Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

MARY: TIN SỰ KHÓ TIN



Mary:
TIN SỰ KHÓ TIN
- Luca 1:26-38
Chúng ta hãy nói về Madonna đi. Dường như trong những ngày nầy bất cứ đâu bạn đi, bạn đều nhìn thấy gương mặt của cô ấy và nghe người ta tâng bốc cô ấy. Chắc chắn cô ấy là một đề tài nóng bỏng.
Không, tôi không suy nghĩ về Madonna ấy, là người cứ có mặt trên kênh Nightline tối thứ Hai vừa qua. Người ta đang nói về cô ấy, nhưng hết thảy đều vì những lý do không đúng. Tôi đang nghĩ tới một Madonna thật, là người đáng phải có mặt trên kênh Nightline với Ted Koppel. Câu chuyện của nàng thì nhiều lý thú hơn.
CÂU CHUYỆN CỦA MARY
Bạn có biết có hai phóng tác về câu chuyện Giáng Sinh trong Tân Ước không? Mặc dù các học giả tranh cãi những dị biệt và tìm cách làm cho hai câu chuyện đó được tương thích với nhau, tôi nghĩ có một sự giải thích đơn giản hay nhất. Mathiơ thuật lại câu chuyện của Giôsép và Luca thuật lại câu chuyện của Mary. Nếu bạn có nghi ngại, chỉ hãy quay trở lại rồi đọc hai phóng tác ấy cho chính mình. Mathiơ thuật lại câu chuyện như một con người kể lại chuyện ấy. Luca nhấn mạnh những việc mà một người nữ sẽ xem là quan trọng.
Chúng ta biết gì về Mary từ sách Tin Lành Luca? Sau đây là một danh mục ngắn gọn: Thứ nhứt, tên của cha nàng là Hê-li. Thứ hai, nàng có một người chị tên là Salômê. Thứ ba, nàng có một người bà con tên là Êlisabết. Thứ tư, nàng còn trẻ. Thứ năm, nàng rất nghèo. Thứ sáu, nàng là một người tin kính tin theo Đức Chúa Trời. Thứ bảy, nàng rất mực trong tình yêu.
Cái điều cuối cùng kia là chìa khóa cho câu chuyện. Mary là một thiếu nữ đang độ tuổi yêu đương. Nàng còn trẻ khoảng 12 hay 13 tuổi; nàng có thể lớn khoảng 18-19 tuổi. Nếu chúng ta nói nàng 16 tuổi, chúng ta không chắc lắm về điều đó.
Khi câu chuyện mở ra, Mary đã được “hứa gả” cho Giôsép. Nói như thế có nghĩa là về mặt hình thức nàng đã đồng ý lấy chàng làm chồng nhưng “tiệc cưới” chưa diễn ra. Giữa sự “hứa gả” và “tiệc cưới” là khoảng thời gian thường là 6 tháng cho đến 1 năm. Trong thời gian ấy, hai người được xem là đã thành hôn và được gọi là vợ chồng, nhưng họ: A. chưa sống chung với nhau và B. chưa qua đêm tân hôn. Theo phong tục của thời ấy, Mary sẽ sống với bố mẹ và Giôsép sống với bố mẹ của mình. Sau tiệc cưới công khai, Mary và Giôsép sẽ sống chung với nhau như vợ chồng.
Mọi sự trong Luca 1-2 xảy ra ngược lại với phần mô tả. Mary đã 16 tuổi, sống chung với bố mẹ nàng (giả định là tại thành Naxarét), và đang trông đợi với sự tán thưởng ngày cưới của mình.
Giống như lứa tuổi thanh thiếu niên ở khắp mọi nơi, nàng khó mà nghĩ đến điều chi khác được. Nếu chúng ta giả sử tiệc cưới chỉ còn cách đó bốn hay năm tháng thôi, chúng ta có thể hình dung được mọi suy tưởng của nàng đều tập trung vào chính những việc mà những cô dâu suy nghĩ tới hôm nay – danh sách thực khách, những thứ trang trí, thức ăn, âm nhạc, nàng sẽ mặc gì và họ sẽ đặt tiệc ở đâu để người ta từ ngoài thị trấn đến dự. Mary chưa bao giờ thấy hạnh phúc hơn. Đây là thời điểm phấn khích nhất trong cuộc đời của nàng.
SỨ MỆNH: BẤT KHẢ THI
Đức Chúa Trời đã xen vào ngay tại thời điểm nầy. Ngài muốn yêu cầu cô thiếu nữ vô danh phải dự phần trong một việc thật là sốc, hoàn toàn thật khó mà tin được. Những gì Đức Chúa Trời yêu cầu Mary phải làm sẽ thay đổi cuộc đời của nàng cho đến đời đời.
Đâu rồi những giấc mơ hạnh phúc về một tiệc cưới xinh đẹp; đâu rồi những ngày ấp ủ chờ mong; đâu rồi những chương trình dành cho tiệc cưới được suy nghĩ cẩn thận; đâu rồi những hy vọng cho “tiệc cưới đẹp đẽ nhất cho người chồng tuyệt vời nhất sẽ chung sống”; đâu rồi mọi hy vọng thời con gái về một cuộc sống bình lặng trong ngôi nhà mà đích thân nàng sẽ lo trang hoàng. Trên hết mọi sự, đâu rồi những mơ ước về ngôi nhà đầy con trẻ được cưu mang trong tình yêu thương và được nuôi dạy với sự chăm sóc dịu dàng.
Nàng sẽ thành hôn, nhưng không được trước khi những tiếng đồn lan ra khắp cả xứ. Sẽ có một tiệc cưới, song chẳng phải theo cách nàng dự định. Nàng sẽ có một ngôi nhà, và ngôi nhà ấy sẽ đầy dẫy con cái, nhưng sẽ có một đám mây tăm tối đầy nghi ngờ bất trắc đang trụ ở bên trên gia đình đó.
Hết thảy điều đó sẽ xảy ra, nhưng không phải theo cách nàng mong đợi.
NGỌN LỬA CỦA GÁPRIÊN
Luca 1:26-38 cho chúng ta biết sự thể đã bắt đầu khởi sự.
“Đến tháng thứ sáu, Đức Chúa Trời sai thiên sứ Gáp-ri-ên đến thành Na-xa- rét, xứ Ga-li-lê, tới cùng một người nữ đồng trinh tên là Ma-ri, đã hứa gả cho một người nam tên là Giô-sép, về dòng vua Đa-vít” (các câu 26-27).
Hai câu nầy đề ra khuôn khổ có tính cách lịch sử. Chúng khiến cho chúng ta nhìn biết rằng những gì sắp sửa xảy ra thực sự đã xảy ra, rằng câu chuyện nầy chẳng phải là một mảng tưởng tượng của tác giả nào đó hay một loại ảo giác thượng tầng tôn giáo đâu. Sử dụng lối nói của Francis Schaeffer, đây là “sự thật rất thực”. Nếu chúng ta có mặt ở đó, chúng ta sẽ nhìn thấy những gì Mary đã trông thấy.
Đúng, Mary đã nhìn thấy điều gì? Nàng đã nhìn thấy một thiên sứ có tên là Gápriên. Chúng ta biết danh xưng của Ngài vì tiểu đoạn Kinh Thánh cho chúng ta biết như thế; chúng ta không biết Mary có biết danh xưng của Ngài hay không. Chúng ta còn biết một vài sự kiện khác nữa. Sự việc đã xảy ra vào tháng thứ sáu thời kỳ mang thai của Êlisabết; chúng ta biết điều nầy đã xảy ra trong ngôi làng nhỏ Naxarét xứ Galilê. Chúng ta biết điều nầy đã xảy ra trong khi nàng và Giôsép đã “hứa gả” sắp thành hôn.
Mấy câu nầy nhấn mạnh hai sự thực về Mary. Thứ nhứt, nàng là thiếu nữ còn đồng trinh. Câu 27 nhắc tới sự kiện ấy hai lần. Từ ngữ Hylạp (parthenos) chẳng để một chỗ nào lại cho nghi ngờ về sự kiện ấy. Nó có ý nói một thiếu nữ trẻ đang độ tuổi hôn nhân chưa có một quan hệ tình dục nào với một người đàn ông. Thứ hai, nàng chẳng có một ý tưởng nào về việc sắp sửa xảy ra. Mary hoàn toàn ở trong chỗ tối tăm, không có một manh mối nào cho rằng cuộc đời nàng sắp sửa được thay đổi cho đến đời đời.
Chúng ta cần phải biết một sự kiện khác nữa tại điểm nầy, ấy là Mary và Gápriên sắp sửa có một cuộc trao đổi, trong đó Gápriên sẽ nói nhiều hơn. Ngài phán với nàng ba việc khác nhau (28, 30-33, 35-37) và nàng đáp ứng với mọi điều Ngài phán (29, 34, 38). Mỗi lần Mary đáp ứng, chúng ta thấy thể nào nàng bắt đầu tin theo điều thật khó tin.
BUỔI TRƯA LÚC 2 GIỜ
Chúng ta hãy nhìn xem nếu chúng ta không thể sử dụng trí tưởng tượng của mình để rà soát lại bối cảnh. Chúng ta giả sử rằng Gápriên lần đầu tiên hiện ra cùng Mary một ngày kia khi nàng có mặt ở nhà phụ giúp mẹ nàng đâu đó ở trong nhà. Chúng ta hãy giả sử sâu xa hơn, rằng sự việc đã xảy ra vào lúc giữa trưa.
Mary đang làm gì vậy? Về bề ngoài, nàng đang làm những việc vặt của mình. Trong trường hợp nầy, nàng sắp sửa đi ra giếng rồi kéo một ít nước về để giặt giũ. Lúc ấy là 2 giờ trưa và Giôsép sẽ đến vào lúc tối để ăn tối. Nàng đã phấn khích khi nhìn thấy chàng và phấn khích vì nàng muốn nói ra ý tưởng mới của mình về tiệc cưới, một việc về trang phục nàng nghĩ là chàng sẽ rất thích. Có thể là chiếc khăn quàng quanh cổ, là loại mà Giôsép dường như rất ưa thích. Trong lý trí nàng, nàng đã y chắc những việc mà nàng muốn nói với chàng. Vì vậy có nhiều chi tiết mà thời gian lại ít ỏi nữa. Tối nay, hai người có lẽ sẽ thực hiện một cuộc đi dạo thật lãng mạn dọc theo con đường dẫn đến thành Cabênaum. Mary khó mà chờ được nên khởi sự sẵn sàng để đón Giôsép tới.
Mẹ nàng ngắt ngang mơ tưởng của nàng bằng cách yêu cầu nàng đi lấy một ít nước từ cái giếng kia. Nhưng Mary hoàn toàn vui sướng khi làm công việc đó, một phần vì nàng thích làm lụng quanh ngôi nhà, một phần vì lý trí nàng đầy dẫy với Giôsép, cuộc hôn nhân và những tư tưởng bộn bề hạnh phúc trong tương lai.
Đấy là lý do tại sao nàng không nhìn thấy khách lạ đang đứng bên cạnh cây olive ở sân sau. Thực vậy, nàng đã không để ý đến nhân vật ấy chi hết trừ phi nàng đã đâm sầm vào Ngài. Ngài cao chừng 6 feet, mái tóc quăn màu nâu và hàm râu cắt ngắn. Nàng liếc nhìn Ngài, khởi sự nói “xin lỗi” khi có điều chi đó khiến cho nàng phải chần chừ. Đấy chẳng phải là sợ nữa, mà giống như là kinh ngạc và có cái gì đó ngăn cách. Người khách lạ nầy là ai và tại sao ông ấy lại đứng ở sân sau của nhà nàng chứ?
Thế rồi Ngài phán và nàng đã hoảng sợ: “Hỡi người được ơn, mừng cho ngươi; Chúa ở cùng ngươi” (câu 28). Mary hoàn toàn đơn sơ không biết phải làm gì với câu nói ấy. Sự thể giống như ai đó bạn chưa hề gặp hiện đến với bạn rồi nói: “Tin Lành đây. Hôm nay là ngày may mắn của ngươi đây. Đức Chúa Trời đã chọn ngươi vì một ơn phước đặc biệt lắm”. Bạn đáp ứng thể nào với câu nói đó?
Câu 29 cho chúng ta biết rằng: “Mary nghe nói thì bối rối, tự hỏi rằng lời chào ấy có nghĩa gì”. Rốt lại, lúc ấy là 2 giờ trưa, nàng 16 tuổi, sắp thành hôn, đang mơ đến Giôsép và cuộc đi bộ trên con đường dẫn đến thành Cabênaum, và nàng mới vừa ra tới giếng để lấy nước về giặt giũ. Giờ đây, có người lạ đến nói ra một việc thật kỳ lạ đối với nàng. Không có gì phải ngạc nhiên khi nàng kinh ngạc về điều đó.
“XIN CHÚC MỪNG! NGƯƠI SẼ CÓ THAI!”
Nhưng đấy chưa phải là nửa câu chuyện đâu. Không dừng lại, Gápriên nói thêm với nàng một việc mà – sử dụng thuật ngữ của thế kỷ thứ 20, Mary gần như chắc chắn mình sẽ không được sử dụng – làm nổ tung lý trí nàng. Ngài nói cho nàng biết nàng sẽ có thai. Và không phải là con trẻ nào khác. Nàng sẽ chịu thai Con của Đức Chúa Trời.
Hãy lắng nghe một lần nữa mấy lời nầy mà bạn đã nghe thật nhiều lần rồi. Song lần nầy, hãy nhớ rằng bạn mới 16 tuổi, sâu sắc với tình yêu, và đang trên đường đến giếng để lấy ít nước về giặt giũ. Bạn không có bất cứ một nghi hoặc nào về những điều bạn sắp nghe:
Thiên sứ phán với nàng: “Hỡi Ma-ri, đừng sợ, vì ngươi đã được ơn trước mặt Đức Chúa Trời. Nầy, ngươi sẽ chịu thai và sanh một con trai mà đặt tên là Jêsus. Con trai ấy sẽ nên tôn trọng, được xưng là Con của Đấng Rất Cao; và Chúa, là Đức Chúa Trời, sẽ ban cho Ngài ngôi Đa-vít là tổ phụ Ngài” (các câu 30-33).
Đúng rồi. Còn về người khai mào cuộc trò chuyện thì sao? Sao chứ, bạn nói sao về Gápriên? Hãy nhớ, bạn mới 16 tuổi, lúc ấy là 2 giờ trưa, bạn đang trên đường ra giếng, bạn đang chờ đợi gặp Giôsép tối nay, và đời sống bạn dường như trọn vẹn lắm. Bây giờ người khách lạ đến với việc trái lẽ thường mà bạn vừa nghe thấy trong cuộc đời mình.
Có phải bạn cãi không? Có phải bạn yêu cầu nói cho rõ ràng hơn không? Có phải bạn gọi 911? Có phải bạn nói: “Ông là ai và làm sao ông lọt vào sân sau nhà tôi được vậy?” Có phải bạn đang bật cười lớn tiếng chăng?
Mary không bị đỗ cho bất kỳ đáp ứng nào trong những đáp ứng đó. Nhưng nàng chẳng làm một việc nào trong những việc ấy. Thực vậy, nàng đứng đấy mà nghe. Khi Gápriên nói: “Ngài được xưng là Con của Đấng Rất Cao”, nàng không hỏi điều đó có nghĩa gì hay lý do tại sao nàng được chọn cho một vinh dự cao như thế. Không một điều nào trong số đó dường như tác động đến nàng.
Nàng chỉ có một thắc mắc, một vấn đề kỷ thuật nàng muốn biết cho rõ ràng: “làm sao có được sự đó?” Mary đã hỏi thiên sứ: “Tôi chẳng hề nhận biết người nam nào?” (câu 34). Đây là một thắc mắc hoàn toàn tự nhiên. Mary đã hứa hôn, nhưng chưa thành hôn về mặt hình thức. Nàng không hề có quan hệ tình dục với bất kỳ người nam nào. Thế thì làm sao nàng có thai và sanh con trai cho được?
Cần phải lưu ý là Mary không nghi ngờ lời nói của thiên sứ, thậm chí dù lời ấy rất khó nghe. Nàng đã tin theo những gì thiên sứ phán. Thắc mắc duy nhứt của nàng phải có, là làm sao việc ấy xảy ra cho được!?!
Cho nên, nàng nói với Gápriên: “Được rồi. Tôi sẽ làm phần của tôi, nhưng Ngài cần phải giải thích làm sao mà chúng ta cứ mãi ở đây với chuyện nhỏ như thế nầy”. Đấy là đức tin thật. Đấy là tin theo việc bất khả thi. Đấy là tin cậy Đức Chúa Trời khi những tranh luận về “sự thực” chống lại nó.
“LÀM SAO” SANH BỞI NỮ ĐỒNG TRINH
Bây giờ, đấy là thắc mắc quan trọng phải được định liệu, những điều còn lại chỉ là lời nói sau cùng đến từ Gápriên. Đây là sự giải thích duy nhứt về việc sanh ra bởi nữ đồng trinh trong cả Kinh Thánh:
“Đức Thánh Linh sẽ đến trên ngươi, và quyền phép Đấng Rất Cao sẽ che phủ ngươi dưới bóng mình, cho nên con thánh sanh ra, phải xưng là Con Đức Chúa Trời” (câu 35).
Mục tiêu chính trong cách giải thích của Gápriên, ấy là những gì sắp xảy ra cho Mary sẽ là kết quả sự can thiệp trực tiếp của Đức Chúa Trời. Đức Thánh Linh là đại biểu của sự ra đời bởi nữ đồng trinh; che phủ là phương tiện của sự ra đời bởi nữ đồng trinh; Con Đức Chúa Trời là kết quả của sự ra đời bởi nữ đồng trinh.
Điều nầy cho thấy một việc thường bị chối bỏ – ngay cả trong vòng đạo Tin Lành. Thường thì người ta cho rằng Sanh Bởi Nữ Đồng Trinh là không cần thiết mặc dù điều đó thực sự đã xảy ra, nghĩa là, Đức Chúa Trời có thể đưa Chúa Jêsus vào thế gian bằng một con đường khác. Lời lẽ của Gápriên dường chỉ ra sự ngược lại. Toàn bộ mục tiêu của câu 35, ấy là sự ra đởi bởi nữ đồng trinh tạo ra Đấng Thánh của Đức Chúa Trời. Từ ngữ “cho nên” mang tính quyết định. Không có sự thai dựng qua nữ đồng trinh bởi Đức Thánh Linh, Đấng Thánh của Đức Chúa Trời sẽ không ra đời.
Trong thực tế nói như thế có nghĩa là thực sự chẳng có cách nào khác để Chúa Jêsus phải ra đời. Lời lẽ của Gápriên ám chỉ rằng Sanh Bởi Nữ Đồng Trinh không những là phép lạ khác trong việc Chúa Giáng Sinh mà Đức Chúa Trời có thể bỏ qua với những gì Ngài đã chọn. Khi không có sự ra đời bởi nữ đồng trinh, sẽ chẳng có lễ Giáng Sinh nào hết.
Nếu có ai đòi hỏi về sinh vật học trong sự thai dựng bởi nữ đồng trinh của Chúa Jêsus, chúng ta chỉ có một từ nầy để nói với họ. Từ Hylạp được dịch là “overshadow” (episkiazo) [che phủ] đã được sử dụng trong sự hiện diện trông thấy được của Đức Chúa Trời tại đền tạm của Cựu Ước. Từ ngữ ấy phác họa ra Đức Chúa Trời của sự sáng đích thân ngự với dân sự Ngài. Chúng ta cũng phải suy nghĩ về Thánh Linh của Đức Chúa Trời đang vận hành trên mặt nước ở Sáng thế ký 1:2: “Sự hiện diện quyền phép của Đức Chúa Trời sẽ ngự trên Mary, để nàng sẽ chịu thai một con trẻ, và Con Trẻ đó sẽ là Con của Đức Chúa Trời” (Marshall, Luke, p. 71).
William Hendriksen (Luke, p. 88) thêm một chú thích rất hay vào sự giải thích của Gápriên:
Có phải Gápriên giờ đây đã dùng lời lẽ nầy để khiến cho mọi sự ‘ra rõ ràng’ cho Mary không? Tất nhiên là không rồi. Đối với bất kỳ ai biết rõ về phôi thai học của con người, ngay cả sự chịu thai ‘bình thường’ trong tử cung của con người đều được che phủ trong sự kín nhiệm. Hãy xem Thi thiên 139:13-16. Vì lẽ đó sự thai dựng có một không hai nầy, bằng phương tiện bởi đó Lời Đức Chúa Trời tự hữu hằng hữu khoác lấy bản chất con người, vượt qua mọi sự hiểu biết. Đức Chúa Trời và Gápriên cũng không đòi hỏi Mary nàng phải hiểu hết mọi sự đâu. Cái điều đòi hỏi nàng chỉ là điều nầy, nàng hãy tin theo và bằng lòng thuận phục mà thôi.
KHÔNG CÓ ĐIỀU GÌ KHÓ ĐỐI VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI
Kế từ khi Mary dường nghi ngại về mọi sự nầy, Gápriên kêu gọi sự chú ý của nàng về trường hợp Êlisabết, người bà con của nàng. Giờ đây, bà ấy đã có thai 6 tháng rồi (sẽ kết quả trong việc cho ra đời Giăng Báptít) mặc dù bà son sẻ, bà và Xachari đều đã cao tuổi rồi. Nghĩa là, cả hai người đều quá già không thể có con cái, tuy nhiên, qua một phép lạ của Đức Chúa Trời, bà đang trông mong đứa con đầu lòng của mình.
Tất nhiên, bây giờ các trường hợp nầy đều không giống nhau đâu. Mary là một thiếu nữ, còn Êlisabết có lẽ đã 70 tuổi rồi; sự mang thai của Êlisabết đã đến theo cách tự nhiên trong khi sự thai dựng của Mary đã đến bởi Đức Thánh Linh. Nhưng đấy chưa phải là mục tiêu đâu. Mục tiêu, ấy là cả hai trường hợp đều bất khả thi về mặt con người đều khả thi bởi lời hứa và lời lẽ của Đức Chúa Trời.
“Hỡi Mary, nếu ngươi hồ nghi lời ta nói, chỉ hãy nhìn vào Êlisabết. Bà ấy đang trông mong đứa con đầu lòng của mình mặc dù bà ấy ‘quá già’ không có con được. Nếu Đức Chúa Trời có thể làm điều ấy cho bà ta, ngươi không nghĩ Ngài có thể làm điều nầy cho ngươi sao?”
Điều nầy đưa chúng ta đến với câu 37, một câu quan trọng trong dịp lễ Giáng Sinh thường bị bỏ qua trong kỳ lễ nầy trong năm. “Bởi vì không việc chi Đức Chúa Trời chẳng làm được”. Ngài có quyền làm bất cứ điều chi Ngài quyết định làm. Nếu Ngài muốn khiến cho một nữ đồng trinh chịu thai, Ngài có thể làm việc ấy.
ĐỨC TIN ĐƠN SƠ CỦA MỘT THIẾU NỮ
Trong lịch sử của Hội Thánh, Mary thường được phác họa là một loại nhân vật mờ ảo, thuộc thế giới khác. Nếu bạn nhìn vào các bức tranh vẽ về Mary, họ làm cho nàng trông thật bình an và hạnh phúc đến nỗi bạn gần như quên nàng là một con người thật. Đấy là một sự xấu hổ vì Luca nói rõ rằng nàng rất là thực, với những nghi ngờ rất thực, những thắc mắc rất thực và đức tin rất thực. Không một chỗ nào được thấy rõ ràng hơn là ở câu 38:
Mary đáp: “Tôi đây là tôi tớ Chúa; xin sự ấy xảy ra cho tôi như lời người truyền!” Đoạn thiên sứ lìa khỏi Mary.
Chẳng có cường điệu chi hết, chúng ta có thể gọi câu nói nầy là một trong những câu nói đầy đức tin trong cả Kinh Thánh. Chúng ta đọc câu ấy thường xuyên đến nỗi chúng ta quên đi câu ấy quan trọng là dường nào. Nhưng hãy nhớ, lúc ấy là 2 giờ trưa, bạn đang 16 tuổi và đang yêu đương rất mực. Mẹ của bạn yêu cầu bạn đi lấy một ít nước về giặt giũ và trên đường ra giếng, bạn đâm sầm phải một người mà bạn chưa hề gặp trước đó. Ông ta nói với bạn rằng A. Bạn sẽ chịu thai; B. Bạn sẽ cho ra đời một con trai; C. Ngài sẽ được xưng là Con của Đức Chúa Trời. Khi bạn thắc mắc làm sao có được như thế, ông ấy nói: “Đừng lo về việc đó. Đức Thánh Linh sẽ che phủ bạn giống như một đám mây và bạn sẽ có thai. Đấy là mọi sự sẽ xảy ra”. Bạn nói gì về sự ấy?
Mary đã nói “Vâng”. “Vâng” với Đức Chúa Trời, “Vâng”điều bất khả thi, “Vâng” với chương trình của Đức Chúa Trời.
Có phải trái tim nàng đập thình thịch khi nàng nói “Vâng” không? Nàng đứng đó, đầu cúi xuống một chút, hai bàn tay run nhẹ, mắt mở to, bồn chồn, miệng há hốc ra, thắc mắc chứ không sợ hãi, lấy làm lạ chớ không kinh khủng, không dám chắc chớ không nhất định. Khi thiên sứ phán: “Không việc cho Đức Chúa Trời làm chẳng được”. Mary đã lấy một hơi thở thật sâu rồi đáp: “xin sự ấy xảy ra cho tôi như lời người truyền!” Và với lời lẽ ấy Chúa Giáng Sinh đã đến với trần gian.
NHỮNG TIẾNG ĐỒN, LỜI DỐI TRÁ VÀ NHỮNG ĐÊM KHÔNG NGỦ
Chúng ta không đánh giá thấp điều chi buộc Mary phải đáp “vâng” với Đức Chúa Trời. Từ giờ phút ấy trở đi, nàng đã đối mặt với sự ngờ vực của bạn bè mình ("Ô Mary, làm sao bạn mong chúng tôi tin một việc kỳ cục như thế chứ?"), những người lân cận ngồi lê đôi mách ("mấy người có nghe nói về Mary không? Tôi đoán Giôsép sau cùng đã may mắn đấy") và những lời thầm thì về sự lang chạ đã kéo dài những 2.000 năm.
Mary vốn biết rõ – hay sau đó không lâu – rằng nói “Vâng” với Đức Chúa Trời có nghĩa là hiểu lầm và xấu hổ công khai. Đâu rồi tiếng tăm thanh sạch, những giấc mơ về cuộc sống an bình, hạnh phúc của nàng tại thành Naxarét. Trong tương lai, cuộc sống của nàng có nhiều lúc hạnh phúc lắm, nhưng rồi sẽ không có an bình đâu.
Khi chúng ta biết phần cuối của câu chuyện, chúng ta có khuynh hướng không nhìn vào tình trạng khả thi của ly dị. Nhưng Mary không có cách nào nhìn biết Giôsép sẽ phản ứng ra sao trước tình trạng thai nghén của mình. Liệu chàng sẽ nổ tung lên rồi bước qua khỏi nàng? Liệu chàng sẽ sỉ nhục nàng cách công khai? Liệu chàng sẽ ly dị nàng chăng?
Khi câu chuyện xảy ra rồi, Mary đã có từng lý do để lo về Giôsép. Chàng không nổ tung lên hay tìm cách sỉ nhục nàng, nhưng chàng đã tính đến chuyện ly dị nàng. Chỉ có sự can thiệp của thiên sứ mới giữ cho việc ấy đừng xảy ra.
Mọi sự đấy cũng nằm trong lý trí của Mary nữa. Bằng cách nói “Vâng” nàng đã liều để mất người chồng mà nàng yêu thương. Toàn bộ tương lai của nàng đang ở ngay tuyến đầu.
Và hết thảy mọi sự nầy chỉ mới là khởi đầu mà thôi. Mary không thể biết rõ tương lai đang nắm giữ điều gì!?! Trước khi mọi sự qua đi, nàng sẽ kinh nghiệm cơn đau đầu, chống đối, vu khống, nhầm lẫn, đau đớn, thất vọng và cô đơn. Đến cuối cùng, nàng sẽ đối diện với nỗi đau lớn lao nhất mà một người mẹ sẽ gánh chịu khi nàng nhìn thấy con trai mình chịu chết trên một cây thập tự.
Mary không thể biết hết được những việc ấy. Có lẽ nếu nàng biết được, nàng sẽ không nói “Vâng” đâu. Nhưng đúng là nàng đã nói thế. Đôi lúc chúng ta nói: “Tôi muốn mình phải biết rõ tương lai đang nắm giữ gì cho tôi”. Nhưng bạn thực sự không muốn biết đâu. Đúng là chúng ta không biết cuộc sống sẽ mang lại cho chúng ta điều gì trong 10 hay 15 năm.
Mary không biết hết cái giá của việc nói “Vâng”đó. Nhưng sau khi đưa ra quyết định của mình rồi, nàng không hề ngó lại sau. Hai phương diện đó trong cuộc sống của nàng sẽ trở thành những việc lớn lao nhất mà chúng ta có thể nói về nàng:
1. Nàng đã tin theo Đức Chúa Trời khi dường như sự việc là bất khả thi.
2. Nàng không hề ngó lại đàng sau.
Khi Đức Chúa Trời phán: “Ngươi có bằng lòng tin điều bất khả thi chăng?”, Mary đáp: “Vâng, tôi tin!” Không có cái “Vâng” đó, thì chẳng có lễ Giáng Sinh nào hết.
MỘT PHỤ NỮ ĐỨC CHÚA TRỜI TIN CẬY
Tôi dám chắc Mary đã hỏi: “Sao lại là tôi?” Tại sao Đức Chúa Trời lại chọn một thiếu nữ thôn dã trong một ngôi làng chẳng có tiếng tăm gì hết, làm người được chọn để đưa Con của Ngài vào thế gian? Có nhiều câu trả lời chẳng ăn nhập gì đến Mary, nhưng có một câu trả lời có mọi sự phải làm với nàng. Đức Chúa Trời đã chọn vì Ngài đã tin cậy nàng. Ngài biết rõ nàng bằng lòng tin điều bất khả thi. Ngài cũng biết rõ nàng bằng lòng trả giá cho niềm tin đó. Ngài biết rõ nàng sẽ bằng lòng mang lấy con trẻ ngoài giá thú để đưa Con của Đức Chúa Trời vào thế gian.
Mary đã thưa “Vâng” với xấu hổ và vinh hiển; nàng đã thưa “Vâng” với quyền phép của Đức Chúa Trời; nàng đã thưa “Vâng” với điều bất khả thi.
Khi thưa “Vâng” đã mang tới cho nàng …
1. Gánh nặng nầy – 33 năm rối loạn và đau đầu.
2. Sự vui mừng nầy – nàng là mẹ của Con Đức Chúa Trời.
3. Phần thưởng nầy – giữa vòng những người nữ chẳng có ai có phước hơn.
Nếu không cứ cách nào đó, Mary có thể hiện diện ở đây hôm nay và chúng ta có thể hỏi nàng: “Có đáng như thế không?”, nàng sẽ đáp lại một lần nữa “Vâng”.
Khi ấy, Mary đứng như một khuôn mẫu cho hết thảy những tín đồ, mà đặc biệt là cho hết thảy nữ giới.
1. Nàng là khuôn mẫu của sự rộng mở đối với những khả năng lớn.
2. Nàng là khuôn mẫu của đức tin khi đối mặt với những điều nghi ngờ tự nhiên.
HAI TỪ LUÔN LUÔN SONG HÀNH VỚI NHAU
Luôn luôn là sự thật: “không việc chi Đức Chúa Trời chẳng làm được”. Câu ấy đúng cho hôm nay cũng như nó đã đúng cách đây 2.000 năm. Cái điều thực sự là ai đó sẽ nói “Vâng” hoặc giả điều bất khả thi sẽ không bao giờ xảy ra.
Điều đó cũng khích lệ chúng ta trong mùa lễ nầy của năm vì câu chuyện Giáng Sinh đầy dẫy với những phép lạ từ đầu cho đến cuối. Mấy thầy bác sĩ nhìn thấy một ngôi sao lạ trên bầu trời rồi đi đến thành Bếtlêhem. Các thiên sứ ca hát với mấy gã chăn chiên. Một bà cụ sinh được một con trai. Một nữ đồng trinh chịu thai. Một vị vua gian ác giết hết thảy những con trẻ tại thành Bếtlêhem … trừ một con trẻ mà ông ta muốn giết nhất. Con Trẻ và bố mẹ Ngài được cảnh báo trong một giấc chiêm bao về chương trình gian ác của nhà vua rồi trốn sang Aicập một thời gian. Có nhiều phép lạ rất phong phú trong câu chuyện Chúa Giáng Sinh.
Sau đây là hai từ luôn luôn song hành với nhau – Christmas [Giáng Sinh] và miracles [phép lạ].
Đấy là những tin tức tốt lành cho hết thảy chúng ta và là những tin tức tốt lành cho một số người trong chúng ta. Có người trong các bạn đang cưu mang những gánh nặng hôm nay. Đối với một số người trong các bạn, Giáng Sinh sẽ là cô độc trong năm nay. Có người trong các bạn đang đối mặt với khủng hoảng tài chính, chẳng còn có hy vọng gì nữa đối với bạn ngay bây giờ. Có người trong các bạn mất sở làm và không sao tìm được một việc làm tốt nữa. Có người trong các bạn đang tìm kiếm một cuộc hôn nhân dường như tệ hại hơn vô vọng nữa. Có người trong các bạn bị các thành viên trong gia đình liệt vào hạng ghẻ lạnh. Có người trong các bạn có những đứa con sống xa cách đối với Đức Chúa Trời. Có người trong các bạn cảm thấy cô độc và xa rời đối với Đức Chúa Trời.
Bảng danh sách còn dài lắm. Nhưng hết thảy mọi sự ấy đều có điều nầy làm điểm chung: Dường như họ bất khả giải quyết theo bất kỳ phương tiện nào đó của con người. Và phần lớn họ là như thế đấy. Rốt lại, nếu những phương tiện của con người có thể giải quyết nan đề của bạn, họ đã giải quyết từ lâu rồi.
Hãy nhớ điều nầy: lễ Giáng Sinh nói tới toàn phép lạ. Chúng đã xảy ra cách đây 2.000 năm rồi; chúng vẫn có thể xảy ra hôm nay. Giống như bài hát Tin Lành xưa kia chép: “Có dòng sông nào bạn nghĩ không thể vượt qua không? Có ngọn núi nào bạn không thể đi xuyên qua không? Đức Chúa Trời là chuyên gia trong những vụ việc tưởng là bất khả thi. Ngài làm những việc mà những người khác không thể làm được”.
CÁI ĐIỀU ĐỨC CHÚA TRỜI MONG MUỐN TỪ CHÚNG TA
Vậy thì Đức Chúa Trời mong muốn điều chi từ chúng ta? Nếu như hiểu hết về tương lai, chúng ta sẽ tin cậy Ngài chăng? Không. Đấy là điều bất khả thi. Và hơn nữa, thà là chúng ta không biết tương lai đang nắm giữ điều gì!?! Có phải Ngài muốn chúng ta có tri thức trọn vẹn về Kinh Thánh không? Không. Nếu đấy là trường hợp, thì chẳng có ai dám tin cậy Ngài. Có phải chúng ta muốn tình trạng thuộc linh phải đạt tới mức thánh đồ không? Cảm tạ Đức Chúa Trời câu trả lời là KHÔNG. Rất ít người trong chúng ta sẽ thỏa mãn được đòi hỏi đó.
Vậy thì Đức Chúa Trời muốn gì từ chúng ta? Cũng chính một việc Ngài đã muốn từ Mary. Đức tin đơn sơ cho rằng Ngài sẽ giữ lời của Ngài trong những đường lối bất ngờ và không thích ứng.
Lạy Cha của chúng con, chúng con không cầu nguyện để được thêm đức tin; thay vì thế chúng con cầu xin được dạn dĩ luyện tập đức tin mà chúng con đã có rồi. Xin khiến chúng con ra giống nhiều với Mary, bằng lòng tin, bất chấp mọi nghi ngờ của chúng con. Chúng con cầu nguyện trong danh của Ngài, sự giáng sanh của Ngài mà chúng con đang kỷ niệm trong mùa lễ Giáng Sinh. Amen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét