha tội.
Khi chúng ta biết chúng ta đang yêu thương bằng hành động và tìm cách làm hết sức mình, khi ấy Đức Chúa Trời phán sự bình an.
Khi chúng ta có sự tin cậy đối cùng Đức Chúa Trời, chúng ta có sự tự do trong sự hiện diện của Ngài. Bởi sự tự do ấy, tôi không có ý nói rằng chúng ta được tự do bày tỏ ra sự bất kỉnh trong sự hiện diện của Ngài.
Bất kỉnh được tỏ ra khi chúng ta chạy ùa vào trong sự hiện diện của Ngài lúc chẳng cần thiết phải chạy ùa vào.
Bất kỉnh không trình bày với Đức Chúa Trời cách thích ứng. Tôi có một nan đề riêng khi phương thức duy nhứt chúng ta biết phải trình với Chúa chúng ta là bằng danh của Ngài. Ngài là Chúa của chúng ta. Ngài là Thầy của chúng ta. Ngài là Cứu Chúa của chúng ta và chúng ta phải trình với Ngài theo cách ấy.
Tự do trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời không phải là bất kỉnh.
Cơ đốc nhân biết tin cậy đến với Đức Chúa Trời cách kỉnh kiền.
Cơ đốc nhân biết tin cậy đến với Đức Chúa Trời trong tình yêu thương.
Cơ đốc nhân biết tin cậy đến với Đức Chúa Trời bằng sự tôn kính Ba Ngôi Đức Chúa Trời.
Có sự tôn kính trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, nhưng không phải một sự run rẩy loại kính sợ trong đôi giày.
Đức Chúa Trời sẽ lắng nghe, điều nầy chẳng có gì phải nghi ngờ.
Chẳng có một sự lưỡng lự nào khi phải sống thành thực với Đức Chúa Trời, ngay cả khi chúng ta bị tổn thương.
Chữ tin cậy nầy hiển nhiên mang ý tưởng “tự do phát biểu”.
Đây là sự tự do nhìn biết rằng bất cứ điều chi bạn nói, Đức Chúa Trời sẽ chọn lọc, chỉnh sửa chúng ta, bỏ qua điều chi không xứng đáng, và yêu thương chúng ta không cứ cách nào.
TIN CẬY TRONG SỰ CẦU NGUYỆN – Các câu 22-23
I Giăng 3.22: “và chúng ta xin điều gì mặc dầu, thì nhận được điều ấy, bởi chúng ta vâng giữ các điều răn của Ngài và làm những điều đẹp ý Ngài”.
Đôi khi chúng ta nghĩ rằng những điều chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời sẽ bị hạn chế. Tuy nhiên, phạm vi những lời cầu nguyện mà Đức Chúa Trời rất là rộng rãi. Mathiơ 7.7-8, Giăng 14.13-14, Philíp 4.6
Tại sao Đức Chúa Trời cung ứng cho chúng ta một phạm vi rộng lớn cho sự cầu nguyện như thế chứ?
Tại sao Đức Chúa Trời bảo chúng ta phải cầu nguyện nhiều như vậy? "Mọi sự" là quá nhiều!
Sở dĩ như thế là vì Đức Chúa Trời, chính mình Ngài, có một phạm trù quan tâm rất rộng lớn.
Ngài quan tâm nhiều về các cuộc truyền giáo hơn là bạn quan tâm nữa.
Ngài quan tâm nhiều đến bạn sống một đời sống tin kính hơn bạn đang sống nữa.
Ngài quan tâm nhiều về Cơ đốc nhân cần phải có mối tương giao hơn là bạn quan tâm nữa.
Ngài quan tâm nhiều về những linh hồn bị hư mất hơn là bạn quan tâm nữa.
Ngài quan tâm nhiều đến việc bạn phải học hỏi Lời của Đức Chúa Trời hơn cả bạn quan tâm nữa.
Ngài quan tâm nhiều đến các mối quan hệ cá nhân của bạn còn hơn là bạn quan tâm nữa.
Ngài quan tâm nhiều đến người đau ốm và tổn thương còn hơn bạn quan tâm nữa.
Ở đây là Đức Chúa Trời quan tâm, yêu thương, thương xót, ngay thẳng và công bình, là Đấng phán chúng ta phải có lòng tin cậy trong sự cầu nguyện.
Có những điều kiện cho sự cầu nguyện của chúng ta.
Khi tấm lòng của chúng ta ngay thẳng với Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ không cầu xin những việc lố bịch, hay nghịch lại ý chỉ của Đức Chúa Trời. Giacơ 4.3
Và người nào cầu xin trong sự cầu nguyện, như được nói ở đây, cần phải đồng đi với Đức Chúa Trời trong sự vâng phục. Chúng ta cần phải tuân giữ các điều răn của Ngài và lo làm những việc đẹp lòng Ngài.
Đức Chúa Trời không đáp trả những lời cầu nguyện dựa theo việc làm của chúng ta.
Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không lắng nghe với nhận định đáp trả lời cầu nguyện khi có tội lỗi chưa xưng ra trong đời sống của chúng ta. Thi thiên 66.18
Vâng phục là một điều kiện để lời cầu nguyện được nhậm.
Câu 23 tóm tắt khi tuân giữ các điều răn của Ngài: “Vả, nầy là điều răn của Ngài: là chúng ta phải tin đến danh Con Ngài, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, và chúng ta phải yêu mến lẫn nhau như Ngài đã truyền dạy ta”.
Phần thứ nhứt của tóm tắt nầy là phải tin theo Đấng Christ luôn:
Để được cứu
Cầu nguyện trong danh của Ngài - tin rằng Ngài tán thưởng những điều chúng ta cầu nguyện, và tin rằng sở dĩ như thế là vì sự công bình của Ngài mà Đức Chúa Trời sẽ đáp lời cầu nguyện. Giăng 14.13-14
Phần thứ hai của tóm tắt nầy là phải “yêu mến lẫn nhau như Ngài đã truyền dạy ta” (Giăng 15.12).
Đừng mong Đức Chúa Trời đáp lời cầu nguyện trừ phi bạn cầu nguyện trong đức tin trong danh của Đấng Christ và trừ phi tự bạn bằng lòng hành động trong tình yêu thương.
TIN CẬY NHỜ ĐỨC THÁNH LINH - Câu 24
I Giăng 3.24: “Ai vâng giữ các điều răn Ngài thì ở trong Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời ở trong người ấy; chúng ta biết Ngài ở trong lòng chúng ta, là nhờ Đức Thánh Linh mà Ngài đã ban cho chúng ta”.
Giăng cung ứng cho chúng ta một nguyên tắc ở đây cần phải làm theo với sự vâng phục.
Khi chúng ta vâng theo Chúa Jêsus trong mối giao thông với chúng ta. I Giăng 1.6
Khi chúng ta vâng theo, chúng ta đang ở trong mối giao thông với Chúa Jêsus. I Giăng 2.6, Giăng 15.4-5
Và làm sao chúng ta biết Đấng Christ đang ngự trong chúng ta?
Ấy là nhờ chức vụ của Đức Thánh Linh. Rôma 8.14-17, Giăng 14.16-18
Nầy bạn của tôi ơi, Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải có lòng tin cậy.
Ngài sẽ ban cho chúng ta sự tin cậy nầy khi chúng ta làm theo y như Ngài phán dạy vậy.
TIN CẬY Ở TRONG LÒNG – Các câu 19-20
TIN CẬY VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI - Câu 21
TIN CẬY TRONG SỰ CẦU NGUYỆN – Các câu 22-23
TIN CẬY NHỜ ĐỨC THÁNH LINH - Câu 24
***





1 Giăng 3.11-18: "YÊU THƯƠNG CHÂN THẬT"



1 Giăng 3.11-18
YÊU THƯƠNG CHÂN THẬT
Khi yêu thương chân thật được bày ra, đó là loại tình yêu ban cho rất đặc biệt.
Đây là tình yêu bày tỏ ra những cảm xúc ở trong lòng với hành động trong cuộc sống.
Đây là ba trường hợp ngắn gọn về yêu thương chân thật.
Một tín đồ trong Đấng Christ có bổn tánh mới, ấy là bổn tánh của Đức Chúa Trời, bổn tánh của Đấng Christ. Một phần bổn tánh của Đức Chúa Trời mà chúng ta, những tín đồ đều nhận được, ấy là tình yêu chân thật, tình yêu agape, hình thái yêu thương cao cả nhất. Phân đoạn Kinh thánh chúng ta đã nghiên cứu kết thúc với câu 10.
1 Giăng 3.10: “Bởi đó, người ta nhận biết con cái Đức Chúa Trời và con cái ma quỉ: ai chẳng làm điều công bình là không thuộc về Đức Chúa Trời, kẻ chẳng yêu anh em mình cũng vậy”.
Người nào không yêu anh em mình thì chẳng thuộc về Đức Chúa Trời. Người ấy không có bổn tánh của Đức Chúa Trời, bổn tánh mới. Người nào yêu anh em mình thì sanh từ Đức Chúa Trời và đang có một bổn tánh mới.
Tuần nầy, chúng ta muốn nhìn vào 1 Giăng 3.11-18, ở đây chúng ta tìm thấy những đặc điểm của tình yêu chân thật. Các đặc điểm nầy sẽ thể hiện ra trong đời sống của quí vị nếu quí vị xưng mình nhận biết Chúa Jêsus làm Cứu Chúa. Vì vậy, chúng ta hãy quan sát các đặc điểm của tình yêu chân thật.
YÊU THƯƠNG CHÂN THẬT NHỚ ĐẾN MẠNG LỊNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
1 Giăng 3.11: “Vả, lời rao truyền mà các con đã nghe từ lúc ban đầu, ấy là chúng ta phải yêu thương lẫn nhau”.
Sứ đồ Giăng là tác giả con người của thư tín nầy. Ông là một trong những người đầu tiên đi theo Chúa Jêsus trong vai trò một môn đồ. Giăng, giờ đây là một cụ già, nhìn lại những ngày thanh xuân của mình và nhớ đến sự dạy mà Chúa Jêsus đã ban ra “từ lúc ban đầu”. Có lẽ ông đã nhớ lại những gì Chúa Jêsus đã phán trong đêm trước khi Ngài chịu chết.
Giăng 13.34-35: “Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy. Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta”.
Chúa Jêsus đã ban ra tiêu chuẩn ở đây. Chúng ta cần phải yêu nhau giống như Chúa Jêsus đã yêu chúng ta.
Chúa Jêsus yêu chúng ta như thế nào? Nhiều như thế nầy đây (giang hai cánh tay ra)! Khi Ngài giang hai cánh tay ra rồi để cho mấy tên lính đặt những mũi đinh vào hai bàn tay Ngài, rồi cho phép họ đóng đinh Ngài trên thập tự giá vì cớ chúng ta, đấy là tình yêu thương!
Philíp 2.5-8: “Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự”.
Giờ đây Chúa Jêsus phán: như Ta đã yêu các ngươi, các ngươi cũng phải yêu nhau.
Và Chúa Jêsus nói ra điều sẽ là kết quả của sự chúng ta yêu nhau, đó là điều gì?
Giăng 13.35: “Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta”.
YÊU THƯƠNG CHÂN THẬT TỪ CHỐI KHÔNG THÙ HẬN – Các câu 12-15
Giăng cung ứng cho chúng ta một mẫu thái độ biết từ chối. Ông cung ứng cho chúng ta một tấm gương tiêu cực:
1 Giăng 3.12: “Chớ làm như Ca-in, là kẻ thuộc về ma quỉ, đã giết em mình. Vì sao người giết đi? Bởi việc làm của người là dữ, còn việc làm của em người là công bình”.
Có lẽ quí vị đã nghe thuật lại câu chuyện nói về Ca-in và A-bên rồi, là hai con trai của A-đam và Ê-va.
Cả hai người đều đem của lễ dâng cho Đức Chúa Trời.
A-bên đã đem dâng một chiên con làm của lễ. Đây là những gì Đức Chúa Trời đã căn dặn.
Ca-in đem dâng thổ sản sản xuất từ ngôi vườn. Đây không phải là điều mà Đức Chúa Trời căn dặn.
Đức Chúa Trời đã tiếp nhận của lễ của A-bên và từ chối của lễ của Ca-in.
Kết quả là, Ca-in đã nổi giận.
Cho nên, Đức Chúa Trời phán cùng Ca-in trong Sáng thế ký 4.6-7: “Đức Giê-hô-va phán hỏi Ca-in rằng: Cớ sao ngươi giận, và cớ sao nét mặt ngươi gằm xuống? Nếu ngươi làm lành, há chẳng ngước mặt lên sao? Còn như chẳng làm lành, thì tội lỗi rình đợi trước cửa, thèm ngươi lắm; nhưng ngươi phải quản trị nó”.
Mọi sự Ca-in phải lo làm là những điều hợp lẽ, và Đức Chúa Trời sẽ tiếp nhận ông giống như Ngài đã tiếp nhận A-bên vậy.
Điều chi nằm ở đàng sau sự thù hằn của A-bên, và sau đó là giết người? Chính thái độ ganh ghét hay ganh tỵ. Công việc của em ông là công bình, được Đức Chúa Trời tiếp nhận, và công việc của ông thì không được như thế.
Ca-in nổi lòng ganh ghét vì Đức Chúa Trời đã tiếp nhận của lễ của A-bên mà không tiếp nhận của lễ của ông.
Cung cách ấy ngày nay đã không thay đổi. Người nào không công bình vẫn thù hằn những kẻ sống công bình vì họ sanh lòng ganh tỵ.
1 Giăng 3.13: “Hỡi anh em, nếu thế gian ghen ghét anh em, thì chớ lấy làm lạ”.
Có thể chúng ta sẽ sa vào cái bẫy ganh tỵ, thậm chí khi là Cơ đốc nhân.
Theo câu 12, yêu thương chân thật không hành động như Ca-in.
Yêu thương chân thật là không sanh lòng ganh tỵ.
1 Giăng 3.14: “Chúng ta biết rằng mình đã vượt khỏi sự chết qua sự sống, vì chúng ta yêu anh em mình. Còn ai chẳng yêu thì ở trong sự chết”.
Chúng ta đang nói về cách xử sự theo thói quen trong câu nầy.
Nếu chúng ta đã trải qua sự chết mà vào sự sống bởi sự tái sanh, bởi việc đặt đức tin mình nơi Đức Chúa Jêsus Christ để được tha tội và được sự sống đời đời, chúng ta đang có một cách ứng xử mới.
II Côrinhtô 5.17: “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới”.
Là một phần của cách ứng xử mới, chúng ta sẽ tỏ ra tình yêu chân thật đối với anh em mình. Người nào không tỏ ra cung cách yêu thương chân thật dành cho anh em mình thì đang ở trong sự chết.
Nói như thế có nghĩa là người nào hay ghét ai đó, người ấy chưa hề được cứu, còn thuộc về Ca-in!
Chúng ta cần phải từ chối không ghen ghét và vòng tay ôm lấy tình yêu thương!
1 Giăng 3.15: “Ai ghét anh em mình, là kẻ giết người; anh em biết rằng chẳng một kẻ nào giết người có sự sống đời đời ở trong mình”.
Ca-in đã phạm tội giết người. Nhưng câu nầy nói người nào ghét anh em mình thì phạm tội giết người!
Sao Giăng có thể nói như vậy chứ?
Ông có thể nói như thế nầy là vì mọi điều Chúa Jêsus đã phán dạy trong Bài Giảng Trên Núi.
Mathiơ 5.21-22: “Các ngươi có nghe lời phán cho người xưa rằng: Ngươi chớ giết ai; và rằng: Hễ ai giết người thì đáng bị tòa án xử đoán. Song ta phán cho các ngươi: Hễ ai giận anh em mình thì đáng bị tòa án xử đoán; ai mắng anh em mình rằng: Ra-ca, thì đáng bị tòa công luận xử đoán; ai mắng anh em mình là đồ điên, thì đáng bị lửa địa ngục hành phạt”.
Giận dữ không có nguyên nhân dẫn đến sự phán xét.
Gọi ai đó là “đồ ngu” có nghĩa là nói người đó sẽ đến trước “toà án” đương thời, là Toà Công Luận.
Gọi ai đó là “đồ điên” là đặt người ấy vào cảnh nguy hiểm trong sự phán xét của Đức Chúa Trời.
Ghen ghét là giết người đang diễn ra ở trong lòng.
Ghét người lân cận mình và giết người ấy là hai tội tương đương nhau trong manh động của chúng.
Cái khác biệt là, kẻ giết người đã tạo ra hành động đó.
Yêu thương chân thật từ chối không thù hằn và nắm lấy sự tha thứ.
Êphêsô 4.26-27: “Ví bằng anh em đang cơn giận, thì chớ phạm tội; chớ căm giận cho đến khi mặt trời lặn, và đừng cho ma quỉ nhân dịp”.
Hỡi Cơ đốc nhân, nói như thế có nghĩa là sẽ không còn có chỗ cho thù hằn, cho đố kỵ, cho những cảm xúc khó chịu. Nếu quí vị thực sự đã được cứu, quí vị sẽ bị buộc phải xử lý với những trăn trở nầy một cách xứng đáng.
Êphêsô 4.31-32: “Phải bỏ khỏi anh em những sự cay đắng, buồn giận, tức mình, kêu rêu, mắng nhiếc, cùng mọi điều hung ác. Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy”.
Chúng ta cần phải tha thứ giống như Đấng Christ đã buông tha cho chúng ta. Loại tha thứ đó cần phải trọn vẹn.
YÊU THƯƠNG CHÂN THẬT ĐÒI HỎI HY SINH - Câu 16
1 Giăng 3.16: “Bởi đó chúng ta nhận biết lòng yêu thương, ấy là Chúa đã vì chúng ta bỏ sự sống; chúng ta cũng nên bỏ sự sống vì anh em mình vậy”.
Có khi nào quí vị lấy làm lạ, không biết Đức Chúa Trời có yêu thương mình hay không?
Khi nào có suy nghĩ như thế, hãy nhìn vào 1 Giăng 3.16 cho thật lâu.
Làm sao chúng ta biết Đức Chúa Trời yêu chúng ta?
Vì Đức Chúa Jêsus Christ đã cung ứng một của lễ tối thượng cho chúng ta!
Ngài đã ban ơn rời rộng nhất cho mọi người! Một ơn phải bước lên thập tự giá rồi chịu chết vì chúng ta!
Làm sao quí vị biết một Cơ đốc nhân yêu thương mình, hoặc làm sao quí vị biết mình đang yêu thương một Cơ đốc nhân khác?
Chúng ta biết yêu thương chân thật khi chúng ta bằng lòng phó sự sống mình cho tha nhân, hay tha nhân bằng lòng phó sự sống họ vì chúng ta.
Hầu hết chúng ta sẽ làm ra một số hy sinh nào đó cho tha nhân. Thậm chí chúng ta sẽ hiến một số máu của mình nữa. Nhưng tôi lấy làm ngạc nhiên, liệu chúng ta có phó sự sống mình cho những Cơ đốc nhân khác hay không!?!
Thật là dễ nói chúng ta sẽ hy sinh sự sống mình cho tha nhân, nhưng trừ phi đức tính yêu thương là thực đang ở trong quí vị, quí vị sẽ không có cơ hội đâu.
YÊU THƯƠNG CHÂN THẬT VỚI RA CHẠM ĐẾN THA NHÂN
1 Giăng 3.17: “Nếu ai có của cải đời nầy, thấy anh em mình đang cùng túng mà chặt dạ, thì lòng yêu mến Đức Chúa Trời thể nào ở trong người ấy được!”
Dường như Giăng đang nói: “Đừng nói rằng bạn sẽ phó sự sống mình, nếu bạn không móc bóp của mình ra!”
Yêu thương chân thật chia sẻ những gì nó có với tha nhân.
Đấy là điều chúng ta đang cố gắng thực hiện sáng nay, khi chúng ta dâng hiến cho các nạn nhân bị sóng thần.
Giăng nói rằng người nào có vật chi để chia sẻ, mà không chia sẻ nó thì chẳng có tình yêu thương của Đức Chúa Trời ngự trong người ấy.
Giacơ 2.15-16: “Ví thử có anh em hoặc chị em nào không quần áo mặc, thiếu của ăn uống hằng ngày, mà một kẻ trong anh em nói với họ rằng: Hãy đi cho bình an, hãy sưởi cho ấm và ăn cho no, nhưng không cho họ đồ cần dùng về phần xác, thì có ích gì chăng?”
Êphêsô 4.28: “Kẻ vốn hay trộm cắp chớ trộm cắp nữa; nhưng thà chịu khó, chính tay mình làm nghề lương thiện, đặng có vật chi giúp cho kẻ thiếu thốn thì hơn”.
Yêu thương chân thật không thâu trữ, hay chỉ đầu tư vào những khoái lạc riêng. Yêu thương chia sẻ với những người đang có cần.
1 Giăng 3.18: “Hỡi các con cái bé mọn, chớ yêu mến bằng lời nói và lưỡi, nhưng bằng việc làm và lẽ thật”.
Lời nói rẻ rúng lắm. Nó chẳng có giá trị bao lăm khi nói: “Tôi yêu bạn”.
Nó sẽ có giá trị nhiều lắm khi sống: “Tôi yêu bạn”.
Nói với ai đó mình yêu họ thì chẳng có gì sai.
Khi nói cho ai đó biết mình yêu họ rồi dừng lại ở đó thì quả là sai đấy!
Người nào thực sự yêu thương quí vị đang nhìn xem tình yêu của quí vị qua các hành động của quí vị.
Quí vị phải với ra chạm đến họ.
YÊU THƯƠNG CHÂN THẬT NHỚ ĐẾN MẠNG LỊNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
YÊU THƯƠNG CHÂN THẬT TỪ CHỐI KHÔNG THÙ HẬN
YÊU THƯƠNG CHÂN THẬT ĐÒI HỎI HY SINH
YÊU THƯƠNG CHÂN THẬT VỚI RA CHẠM ĐẾN THA NHÂN
***

I Giăng 3.4-10: "NHỮNG DẤU HIỆU CHỈ RA CON CÁI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI"



I Giăng 3.4-10
NHỮNG DẤU HIỆU CHỈ RA CON CÁI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Như bạn biết đấy, chúng ta có khuynh hướng mang lấy những điểm giống với cha mẹ mình theo phần xác. Chúng ta cũng có khuynh hướng mang lấy những điểm giống với bố mẹ về tình cảm và về lý trí. Quan trọng nhất, chúng ta mang lấy những điểm giống nhau về mặt thuộc linh với bố mẹ của mình.
Làm ơn nhìn vào I Giăng 3.10: “Bởi đó, người ta nhận biết con cái Đức Chúa Trời và con cái ma quỉ: ai chẳng làm điều công bình là không thuộc về Đức Chúa Trời, kẻ chẳng yêu anh em mình cũng vậy”.
Phần thứ nhứt của câu nầy là một câu nói rất thú vị. Câu nói nầy cho chúng ta biết rằng sự khác biệt giữa con cái của Đức Chúa Trời và con cái của ma quỉ rất là rõ ràng! Điều nầy ám chỉ rằng có một tương thích gia đình! Một là bạn có những dấu hiệu chỉ ra con cái Đức Chúa Trời, hoặc những dấu hiệu chỉ ra con cái của ma quỉ!
Một con cái của Đức Chúa Trời là người được sanh vào trong gia đình của Đức Chúa Trời.
Con cái của ma quỉ là bất cứ ai không phải là con cái của Đức Chúa Trời. Có nhiều người trông đẹp đẽ, sáng láng lắm ở xung quanh chúng ta lại là con cái của ma quỉ, chỉ vì họ không tin cậy Đấng Christ. Bạn chẳng cần phải làm gì cả khi trở thành con cái của ma quỉ.
Bạn tin cậy Đấng Christ làm Cứu Chúa của mình thì trở thành con cái của Đức Chúa Trời. Giăng 1.12-13
I Giăng 3.4-10 giải thích cho chúng ta biết những tương thích gia đình là như thế nào đối với con cái của Đức Chúa Trời và con cái của ma quỉ. Tôi đã chọn phải nhấn mạnh những dấu hiệu chỉ ra con cái của Đức Chúa Trời, và chỉ cho bạn thấy điểm tương thích gia đình giữa con cái của Đức Chúa Trời và chính mình Đức Chúa Trời.
Trong tiểu đoạn Kinh thánh gốc của chúng ta, chúng ta có bốn dấu hiệu hay đặc điểm của con cái Đức Chúa Trời.
1. TỘI LỖI NGƯỜI PHẢI ĐƯỢC XỬ LÝ – Các câu 4-5
Nan đề quan trọng nhất con người có là tội lỗi.
Chính tội lỗi đang phân rẽ con người ra khỏi Đức Chúa Trời.
Trong câu 5 bạn thấy rằng trong Chúa Jêsus, Ngài là Đức Chúa Trời, chẳng có tội lỗi chi hết. Giây phút A-đam và Ê-va phạm tội trong Vườn Ê-đen, đã có sự phân rẽ ngay tức khắc giữa họ và Đức Chúa Trời.
Vì Đức Chúa Trời là công bình và thánh khiết, nghĩa là, phân rẽ ra khỏi tội lỗi đối với chính mình Ngài, Ngài không thể dung chịu tội lỗi. Đấy là lý do tại sao Êxêchiên 18.4 chép: “Linh hồn nào phạm tội, thì sẽ chết …”
Để cho Đức Chúa Trời lập chúng ta làm con cái của Ngài, con cái thật của Ngài sẽ mang lấy sự tương thích trong gia đình của Ngài, Ngài phải xứ lý với tội lỗi.
I Giăng 3.4: “Còn ai phạm tội tức là trái luật pháp; và sự tội lỗi tức là sự trái luật pháp”.
Đây là một định nghĩa về tội lỗi. Tội lỗi là vi phạm luật pháp, hay tình trạng phi luật pháp. Phạm luật pháp là loạn nghịch chống lại Đức Chúa Trời.
Có những định nghĩa khác về tội lỗi trong Kinh thánh, nhưng định nghĩa nầy nói rằng người nào phạm tội phạm luật pháp. Phạm luật pháp là loạn nghịch chống lại Đức Chúa Trời. I Samuên 15.22-23
Thường thì sự loạn nghịch của chúng ta nằm ở bên trong chớ không phải ở bên ngoài. Chúng ta thường muốn giữ luật pháp ở bề ngoài, trong khi ở bên trong chúng ta đang loạn nghịch chống lại các luật lệ của Ngài. Điều nầy cũng là tội lỗi. Mathiơ 23.28
I Giăng 3.5: “Vả, các con biết Đức Chúa Jêsus Christ đã hiện ra để cất tội lỗi đi, và biết trong Ngài không có tội lỗi”.
Tội lỗi cần phải được xử lý nếu chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời.
Đây là cách Đức Chúa Trời xử lý với tội lỗi.
Ngài, có ý nói tới Chúa Jêsus, là Con của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra, hay hiện ra, để cất tội lỗi đi. I Phierơ 2.24
Nếu bạn là con cái của Đức Chúa Trời, tội lỗi của bạn cần phải được xử lý. Êphêsô 1.7
2. NGƯỜI KHÔNG PHẠM TỘI VÌ NGƯỜI Ở TRONG ĐẤNG CHRIST
I Giăng 3.6: “Ai ở trong Ngài thì không phạm tội; còn ai phạm tội, thì chẳng từng thấy Ngài và chẳng từng biết Ngài”.
Hỡi Cơ đốc nhân, khi bạn nhìn vào câu nầy, bạn có thể hoảng sợ đấy.
Bạn có thể nói: “Được thôi, tôi đang phạm tội. Điều nầy có nghĩa là tôi không được cứu sao?”
Chắc chắn là không rồi! I Giăng 1.8-10
Cơ đốc nhân phạm tội.
Cơ đốc nhân làm buồn lòng Đức Chúa Trời.
Cơ đốc nhân có thể phạm tội.
Nhưng đối với chúng ta, những Cơ đốc nhân, trường hợp nầy là ngoại lệ và không phải là luật!
Cơ đốc nhân là một người đang ở trong Đấng Christ.
Người tương giao với Ngài, tìm cách làm đẹp lòng Ngài, và tìm cách sống cho Ngài. Người trò chuyện với Ngài và học biết về Ngài. Khi người ở trong Đấng Christ, người xưng tội và xử lý với tội lỗi trong đời sống mình, và nhận lãnh sự thanh tẩy, hầu cho người không tiếp tục phạm tội nữa.
Cơ đốc nhân sẽ xem xét đời sống mình đều đặn vì cớ tội lỗi, sử dụng những câu Kinh thánh như Châm ngôn 6.16-19 làm kim chỉ nam.
Hỡi con cái của Đức Chúa Trời, khi người ở trong Đấng Christ, đừng khiến tội lỗi trở thành thói quen hàng ngày.
Hãy chú ý, người chưa được cứu, là con cái của ma quỉ, tiếp tục phạm tội và không thấy hay nhận biết Đức Chúa Trời. Nếu một người xưng mình là con cái của Đức Chúa Trời, mà không có một sự thay đổi nào cả, có lý do cho sự nghi ngờ.
Nếu bạn xưng mình đã tin cậy Chúa Jêsus làm Cứu Chúa và tuyên bố đã tin cậy Chúa Jêsus chưa thay đổi cách sống của mình, tôi thấy cần phải lo đấy! II Côrinhtô 5.17, I Giăng 2.4-6
3. NGƯỜI LÀM SỰ CÔNG BÌNH
I Giăng 3.7: “Hỡi các con cái bé mọn, chớ để cho ai lừa dối mình: kẻ làm sự công bình là người công bình, như chính mình Chúa là công bình”..
Giăng đang nói ở đây về sự công bình thực tiễn hay làm sự công bình.
Giây phút bạn được cứu, bạn đã trở nên công bình trong địa vị của bạn ở trước mặt Đức Chúa Trời. Đấy là sự công bình về địa vị. Rôma 5.1, II Côrinhtô 5.21
Dựa vào đức tin của bạn nơi Đấng Christ, Đức Chúa Trời xem bạn là công bình.
Đấy là địa vị của bạn ở trước mặt Đức Chúa Trời.
Giăng đang nói ở câu 7 rằng con cái của Đức Chúa Trời sẽ bắt chước cha của mình. Người sẽ làm sự công bình.
Chúng ta thường nghĩ đến đời sống Cơ đốc là chẳng nên làm điều chi sai trái. Còn hơn thế nữa đấy.
Đời sống Cơ đốc là làm điều chi là phải!
Mathiơ 23.23: “Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! vì các ngươi nộp một phần mười bạc hà, hồi hương, và rau cần, mà bỏ điều hệ trọng hơn hết trong luật pháp, là sự công bình, thương xót và trung tín; đó là những điều các ngươi phải làm, mà cũng không nên bỏ sót những điều kia”..
Trong câu Kinh thánh nầy ở sách Mathiơ, Chúa chúng ta đang công bố ra một loạt những điều “khốn cho” giáng trên những kẻ thiên về với luật pháp trong thời ấy, những người Pharisi.
Ngài nói cho họ biết rằng họ rất chi tiết khi dâng phần mười thậm chí những việc nhỏ nhất như phần mười bạc hà, rồi bỏ qua những điều hệ trọng hơn trong luật pháp. Những điều hệ trọng hơn nầy của luật pháp, tôi cảm thấy, mô tả sự công bình thực tiễn.
Những điều hệ trọng hơn trong luật pháp, theo Chúa Jêsus chúng ta là: “sự công bình, thương xót và trung tín”.
SỰ CÔNG BÌNH
Công bình là đối đãi với Đức Chúa Trời và con người cách công bình, theo những tiêu chuẩn công bình của Đức Chúa Trời.
THƯƠNG XÓT
Nếu bạn đọc Luật pháp Cựu Ước, bạn sẽ thấy rằng có những điều khoản nói tới sự thương xót.
Chiếc áo của người nghèo không được cầm cố như vật thế cho món nợ qua đêm.
Hai đầu đồng phải chừa lại không gặt để người nghèo có thể mót lấy, nhờ đó mà có đồ ăn.
Có những thành ẩn náu để cho người ta trốn vào đấy, nếu người tình cờ làm mất mạng của ai đó.
Ngày nay Chúa chúng ta trông mong người công bình tỏ ra lòng thương xót.
ĐỨC TIN HAY TRUNG TÍN
Đức Chúa Trời kêu gọi người công bình phải bước đi trong đức tin.
Đức Chúa Trời kêu gọi người công bình phải sống thật trung tín.
Trung tín được tác động bởi đức tin trước sau như một.
Chúng ta không thể làm sự công bình nếu không có sự vùa giúp và sự mặc lấy quyền phép của Chúa.
Nếu chúng ta đã được cứu, chúng ta sẽ có lòng ham muốn bước đi cách công bình. Chúng ta sẽ tỏ ra những dấu hiệu về việc làm ra sự công bình, mặc dầu chúng ta có sơ suất.
4. NGƯỜI CÓ MỘT BỔN TÁNH MỚI
I Giăng 3.9: “Ai sanh bởi Đức Chúa Trời, thì chẳng phạm tội, vì hột giống của Đức Chúa Trời ở trong người, và người không thể phạm tội được, vì đã sanh bởi Đức Chúa Trời”.
Không một ai sanh bởi Đức Chúa Trời mà phạm tội!
Có những người lạc sai trong một thời gian, nhưng rồi đã quay trở lại.
Họ sống trong tội lỗi một thời gian, nhưng rồi Chúa nắm giữ họ, vì họ là con cái của Đức Chúa Trờ.
Tại sao rất khó cho một con cái Đức Chúa Trời phải phạm tội?
Vì con cái của Đức Chúa Trời có một bổn tánh mới, người đã nhận lãnh bổn tánh nầy khi người tin cậy Đức Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa.
Khi một người được sanh lại bởi Đức Chúa Trời, người đã được cứu là kết quả của Đức Chúa Trời đang gieo hột giống của Ngài trong người, được tái sanh.
Là dòng dõi của một người sẽ tạo ra một người mang lấy những đặc điểm tương thích; và cũng như vậy với giống của con ngựa, con chó hay con mèo; dòng giống của Đức Chúa Trời sẽ nhận lãnh nơi sự sanh lại tạo ra một bổn tánh mới và giống như bổn tánh của Đức Chúa Trời.
Bổn tánh cũ là tội lỗi dựa theo A-đam.
Bổn tánh mới là công bình, chiếu theo Đấng Christ.
Việc của chúng ta là hãy để cho bổn tánh mới cai trị chúng ta chớ không phải bổn tánh cũ. Rôma 5.17
1. TỘI LỖI NGƯỜI PHẢI ĐƯỢC XỬ LÝ
2. NGƯỜI KHÔNG PHẠM TỘI VÌ NGƯỜI Ở TRONG ĐẤNG CHRIST
3. NGƯỜI LÀM SỰ CÔNG BÌNH
4. NGƯỜI CÓ MỘT BỔN TÁNH MỚI
***