Thứ Tư, 16 tháng 12, 2009

LÀM CHỨNG VỚI TẤM LÒNG SẴN SÀNG



NGÃ TƯ ĐƯỜNG CỦA CUỘC SỐNG
LÀM CHỨNG VỚI TẤM LÒNG SẴN SÀNG
Công vụ các sứ đồ 8.25-40
1. Kinh nghiệm chứng đạo đầu tiên của tôi là với một người có tấm lòng sẵn sàng chịu nghe. Tôi lớn lên cùng với Gary, bạn tôi. Bố của chúng tôi quen biết nhau. Ông nội của chúng tôi cũng quen biết nhau. Tôi có phước được nuôi dạy trong một gia đình Cơ đốc và tôi đi nhà thờ mỗi lần hai cánh cửa mở ra. Bố mẹ của Gary là hạng người nhơn đức, nhưng họ không đi nhà thờ. Chúng tôi có nhiều thời gian cùng với nhau săn bắn, câu cá và tôi mời anh ấy đi nhà thờ là điều rất tự nhiên. Chúng tôi sắp đến tuổi 16 và ham thích những thứ tự do mới tìm được. Tôi tin rằng không những đôi lúc tôi là tấm gương xấu cho Gary, mà tôi chẳng làm một điều gì để chia sẻ đức tin của mình với anh ấy nữa.
Một tối kia, sau buổi thờ phượng tối, người bạn khác và tôi để cho Gary ngồi ở giữa trên hàng ghế của chiếc xe tải rồi nói: "Bạn cần được cứu rỗi". Chúng tôi đã giải thích tối đa thể nào Chúa Jêsus đã chịu chết vì tội lỗi của anh ấy, bị chôn và đã sống lại. Chúng tôi khích lệ anh ấy kêu cầu nơi Chúa và anh ấy đã làm theo. Ngày nay, người bạn lâu dài của tôi đang năng động hầu việc Chúa trong vai trò một chấp sự ở Hội Thánh quê hương tôi. Mặc dù tôi được ơn chia sẻ Tin Lành với nhiều người trải qua nhiều năm tháng, tôi rất biết ơn vì kinh nghiệm đầu tiên của tôi là với một tấm lòng sẵn sàng.
2. Chúa Jêsus phán với các môn đồ của Ngài trong Giăng 4.35: "Các ngươi há chẳng nói rằng còn bốn tháng nữa thì tới mùa gặt sao? Song ta nói với các ngươi: Hãy nhướng mắt lên và xem đồng ruộng, đã vàng sẵn cho mùa gặt!" Có nhiều người ở quanh chúng ta tấm lòng của họ đã được Chúa sửa soạn cho rồi. Họ chỉ cần có ai đó đến chia sẻ với họ những tin tức tốt lành hầu cho họ có thể tin theo.
3. Hôm nay, chúng ta sẽ xem xét ba phương diện của câu chuyện lạ lùng nói tới sự biến đổi của hoạn quan người Ê-thi-ô-pi rồi khi đó học biết các bài học sau cùng về sự chứng đạo cho một tấm lòng sẵn sàng.
I. Đức Chúa Trời sửa soạn cho cuộc gặp gỡ (các câu 25-28).
A. Đức Chúa Trời luôn luôn đề xướng sự cứu rỗi.
1. Chúa Jêsus phán ở Luca 19.10: "Bởi Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất". Tôi đã được cứu, không phải vì tôi tìm kiếm Đức Chúa Trời mà vì Ngài đã tìm kiếm tôi. Rôma 3.11 chép: "Chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời". 1 Giăng 4.19 chép: "Chúng ta yêu, vì Chúa đã yêu chúng ta trước". Mối tương giao của tôi với Đức Chúa Trời bắt đầu vì Ngài trong quyền tể trị của Ngài đã kéo tôi đến với Ngài .
2. Có hai ngăn trở giữ con người lại không đến với Đức Chúa Trời. Thứ nhứt, có SỰ SA SÚT THUỘC LINH của chúng ta. Êphêsô 2.1 chép chúng ta "…đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình". Chúng ta không thể đáp ứng với sự kích thích thuộc linh. I Côrinhtô 2.14 chép: "Vả, người có tánh xác thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời; bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự dồ dại, và không có thể hiểu được, vì phải xem xét cách thiêng liêng". Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 6.44: "Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng ta".
3. Trở ngại thứ hai giữ con người không đến với Đức Chúa Trời là CHIẾN TRẬN THUỘC LINH. II Côrinhtô 4.3-4 chép: "Nếu Tin Lành của chúng tôi còn che khuất, là chỉ che khuất cho những kẻ hư mất, cho những kẻ chẳng tin mà chúa đời nầy đã làm mù lòng họ, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin Lành Đấng Christ, là ảnh tượng của Đức Chúa Trời". Ở Mathiơ 13.19, Chúa Jêsus mô tả Satan là "quỉ dữ" là kẻ "đến cướp điều đã gieo trong lòng mình".
4. Phương thức duy nhứt để cho người ta được cứu là bởi Đức Chúa Trời, với ân điển, với xuống kêu gọi người ấy cho chính mình Ngài. Đức Chúa Trời luôn luôn đề xướng sự cứu rỗi. Sự cứu ấy là do ân điển, không có những công việc của loài người. Trong phân đoạn Kinh Thánh gốc, chúng ta thấy một người được ân điển của Đức Chúa Trời kéo đến.
B. Đức Chúa Trời sử dụng Philíp (các câu 25-27a).
1. Philíp là một "môn đồ chuyên giảng đạo". Ông được biệt riêng ra như một chấp sự trong Công vụ các sứ đồ 6.5. Ở đầu chương 8, chúng ta thấy ông được Đức Chúa Trời đại dụng ở thành Samari. Chúng ta hãy đọc các câu 4-8.
2. Sau đó, sứ đồ Phierơ và Giăng hiệp với Philíp tại thành Samari. Trong câu 25, chúng ta thấy cơn phấn hưng đang lan rộng.
3. Ở giữa hành trình truyền giáo thành công nầy, "có một thiên sứ của Chúa phán cùng Phi-líp". Ngài bảo ông phải rời thành Samari rồi "đi qua phía Nam". Ông phải đi theo "trên con đường từ thành Giê-ru-sa-lem xuống thành Ga-xa". "Ga-xa" là một thành phố cổ của người Philitin. Thú vị thay, từ ngữ "phía Nam" cũng có nghĩa là "độ ban trưa" như đã được dịch trong Công vụ các sứ đồ 22.6. Thiên sứ đã nói: "Độ ban trưa đi qua phía Nam trên con đường đến thành Ga-xa".
4. Hãy lưu ý: "Đây là sa mạc" hay "một nơi hoang mạc". Thành cổ Ga-xa đã bị hủy diệt vào thế kỷ thứ nhứt TC, thành phố mới hơn đã được xây dựng gần bờ biển hơn. Có hai con đường dẫn đến Ga-xa, một con đường thường được sử dụng và một con đường gần như bị bỏ hoang, đi ngang qua thành phố cổ .
5. Philíp "chờ dậy và đi". Ông không đưa ra một lời cáo lỗi nào. Ông có thể nói: "Tôi đang ở giữa cơn phấn hưng rất thành công" hay "Không có ai đi con đường bỏ hoang đó đâu" hoặc "Chẳng có ai đi lúc nắng nóng ban ngày".
6. Một môn đồ chơn thật, một người nắm giữ quyền phép của Tin Lành không thắc mắc với Đức Chúa Trời. Ông bèn đi. Giống như Ápraham, ông "dậy sớm" ra đi và dâng con trai mình làm của lễ thiêu, người tín đồ được Đức Thánh Linh dẫn dắt ngay lập tức vâng theo lời của Chúa.
7. Đức Chúa Trời sử dụng những người nam người nữ biết lập tức vâng theo Lời!
C. Đức Chúa Trời sử dụng những thắc mắc trong tấm lòng của người Ê-thi-ô-pi (các câu 27b - 28a).
1. Khi Philíp làm theo lịnh lạc của Đức Chúa Trời, ông gặp "một người Ê-thi-ô-pi". Chữ Hy lạp nói tới "Ê-thi-ô-pi" có nghĩa là "mặt cháy thiêu". Những người da đen dịnh cư ở phía nam xứ Ai cập.
2. Vua người Ê-thi-ô-pi, người ta tin là ông ta đã giáng xuống từ mặt trời và được xem là thánh. Mọi vụ việc của triều đình do Thái Hậu nắm giữ, bà nầy có tước hiệu là "Can-đác" tương đương với Xê-sa hay Pha-ra-ôn.
3. Ông ta có "quyền lớn" và phục vụ dưới quyền Hoàng hậu lo "coi sóc hết cả kho tàng bà". Ông là Bộ Trưởng Tài Chính của hoàng gia, một VIP không nghi ngờ chi nữa là người có học vấn cao và có tính ngay thẳng về mặt đạo đức. Có lẽ ông ra đời mạnh giỏi, có ảnh hưởng và rất giàu có.
4. Ông được mô tả là một "hoạn quan". Nhiều triều đại cổ xưa đã sử dụng những người hoạn nam trong các chức vụ cao vì họ được coi là trung thành.
5. Viên hoạn quan đã "đến thành Giê-ru-sa-lem để thờ phượng". Mặc dầu ông rất giàu và có quyền lực, có một thứ đang trống không ở trong ông. Ông thấy thất vọng và vỡ mộng với cuộc sống. Ông không tìm được sự bình an trong tôn giáo bản xứ. Có lẽ ông đã trở thành những gì người Do thái gọi là một "người kính sợ Đức Chúa Trời" mong mỏi làm thoả mãn linh hồn mình. Sau cùng, ông đã đến tại "thành Jerusalem để thờ phượng".
6. Trong thành thánh, ông bị từ khước không cho tiếp cận với đền thờ vì ông là một người hoạn (Phục truyền luật lệ ký 23.1). Tuy nhiên, ông đã thờ lạy Đức Chúa Trời chơn thật tại cổng đền thờ.
7. Giống như nhiều người ngày nay, quan hoạn đã tìm kiếm Đức Chúa Trời rồi sống theo những gì ông ta biết về Đức Chúa Trời. Đức Giêhôva đã hứa trong Giêrêmi 29.13: "Các ngươi sẽ tìm ta, và gặp được, khi các ngươi tìm kiếm ta hết lòng". Hêbơrơ 11.6 chép: "Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài".
D. Đức Chúa Trời sử dụng quyển Kinh Thánh ở trong tay của người Ê-thi-ô-pi (các câu 28b).
1. Khi Philíp tìm gặp người Ê-thi-ô-pi, ông ta đang "ngồi trên xe mà đọc sách tiên tri Êsai".
2. Có lẽ ông đã bỏ ra một số tiền lớn để mua cuộn giấy da sách tiên tri Êsai. Có thể ông đã mua sách Êsai vì cớ sách ấy nói tới những người hoạn trong 56.3-5.
3. Sự hằng hữu của Đức Chúa Trời và các thuộc tánh của Ngài có thể được nhìn thấy trong thiên nhiên (Rôma 1.20) nhưng muốn hiểu biết về Đấng Christ, về Tin Lành thì chỉ có thể nhận biết được qua Lời của Ngài (Rôma 10.12-15).
4. Đức Chúa Trời đã vận hành dựng nên một tấm lòng sẵn sàng nơi người Ê-thi-ô-pi. Ngài đặt một sự khao khát trong tấm lòng của ông ta đến nỗi không sao thoả mãn được. Ngài kéo ông đến thành Jerusalem, là thành thánh. Ngài giúp cho ông ta kiếm được Ngôi Lời. Ngài sai phái Philíp đến đón ông trong con đường "hoang mạc", một chỗ chẳng ai ưa thích hết.
5. Đức Chúa Trời đã vận hành! Có thể Ngài đang vận hành trong đời sống của bạn hôm nay!
II. Philíp giới thiệu Tin Lành (các câu 29-35).
A. Philíp đã có sự dạn dĩ đầy dẫy Đức Thánh Linh (các câu 29-30a).
1. Trước tiên hãy lưu ý rằng "Đức Thánh Linh phán cùng Philíp…". Trong câu 26 chính "thiên sứ của Chúa". Trong sự trở lại đạo của dân Ngoại đầu tiên trong Hội Thánh, dường như là Đức Chúa Trời đã thường sử dụng sứ giả Cựu Ước (thiên sứ) và sứ giả Tân Ước (Đức Thánh Linh) cùng nhau đưa Philíp đến với người Ê-thi-ô-pi.
2. Thời điểm của Đức Thánh Linh là trọn vẹn. Philíp đang đi về phía Nam. Viên hoạn quan đang đi về phía Nam. Ngay lúc "chiếc xe" chạy đến. Philíp, không nghi ngờ chi nữa, ông đã nghe hoạn quan đọc Kinh Thánh lớn tiếng. Vừa lúc nầy, Đức Thánh Linh thì thầm: "Hãy lại gần và theo kịp xe đó".
3. Câu 30 chép: "Philíp chạy đến". Thật là đáng ngờ khi một quan chức lớn như hoạn quan nầy lại đi có một mình. Có lẽ ông đã có một đoàn tùy tùng gây ấn tượng. Tuy nhiên, Philíp đã không bị đe doạ. Những lời cầu nguyện của Hội Thánh trong Công vụ các sứ đồ 4.31 dạy cho chúng ta biết rằng khi chúng ta được "đầy dẫy Đức Thánh Linh" chúng ta sẽ rao giảng "Lời Đức Chúa Trời cách dạn dĩ".
B. Philíp vốn có tri thức về Kinh Thánh (các câu 30b-35a).
1. Philíp dạn dĩ hỏi: "Ông hiểu lời mình đọc đó chăng?" Hoạn quan trả lời rằng: "Nếu chẳng ai dạy cho tôi, thể nào tôi hiểu được?" Dường như rất thú vị muốn có một vị giáo sư, ông ta đã mời Philíp "lên xe ngòi kế bên".
2. Ông ta không "hiểu" những gì ông ta đã đọc. Không những ông ta cần Lời đã được cảm thúc, ông ta còn cần một vị giáo sư đã sẵn lòng nữa.
3. Có người nói: "Tôi chỉ đọc Kinh Thánh cho chính mình. Tôi không cần ai dạy cho tôi cả". Charles Spurgeon thường nói: "Tôi không thể hiểu lý do tại sao có nhiều người đặt giá trị cao trên những gì Đức Thánh Linh phán cùng họ, và đặt ít giá trị trên những gì Ngài phán cùng người khác". Không những Đức Chúa Trời ban cho chúng ta Kinh Thánh, Ngài còn ban cho chúng ta những vị giáo sư đầy ơn nữa.
4. Người Ê-thi-ô-pi đang đọc từ Êsai 53.7-8, chương nầy nói tới Đấng Mêsi chịu thương khó. Thắc mắc của ông ta là: "Tôi xin hỏi ông, đấng tiên tri đã nói điều đó về ai? Có phải nói về chính mình người chăng, hay là về người nào khác?" Có một sự khác biệt trong dư luận về điều nầy giữa vòng các học giả ở thành Jerusalem. Tuy nhiên, Philíp "bắt đầu từ chỗ Kinh Thánh đó mà rao giảng Đức Chúa Jêsus cho người".
5. Bạn có tri thức Kinh Thánh đủ để bạn có thể bắt đầu tại chỗ bất kỳ phân đoạn Kinh Thánh nào rồi rao giảng về Chúa Jêsus không? Chúng ta hãy quay trở lại đọc Rôma 10.12-15.
C. Philíp vốn có tiêu điểm đặt nơi Chúa Jêsus (câu 35b).
1. Ông không sử dụng cách tiếp cận ghi băng; ông cũng không nặng nề với những luận cứ thần học. Ông "rao giảng Đức Chúa Jêsus".
2. Hội Thánh không thể cứu. Hệ phái không thể cứu. Chỉ có Đấng Christ mới có quyền cứu. Chúng ta phải chỉ con người cho Ngài (4.12). Chúng ta phải sống giống như cậu bé kia trở về nhà sau khi nhóm trong một nhà thờ mới. Mẹ cậu ta hỏi: "Ai là giáo sư của con?" Cậu ta đáp: "Con không nhớ tên của bà ấy, nhưng bà ấy phải là bà ngoại của Chúa Jêsus vì Ngài là tất cả những gì bà ấy nói đến!"
III. Viên hoạn quan tiếp nhận Cứu Chúa (các câu 36-40).
A. Viên hoạn quan bày tỏ đức tin (câu 36).
1. Khi Philíp "rao giảng" những gì cần phải nói cho viên hoạn quan. Ông đã nói VÂNG với sự kêu gọi của Đức Thánh Linh. Ông ta đã được cứu. Vì thế, ông ta hỏi: "có sự gì ngăn cấm tôi chịu phép báp-tem chăng?"
2. Philíp đã nói ông ta xuất thân từ một dòng giống lạc sai, một dân Ngoại, và màu da đen, là màu da không đúng. Ông bị người ta lưu ý là một quan hoạn. Nhưng đối với Philíp và sự gây dựng đời đời của Hội Thánh, không có một sự chống đối nào hết.
3. Một bài thánh ca viết: "Chúng ta làm cho tình yêu Ngài ra hạn hẹp bởi những giới hạn giả dối của chính chúng ta; Và chúng ta phóng đại sự nghiêm ngặt của Ngài với sự sốt sắng mà Ngài không cần. Vì tình yêu thương của Đức Chúa Trời thì rộng lớn hơn các kho báu của lý trí; và tấm lòng của Đấng đời đời là một thứ thật lạ lùng".
B. Viên hoạn quan đưa ra lời xưng nhận công khai (các câu 37-38).
1. Mặc dù câu 37 không có trong nhiều bản dịch hiện đại, nó được giữ đúng theo văn mạch.
2. Chiếc xe dừng lại và rồi "rồi cả hai đều xuống nước". Ở đó Philíp "làm phép báptêm" [nhúng xuống nước] cho hoạn quan.
3. Phép báptêm của người Ê-thi-ô-pi trong câu 38 thể hiện ra lời xưng nhận của ông ta trong câu 37. Phép báptêm xếp bản ngã của một người chung hàng với Đấng Christ và là hành động vâng phục đầu tiên trong cuộc sống đức tin. Những tín đồ nào chưa chịu phép báptêm là hạng tín đồ bất tuân.
C. Viên hoạn quan trở về với sự vui mừng (các câu 39-40).
1. Khi họ lên khỏi nước "thì Thánh Linh của Chúa đem Phi-líp đi" còn "hoạn quan chẳng thấy người nữa". Giống như Ê-li và Êxêchiên trước ông, dường như là Đức Chúa Trời đã đem ông đi bằng phép lạ nhiều dặm đường. Một số học giả Kinh Thánh giải thích điều nầy, họ nói rằng Philíp đã "bị Đức Thánh Linh bắt lấy" đến thành A-xốt, hay ông bị mê hoặc không tự mình đi cho tới khi ông đến tại thành A-xốt.
2. Tuy nhiên, hoạn quan vẫn "cứ hớn hở đi đường". Dấu hiệu của niềm tin thực sự là "vui mừng lắm một cách không xiết kể và vinh hiển" (I Phierơ 1.8).
3. Mặc dầu Kinh Thánh im lặng, giáo phụ Irenaeus nói hoạn quan đã trở thành một giáo sĩ cho dân tộc Ê-thi-ô-pi.
IV. Những bài học sau cùng khi chứng đạo cho một tấm lòng sẵn sàng.
A. Hãy nhận biết rằng Mọi Nổ Lực Của Bạn Chẳng Cứu Được Ai. Bất luận chúng ta rao giảng sứ điệp có nhiều như thế nào, chẳng có ai được cứu cho tới khi nào Chúa kéo người ấy đến. Chúng ta chỉ lo rao giảng, còn quyền phép là của Đức Chúa Trời.
B. Nương cậy trọn vẹn vào Đức Thánh Linh. Phương diện quan trọng nhất của sự chứng đạo là công tác của Thánh Linh Đức Chúa Trời. Ray Stedman nói: "Chúng ta, Cơ đốc nhân có khuynh hướng đào những con kênh cho dòng chảy của Đức Chúa Trời, rồi chúng ta nói: ‘Hãy đến, ôi dòng sông của Đức Chúa Trời và giờ đây hãy chảy qua con kênh nầy mà chúng tôi đã đào cho Ngài’. Và với sự may rủi của chúng ta, có dòng nước nhỏ chảy qua, trong khi trận lụt lớn quyền phép của Đức Chúa Trời đang tràn qua bãi bùn đâu đó, ở đó chúng ta không nghĩ Ngài thuộc về" (http.//pbc.org/dp/stedman/acts/0425.html). Chúng ta không thể lên kế hoạch cho cơn phấn hưng hay cho công tác của Đức Thánh Linh giống như chúng ta có thể lên kế hoạch cho thời tiết được.
C. Hãy nhớ tập trung sự trao đổi về Chúa Jêsus. Không một ai hay một điều gì khác đem lại ơn cứu rỗi chân chính. Thường thì Đức Chúa Trời sai những tấm lòng sẵn sàng vào đường lối của chúng ta và chúng ta thấy thoả lòng khi nói về loại xe hơi đời mới, công ăn việc làm hay môn thể thao của chúng ta. Nguyện chúng ta thể hiện ra Giăng 3.30: "Ngài phải dấy lên, ta phải hạ xuống".
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét