Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

RAHÁP, KỴ NỮ



NHÂN VẬT KINH THÁNH
RAHÁP, KỴ NỮ
Giôsuê 2.6; Mathiơ 1.5;
Hêbơrơ 11.31; Giacơ 2.25

Phần giới thiệu:
Văn mạch ở đây trong Giôsuê 2, ấy là nơi Giôsuê và con cái Israel sắp sửa bắt đầu cuộc chinh phục bước vào Đất Hứa. Trước khi bắt đầu cuộc chinh phục, Giôsuê đã sai hai thám tử đến kiểm tra tình hình ở thành Giêricô, vì đây là trở ngại đầu tiên nằm trên đường chiếm lấy Đất Hứa của họ.
Thành phố nầy là một thành vô đạo đức rất nặng nề có những bức tường cao vây quanh, được phòng thủ kiên cố và rất vững chắc. Thành Giêricô có hai bức tường bao quanh dầy khoảng 15 feet.
Khi các thám tử bước vào thành, họ đã đến tại nhà của ky nữ Raháp để cư trú tạm thời. Đây là chỗ chúng ta tìm thấy “nghị lực” để học hỏi tối nay.
Câu chuyện nói về Raháp, như đã được ghi lại trong Kinh Thánh, tuy vắn tắt nhưng nó cung ứng cho chúng ta một số vấn đề rất sắc sảo nói về nàng. Sự việc chính trong câu chuyện đã được ghi lại về nàng nằm trong sự hủy diệt thành Giêricô bởi các lực lượng của Israel dưới quyền chỉ huy của Giôsuê. Nàng đã giải cứu sinh mạng của hai thám tử và vì việc làm ấy nàng và cả nhà nàng đã được buông tha.
Sau đó, rất ít chỗ được nói về nàng, nhưng những gì đã nói ra thuật lại cho chúng ta biết rất nhiều. Câu chuyện nói tới nàng là một người nữ đức tin đã khiến nàng ở dưới Dòng Huyết Đỏ làm cho nàng được trắng tinh và thanh sạch.
Trong kỵ nữ Raháp, chúng ta nhìn thấy một bức tranh đẹp nói tới quyền phép của ân điển Đức Chúa Trời.
I. LAI LỊCH CỦA RAHÁP (Giôsuê 2)
Tên Raháp có nghĩa là “rộng rãi” hay “phóng khoáng”.
A. Raháp là một người Amôrít cư trú trong thành Giêricô.
1. Giêricô nằm ngay phía Tây sông Giôđanh và sẽ là trở ngại chính đầu tiên mà dân Israel gặp gỡ ở xứ Canaan.
2. Là một người Amôrít, Raháp là một phần của tôn giáo người xứ Canaan, về mặt cơ bản là tà giáo và thờ lạy hình tượng.
3. Dân cư của thành phố vốn quan tâm đến sự đe dọa do Israel tỏ ra và họ không biết các tà thần của họ có cho họ chiến thắng hay không!?! (câu 10)
B. Raháp có một gia đình sống trong thành phố (Giôsuê 2.13)
1. Nàng có cha, mẹ, các anh chị em.
2. Mặc dù họ không sống với nàng, rõ ràng nàng đã duy trì tiếp xúc với họ .
C. Nàng là một kỵ nữ.
1. Mọi nổ lực để khiến nàng trở thành một chủ quán trọ v.v… không được xưng công bình theo Kinh Thánh.
2. Không có một phương thức quyết định nào chính xác dẫn nàng vào một lối sống như thế. Dù là phương thức nào, đấy vẫn là một quyết định tồi.
3. Dù nàng là một kỵ nữ, nàng là một con người biết yêu mến gia đình mình và hiển nhiên họ cũng thương mến nàng nữa
a. Nàng là một tội nhân có quan hệ với một nghề nghiệp không thể được xưng công bình.
b. Nàng không phải là một con người quái dị không biết cảm xúc hay giúp đỡ.
c. Nàng chưa đạt tới điểm lương tâm nàng đã chai lì hoặc lý trí nàng trở nên phóng đảng.
II. VAI TRÒ CỦA RAHÁP TRONG TRẬN CHIẾN THÀNH GIÊRICÔ (Giôsuê 2.1-6)
A. Hai thám tử do Giôsuê sai đi đã đến tại nhà của kỵ nữ Raháp (Giôsuê 2.1)
Họ đã bước vào thành Giêricô qua hai cánh cổng thành phố, thường để mở suốt ban ngày trừ khi họ bị tấn công. Không nghi ngờ chi nữa, họ đã tìm cách trộn lẫn vào với các đám dân đông quanh thành phố.
Chúng ta không được cho biết làm cách nào họ đã kết thúc tại nhà của Raháp. Nhưng cái điều chẳng phải nghi ngờ, ấy là Đức Chúa Trời đã có mặt tại đó.
B. Raháp đã thắc mắc về hai người vừa bước vào nhà (Giôsuê 2.2-5)
1. Hai thám tử đã bị lưu ý trong hoạt động của họ.
2. Raháp đã giấu hai thám tử nầy và rồi nói cho họ biết những thắc mắc của nàng để rồi hai người rời đi khi trời sắp tối ngay trước khi hai cánh cổng đóng lại.
C. Raháp giấu hai thám tử với dưới những cộng gai trên mái nhà của nàng (Giôsuê 2.6-7)
1. Cộng gai nầy là một loại cỏ mọc cao 2 hay 3 feet và có hoa màu xanh.
2. Cộng gai nầy được sử dụng để dệt vải may quần áo v.v…
3. Dầu lanh cũng được rút ra từ cộng gai nầy.
4. Sự hiện diện của cộng gai nầy cho thấy Raháp là một phụ nữ cần cù, có nhiều lợi ích hơn là nghề kỵ nữ.
5. Sự dây mà hai thám tử được dòng xuống có thể cũng được làm bằng loại thực vật nầy.
D. Raháp bày tỏ ra đức tin của mình nơi Chúa với hai thám tử (Giôsuê 2.8-11)
1. Nàng biết rõ rằng Chúa đã ban đất đai cho dân Israel (Giôsuê 2.9)
2. Nàng biết rõ Chúa đã làm cạn khô Biển Đỏ và hủy diệt hai vua người Amôrít (Giôsuê 2.10)
3. Nàng đã công nhận Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời ở trên trời và dưới đất (Giôsuê 2.11)
4. Chẳng có thắc mắc gì trong lý trí nàng về Đức Chúa Trời là ai và Ngài đã làm gì và có thể làm gì!?!
E. Raháp đã hành động trên cơ sở những gì nàng đã biết rõ và đã tin theo (Giôsuê 2.12-13)
1. Nàng đã xin sự tử tế được tỏ ra với nàng trên cơ sở những gì nàng đã làm cho hai thám tử.
a. Nàng đã buông tha mạng sống của họ qua việc che giấu họ.
b. Nàng đã làm điều nầy, không phải vì hai thám tử là ai, mà vì Đức Chúa Trời là ai.
2. Nàng đã tìm kiếm sự an ninh cho cả nhà mình và cho bản thân nàng.
a. Yêu thương và quan tâm đã được tỏ ra cho những người thân của nàng.
b. Mọi hành động của nàng đã tỏ ra cả hai: khôn ngoan và đức tin.
3. Nhiều người khác trong thành Giêricô đã có cùng sự hiểu biết mà Raháp đã có nhưng họ không có đức tin để hành động trên đức tin đó (đối chiếu Giacơ 2.19)
F. Raháp được hứa cho sự tử tế và an toàn bởi hai thám tử (Giôsuê 2.14)
G. Raháp đã trợ giúp hai thám tử trong việc thoát thân (Giôsuê 2.15-16)
1. Họ đã được dòng xuống bởi một sợi dây qua cánh cửa sổ.
a. Sợi dây giống như sợi chỉ dòng qua cửa sổ mà nàng đã tự bện lấy.
b. Nhà của nàng nằm trên bức tường thành và cửa sổ nhà nàng nhìn ra bên ngoài bức tường.
2. Họ được dặn phải ẩn mình trong vùng núi trong ba ngày cho tới khi những kẻ truy đuổi đã trở lại thành phố.
H. Raháp được căn dặn phải treo sợ chỉ màu đỏ điều trên cửa sổ và hết thảy những ai ở trong nhà nàng sẽ được buông tha (Giôsuê 2.17-20)
I. Raháp tự mình làm theo những điều được yêu cầu (Giôsuê 2.21)
J. Raháp được buông tha khi thành Giêricô bị hủy diệt (Giôsuê 6.7,22-23,25)
1. Giôsuê đã dặn dò dân sự mình phải buông tha chỉ Raháp và cả nhà nàng (6.17)
2. Giôsuê đã dặn dò hai thám tử phải đi đem Raháp và cả nhà nàng ra (6.22-23)
a. Họ đã lập lời thề và họ sẽ chu toàn lời thề đó.
b. Raháp và người thân của nàng đã được đem ra và để lại ngoài trại quân của Israel.
1) Không một vật ô uế nào được phép ở trong trại quân.
2) Lịch sử về sau nầy của Raháp cho thấy rằng nàng đã trở thành một chi thể của dân Israel và đã tuân theo mọi lịnh lạc liên quan tới sự thờ lạy Đức Giêhôva.
3. Raháp đã sống trong xứ Israel vào thời điểm sách Giôsuê đã được viết ra (6.25)
III. CÂU CHUYỆN RAHÁP TRONG TÂN ƯỚC.
A. Nàng được liệt kê trong bảng gia phổ của Đấng Christ (Mathiơ 1.5)
1. Nàng đã thành hôn với Sanh-môn, ai nấy đều tin rằng ông là một trong hai thám tử.
2. Nàng là mẹ của Bôô là người đã lấy Rutơ làm vợ.
3. Nàng là tổ mẫu của Vua David.
4. Nàng là người phụ nữ đáng được tiếp nhận giữa vòng dân sự của Đức Chúa Trời.
a. Quá khứ của nàng đã được thanh tẩy bằng huyết.
b. Nàng đã trở thành một người mới trong Chúa.
B. Nàng được buông tha là vì đức tin của nàng (Hêbơrơ 11.31)
1. Đức tin của nàng là sự khác biệt giữa nàng và những kẻ bị hư mất trong sự hủy diệt thành Giêricô.
2. Raháp và Sara là hai người nữ duy nhứt được nhắc tới bằng tên trong Hêbơrơ 11.
C. Nàng được sử dụng để minh họa cho đức tin có việc làm trong Giacơ 2.25-26.
1. Nàng đã đưa ra bằng chứng đức tin của mình qua các việc làm.
2. Chúng ta chỉ tin theo những việc mà chúng ta được cảm động để làm theo.
Phần kết luận:
Raháp là một tấm gương cho sự cao trọng của ân điển Đức Chúa Trời.
Raháp là một tấm gương của đức tin theo Kinh Thánh làm theo những gì đã được tin theo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét