Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

SỨ ĐỒ THÔ-MA



NHÂN VẬT KINH THÁNH
SỨ ĐỒ THÔ-MA
Mathiơ 10.3; Mác 3.18; Luca 6.15;
Giăng 11.16; 20; 24-29; 21.2;
Công Vụ các Sứ đồ 1.13
Phần giới thiệu :
Sứ đồ Thô-ma ai cũng biết là "Thô-ma nghi ngờ". Tên của ông thường được gắn với hồ nghi và đức tin yếu đuối. Có người kết luận rằng Thô-ma là một loại người rất yếm thế và u sầu.
Tôi tin rằng chúng ta sẽ thấy điều nầy không nhất thiết là sự thực khi xem xét các phân đoạn Kinh Thánh cung ứng sự hiểu rõ về con người của Thô-ma. Trong các phân đoạn Kinh Thánh mà ông tỏ ra hồ nghi hay quan tâm ở đó, chúng ta sẽ thấy rõ có một sự thành thực nơi ông và không một trường hợp nào tình cảm và sự tin kính ông dành cho Chúa Jêsus bị thắc mắc hết.
Trong phần nghiên cứu Kinh Thánh, chúng ta thấy Mathiơ, Mác, Luca và Công Vụ các Sứ đồ chỉ liệt kê ra tên của ông cùng với các vị sứ đồ khác. Tuy nhiên, Giăng ghi lại ba trường hợp Thô-ma phát biểu và những trường hợp nầy cung ứng cho chúng ta phần thông tin chúng ta có về bản chất của nhân vật nầy.
I. LAI LỊCH CỦA NHÂN VẬT THÔ-MA ĐƯỢC XEM XÉT.
A. Ông được gọi là Thô-ma và ông được gọi là Đi-đim.
1. Cả hai cái tên nầy đều là hai tên song sinh.
a. Thô-ma là tên theo tiếng Hybálai.
b. Đi-đim là tên theo tiếng Hy lạp.
2. Rõ ràng ông là một người sanh đôi.
a. Có người cho rằng Mathiơ là anh em sanh đôi của ông vì họ gắn bó với nhau trong các bảng danh sách các vị sứ đồ, nhưng chẳng có nền tảng thực sự nào cho những kết luận như thế.
b. Một truyền khẩu xa xưa nói rằng sanh đôi với ông là một người chị có tên là Lysia.
c. Sự thực của vấn đề, ấy là chúng ta không biết ai là anh em sanh đôi với ông, vì vậy chúng ta thực sự không nên nghĩ đến.
B. Chúng ta không biết gì về sự ông được cứu hay ơn kêu gọi ông bước vào sự phục vụ.
C. Có người cho rằng ông là một ngư phủ trước khi ông được cứu trên cơ sở ông hiệp tác với Phierơ, Giacơ và Giăng trên một chuyến đánh cá (Giăng 21.2-3).
D. Chúng ta biết rằng ông là một người Do thái và có lẽ ông đã xuất thân từ xứ Galilê. Công Vụ các Sứ đồ 1.11
II. CÁC THAM KHẢO TRONG KINH THÁNH XỬ LÝ VỚI THÔ-MA ĐƯỢC TRA CỨU.
A. Ông tỏ ra bằng lòng chịu chết với Chúa Jêsus (Giăng 11.16)
1. Tham khảo với sự chết của Laxarơ ở Bêthany.
2. Chúa Jêsus sửa soạn vào trong một khu vực có nhiều nguy hiểm cho Ngài và các môn đồ (Giăng 8.58-59; 10.30-33)
3. Câu nói của Thô-ma cho chúng ta biết vài việc về ông: 11.16
a. Ông vốn có tình cảm sâu rộng dành cho Chúa Jêsus.
b. Ông vốn có lòng trung thành với Chúa Jêsus.
c. Đức tin của ông vốn mạnh mẽ y như các môn đồ khác.
d. Có thể ông đã có khuynh hướng nhìn vào mặt tối của các biến cố.
1) Ông đối diện với những thực tế mà cuộc sống đang hướng tới.
2) Tình cảm và lòng tin kính của ông không nao núng ở trước bộ mặt của nghịch cảnh.
3) Ông muốn được ở với Chúa Jêsus với bất cứ giá nào.
Ông tỏ ra bằng lòng chịu chết với Chúa Jêsus.
B. Ông thắc mắc Chúa Jêsus khi Chúa Jêsus phán Ngài sẽ đi dọn cho môn đồ một chỗ (Giăng 14.1-6).
1. Thô-ma hay bất cứ môn đồ nào khác đều không hiểu rõ được sự dạy của Chúa Jêsus ở điểm nầy.
a. Hết thảy họ đều trông mong Chúa Jêsus dựng lên Vương quốc của Ngài và trị vì trên ngôi của David.
b. Hết thảy họ đều đã nghe Chúa Jêsus phán về sự chết, sự chôn và sự sống lại của Ngài, song không hiểu được Ngài.
2. Chúa Jêsus báo cho họ biết rằng Ngài sẽ đi về nhà Cha Ngài để dọn một chỗ. Ngài phán họ biết rõ chỗ đó và đường đi đến đó. Giăng 14.1-4
3. Thô-ma không hiểu được, vì thế ông đã đưa ra nhiều thắc mắc. Giăng 14.5
a. Thô-ma vốn không chắc chắn Chúa Jêsus đang nói về những việc ở trên trời hay dưới đất.
b. Một lý do ông không hiểu, có lẽ là ông tưởng rằng ông biết nhiều hơn ông thực sự nhìn biết.
c. Thô-ma đã hiểu rằng Chúa Jêsus sẽ rời đi và sự thực ấy đem lại cho ông nhiều đau đớn.
4. Thô-ma đưa ra câu hỏi có hai phần:
a. Chúng ta không biết Ngài sẽ đi đâu (nghĩa là, Ngài sẽ đi đâu?)
b. Làm sao chúng tôi biết được đường đi?
5. Thắc mắc của Thô-ma cho thấy rằng ông thành thực muốn biết rõ sự thực.
6. Thắc mắc của Thô-ma đã phản ảnh các tư tưởng của cả nhóm.
7. Lời đáp của Chúa Jêsus với Thô-ma cung ứng cho chúng ta một lẽ thật rất quan trọng – và đó là: Chúa Jêsus là mọi sự chúng ta có cần trong đời nầy và trong cõi đời đời.
a. Chúa Jêsus là con đường dẫn đến Đức Chúa Trời – Không có đường ấy, thì chẳng thể đi đâu được cả.
b. Chúa Jêsus là chân lý của Đức Chúa Trời – Không có chân lý ấy, chẳng có thể có tri thức.
c. Chúa Jêsus là sự sống của Đức Chúa Trời – Không có sự sống ấy, thì chẳng còn có sự sống nữa.
C. Thô-ma đã gặp gỡ với Đấng Christ phục sinh (Giăng 20.24-29)
1. Thô-ma không có mặt với các môn đồ khác khi Chúa Jêsus hiện ra lần đầu tiên với cả nhóm (câu 24)
a. Chẳng ai biết lý do tại sao ông không có mặt ở đó hay ông đã ở đâu.
b. Có thể trong khi buồn khổ, Thô-ma muốn ở riêng một mình.
2. Thô-ma đã chối bỏ phần làm chứng của các môn đồ khác về việc họ trông thấy Chúa Jêsus (câu 25)
a. Chính các môn đồ nầy đã phê phán khi nghe mấy người đàn bà nói lại.
b. Thô-ma đã chọn ở lại với các môn đồ dù không tin họ đã nhìn thấy Đấng Christ phục sinh.
c. Trong tấm lòng của ông, Thô-ma không muốn tình trạng tan vỡ sẽ dẫn tới chỗ thương tổn nhiều hơn nữa.
d. Sự hồ nghi của Thô-ma là sự nghi ngờ của một người trong tấm lòng thực sự muốn tin theo.
3. Chúa đã hiện ra khi Thô-ma có mặt (các câu 26-29)
a. Chúa Jêsus đã yêu cầu Thô-ma rờ đến và chạm đến Ngài theo cách riêng.
1) Thô-ma bị quở trách theo một cách thức yêu thương.
2) Những hồ nghi thành thực nhứt của Thô-ma đã được định liệu.
b. Thô-ma đã xưng Chúa Jêsus là “Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi".
1) Câu nói nầy cho thấy Thô-ma là một tín đồ chẳng có một sự e dè nào hết.
2) Đây là một câu nói rõ ràng nhắm vào thần tính của Chúa Jêsus.
Phần kết luận:
Thế là chúng ta nhìn thấy Thô-ma là một nhân vật với lý trí thành thực nhứt và tấm lòng của một anh hùng.
Khi ông nhìn thấy điều mình phải làm, chẳng một điều gì kéo ông lui lại được cả.
Khi ông nhìn thấy điều mình phải làm, ông chỉ muốn nhìn thấy bằng cách nào để làm cho xong việc ấy mà thôi.
Khi ông nhìn thấy điều mà ông phải tin theo, ông chỉ muốn nhìn thấy đó là điều đáng phải tin.
Người ta đã tin rằng Thô-ma đã làm một công việc rất lớn ở Ấn độ.
Truyền khẩu nói rằng ông dùng đời sống mình để giảng đạo, làm chứng, và đã mở 8 Hội Thánh trước khi tuận đạo ở Ấn độ.
Hội Thánh Mar Thoma ở Ấn độ ngày nay cho rằng họ đã tấn tới từ những người mà Thô-ma đã khiến họ trở lại đạo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét