Đàng Sau Bối Cảnh Giáng Sinh: Bài Ca của Xachari –
Luca 1:67-80
Năm nay, chủ đề cho loạt bài Giáng Sinh của chúng ta là: “Những Bài Ca Giáng Sinh”. Chủ đề nầy rất thích ứng vì đây là thời gian dành cho âm nhạc và đặc biệt là thời gian để ca hát. Trong vài tuần nữa thôi, chúng ta sẽ thưởng thức một phần phụ giúp của âm nhạc cho mùa lễ ngay tại đây. Chúa nhựt tới, chúng ta có chương trình Giáng Sinh Thiếu Nhi — "Món Quà”. Rồi Chúa nhựt sau, buổi hoà nhạc hàng năm của chúng ta, đặc biệt hai ca đoàn thiếu nhi, đồng diễn thiếu niên, ca đoàn Tráng niên, và ban nhạc hoà tấu nữa. Kế đó vào Chúa nhựt trước Giáng Sinh, chúng ta nhóm lại ở nhà thờ dự chương trình Thánh Nhạc Giáng Sinh. Chúng ta lên tới cao điểm lễ kỷ niệm Cứu Chúa Giáng Sinh với những buổi thờ phượng có nhiều bài hát mừng.
Nhưng còn hơn thế nữa. Ngày cuối tuần tới đây, phần nhiều người trong các bạn sẽ đến dự buổi Thánh Nhạc tại Thần Học Viện Moody Bible, nhiều người khác sẽ nghe Ca đoàn Vienna Boys hát khi họ ghé qua Chicago trong một vài ngày. Vẫn có nhiều người khác sẽ đến dự buổi trình diễn của “Nutcracker” hay Đấng Mêsi của Handel.
Dù đấy chỉ là một mảng của tảng băng. Những đài phát thanh cũng vừa bắt đầu cho phát những bài hát Giáng Sinh. Ngay bây giờ, họ phát chỉ có một hay hai tiếng đồng hồ thôi, nhưng càng đến gần ngày lễ, hết thảy chúng ta sẽ nghe trọn ngày khi bạn mở radio của mình lên. Và từng cửa hiệu trong mỗi siêu thị đều sẽ chơi bài “Silent Night”, “Jingle Bells”, “I Saw Mommy Kissing Santa Claus”, và “I’ll Be Home For Christmas”.
Cuộc tấn công lén lút
Những chiến thuật và sự thù hằn phá tán đất là những đặc điểm của kẻ thù thuộc linh của bạn. Hãy tự bảo vệ bản thân mình chống lại chương trình của Satan hòng huỷ diệt đời sống của bạn.
Thêm nhiều chi tiết hơn
Thạch nước nho và nước sốt
Cùng với nhiều thứ khác, tôi nhìn nhận rằng Giáng Sinh là thời điểm tôi ưa thích nhất trong cả năm. Tôi có được sự ưa thích ấy là từ mẹ của tôi, bà yêu mến mùa lễ nầy. Bà thích làm những cái bánh Giáng Sinh với màu đỏ, màu xanh lá cây lấm tấm trên đó, bà thích trang hoàng nhà cửa từ trước ra sau, và bà thích mời cả trăm thân hữu của chúng tôi đến dự tiệc Giáng Sinh mỗi năm. Tôi hãy còn nhớ cả núi thịt bà làm pha trộn với thạch nước nho và nước sốt. Bà đãi họ bằng cả nồi nước sốt thật to và khiến cho chúng tôi ghim thịt ấy bằng những cây tăm xỉa răng. Bà cũng làm kẹo sôcôla thật ngon cho bữa tiệc nữa.
Từ Norman Luboff đến Randy Travis
Lễ Giáng Sinh tại gia đình chúng tôi khởi sự ngay sau Lễ Cảm Tạ khi Mẹ ra khỏi buồng ngủ rồi lấy đĩa lớn 33 tua, sau khi lau bụi phủ đầy bìa trong 11 tháng của năm. Trong mấy ngày của kỳ lễ, chúng tôi sẽ nghe nhạc Giáng Sinh của Henry Mancini, các ca sĩ ban nhạc Ray Coniff, Bing Crosby, Robert Shaw Chorale, và của ca đoàn Norman Luboff nữa.
Chúng tôi có phần khởi sự rất sớm ở gia đình trong năm nay. Khoảng ba tuần qua, tôi đưa mấy đứa con đến Montgomery Ward. Sau khi đến cửa hàng, chúng tôi đã mua một máy cassette có đài AM-FM nữa. Những âm thanh nổi của cái máy nầy thực sự đem lại nhiều ấn tượng lắm. Giá cái máy đó là US$45, bạn biết không nó chẳng có gì vui nhộn lắm đâu. Nhưng nó rất thích nghi cho các mục đích của chúng tôi. Lúc đó tôi cũng đặt mua 4 hay 5 cuộn băng Giáng Sinh — Steve Green, cuốn số 6, có chủ đề là Giáng Sinh ở New England, và một hay hai cuộn băng khác nữa. Thế rồi, khi chúng tôi lục lại kệ nhỏ để trên tủ lạnh — Sandi Patti, tôi nghĩ đây là một album Giáng Sinh rất hay do Randy Travis ghi lại, ông là ngôi sao âm nhạc quốc gia. Tôi cũng mua băng Giáng Sinh của Psalty ở cửa hàng Moody. Mọi sự ấy đã xảy ra vào đầu tháng 11, và chúng tôi đã nghe nhạc Giáng Sinh kể từ thời điểm đó.
Thế nhưng âm nhạc chỉ là phần mở đầu. Trước cả 25 ngày, chúng tôi sẽ nghe những bài ca mừng Giáng Sinh bằng từng biến tấu khác nhau, gồm cả nhạc soul, nhạc jazz, nhạc rap và nhạc đồng quê, nhạc miền tây và thậm chí nhạc cổ điển nữa.
Những bài hát mừng Giáng Sinh đầu tiên
Theo ý tôi thì mọi loại âm nhạc đều là hay cả thôi (ngay cả những bài Giáng Sinh cổ điển) vì âm nhạc và Lễ Giáng Sinh song hành với nhau. Luôn luôn là như thế, ngay từ buổi ban đầu rồi.
Vì vậy cho phép tôi hỏi bạn một câu nhé! Bạn có biết tìm các bài hát mừng Giáng Sinh ở chỗ nào không? Có phải ở nước Mỹ không? Không. Ở nước Anh chăng? Không. Vậy, ở chỗ nào ở châu Âu? Không. Những bài hát mừng Giáng Sinh phải quay trở lùi lại qua khỏi nước Mỹ, nước Anh hay châu Âu. Những bài hát mừng Giáng Sinh đầu tiên phải quay lùi lại những 2.000 năm kìa — đến tại mùa Giáng Sinh đầu tiên.
Đúng như thế. Truyền thống ca hát trong dịp Lễ Giáng Sinh rất xưa y như chính bản thân Lễ Giáng Sinh vậy. Những bài hát mừng Giáng Sinh đầu tiên đã được viết ra trong Kinh Thánh là một phần của truyện tích Giáng Sinh. Khi Bác sĩ Luca ngồi lại để viết sách Tin Lành của ông, ông đã ghi lại bốn bài hát nguyên thủy ca tụng Chúa Giáng Sinh. Chúng được thấy có ở Luca 1-2 — truyện tích nói tới Chúa Jêsus Giáng Sinh.
Trải qua nhiều thế kỷ Hội thánh Cơ đốc đã công nhận tầm quan trọng đặc biệt của bốn bài ca Giáng Sinh nầy. Nương vào lai lịch Hội thánh mà bạn đang nhóm lại ở đó, có thể bạn đã nghe các bài hát ấy được hát lên trong nhà thờ. Nếu bạn trực thuộc Giáo hội Công giáo, Chính Thống giáo, hệ phái Luther hay Episcopal, chắc chắn là bạn đã nghe bốn bài hát nầy được hát lên rất nhiều lần.
Truyện tích nằm ở đàng sau câu chuyện
Trong các thế kỷ đầu tiên của Hội thánh Cơ đốc, Kinh Thánh đã được dịch sang tiếng Latinh. Từ thời điểm đó cho đến nay, bốn bài hát nầy đã được biết rõ bằng đề tựa của chúng theo tiếng Latinh. Trong mỗi trường hợp, đề tựa chỉ là một hay hai dòng đầu của bài hát. Bốn bài hát theo thứ tự là:
1. Bài ca của Mary — được gọi là Bài Ca Ngợi — được thấy ở Luca 1:48-55
2. Bài ca của Xachari — được gọi là Bài Tạ Ơn — được thấy ở Luca 1:67-80
3. Bài ca của Thiên sứ — được gọi là Bài Tụng Ca — được thấy ở Luca 2:14
4. Bài ca của Simêôn — được gọi là Nunc Dimittis — được thấy ở Luca 2:29-32
Năm nay, chúng ta sẽ nhìn xem bốn bài hát nầy — những bài hát mừng Giáng Sinh nguyên thủy — theo trình tự thì trước tiên phải xem coi những bài hát ấy nói gì rồi khám phá ra chúng có gì cho chúng ta ở cuối thế kỷ 20. Giữa mọi vẻ hào nhoáng, và giữa sự ấm áp gia đình và áp lực của việc mua sắm quà cáp tiệc tùng, cùng mọi sự khác kèm theo Lễ Giáng Sinh trong thời buổi và trong kỷ nguyên của chúng ta, thật lấy làm tốt cho chúng ta quay lại với Kinh Thánh để tìm kiếm không những câu chuyện ấy nói tới điều gì, mà còn tìm xem câu chuyện ấy có ý nghĩa gì nữa. Những bài hát mừng Giáng Sinh đầu tiên nầy nói cho chúng ta biết truyện tích thường được lặp đi lặp lại thực sự có ý nghĩa như thế nào!? Hay có thể nói theo cách khác, trong suốt những tuần lễ nầy, chúng ta muốn ra đàng sau bối cảnh Giáng Sinh rồi khám phá truyện tích nằm ở sau câu chuyện đó.
Với mọi sự ấy, chúng ta bắt đầu phần nghiên cứu của chúng ta với bài ca của Xachari — Bài Tạ Ơn — được thấy ở Luca 1:67-80.
Hai sự kiện mang tính cách giới thiệu
Trước khi Chúa bước vào phân đoạn Kinh Thánh, chúng ta cần phải lưu ý hai sự kiện có tính cách giới thiệu sẽ giúp chúng ta hiểu rõ Bài Ca Tạ Ơn muốn nói lên điều gì!?!
1. Bài ca tạ ơn được sáng tác bởi một người có tên là Xachari. Bạn có thể hoặc không thể nhận ta cái tên ấy. Nếu bạn biết Kinh Thánh, có lẽ bạn biết rõ có một vị tiên tri mang tên ấy, là người đã viết một sách trong Cựu Ước với tên Xachari. Nhưng đấy là Xachari khác. Người mà chúng ta đang nói tới là một thầy tế lễ sống tại thành Jerusalem. Luca 1 thuật lại câu chuyện thể nào một thiên sứ đã nói trước rằng ông và người vợ son sẻ của ông sẽ có một con trai, con trai nầy sẽ trở thành người tiền khu của Đấng Mêsi. Xachari không tin thiên sứ, vì thế ông bị câm trong chín tháng mang thai của Êlisabết. Khi con trẻ ra đời, Xachari đã đặt tên cho con là Giăng (như thiên sứ đã dặn), và ông được nói năng lại y như trước. Trong giây phút vui mừng đó, khi ông bồng con trai trên tay mình, Xachari đã thốt ra bài ca ngợi khen Đức Chúa Trời. Bài ca đó là Bài Ca Tạ Ơn trong Luca 1:67-80.
2. Xachari là một thầy tế lễ đã dầm thấm sâu sắc trong Kinh Thánh Cựu Ước. Khi Xachari thốt ra thành bài ca, lời lẽ của ông phản ảnh di sản Cựu Ước. Bài Ca Tạ Ơn phần nào nghe như các Thi Thiên và phần nào nghe như lời tiên tri, nhưng âm điệu bài ca ấy hoàn toàn giống như kinh Cựu Ước. Theo một số phương thức, âm điệu nó chẳng thuộc về Tân Ước chút nào. Có những phần nghe rất lạ đối với hai lỗ tai của chúng ta. Nhưng đấy là phần có giá trị rất lớn của bài ca nầy. Bài ca của Xachari tỏ ra đức tin sâu sắc của người Do thái nơi sự ra đời của Đấng Mêsi. Trong mấy trăm năm, dân sự của Đức Chúa Trời đã trông đợi Đấng Mêsi ngự đến. Giờ đây, gần như Ngài đã ở đây rồi. Lời lẽ của Xachari đưa chúng ta đến với bến bờ phân chia Cựu và Tân Ước.
Khách viếng đến từ trời
Đây là tấm ảnh chụp lấy liền của đức tin Do thái trong ngày Chúa hoá thân thành nhục thể. Mấy lời nầy, đã được thốt ra nhiều tháng trời trước khi Chúa Jêsus ra đời, đưa chúng ta ra đàng sau bối cảnh và bước vào trọng tâm của Do thái giáo tin kính. Chúng nói cho chúng ta biết sự đến của Đấng Christ có ý nghĩa như thế nào đối với dân sự đã từ lâu trông đợi Ngài ngự đến!
Lẽ đạo trong Bài Ca Tạ Ơn không phải là khó tìm gặp. Xachari sử dụng một từ chìa khoá ở phần đầu và cuối của bài ca. Câu 68 chép: “Ngợi khen Chúa, là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, vì đã thăm viếng và chuộc dân Ngài”. Kế đó, câu 78 chép: “Và mặt trời mọc lên từ nơi cao thăm viếng chúng tôi”. Trong cả hai câu, động từ đến từ một chữ gốc có ý nói: “thăm viếng theo cách riêng”. Đây chính là chữ mà Chúa Jêsus đã sử dụng ở Mathiơ 25:36 khi Ngài phán: “ta đau, các ngươi thăm ta”. Chữ được sử dụng trong bản kinh Cựu Ước tiếng Hylạp nói tới Đức Chúa Trời thăm viếng dân sự Ngài để đem họ đến phước hạnh lớn lao. Chữ ấy có ý tưởng nhìn thấy ai đó đang ở trong nổi khổ và xen vào cách riêng tư để làm dịu đi nổi khổ của họ. Đấy là những gì xảy ra khi bạn nghe nói về cái chết của ai đó mà bạn rất yêu thương. Không những bạn gửi thiệp chia buồn. Không những bạn gọi điện thoại. Bạn còn đích thân đến nhà của người ấy nữa. “Thăm viếng” có nghĩa là bị cảm động bởi nổi khổ đau bạn nhìn thấy ở chung quanh mình đến nỗi bạn phải tự mình dấn thân vào việc cung ứng một giải pháp.
Mọi sự ấy đang hiện hữu trên tấm lòng của Xachari và được thấy rõ trong lẽ thật đơn sơ nầy: Cuối cùng rồi thì Đức Chúa Trời cũng đã thăm viếng dân Ngài!! Cuối cùng rồi thì Đức Chúa Trời cũng đã giữ lời hứa của Ngài. Cuối cùng rồi thì Đức Chúa Trời đã ngự đến trên bối cảnh. Vị Khách Viếng từ trời đã ngự đến cùng chúng ta.
Thật là khó cho chúng ta nắm bắt được tầm quan trọng của tư tưởng nầy. Trong 4.000 năm dài đăng đẳng, dường như Đức Chúa Trời đã bỏ quên dân sự Ngài. Chẳng có ai xuất hiện cho thấy Chúa đã quên rằng người Do thái đã bị dày vò dưới sự cai trị của người Lamã. Bị co lại thành một tỉnh trong Đế quốc Lamã, họ bị chối bỏ, bị khạc nhổ và bị xem khinh. Gần 1.000 năm đã trôi qua kể từ những ngày vinh hiển của Vua David. Hơn 400 năm đã trôi qua tính từ vị tiên tri cuối cùng của họ — một nhân vật có tên là Malachi.
Há Đức Chúa Trời đã quên dân sự Ngài?
Trên môi miệng của những người nam người nữ tin kính, một thắc mắc vượt lần cao lên trên hết: Há Đức Chúa Trời đã quên dân sự Ngài? Phải, các vị tiên tri đã nói tới Đấng sẽ ngự đến từ trời. Họ nói tới Đấng sẽ ra đời bởi nữ đồng trinh, chào đời tại thành phố vương giả của Vua David, là Đấng sẽ ngồi trên ngôi của tổ phụ Ngài là David và tể trị nhà Giacốp cho đến đời đời. Họ nói đến Đấng sẽ cai trị các nước, cứu chuộc dân Ngài và phục hưng Israel lên tới sự vinh quang trước kia của nó. Họ nói tới Đấng mà danh của Ngài được gọi là Đấng Lạ Lùng, Đấng Mưu Luận, Đức Chúa Trời quyền năng, Cha đời đời, và Chúa bình an.
Nhưng có lẽ các vị tiên tri đã sai lầm. Có lẽ việc ấy sẽ không thành đâu. Có lẽ mọi sự đấy chỉ là một giấc mơ, chỉ là suy nghĩ trong ước ao bởi nhiều thế hệ của huyền thoại và tiên kiến. Thế rồi nhiều năm tháng đã đến rồi đi. Những người con đã lo chôn cất cha mình. Rồi con của họ lo chôn cất họ, và con của họ cứ lo chôn cất họ, rồi nhiều thế hệ cứ qua đi. Vẫn chẳng có một lời nào đến từ trời hết.
Nhiều sự sỉ nhục đã xúc phạm trên dân Do thái đến nỗi một nhà quan sát thuộc phái phê bình đã được tha thứ vì đã kết luận rằng người Do thái đã đánh mất cơ hội của họ nhiều thế kỷ qua. Có lẽ Đức Chúa Trời đã từ bỏ Israel dân sự Ngài. Có lẽ giờ đây Ngài đang làm việc với người Hylạp hay người Lamã. Có lẽ Israel đã bị bỏ xó trong cái thùng rác của lịch sử, một xứ sở phụ thuộc, những ngày xưa hoàng thị của họ đã qua rồi trong quá khứ.
Chẳng có ai xem trọng họ khi họ nói tới một Đấng Mêsi. Việc ấy giống như một trò lừa, một cú chơi khăm vậy. Há Đức Chúa Trời đã quên dân sự Ngài? Sự việc đã ra đến thế đấy.
Ánh lửa bập bùng
Nhưng xuyên suốt thì giờ tăm tối nhất, số dân sót trung tín trong xứ Israel không hề từ bỏ niềm tin cho rằng Đức Chúa Trời chắc chắn, không cứ cách nào đó, Ngài luôn giữ lời hứa của Ngài. Nhiều thế hệ đã đến rồi đi mà chẳng có một lời nào đến từ Đức Giêhôva, và dù người tin kính bị chôn cất chưa nhìn thấy việc ấy xảy đến, hy vọng về sự thăm viếng thiêng liêng không bị mất đi hoàn toàn. Luôn luôn có niềm tin Đức Chúa Trời quả thật sẽ thăm viếng dân sự Ngài và chu toàn mọi lời hứa từ ngàn xưa, ánh lửa ấy vẫn bập bùng.
Sau cùng, giờ đây, sau nhiều năm tháng đợi chờ đó, giờ phút ấy đã đến. Khi Xachari nhìn vào mặt con trai mình, ông biết rằng giây phút quyết định của lịch sử thế giới đã đến rồi. Trong vòng tay của ông, ông đang ẳm một con trẻ, nó sẽ lớn lên để dọn đường cho Chúa. Điều nầy nói tới một việc duy nhứt:
Đấng Mêsi đang trên đường đến!
Sự trông đợi lâu dài sắp qua đi!
Đức Chúa Trời đã thăm viếng dân Ngài!
Bài Ca Tạ Ơn đang nói tới lẽ thật trọng đại nầy: Rằng Đức Chúa Trời sau cùng đã thăm viếng dân sự Ngài! Trong những câu nối theo sau, chúng ta học 5 sự kiện đặc biệt về Sự Thăm Viếng Thiêng Liêng cùng những ơn phước tuôn tràn ra từ cuộc viếng thăm ấy.
Sự kiện # 1: Mục đích cứu rỗi
Ở đây, Xachari chú trọng vào mục đích quan trọng của sự Đấng Christ ngự đến trên đất. Ngài đã đến để cứu dân Ngài! Xachari nhắc tới mục đích cứu rỗi của Đức Chúa Trời trong bốn cách khác nhau:
A. Ngài đã đến để chuộc lấy dân Ngài: “Vì đã thăm viếng và chuộc dân Ngài” (câu 68)
B. Ngài đã dấy lên một sừng cứu rỗi. “Một Đấng Cứu Thế có quyền phép!” (câu 69)
C. Ngài đã đến để cứu chúng ta ra khỏi những kẻ thù của chúng ta. “Ngài cứu chúng tôi khỏi kẻ thù” (câu 71). "cứu khỏi tay kẻ nghịch thù” (câu 74)
D. Ngài đã đến để tha tội cho chúng ta. “Để cho dân Ngài bởi sự tha tội họ mà biết sự rỗi” (câu 77)
Xachari đang nói cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời không thăm viếng hành tinh nầy chỉ để xem chúng ta đang sinh sống như thế nào đâu! Đấy là lý do Ngài ngự đến! Chúng ta đã ở trong rối rắm và Ngài đã đến để cứu chúng ta. Đấy là điều mà Lễ Giáng Sinh đang nói tới.
Sự kiện # 2: Sự ứng nghiệm đã được nói trước
Là một người Do thái tin kính, Xachari không thể bỏ qua sự thực Đức Chúa Trời đã từ lâu giữ lấy mọi lời hứa của Ngài. Mọi sự Ngài đã phán thì Ngài sẽ làm, rốt lại Ngài đã bắt đầu hoàn thành. Xachari nói ba điều về lời hứa Đấng Mêsi:
A. Điều nầy đã được các vị tiên tri hứa hẹn. “Như lời Ngài đã dùng miệng các thánh tiên tri phán từ thuở trước” (câu 70)
B. Các tổ phụ đã ấp ủ điều nầy. “Ngài tỏ lòng thương xót đến tổ tông chúng tôi” (câu 72)
C. Điều nầy được bảo đảm bởi lời thề với Ápraham. “Và nhớ lại lời giao ước thánh của Ngài, theo như Ngài đã thề với Áp-ra-ham là tổ phụ chúng tôi” (các câu 72-73)
Mục đích quá rõ ràng: giờ đây Đức Chúa Trời đang thực thi những gì Ngài hứa sẽ làm. Các tiên tri nhìn thấy việc ấy sẽ xảy đến. Không phải trong từng chi tiết, và chẳng một ai thấy rõ việc đó, nhưng họ vốn biết rõ cái ngày mà Đức Chúa Trời sẽ thăm viếng dân sự Ngài. Michê đã nói tới ngày ấy, và cũng một thể ấy với Êsai và Giêrêmi. Ngay cả cụ Ápraham đã thấy trước cái ngày nầy, cũng như Môise và David. Hết thảy họ đều đã nhìn thấy ngày ấy sẽ đến! Hết thảy họ đều nhìn xuyên qua lớp sương mờ lịch sử và đã nhìn thấy thoáng qua cái ngày sáng láng khi Đức Chúa Trời thăm viếng dân Ngài. Họ biết rõ ngày ấy sẽ đến; họ chỉ không biết rõ chính xác khi nào việc ấy xảy ra thôi.
Lẽ thật nầy dẫn tôi đến với phần kết luận chắc chắn về Đức Chúa Jêsus Christ: Ngài phải là lớn lắm vì sự sửa soạn cho sự đến của Ngài phải mất đến 2.000 năm. Đây chẳng phải là một biến cố nhỏ nhoi đâu. Sự đến của Ngài là biết cố to lớn nhứt trong lịch sử. Lịch sử thực sự là câu chuyện nói về Ngài! Mọi sự đã xảy đến trước Ngài đều chỉ đến Ngài. Mọi sự xảy đến sau chỉ ngược về Ngài. Ngài là trọng tâm của lịch sử, là ranh giới giữa hôm qua và ngày mai. Trong sự Giáng Sinh của Đức Chúa Jêsus Christ, chúng ta đã đến tại điểm then chốt và và trọng tâm của lịch sử.
Sự ra đời của Ngài là điểm chính của thời gian. Bạn có muốn chứng minh không? Năm nay là năm bao nhiêu vậy? Đây là năm 2009. Con số nầy xuất phát từ đâu chứ? Nó tiêu biểu cho hai ngàn lẽ chín năm sau sự ra đời của Ngài. Chúng ta không kể con số ấy cho Confucius, Thích Ca, Mohammed, Zoroaster, hay bất cứ một lãnh tụ quan trọng nào khác — xưa hay nay. Đức Chúa Jêsus Christ quan trọng là dường nào? Chúng ta đo thời gian bằng sự đến của Ngài ở trên đất. Ngay cả những người không tin Chúa phải ghi thời điểm 2009 trên tờ ngân phiếu của họ.
Xachari đang nói cho chúng ta biết một điều rất cụ thể: Đức Chúa Trời đã thăm viếng thế gian trong thân vị của Đức Chúa Jêsus Christ và không một điều gì được lặp lại y như thế.
Sự kiện # 3: Khả năng biến đổi
Ở các câu 74 và 75, Xachari nói tới sự biến đổi mà Ngài sẽ làm trong đời sống của những ai chịu theo Ngài:
1. Sự đến của Ngài tạo ra sự biến đổi về mặt tình cảm. “hầu việc Ngài, trọn đời mình không sợ hãi gì hết”.
2. Sự đến của Ngài tạo ra sự biến đổi về mặt đạo đức. “Lấy sự thánh khiết và công bình…”
3. Sự đến của Ngài tạo ra sự biến đổi về mặt thuộc linh. “hầu việc Ngài”.
Cho nên, có nhiều người sống loại đời sống tuyệt vọng. Họ cảm thấy chẳng có giải đáp cho thắc mắc: — "Tại sao tôi có mặt ở đây?” Xachari đưa ra câu trả lời rất rõ ràng: Đức Chúa Jêsus Christ đã đến cho phép chúng ta vui mừng hầu việc Đức Chúa Trời. Đây là mục đích tối hậu của Đức Chúa Trời dành cho bạn đấy. Ngài đã cứu bạn để bạn sẽ chu toàn sự kêu gọi cao cả nhất trong vũ trụ — hầu việc Đức Chúa Trời không hề sợ hãi bằng sự công bình và thánh khiết cho đến đời đời!
+ Ngài đã đến để chúng ta, những kẻ bị hư mất trong tội lỗi sẽ được cất lên, bước vào sự thờ phượng Đức Chúa Trời.
+ Ngài đã đến để chúng ta, những kẻ từng hầu việc Chủ khác sẽ hầu việc Đức Chúa Trời Đấng Tạo Hoá chúng ta.
+ Ngài đã đến để chúng ta, những kẻ sợ sự chết sẽ hầu việc Đức Chúa Trời không còn sợ hãi cho đến đời đời.
+ Ngài đã đến để chúng ta, những kẻ sống trong sợ hãi án phạt sẽ được tha thứ trọn vẹn để chúng ta không còn sợ án phạt nữa.
+ Ngài đã đến để chúng ta, những kẻ sống nhàn rỗi trong khu chợ búa sự sống sẽ được biến đổi ban cho mục đích sống.
+ Ngài đã đến để chúng ta, những kẻ từng không làm đẹp lòng Đức Chúa Trời sẽ biết làm đẹp lòng Ngài cho đến đời đời.
+ Ngài đã đến để chúng ta , những kẻ sống bất khiết sẽ được làm cho nên thánh.
+ Ngài đã đến để chúng ta, những kẻ bất nghĩa sẽ được làm cho công nghĩa.
Đấy là khả năng biến đổi được mang lại bởi sự đến của Đấng Christ trên thế gian.
Sự kiện # 4: Người tiền khu
Giờ đây, Xachari xem xét ý nghĩa của con trẻ mà ông đang bồng ẳm trên tay. Ở các câu 76 và 77, ông nói trực tiếp với con trai mình, ông thốt ra ba lời tiên đoán đặc biệt về tương lai của con ông:
1. Con sẽ là tiên tri của Đức Chúa Trời. “Hỡi con trẻ, người ta sẽ kêu con là tiên tri của Đấng Rất Cao”.
2. Con sẽ dọn đường cho Chúa. “Con sẽ đi trước mặt Chúa, dọn đường Ngài”.
3. Con sẽ công bố tri thức về sự cứu rỗi bằng cách rao giảng sự tha tội. “Để cho dân Ngài bởi sự tha tội họ mà biết sự rỗi”.
Đây là chính xác những gì Giăng Báptít đã lo làm. Toàn bộ sứ mệnh của ông là khiến cho cả nước phải sẵn sàng cho sự đến của Đấng Mêsi. Ông là một tiên tri, một người dọn đường, và là nhà truyền đạo giảng về ơn cứu rỗi. Giăng bắt đầu chức vụ bằng cách ra ngoài khu vực hoang mạc quanh sông Giôđanh rồi rao giảng lẽ đạo nói tới sự ăn năn đối với tội lỗi. Nhiều đoàn dân đông những người nam người nữ đã tụ tập lại để nghe sứ điệp của ông, và nhiều người đã lắng nghe ông với sự vui thích. Ông đã làm phép báptêm cho nhiều người và giúp dọn đường cho sự đến của Chúa. Khi Giăng nhìn thấy Chúa Jêsus, ông đã kêu lên: “Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi” (Giăng 1:29).
Nhưng ở chính giờ phút nầy, Giăng chỉ mới đúng 8 ngày tuổi. Còn cha ông rõ ràng đã nhìn thấy công việc mà Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông phải lo làm. Thật là tuyệt vời khi khám phá ra địa vị của bạn trong chương trình của Đức Chúa Trời và lo chu toàn sứ mệnh ấy trong cuộc sống, dù vai trò của bạn là nhỏ hay lớn. Giăng là người mà Đức Chúa Trời đã chọn để lo dọn đường cho Đức Chúa Jêsus Christ. Cha của ông đã nhìn thấy công việc đó và đã kể đến con của ông trong bài ca ngợi khen Đức Chúa Trời nầy.
Sự kiện # 5: Cái chạm.
Trong phần ca ngợi sau cùng, Xachari nói tới ba ơn phước quan trọng mà sự đến của Đấng Christ đem lại cho trần gian:
1. Ấy là Sự Sáng cho người nào đang sống trong tối tăm. “Và mặt trời mọc lên từ nơi cao thăm viếng chúng tôi” (câu 78)
2. Ấy là sự tha thứ cho những ai bị xét đoán cho đến chết. “Để soi những kẻ ngồi chỗ tối tăm và trong bóng sự chết” (câu 79)
3. Đây là Sự Hướng Dẫn cho những ai đã bị lạc lối. Cùng đưa chân chúng tôi đi đường bình an”
Lời lẽ của ông phác hoạ một đoàn hành hương khổng lồ đang di chuyển từ từ qua sa mạc vùng Trung đông. Không cứ cách nào đó, đoàn lữ hành đã bị lạc lối trong tối tăm. Trong bóng đêm lạnh giá, kẻ thù kéo đến gần sẵn sàng tấn công. Sự chết chẳng còn xa lắm đâu. Khi ấy, trong giờ phút tăm tối đó của bóng đêm, khi dường như không còn có hy vọng nữa, một tia sáng từ trên cao thình lình chiếu vào đoàn lữ hành. Kẻ thù bị tản lạc và sự chết biến đi. Trong ánh sáng sáng láng ấy, các cấp lãnh đạo của đoàn lữ hành nhìn thấy con đường mà họ đã thất lạc. Lấy hết can đảm, những lữ khách bắt lại hành trình của họ, giờ đây tin chắc rằng họ đang đi đúng hướng.
Đây là sự khác biệt mà Chúa Jêsus đã làm ra:
— Khi Ngài ngự vào một đời sống, những bóng tối bèn trốn đi.
— Khi Ngài ngự vào, chúng ta tìm thấy con đường mà chúng ta tưởng mình đã thất lạc cho đến đời đời.
— Khi Ngài ngự vào, thất vọng trốn đi để chơn chúng ta đi đường bình an.
Đấy là cái chạm có tính cách giải phóng của Đức Chúa Jêsus Christ!
Chẳng có một việc gì như việc nầy từng xảy ra trước đây
Cho phép tôi rút ra phần kết luận từ Bài Ca Tạ Ơn của Xachari. Nếu chúng ta nhìn vào Lễ Giáng Sinh theo cách nầy, chúng ta thấy lễ ấy đang ở trong một thứ ánh sáng mới mẻ. Không có một việc gì như việc nầy từng xảy ra trước đây. Đức Chúa Trời đã thăm viếng dân Ngài và chẳng có một cuộc thăm viếng nào giống như thế một lần nữa.
— Ngài đã đến để cứu dân Ngài
— Ngài đã đến để phóng thích họ ra khỏi những nổi sợ hãi
— Ngài đã đến để tha tội cho họ
— Ngài đã đến để hướng dẫn họ đi đúng con đường bình an
Lời lẽ nầy đúng là dành cho bạn đấy!
Ở phần đầu mùa lễ Giáng Sinh của chúng ta, chúng ta cần phải đưa ra một vài câu hỏi cụ thể:
1. Bạn có tin điều nầy thực sự xảy ra không?
2. Bạn có tin Ngài đã đến với bạn trong tâm trí chăng?
3. Bạn có từng bước vào những vụ việc mà Xachari đã nói đến không?
Đấy là chìa khoá. Mấy lời nầy của Xachari đúng là lời lẽ cho tới chừng nào chúng trở thành hiện thực đối với bạn. Có phải điều đó từng xảy ra trong đời sống của bạn không?
Hai mươi bốn ngày mới đến ngày lễ Giáng Sinh
Lời nói sau cùng của tôi với bạn là câu nầy đây: Chỉ còn 24 ngày nữa là tới Lễ Giáng Sinh. “Deck the halls with boughs of holly”, “Jingle bell, jingle bell, jingle bell rock”, “I’m dreaming of a white Christmas”, những bài hát ấy đang được phát đi. Chúng ta hãy dựng cây Giáng Sinh lên. Chúng ta hãy gói những gói quà. Chúng ta hãy uống rượu nóng đánh trứng (eggnog) rồi đứng dưới cây tầm gửi (mistletoe). Nhưng nếu đấy là ý nghĩa mọi sự Lễ Giáng Sinh đối với bạn, bạn đã bỏ qua những gì mùa lễ nầy muốn nói tới rồi.
Cái điều có ấn tượng nhất nơi tôi, ấy là chúng ta có một cơ hội thật tuyệt vời khi trải lòng mình ra. Lễ Giáng Sinh không nói tới tuyết, những cây gậy kẹo, và đôi vớ để đựng quà đâu. Lễ Giáng Sinh nói tới lẽ thật siêu việt, chỉ ra Đức Chúa Trời cuối cùng rồi đã thăm viếng dân sự Ngài. Tất cả phần còn lại chỉ là trang sức bên thềm mà thôi.
Như những nhà buôn cứ nói mãi với chúng ta, chỉ có 24 ngày mua sắm còn lại cho tới ngày Lễ Giáng Sinh. Nhưng hãy suy nghĩ về những điều có ý nhhĩa khác đi. Còn có …
— 24 ngày ngợi khen cho đến ngày lễ Giáng Sinh
— 24 ngày ca hát cho đến ngày Lễ Giáng Sinh
— 24 ngày thờ phượng cho đến ngày Lễ Giáng Sinh
Bạn sử dụng 24 ngày còn lại như thế nào cho mình trước khi ngày Lễ Giáng Sinh đến?
Một vị khách đến gõ cửa lòng bạn
Tôi kết thúc với lẽ đạo có trong bài ca của Xachari đề ra rõ ràng trước mắt chúng ta: Đức Chúa Trời đã thăm viếng dân Ngài trong Thân Vị của Đức Chúa Jêsus Christ. Giờ đây, chính Vị Khách Thiêng Liêng đó đến gõ của lòng bạn. Liệu bạn có mở cửa ra mời Ngài vào trong chăng?
Ngài đã đến và gõ cửa. Bạn có nghe tiếng gõ ấy trong lòng mình không? Ngài đang đứng rất kiên nhẫn ở ngoài cửa, đang chờ bạn mở cửa ra và mời Ngài vào trong.
Bạn ơi, có những tin tức tốt lành đây. Vị khách viếng đến từ trời rốt lại đang hiện diện ở đây! Liệu bạn, giống như cụ Xachari, lìa bỏ mọi sự mà đón Ngài vào lòng chăng? Hay có phải bạn bận rộn quá trong năm nay đến nổi hờ hững với Chúa Jêsus?
Lời lẽ quen thuộc của Phillips Brooks rất thích ứng tại điểm nầy:
Yên lặng, thật là yên lặng, món quà tuyệt vời đã được ban cho.
Nhờ đó Đức Chúa Trời ban mọi ơn phước của thiên đàng vào tấm lòng của con người.
Không một lỗ tai nào có thể nghe được sự đến của Ngài trừ ra thế giới tội lỗi nầy,
Ở đó, những linh hồn mềm mại sẽ tiếp nhận Ngài, Đấng Christ yêu dấu bước vào trong.
Thế là Ngài bước vào! Nguyện đấy sẽ là kinh nghiệm của bạn trong mùa lễ Giáng Sinh nầy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét