Thứ Tư, 16 tháng 12, 2009

Thái độ của bạn và Tin Lành



NGÃ TƯ ĐƯỜNG CỦA CUỘC SỐNG
Thái độ của bạn và Tin Lành
Rôma 1.14-16
1. Vào giữa thập niên năm 1800, một nhóm những nhà thăm dò đi đến Bannock, Montana để tìm vàng. Khi đối mặt với những khó nhọc rất nghiêm trọng, vài người trong số họ đã chết trong cuộc thám hiểm. Họ bị những người da đỏ thù nghịch tấn công, chúng lấy đi tất cả ngựa rồi cảnh cáo họ nếu họ trở lại đất đai của người da đỏ một lần nữa, họ sẽ bị giết. Bị thất bại, ngã lòng và bị bức hiếp, họ từ từ lên đường trở lại Bannock bằng cách đi bộ. Một tối kia, khi họ cắm trại gần một dòng suối, một nhà thám hiểm đã tìm được một miếng quặng vàng tự nhiên có giá 12USD. Qua ngày sau, tất cả họ lội qua dòng suối đó rồi tìm được miếng vàng khác có giá trị 50USD. Khi họ trở lại Bannock để tìm mua sắm các thứ đồ đạt, họ đã đưa ra một lời thề trang trọng không nói với ai về những gì họ tìm được. Tuy nhiên, khi họ quay trở lại chỗ có vàng, khoảng 300 người đã đi theo họ. Ai đã tiết lộ những tin tức tốt lành? Không một ai cả! Gương mặt rạng rỡ của những nhà thám hiểm đã phản bội lại bí mật của họ!
2. Sự khám phá quan trọng nhất bất kỳ ai có thể dò kiếm được không phải là vàng trong dòng suối kia, mà là ơn cứu rỗi ở trong Đức Chúa Jêsus Christ. Khi bạn suy nghĩ đến sự thực Chúa Jêsus đã chịu chết vì tội lỗi của bạn, bị chôn rồi đã sống lại trong sự vinh hiển, sự tha thứ chắc chắn, sự bình an và một quê hương ở trên trời, có phải sự khám phá ấy đã làm cho bạn phải mĩm cười không? Có phải đức tin của bạn đang rạng rỡ trên gương mặt của bạn? Thái độ của bạn về Tin Lành như thế nào? Có phải bạn thực sự tin theo Tin Lành ấy chăng? Có phải bạn tin theo Tin Lành, là những tin tức tốt lành làm thay đổi đời sống không? Có phải bạn thực sự tin Chúa Jêsus là đường đi duy nhứt dẫn đến thiên đàng không?
3. Sứ đồ Phaolô đã tin Tin Lành mạnh mẽ đến nỗi không những nó rạng rỡ trên gương mặt của ông, mà nó còn nung đúc mọi tư tuởng của ông và đầy dẫy trong những cuộc trao đổi, bàn luận. Ông đã tin mạnh mẽ sứ điệp nói tới thập tự giá đến nỗi nó trở thành ưu tiên một hoàn toàn trong đời sống của ông. Ông đã dâng mình vào việc chia sẻ những tin tức tốt lành với bất cứ ai và với mọi người.
4. Trong sứ điệp sau cùng của loạt bài nói tới Tin Lành, Ngã Tư Đường Trong Cuộc Sống chúng ta sẽ xem xét GÁNH NẶNG, SỰ DẠN DĨ, và NIỀM TIN của Phaolô nơi Tin Lành và tiếp thu lấy một số ứng dụng cho đời sống của chúng ta.
I. Gánh nặng của Phaolô. Tôi là kẻ mắc nợ (câu 14).
A. ĐỊNH NGHĨA về việc trở thành "kẻ mắc nợ".
1. Phaolô bắt đầu bằng cách nói: "Tôi mắc nợ". "Kẻ mắc nợ" ra từ một từ Hy lạp có nghĩa là "người làm chủ" {owner}.
2. Quyển tự điển chú giải Tân Ước Vines xác định từ nầy là "người nầy làm chủ cái gì đó của người khác, chủ yếu là về tiền bạc" (p.269).
3. Chúa Jêsus đã sử dụng chính từ nầy trong Bài Cầu Nguyện Mẫu trong Bài Giảng Trên Núi ở Mathiơ 6.12, ở đây Ngài dạy chúng ta phải cầu nguyện "và tha nợ cho chúng tôi cũng như chúng tôi tha kẻ mắc nợ chúng tôi". Ở đây, nội dung chứa ý nghĩa của "tội lỗi".
4. Chúa Jêsus cũng sử dụng từ nầy để mô tả số lượng mắc nợ trong Thí dụ nói về tôi tớ không biết tha thứ trong Mathiơ 18.21-35.
5. Không một người nào cần phải giải thích ý tưởng về nợ nần cho những người Mỹ hiện đại cả. Nhiều người đã héo hon vì nợ nần. Dường như Lối Sống Của Người Mỹ là phải trả giá mọi sự trong sự trả góp mỗi tháng. Có người nói: "Lý do duy nhứt gia đình người Mỹ không có một con voi, ấy là họ phải trả góp mỗi tháng thay vì phải bỏ một đôla vào con voi".
6. Hết thảy chúng ta đều là kẻ "mắc nợ" đối với ai đó hoặc việc gì đó. Chúng ta mắc nợ món thế chấp, thuê mướn, xe cộ, các thứ thuế, các tiệc ích, và học phí, chưa nhắc tới chi tiêu hết mức nợ của thẻ tín dụng nữa. Một website về các thứ nợ cho biết như sau: "độ tin cậy của người Mỹ đặt trên — các thẻ tài khoản ngân hàng, các thứ thẻ siêu thị và xăng dầu, các thẻ nợ và thẻ ATM bằng nhựa ở một mức độ cao trọn thời gian. Người Mỹ trung bình mang trong người 9 thẻ, với một sự cân đối nhiều ngàn đôla".
7. Tôi nếm trải món nợ đầu tiên của mình khi tôi mua chiếc xe đầu tiên với giá 900USD. Tôi chỉ có 125USD, bố tôi buộc tôi phải trả mỗi tuần 100USD cho ông cho tới chừng nào món nợ đã trả đủ.
B. GIẢI THÍCH việc trở thành "kẻ mắc nợ"
1. Phaolô nói rằng ông cũng là một "kẻ mắc nợ". Câu nầy làm phát sinh thắc mắc: "Ông đã mắc nợ ai?" Phaolô không mắc nợ Visa, MasterCard hay American Express. Ông không mắc nợ công ty điện thoại hay ngân hàng. Phaolô nói cho chúng ta biết ông đã mắc nợ MỌI NGƯỜI. Ông nói ra sự ấy theo hai cách khác nhau:
a. Thứ nhứt, ông nói: "Tôi mắc nợ cả người Gờ-réc lẫn người dã man". Người "Gờ-réc" là người có học. Họ xây dựng nhiều thành phố, mở rộng nghệ thuật và các bộ môn khoa học, phát triển các bộ môn thể thao. "Người dã man" có ý nói tới "những người nói năng lỗ mãng, tục tằn và khó chịu". Người Gờ-réc sử dụng từ ngữ nầy để mô tả những kẻ không thuộc xã hội và ngôn ngữ của họ. Phaolô tự xem mình là "kẻ mắc nợ" cả người có học và người thất học.
b. Thứ hai, Phaolô nói: "Tôi mắc nợ … cả người thông thái lẫn người ngu dốt". Từ ngự Hy lạp nói tới "thông thái" là sophos, là người có chất lượng nhơn đức. Vì lẽ đó, "ngu dốt" có chất lượng phi đạo đức. Phaolô là "kẻ mắc nợ" cả người đạo đức lẫn người phi đạo đức. Ông là "kẻ mắc nợ" đối với MỌI NGƯỜI! Ông đã nói trong II Timôthê 1.11: "Ấy là vì Tin Lành đó mà ta đã được lập làm người giảng đạo, sứ đồ và giáo sư".
2. Chúng ta biết Phaolô đã mắc một món nợ. Chúng ta biết ông mắc một món nợ đối với mọi người. Thắc mắc kế tiếp rất hợp lý như sau: "Phaolô đã mắc nợ gì?" Ông không mắc nợ tiền bạc; ông mắc nợ Tin Lành. Khi ông xem xét ân điển đáng kinh ngạc của Đức Chúa Trời trong chính đời sống của ông, ông cảm thấy một sự bắt buộc tối thượng phải chia sẻ ân điển ấy với tha nhân.
C. ỨNG DỤNG việc trở thành "kẻ mắc nợ"
1. Bạn mắc “nợ” loại nào trong các thứ VẬT CHẤT? Có phải trả các hoá đơn đúng kỳ là quan trọng không? Có phải ai cũng biết bạn là kẻ hay “trả chậm” không? Tất nhiên là không rồi. Phần lớn chúng ta đều chịu khó làm việc khi chịu trách nhiệm về tài chính và có tài khoản hẳn hòi.
2. Bạn mắc loại “nợ” nào trong các vụ việc THUỘC LINH? Bạn đã kinh nghiệm chính ân điển mà Phaolô đã kinh nghiệm. Bạn là kẻ mắc nợ đối với mọi người giống như Phaolô đã mắc vậy. Ông đã nói trong Rôma 8.12: "Vậy, hỡi anh em, chúng ta chẳng mắc nợ xác thịt đâu, đặng sống theo xác thịt". Có phải bạn cảm thấy phải bó buộc phải trả món nợ thuộc linh giống như bạn phải trả các món nợ vật chất?
3. Tất cả các tín đồ đều là "kẻ mắc nợ" theo hai cách: Chúng ta là "kẻ mắc nợ" đối với ĐỨC CHÚA TRỜI. Chúng ta nợ Ngài đủ mọi thứ. Thứ hai, chúng ta là "kẻ mắc nợ" đối với CON NGƯỜI. Chúng ta mắc nợ Tin Lành đối với mọi người!
4. Món nợ của Phaolô đối với con người là một GÁNH NẶNG đối với ông. Ông lo lắng về món nợ ấy. Món nợ nầy luôn thường trực trong lý trí của ông. Chúng ta cũng cần có một GÁNH NẶNG như thế nữa. Thật là dễ ly dị mình ra khỏi thế giới hư mất. Thật là dễ vây quanh mình với các thân hữu Cơ đốc rồi quên kẻ bị hư mất đi. Thật là dễ sa vào tính xác thịt rồi hành động giống như kẻ bị hư mất. Nhu cần quan trọng nhất mà Hội Thánh chúng ta đang có là một gánh nặng rất to lớn, một nỗi đau dành cho những ai không có Đấng Christ!
5. Đây là bốn cách để bắt đầu trả món nợ thuộc linh của chúng ta:
a. Thứ nhứt, cầu nguyện đặc biệt cho kẻ bị hư mất mà bạn quen biết. Cầu nguyện là quyền phép lớn lao trong công tác chứng đạo.
b. Thứ hai, chịu khó làm việc để trở thành một tấm gương trung tín.
c. Thứ ba, tìm kiếm những cơ hội để chia sẻ Tin lành.
d. Thứ tư, ủng hộ công cuộc truyền giáo trên khắp thế giới bằng cách dâng hiến cho các hội truyền giáo và quí Mục sư của Hội Thánh chúng ta.
II. Sự dạn dĩ của Phaolô. Tôi sẵn lòng rao Tin Lành (câu 15).
A. ĐỊNH NGHĨA việc trở thành kẻ "sẵn lòng"
1. "Sẵn lòng" ra từ tiếng kép Hy lạp prothumos. Pro tất nhiên có nghĩa là "phần trước hay trước khi"; Thumos có nghĩa là "đam mê giống như đang thở nặng, mãnh liệt". Vì lẽ đó, "sẵn lòng" có ý nói "Một sự đam mê và khao khát đã định trước".
2. Chúng ta có thể nói rằng Phaolô đã chịu khó chờ đợi một cơ hội để rao Tin Lành cho bất cứ ai và mọi người!
3. Một trong những ký ức đáng ưa thích nhất của tôi khi còn nhỏ là sự tán thưởng buổi sáng Giáng Sinh và tất cả những gói quà. Một trong các niềm vui của bậc làm cha mẹ là nhìn thấy sự tán thưởng đó nơi chính con cái của mình.
4. Tôi vẫn còn có sự tán thưởng ấy hết lúc nầy tới lúc khác. Bình thường tôi không phải là người thức dậy sớm đâu, nhưng tôi chờ đợi tiếng chuông reo vào sáng sớm trong mùa lễ!
5. Sự tán thưởng sốt sắng ấy mô tả thái độ sẵn lòng muốn chia sẻ Tin Lành của Phaolô .
B. GIẢI THÍCH về việc trở thành kẻ "sẵn lòng"
1. Phaolô nói: "Ấy vậy, hễ thuộc về tôi, thì tôi cũng sẵn lòng rao Tin Lành cho anh em”. Ông có lòng đam mê đã định trước muốn chia sẻ sứ điệp nói tới thập tự giá.
2. Phaolô có một sự sốt sắng muốn chia sẻ Tin Lành với hạng người đặc biệt. Ông nói: "là người ở thành Rô-ma".
3. Vị giáo sĩ của cho thành Saint Petersburg, nước Nga, là Kevin Plaster vốn có loại gánh nặng ấy đối với người dân Nga. Khi chúng ta cầu nguyện và kéo đến gần Đức Chúa Trời, chúng ta phát triển một gánh nặng cho hạng người nhất định nào đó. Ai trong đời sống bạn Đức Thánh Linh đang hướng dẫn bạn phải chia sẻ Tin lành cho? Tôi nhớ khi đứng bên lề trận đấu bóng đá của trường đại học. Tôi thường cùng với người khác thay phiên nhau giữ vai trò hậu vệ. Khi vị huấn luyện viên muốn thay hậu vệ, ông ấy sẽ sai một người trong chúng tôi vào sân. Tôi luôn luôn ở lại bên cạnh ông và suy nghĩ: "Thưa huấn luyện viên, đến lượt tôi! Xin hãy sai tôi vào trận đi!" Đấy là cách thức Phaolô đã cảm nhận về việc rao Tin lành tại thành Rôma. Ông đang cầu nguyện: "Lạy Chúa, xin hãy sai con!"
C. ỨNG DỤNG việc trở thành kẻ "sẵn lòng"
1. Từ ngữ nói tới "rao" ở đây cũng chính là từ ngữ mà từ đó chúng ta mới có chữ "evangelism" [truyền giáo]. Từ nầy có nghĩa là: "loan báo những tin tức tốt lành", mà không nhất thiết từ một toà giảng!
2. Nếu có ai đó cần phải nói với bạn giống như viên cai ngục người thành Philíp nói với Phaolô: "Tôi phải làm chi để được cứu?" bạn có thể đáp trả lại người ấy chăng? Nếu không, bạn cần phải học biết cách thức để "rao Tin Lành" hay chia sẻ đức tin của bạn.
3. Phần lớn thời gian, người ta sẽ không tiếp cận với chúng ta, vì vậy chúng ta phải tiếp cận họ. Chúa Jêsus đã phán: "Vậy, hãy ĐI dạy dỗ muôn dân" (Mathiơ 28.19).
4. Có phải bạn đang có đủ một GÁNH NẶNG để có lòng DẠN DĨ với Tin lành chưa? Có phải bạn đang đừng bên lề rồi nói: "Lạy Chúa, xin hãy sai con!" hoặc có phải bạn đang núp ở đàng sau chỗ giải khát hy vọng Ngài sẽ quên bạn đang ở trong đội của Ngài?
III. Niềm tin của Phaolô. Tôi không hổ thẹn (câu 16).
A. ĐỊNH NGHĨA về việc trở thành kẻ không "hổ thẹn"
1. Phaolô nói: "Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu". "Hổ thẹn" có ý tưởng gốc rễ của nó khi cảm thấy mất ơn hay bối rối. Vì lẽ đó, Phaolô đang nói rằng ông không lúng túng hay xấu hổ bởi Tin Lành đâu. Bản Kinh Thánh TEV dịch cụm từ nầy như sau: "Tôi hoàn toàn tin tưởng nơi Tin lành".
2. Phaolô tin Tin Lành là TỐI THƯỢNG. Ba trường phái tư tưởng chính trong thời của ông là Rôma, Hy lạp và Hêbơrơ. Phaolô đã học tập về quyền lực của người La mã, sự khôn ngoan của người Hy lạp, cùng tôn giáo của người Do thái. Ông tuyệt đối tin chắc rằng Tin Lành quả thực trổi hơn hết thảy!
3. Khi chúng ta thực sự hiểu rõ ân điển của Đức Chúa Trời trong sứ điệp nói tới thập tự giá, chúng ta cũng phải tin rằng sứ điệp ấy là TỐI THƯỢNG trổi hơn hết thảy các tôn giáo và triết lý đương thời của thế gian.
4. Cơ đốc nhân sẽ không bao giờ cảm nhận như không hiểu biết trong một xã hội tri thức, mà phải như một khâm sai đến từ Đức Chúa Trời. II Côrinhtô 5.20 chép: "Vậy chúng tôi làm chức khâm sai của Đấng Christ, cũng như Đức Chúa Trời bởi chúng tôi mà khuyên bảo. Chúng tôi nhơn danh Đấng Christ mà nài xin anh em: hãy hòa thuận lại với Đức Chúa Trời".
B. GIẢI THÍCH việc trở nên kẻ "không hổ thẹn"
1. Phaolô đã "không hổ thẹn" về Tin Lành vì đó là SỨC MẠNH THUỘC LINH. Không những Tin Lành làm cho người ta biết ý thức và khôn ngoan, Tin Lành còn là "quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin" nữa. Từ ngữ "quyền phép" ra từ chữ Hy lạp dunamis, từ đó chúng ta có chữ "dynamite!"
2. Tôi thường gặp những người hay nói họ đến với nhà thờ hoặc với một buổi chứng đạo, thì họ đã quyết định rồi, họ sẽ không cảm động hay đưa ra một quyết định. Tuy nhiên, khi họ nghe giảng Tin Lành, "quyền phép của Đức Chúa Trời" đã cảm động họ đến với đức tin!
3. Phaolô không "hổ thẹn về Tin Lành" cũng là vì Tin Lành TÁC ĐỘNG VÀO MỌI NGƯỜI. Ông nói Tin Lành ấy là "quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin" và gồm cả "người Giu-đa" trước tiên vì Tin Lành trước tiên đang dành cho người Do thái, mà còn cho "người Gờ-réc" nữa.
4. Chúng ta rao giảng chính Tin Lành ấy ngày nay đã đưa người ta đến với đức tin trong hàng ngàn năm. Chính Tin Lành ấy chúng ta đang nắm giữ thật quí báu ở đây tại Amarillo, Texas đang cứu nhiều người ở Trung hoa, Ấn độ, Nga sô, và thậm chí ở bốn phương địa cầu nữa. Chúa Jêsus đã phán trong Công vụ Các Sứ đồ 1.8: "Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất". John Phillips đã viết: "Thế gian không cần một hệ thống giáo dục tốt hơn, cải tổ xã hội tốt hơn, hay những ý tưởng tôn giáo hay hơn. Thế giới ấy đang cần có Tin Lành. Sứ điệp Tin lành bắt lấy lý trí, đánh vào lương tâm, làm ấm áp cõi lòng, cứu lấy linh hồn rồi làm cho cuộc sống được nên thánh. Tin lành có thể làm cho kẻ say xỉn được mềm mại hơn, người cong quẹo ra ngay thẳng và người đàn bà trác táng ra thanh sạch. Tin lành là một sứ điệp đủ làm biến đổi đời sống của bất cứ người nào tin" (p.20). Darrell Scott, là cha của Rachel Scott, một nạn nhân của việc bắn giết ở trường Columbine in Littleton, Colorado, đã được mời đến phát biểu tại hội nghị ở the House Judiciary Committee năm ngoái. Ông đọc một bài thơ do ông viết: "Luật lệ của bạn bất chấp những nhu cần sâu sắc nhất, Lời lẽ của bạn là khoảng không không, Bạn đã quét sạch cơ nghiệp của chúng tôi, Bạn gạt bỏ lời cầu nguyện đơn sơ. Giờ đây tiếng súng nổ đầy phòng học của chúng tôi, và nhiều trẻ em quí báu đã ngã chết, bạn tìm kiếm giải đáp ở khắp mọi nơi, rồi đưa ra câu hỏi: "Tại sao?". Bạn đưa ra những luật cấm đoán qua tín ngưỡng, rồi bạn chẳng hiểu gì cả, vì Đức Chúa Trời là điều bạn đang cần đến!"
C. ỨNG DỤNG việc không "hổ thẹn". Một Cơ đốc nhân thực sẽ làm chứng đạo. Chúa Jêsus đã phán trong Mathiơ 10.33: "còn ai chối ta trước mặt thiên hạ, thì ta cũng sẽ chối họ trước mặt Cha ta ở trên trời". Thái độ của bạn thì sao nào? Khi Napoleon là một sĩ quan pháo binh trong cuộc bao vây thành Toulon, ông kiến thiết một khẩu đội pháo ở một vị trí lộ thiên mà người ta nói với ông là ông sẽ chẳng có người để giữ vị trí ấy nữa. Napoleon đưa ra một dấu hiệu rồi nói: "Khẩu đội pháo của hạng người không biết sợ hãi" và khẩu đội pháo luôn luôn được bố trí. Thắc mắc thực là: CÓ PHẢI CHÚNG TA TIN TIN LÀNH ĐỦ ĐỂ CHIA SẺ TIN LÀNH ẤY?
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét