Giấc Mơ Bất Khả Thi: Bài Ca của Thiên sứ –
Luca 2:14
Khi ấy là 3 giờ sáng, hạm đội di chuyển qua bóng tối tăm của Thái Bình Dương, binh sĩ trên từng con tàu bắt đầu xôn xao. Đây là giờ, đây là giây phút của sự thật. Sự chờ đợi đã qua rồi. Cuộc chiến sắp sửa bắt đầu. Từ trung tâm hành quân dấu hiệu đã bật sáng: "Leo Núi Nataka”. Dấu hiệu ấy cho thấy cuộc tấn công bắt đầu.
Đối với một người, đây là giờ phút trọng đại mà ông ta đã từng nhìn biết. Nhiều năm trời huấn luyện cứ chực chờ, những giờ phút thao trường không tính được cứ lặp đi lặp lại mãi. Ông là người được chọn để trở thành cấp chỉ huy.
Khi Mitsuo Fuchida thức giấc, ông mặc bộ quân phục vào, dự điểm tâm, khoác lấy cái áo bay viền lông thú nặng nề. Khi ấy ông bước vào phòng hành quân để tiếp lấy phần chỉ dẫn vào phút sau cùng. Quấn dãi khăn trắng quanh vòng màu đỏ trên chiếc mũ bay của mình, ông nhảy lên chiếc phi cơ. Đúng 5 giờ 30 sáng ông cất cánh, chiếc phi cơ đầu tiên trong phi đoàn 200 chiếc máy bay. Từ boong của những hàng không mẫu hạm Hiryu, Soryu, và Atsugi, hết chiếc nầy đến chiếc khác cất cánh theo sau ông thành hai đợt cho tới chừng toàn bộ đã lên đến 350 chiếc, cuộc tấn công bằng không lực của hải quân lớn nhất trong lịch sử.
Cương lĩnh: Chịu chết vì tin vào lý tưởng
Mọi sự hướng thượng tuôn tràn từ nhận định chính xác về Đức Chúa Trời, và mọi tà giáo bắt nguồn từ sự hiểu sai về Đức Chúa Trời.
Thêm các chi tiết
Khi những chiếc phi cơ bay tốc độ qua 230 dặm phân cách chúng với đảo Oahu, không một lời trao đổi nào giữa các phi công. Cái chết là chắc chắn, quyết định đã được thực thi. Và khi Mitsuo Fuchida lướt ngang qua ngọn núi sau cùng phân cách ông với Trân Châu Cảng, ông gào lên mật khẩu đã định trước, tỏ ra hoàn toàn kinh ngạc vì mục tiêu sắp đạt được. Trong sự phấn khích ấy, ông lặp lại mật khẩu ba lần: "Tora! Tora! Tora!”
Những quả bom đầu tiên rơi xuống lúc 7 giờ 53 phút sáng, giờ Trân Châu Cảng. Lúc ấy trận đánh diễn ra, nó diễn ra thật nhanh chóng. Trong vòng một tiếng rưỡi đồng hồ, đợt thứ hai đã quay trở về lại các hàng không mẫu hạm. Thiệt hại đã được làm ra. Ở đàng sau chúng, các phi công Nhật bản để lại một đại dương bao trùm khói lửa và đổ nát. Trước khi nó kết thúc, số tử thương đã lên tới 2.403 người. Cho đến ngày hôm nay, đấy là thất bại của hải quân lớn lao nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Cuối cùng của sự ngây thơ
Hôm ấy – ngày 7 tháng Chạp năm 1941, một ngày sống trong nhục nhã – một thế giới dãy chết và thế giới khác chào đời. Đây là sự cuối cùng của Kỷ nguyên Ngây Thơ. Ngây thơ đã qua đi cho đến đời đời, và trong một phút thê thảm, nước Mỹ đã bật tung thành kỷ nguyên hiện đại. Mãi cho tới giờ phút đó, nước Mỹ về cơ bản chỉ là gã khỗng lồ mê ngủ, các quốc gia trên thế giới cũng cho là vậy. Sau trận Trân Châu Cảng, chúng ta lại cứ thế một lần nữa. Nhưng kể từ ngày đó, và những vụ việc nối theo sau ngày đó, nước Mỹ trở thành và vẫn là một quốc gia siêu quyền lực. Khi nhận định theo ánh sáng ấy, cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng là một sự kiện quan trọng nhất trong thế kỷ thứ 20. Đấy là một biến cố có tính chất xúc tác, một biến cố sẽ làm thay đổi toàn bộ cục điện lịch sử thế giới.
Vì Trân Châu Cảng quá nổi tiếng, nhiều người không biết có hai sự kiện lịch sử đã diễn ra trong chính tuần lễ đó. Một trong hai biến cố đã diễn ra ở vùng ngoại ô Mắccơva, lúc đó, sau một trận đánh tuyệt vọng, quân đội Nga đã đẩy lùi quân Đức. Người Nga đã chặn đứng quân Phát-xít ngay ngoài rìa thành phố. Hãy lưu ý một chút nữa, lúc bấy giờ sự thất bại của người Đức làm đổi dòng Đệ II Thế Chiến. Mãi cho tới khi ấy, kế hoạch táo bạo của Hitler đã mau chóng đánh bại người Nga, chính thức cầu hoà với Anh quốc, rồi nhơn đó giữ Hoa kỳ ở ngoài cuộc. Ông ta từng biết rõ không thể chinh phục được nước Nga, ông ta biết sự lựa chọn duy nhứt là tiến về phía Tây, mặc dù khi làm thế nước Mỹ chắc chắn sẽ tham chiến. Cho nên dòng lịch sử đã thay đổi hai ngày trước trận Trân Châu Cảng.
Nhưng như thế chưa phải là hết đâu. Biến cố quan trọng kia, hoàn toàn chẳng ai để ý và chẳng được báo cáo lúc bấy giờ, đã diễn ra tại Hoa Thịnh Đốn vào ngày trước trận Trân Châu Cảng. Ngày 6 tháng Chạp năm 1941, một uỷ ban chính phủ Mỹ, gọi tắt là S-1, hội họp ở Hoa thịnh Đốn. Chủ đề của nó: tính khả thi cho việc dựng lên một thứ gọi là bom nguyên tử.
Mọi sự đã xảy ra trong ba biến cố – gom lại thành cánh cửa sổ thời gian gồm ba ngày – không những kích động một quốc gia, mà còn làm thay đổi cán cân quyền lực và hoàn toàn tái định hướng lại dòng lịch sử nhân loại.
Từ Trân Châu Cảng đến Baghdad
Những gì đã xảy ra tại Trân Châu Cảng đã trực tiếp dẫn tới Đệ II Thế Chiến, cuộc chiến tranh đẩm máu nhất trong lịch sử thế giới. Khoảng 25 triệu người đã ngã chết. Nếu bạn chịu khó nhìn lại dòng lịch sử, bạn sẽ thấy những gì diễn ra tại Trân Châu Cảng chắc chắn đã dẫn tới Hiroshima và Nagasaki, và đề ra bối cảnh cho cuộc Chiến Tranh Lạnh, bản thân nó dẫn chúng ta tới Cuộc Chiến ở Hàn quốc, rồi hoàn toàn dẫn tới cuộc chiến ở Việt nam, cùng cuộc khủng hoảng ở vùng Trung Đông. Nói cách khác, có một dòng đầy dấu chấm trải từ Trân Châu Cảng đến Baghdad. Những gì đã khởi sự hôm qua cách đây 50 năm có những phân nhánh hiện diện với chúng ta một nửa thế kỷ sau đó.
Tôi dám chắc bạn nhận ra cái tên Leon Trotsky. Ông là một lãnh tụ nổi tiếng trong những ngày đầu sớm sủa của cuộc Cách Mạng Nga. Nhưng ông đã kết thúc với cứu cánh ngắn ngủi khi tranh giành quyền lực với Josef Stalin và bị trục xuất khỏi nước Nga vào năm 1929. Ông qua ngụ ở Mexico, ở đây ông bị các mật vụ Nga ám sát chết vào năm 1940. Trong những năm tháng lưu vong, ông đã thốt ra một câu nói rất thú vị: “Người nào tìm kiếm một đời sống bình tịnh đã chọn ra đời vào thế kỷ sai trái”. Whittaker Chambers đưa ra lời bình thích ứng với lưu ý của Trotsky. Chambers nói rằng “lời bình phải gắn với kẻ có thẩm quyền, một khi thế kỷ xác nhận vấn đề bằng cách vỗ mạnh cây búa vào cái đầu đã rập khuôn ra nó”.
Mau hơn, nhanh hơn, rẻ hơn
Vì thế, khi chúng ta đến với kỳ Giáng Sinh, năm 1991, trong những gì đã và sẽ là một năm bạo lực đổ máu. Không những chúng ta đang đến với phần cuối năm, mà còn đúng 8 năm nữa là đến cuối thế kỷ thứ 20 – qua mọi tính toán, là thế kỷ đổ máu nhiều nhất trong lịch sử nhân loại. Nhiều người đã bị giết trong nhiều cuộc chiến bởi các thứ vũ khí tinh vi hơn bất kỳ thế kỷ nào khác kể từ khi dựng nên thế gian. Chúng ta thích nói tiến bộ về kỷ thuật của chúng ta, và chúng ta thích khoe mình về việc chúng ta lên cao trên cái thang tiến hoá bao xa. Song đấy chỉ là một giấc chiêm bao mà thôi. Giờ đây, chúng ta giết chóc nhanh hơn, với hiệu quả lớn lao hơn, với ít bừa bộn hơn, với cái giá rẻ hơn nhiều. Nếu chúng ta tiến bộ hơn những thế hệ đi trước, thì chỉ ở chỗ chúng ta cùng nhau nhúng tay vào. Đấy là loại tiến bộ, chắc chắn là một mớ huyền thoại về sự cường điệu.
Những lời chúng ta dám tin
Và các thiên sứ đã hát lên vào cái đêm cách đây lâu lắm rồi: “Sáng danh Chúa trên các từng trời rất cao, bình an dưới đất, ân trạch cho loài người!” (Luca 2:14). Có bao nhiêu lần chúng ta nghe thấy lời lẽ ấy? Có bao nhiêu lần chúng ta đã nhìn thấy chúng được in lên trên những tấm thiệp Giáng Sinh? Có bao nhiêu lần bản thân chúng ta lặp đi lặp lại mấy lời đó? Hàng trăm lần. Không, hàng ngàn lần. Chúng có mặt ở giữa những lời lẽ quen thuộc nhất trong toàn bộ quyển Kinh Thánh.
Tuần nầy, tôi đã suy gẫm mấy lời nầy của thiên sứ ngược lại với tấm bích chương kỷ niệm lần thứ 50 ngày tấn công Trân Châu Cảng và mọi sự mà nó muốn nói tới. Khi tôi nghĩ đến mấy câu thường được lặp đi lặp lại nầy, tôi cố gắng nhìn xem chúng với ánh mắt tươi mới hơn, giống như thể tôi chưa từng nghe đến chúng trước đây vậy. Tôi cố gắng hình dung xem mình đã cảm nhận thể nào nếu tôi không phải là một Cơ đốc nhân và ai đó đã trưng dẫn mấy lời nầy với tôi. Kết luận của tôi là như vầy đây: Nếu tôi nghe mấy lời nầy lần đầu tiên, chúng sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ như biểu lộ rằng chẳng có gì phải làm với thế giới thực nầy. Tôi muốn kết luận rằng chúng không thể là hiện thực được. Vì nếu có cái gì rõ ràng là sự thực, ấy là chúng ta không có hoà bình ở trên đất hôm nay và chúng ta không có thiện ý tốt lành gì đối với loài người. Và thực vậy, dường như chúng ta chẳng đến gần với hoà bình hay đến gần chút nào với thiện ý cả.
Khi tôi suy gẫm sâu xa hơn, tôi nhận ra rằng mấy lời nầy chứa ba lời hứa gắn trực tiếp với sự đến với trần gian của Đấng Christ. Thứ nhứt là Sáng Danh Chúa Trên Các Từng Trời Rất Cao. Thứ hai là Bình An Dưới Đất. Thứ ba là Ân Trạch Cho Loài Người. Tôi nghĩ, hoàn toàn là khả thi nếu bạn phân tích những vụ việc từ nhận định của con người thì thấy chỉ có một trong ba điều đó là sự thực mà thôi. Ấy là Sáng Danh Chúa Trên Các Từng Trời Rất Cao. Rốt lại, chúng ta không hề với tới lãnh vực “các từng trời rất cao” đó. Một khi chúng ta không tiếp cận được, chúng ta chẳng có cách nào để biết rõ làm sao để lên tới đó. Cái điều hoàn toàn khả thi, ấy là Đức Chúa Trời được sáng danh trên các từng trời rất cao. Chúng ta không thể nhìn thấy sự việc ấy, vì vậy chúng ta không biết chắc. Phần chúng ta, chẳng phải quan tâm về sự ấy.
Chính hai phần kia là điều mà chúng ta phải suy nghĩ đến. Bình an dưới đất – nó ở đâu vậy? Ân trạch cho loài người – tôi không nhìn thấy ân trạch ấy.
13 năm chiến tranh – 1 năm hoà bình
Theo một bài viết trong Tập san Quân sự Canada, một cựu chủ tịch sinh viên khoa học người Na-uy, được tài trợ bởi các sử gia từ Anh quốc, Ai-cập, Đức quốc, và Ấn độ, họ thu thập những dữ liệu và tìm thấy:
Kể từ năm 3600TC, thế giới chỉ biết đến 292 năm hoà bình. Trong khoảng thời gian nầy, đã có 14.531 cuộc chiến, lớn và nhỏ, trong đó 3.640.000.000 người đã ngã chết. Giá trị của sự hủy diệt sẽ phải trả giá bằng một cái đai vàng trải khắp thế giới với bề rộng 97 dặm và bề dày 33 feet. Thêm nữa, kể từ năm 650TC, đã có 1.656 cuộc đua vũ trang, chỉ có 16 cuộc trong số đó đã kết thúc trong chiến tranh. Số còn lại đã kết thúc trong sự suy sụp kinh tế nơi những quốc gia liên đới (một việc mà chúng ta đang nhìn thấy trong sự tan rã hiện nay của Liên Bang Sô Viết).
Nói theo cách khác, trong lịch sử thế giới chúng ta đã nhìn thấy 13 năm chiến tranh cho một năm hoà bình. Kể từ lúc bắt đầu thời gian, hơn 8.000 hiệp ước hoà bình đã được ký kết. Mặc dù có hiệu lực cho đến đời đời, tuổi thọ trung bình có hiệu lực là 2 năm (Tự điển bách khoa 7700 hình ảnh minh họa, p. 1571)
Phước cho nhân loại
“Bình an dưới đất, ân trạch cho loài người”. Đúng đây là một giấc mơ bất khả thi? Có nhiều lý do để trả lời “Đúng”.
“Phước cho nhân loại, Chúa ta ra đời”.
Tuần nầy chúng ta đến với bối cảnh William Kennedy Smith bị xét xử về hiếp dâm, nơi một phụ nữ đưa ra những lời tố cáo khủng khiếp về những gì đã xảy ra đêm hôm ấy tại Palm Beach. Một số sự việc sinh động đến nỗi chúng làm cho người ta nghe giống như buổi picnic của lớp trường Chúa nhựt vậy.
“Kìa Thiên Binh Cùng Vang Tiếng Hát. Chúc Thánh Đế Mới Sanh Trên Đất”.
Họ nói rằng Alann Steen bị những kẻ bắt anh ta đánh đập tồi tệ quanh đầu đến nỗi anh ta sẽ bị loạn óc vĩnh viễn. Và Joseph Cicippio chịu khổ do nhiễm lạnh thường xuyên vì trong hai mùa đông dài, những kẻ bắt anh ta đã xích anh ta ở ngoài cửa. Đấy là cách xử sự mà bạn sẽ không dám làm cho thú vật.
“Hỡi Môn Đồ Trung Tín. Dìu Dắt Nhau Vui Hát Du Dương”.
Tuần nầy Richard Speck đã qua đời. Ông là nhân vật đã đưa cụm từ “Giết Người Hàng Loạt” vào cách sử dụng phổ thông. Có thể ông là gã tội phạm khét tiếng nhứt trong lịch sử Chicago. Richard Speck – là kẻ đã giết tám sinh viên điều dưỡng cách đây 25 năm – đã sống trong cô độc đến cuối đời, vì gia đình ông ta từ chối lấy xác khi ông chết.
“Đêm Xuống Êm Đềm, Chuông Thánh Vang Rền, Lướt Lướt Êm Qua Bao Miền”.
Từ trang bìa của tạp chí Sun-Times: Một Thượng Nghị Sĩ tiểu bang đã bị kết án ăn hối lộ. Giờ đây ông ta đối mặt với án tù và phải nộp phạt hàng trăm ngàn đôla.
“Chúa Thánh Giáng Sinh Nơi Máng Chiên Cô Đơn Nghèo Nàn”
“Chốn Jêsus nằm tăm tối”
Chôn vùi trong mọi tin tức khác là một tường trình không hay đến từ nước Nga. Họ nói rằng những tình trạng đói kém giờ đây đang có mặt ở nhiều nơi của Liên Bang Sô Viết. Và một số lãnh đạo quân sự công khai loan báo việc làm táo bạo khác. Anatoly Sobchak, thị trưởng cải cách của thành phố St. Petersburg, nhất trí và nói rằng lần nầy chiến dịch sẽ thành công vì dân chúng sẽ ủng hộ nó, vì họ đang tuyệt vọng về thực phẩm, quần áo và nơi trú ẩn chống lại cái lạnh của mùa đông.
“Hoà Bình Dưới Đất, Hỉ Hân Cho Người Vì Hôm Nay Jêsus Đến”
Vào ngày thứ Sáu, trong cuộc tình tay ba, một cảnh sát viên Chicago đã bắn viên cảnh sát khác ngã chết, sau đó lái xe đến bãi đậu xe ở Nam Chicago rồi tự sát.
“Hỡi Bếtlêhem, Tiểu Thôn Cô Quạnh, Bình Yên Bấy Trong Vùng Ngươi”.
Tuần nầy ở Chicago, hai đứa trẻ sanh đôi bốn tuổi bị nhốt trong một căn buồng nhỏ, bà và mẹ chúng bỏ chúng lại đơn độc ở đó. Không biết sao chúng tìm được mấy que diêm rồi bị thiêu cho đến chết. Bà và Mẹ chúng đã bị bắt vì lơ đểnh phạm tội.
Bình an dưới đất – Nó ở đâu? Ân trạch cho loài người – Tôi không thấy điều đó.
Nếu bạn suy gẫm lời nói của Chúa Jêsus theo ánh sáng của những gì thực sự đang xảy ra ở chung quanh bạn, chúng cho thấy đây là một trường hợp kinh điển về sự cường điệu quá mấu. Đây là một lầm lỗi đặc thù của kẻ rao bán hàng. Bạn hứa hẹn quá tải và chẳng có gì để trình ra. Chuyện nầy xảy ra lúc nào cũng có.
Chắc chắn, Ngài sẽ đem lại sự bình an trên đất. Nhưng chúng ta đã trông đợi cả 2.000 năm rồi.
Chắc chắn, Ngài sẽ đem lại ân trạch cho loài người. Ồ, mong sao cho điều đó xảy ra.
Điều đó đưa chúng ta đến với thắc mắc tối hậu. Mấy lời nầy chúng ta ca hát, trao đổi và nhắc lại luôn miệng trong kỳ lễ Giáng Sinh. Chúng có thực sự là thật không? Chúng ta có thực tin theo chúng không? Hay đấy chỉ là lối nói nước đôi trong tôn giáo?
Cho phép tôi đưa ra thắc mắc theo cách nầy:
1. Nếu Đấng Christ đến để đem lại sự bình an trên đất, tại sao còn có nhiều hận thù và ít hoà bình như thế chứ?
2. Nếu Đấng Christ đến để đem ân trạch cho loài người, tại sao lời hứa Giáng Sinh chưa ứng nghiệm sau 2.000 năm?
Không những đây là những thắc mắc của một nhà phê bình sốc nổi. Đây là những thắc mắc thành thật, đúng đắn. Chúng đòi hỏi những giải đáp thật hợp lý.
Hai giải đáp khả thi
Vì vậy, đây là việc tôi đang thực hiện trong tuần nầy – suy gẫm những thắc mắc nầy và phải lo giải đáp chúng. Những thắc mắc rất chân thành xứng đáng với những giải đáp cũng rất là chân thành. Và tôi có hai giải đáp mà tôi rất muốn chia sẻ với bạn đây.
I. Bình an không đến với đất là vì tình trạng của tấm lòng con người.
Tiên tri Giêrêmi đã nói về tấm lòng đó theo cách nầy: “Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa: ai có thể biết được?” (Giêrêmi 17:9). Nói như thế có nghĩa là tấm lòng của bạn rất gian ác và tấm lòng của tôi cũng thế. Câu Kinh Thánh ấy muốn nói rằng hết thảy chúng ta dám làm những việc kinh khủng nhất không thể tưởng tượng được. Chúng ta sẽ lừa đảo, chúng ta sẽ dối trá, chúng ta sẽ trộm cướp, và phải, chúng ta sẽ giết người nữa. Thường thì việc duy nhứt giữ chúng ta lại chẳng gì khác hơn sự thực là chúng ta sợ bị bắt. Hay xã hội chúng ta dạy rằng phải biết kềm giữ lại, đừng để lộ bản chất của chúng ta. Hoặc có thể là chúng ta không có cơ hội để phạm vào từng tội lỗi mà chúng ta mơ tưởng đến.
Hết thảy chúng ta tự nhiên thiên về với vật chất, ích kỷ, tham lam, và lấy cái tôi mình làm trọng. Hết thảy chúng ta sẽ nói ra những việc kinh khủng về người khác nếu chúng ta bị kích động đúng mức. Và hết thảy chúng ta sẽ nắm lấy phần bạo lực nếu chúng ta bị đẩy đến bờ vực. Hết thảy chúng ta sẽ phạm vào những tội ác khủng khiếp nếu chúng ta bị đặt vào đúng hoàn cảnh. Chúng ta sống thật dại dột nếu chúng ta nghĩ đến bất cứ điều chi khác là thực.
Vấn đề thực chính là tình trạng phổ quát của tấm lòng con người.
Điều nầy dẫn tôi đến một điểm quyết định, quyết định cho cái ngày đặc biệt nầy. Nếu bạn nghĩ bài học thực sự của Trân Châu Cảng dẫn tới chỗ chúng ta thù hận người Nhật vì họ không cứ cách nào đó tệ lậu hơn chúng ta, bạn đã quên điểm phổ quát kia rồi. Nan đề bạo hành và xung đột không phải là vấn đề người Nhật bản. Đấy chẳng phải là nan đề của người Mỹ. Đó là nan đề của cả nhân loại.
Nếu bạn muốn biết điều chi sai lầm với thế giới ngày nay, hãy nhìn vào gương đi! Nan đề là bạn, nan đề là tôi, nan đề là hết thảy chúng ta ghép chung lại.
Vào một ngày giống như ngày hôm qua, chúng ta muốn nhìn vào bản thân mình rồi nói chúng ta tốt lành là dường nào, và họ xấu xa là bao. Nhưng họ không tệ lậu hơn chúng ta vì họ chẳng khác gì với chúng ta. Chúng ta giống nhau nhiều hơn là chúng ta khác nhau. Chúng ta dự vào cùng một bản chất cơ bản của con người.
Khi bạn phân tích qua mọi sự rồi, câu trả lời rất rõ ràng: Chẳng có bình an dưới đất là vì chúng ta không phải là hạng người ưa thích hoà bình. Chúng ta không phải là hạng người đầy dẫy sự bình an. Chúng ta là hạng người đầy dẫy giận dữ, đầy dẫy hận thù, đầy dẫy tư dục và đầy dẫy tham lam.
Chúng ta có nhiều nan đề thì chẳng có gì phải ngạc nhiên. Chúng ta giết chóc nhau, chẳng có gì phải ngạc nhiên. Chẳng có bình an gì dưới đất, chẳng có gì phải ngạc nhiên.
Con đường bình an mà họ chẳng biết
Có những lời lẽ quen thuộc ở Rôma 3:10-17:
Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không. Chẳng có một người nào hiểu biết, Chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời. Chúng nó đều sai lạc cả, thảy cùng nhau ra vô ích. Chẳng có một người làm điều lành, dẫu một người cũng không. Họng chúng nó như huyệt mả mở ra; Dùng lưỡi mình để phỉnh gạt. Dưới môi chúng nó có nọc rắn hổ mang. Miệng chúng nó đầy những lời nguyền rủa và cay đắng. Chúng nó có chân nhẹ nhàng đặng làm cho đổ máu. Trên đường lối chúng nó rặc những sự tàn hại và khổ nạn. Chúng nó chẳng hề biết con đường bình an.
Nếu chưa có sự bình an nào trên đất hôm nay … nan đề không phải đặt nơi Chúa Jêsus. Nan đề không có với Ngài đâu. Nan đề đang có với chúng ta đây. Chúng ta là nguyên nhân chẳng có sự bình an nào hết ở trên đất. Nan đề tối hậu là tình trạng phổ quát của tấm lòng con người.
Khi mọi lời hứa của Ngài đã được thốt ra, chúng sẽ được ứng nghiệm cách hoàn toàn. Khi những nguyên tắc của Ngài được đưa vào thực hành, thực sự sẽ có sự bình an ở trên đất.
Nan đề không đặt nơi Chúa Jêsus. Nan đề đang đặt nơi bạn và tôi.
Có câu trả lời thứ hai giúp cho chúng ta hiểu rõ lý do tại sao, sau 2.000 năm, lời hứa Giáng Sinh vẫn còn chưa ứng nghiệm.
II. Bình an đến với trần gian mỗi lần một tấm lòng.
Chương trình của Đức Chúa Trời là đem sự bình an đến trên đất bằng cách cảm động từ lòng đến lòng. Chương trình của Đức Chúa Trời không phải đến với người ta theo số đông. Chương trình của Ngài là đến với con người từng người một.
Theo ý nghĩa đó, chẳng có một việc gì là hoà bình theo kiểu gây tiếng vang. Chẳng có một việc gì là hoà bình theo kiểu quốc gia. Chỉ có những người nam người nữ nào yêu hoà bình, và những người nam người nữ nào yêu chiến tranh. Không may thay, dường như vẫn còn có nhiều người ưa chiến tranh hơn số người yêu hoà bình.
Đức Chúa Trời là một Đấng hoà nhã trọn vẹn. Nếu bạn quyết mình sẽ nổi giận, Ngài sẽ để cho bạn cứ giận. Nếu bạn quyết mình sẽ cay đắng, Ngài sẽ để cho bạn cay đắng. Nếu bạn quyết mình sẽ ưa chê bai, phê phán, Ngài sẽ để cho bạn đi theo lối đó. Nếu bạn quyết mình sẽ có thành kiến với ai đó, Ngài sẽ để cho bạn cứ thành kiến. Nếu bạn quyết mình sẽ bạo động, Ngài sẽ để cho bạn bạo động. Là một Đấng hoà nhã trọn vẹn, Đức Chúa Trời tôn trọng ý chí tự do của bạn.
Đấy là lý do tại sao sứ điệp bình an không đến qua những hội nghị hoà bình, dù những hội nghị ấy là tốt đấy. Sứ điệp bình an mỗi lúc được rải ra cho một tấm lòng, mỗi lần một người. Bạn có nhớ bài hát từ thập niên 60 ghi rằng: “Nguyện sự hoà bình ở trên đất, và nó bắt đầu với tôi" không?
Đấy là phương thức sự bình an được rao ra. Từ tấm lòng của bạn đến tấm lòng của tôi và từ chúng ta đến với nhiều người khác.
Có người xướng như sau: “Đấy là cách thức rất chậm khi đem sự bình an đến trên đất. Chẳng có phương án nào hay hơn sao?” Câu trả lời rất đơn giản. Đây là một chương trình chậm chạp, nhưng đường lối của Đức Chúa Trời là đường lối duy nhứt đang vận hành.
Ông ta ghét người Nhật
Chúng ta giờ đây trở lại với Trân Châu Cảng. Một vài tháng sau cuộc tấn công và nước Mỹ đang tìm cách lần trở lại từ thất bại đau đớn đó. Chúng ta tái vũ trang và sẵn sàng cho mọi sự – chiến tranh trên Thái Bình Dương. Một nhân vật có tên là Tướng Jimmy Doolittle được chọn để chỉ huy cuộc không kích lúc ban ngày trên thành phố Đông Kinh. Về mặt quân sự, không kích có ít tác động trên chiến tranh, nhưng nó có tác động quan trọng trên cả người Nhật và sự suy nghĩ của người Mỹ. Nó làm tăng uy thế tinh thần của chúng ta và gửi một dấu hiệu cho người Nhật biết rằng họ không được an toàn trên cái tiền đồn gồm những hòn đảo đó. Không may thay, những chiếc phi cơ hết nhiên liệu không thể thực hiện phi vụ phải đáp khẫn xuống đường băng của đồng minh Trung Hoa. Một trong những người rơi vào tình trạng đó là Jake DeShazer. Ông đã bị bắt làm tù binh gần bốn năm. Trong suốt thời gian đó, ông bị đánh đập, bị đối xử tàn tệ, và gần như bị bỏ đói hòng chết nữa. Qua sự thừa nhận của chính ông, ông gớm ghét người Nhật với sự hận thù sôi sục lắm. Ông thù những gã lùn Nhật bản với màu da vàng sởn tóc gáy đó. Ông thù ghét khi nhìn đến họ. Ông không hể chịu được ngôn ngữ của họ.
Khi những người Mỹ trong trại tù binh xin thứ gì đó để đọc, họ đã được trao cho một quyển Kinh Thánh Anh ngữ – 14 tháng sau đó. Kinh Thánh được trao cho trước tiên là các sĩ quan, nhưng chắc chắn Kinh Thánh cũng đã được trao cho Jake DeShazer. Lần đầu tiên trong đời, ông đã đọc Kinh Thánh. Khi ông đọc đến câu chuyện nói tới Chúa Jêsus, sứ điệp tha thứ dường như phủ lút ông. Rồi ở đó, ở một trại tù binh của người Nhật tại Trung Hoa, Jake DeShazer đã dâng lòng mình cho Đức Chúa Jêsus Christ. Qua sự làm chứng của chính ông, trong giây phút được biến đổi đó, mọi giận dữ đã biến đi hết. Tất cả sự thù hận không còn nữa. Mọi oán hờn đà tan biến. Thậm chí ông đã khởi sự yêu thương những tên lính gát Nhật bản kia nữa là.
Sau khi cuộc chiến qua rồi, Jake DeShazer trở về Hoa kỳ, đăng ký vào Trường Đại Học, rồi sau đó sang Nhật trong vai trò giáo sĩ, ở đó ông đã giảng đạo và viết những chứng đạo đơn Tin Lành.
“Tôi là một tù binh của Nhật bản”
Năm ấy là năm 1945. Và người Nhật cũng đang tìm cách hồi phục lại cuộc sống của họ. Mitsuo Fuchida đã được giải ngũ ra khỏi quân đội, ông ta trở về lao động trên nông trang của gia đình. Những ngày làm phi công chiến đấu đã qua đi mất rồi. Trong một thời gian ngắn, ông nghĩ mình sẽ bị xét xử như tội phạm chiến tranh, nhưng thay vì thế, ông được kêu gọi làm một nhân chứng, ông không hề bị tố cáo về bất cứ một tội phạm chiến tranh nào hết.
Năm 1950, Mitsuo Fuchida lên xe lửa đến thành phố Đông Kinh. Khi ông đi ngang qua sân ga, có người trao cho ông một quyển sách nhỏ. Ông liếc mắt nhìn vào đề tựa – "Tôi là tù binh của Nhật bản" – và bỏ quyển sách ấy vào túi áo. Ông nghĩ đây là một câu chuyện khác nói tới tính hung bạo của người Nhật.
Chẳng phải như thế đâu! Đây là câu chuyện của Jake DeShazer cho thấy làm thể nào ông đã đến với Đấng Christ. Khi ông đọc xong câu chuyện đó, ông thấy rất lôi cuốn. Câu chuyện ấy kể lại về một người từng thù ghét người Nhật, song giờ đây đã dâng đời sống mình đến với họ vì cớ Đức Chúa Jêsus Christ. Quyển chứng đạo đơn đã khiến cho Mitsuo Fuchida tìm một quyển Kinh Thánh rồi bắt đầu đọc nó. Là một tín đồ Phật giáo, quyển sách, mọi sự trong đó đều mới mẻ đối với ông. Ông say đắm với câu chuyện nói tới Đức Chúa Jêsus Christ, đặc biệt qua câu chuyện nói tới sự đóng đinh trên thập tự giá, và đặc biệt nhất bởi những lời nói từ trên thập tự giá – "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì”.
Đây đúng chính xác là lời lẽ của Mitsuo Fuchida:
Tôi có ấn tượng rằng mình là một trong những kẻ được Ngài cầu thay cho. Nhiều người tôi đã giết đã tàn sát với danh nghĩa yêu nước, vì tôi không hiểu nổi tình yêu mà Đấng Christ muốn cấy ở trong từng tấm lòng.
Ngay giây phút ấy, dường như tôi đã gặp được Chúa Jêsus lần đầu tiên. Tôi hiểu ý nghĩa sự chết của Ngài là một sự thay thế cho tình trạng gian ác của tôi, và vì vậy trong sự cầu nguyện, tôi đã cầu xin Ngài tha thứ mọi tội lỗi của tôi và thay đổi tôi từ một cựu phi công cay đắng, bị ám ảnh thành một Cơ đốc nhân cân đối với mục đích trong cuộc sống.
Ngày ấy, ngày 12 tháng 4 năm 1950, trở thành ngày thứ nhì “để nhớ” trong cuộc đời tôi (Moody Monthly, December, 1971, p. 29)
Khi tin tức nói tới sự biến đổi của ông được lan ra, bạn bè và các thành viên trong gia đình đều bị sốc. Đã có những dòng tít lớn đăng như sau: “Anh Hùng Trân Châu Cảng Cải Đạo Sang Cơ Đốc Giáo”. Những người bạn trong chiến tranh cũ đến gặp ông, họ tìm cách thuyết phục ông từ bỏ cái ý đồ điên rồ đó.
Nhưng họ không thể. Và vì thế, nhân vật chỉ huy cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng đã trở thành một Cơ đốc nhân, và là một vị giáo sĩ bùng cháy cho Tin Lành của Đức Chúa Jêsus Christ.
“Gomenasai”
Câu chuyện của tôi chưa kết thúc đâu. Chúng ta quay lại năm 1941. Lần nầy chúng ta đến với một thanh niên 19 tuổi từ Brockton, Texas có tên là Joe Morgan. Anh lớn lên là một tín đồ Báptít và ở một thời điểm đã cảm thấy Đức Chúa Trời kêu gọi mình làm một nhà truyền đạo. Nhưng những chương trình đó bị gạt qua một bên khi anh tham gia vào hải quân để nhìn xem cả thế giới. Khi cuộc tấn công đến, anh bị tê liệt vào lúc đầu nhưng rồi đã chụp lấy khẩu súng và khởi sự nhã đạn tấn công vào người Nhật. Anh đã ở lại đó suốt cả ngày đêm chờ đợi những chiếc máy bay quay trở lại, nhưng chúng không còn trở lại nữa.
Sau cuộc chiến, Joe Morgan trở lại với viện thần học và anh cũng trở thành một nhà truyền đạo nữa. Bạn nghĩ xem Hội thánh đầu tiên của anh là ở đâu chứ? Ở Hawaii.
Nhưng trong bài làm chứng của anh, anh đã phấn đấu trong nhiều năm trời với thù hận dành cho người Nhật. Anh không thể tha thứ cho họ vì những gì họ đã làm tại Trân Châu Cảng. Anh thù họ vì sự tàn bạo trên Thái Bình Dương. Anh nói: “Khi chúng ta thả trái bom nguyên tử xuống đảo Hiroshima, tôi vui lắm. Tôi rất sung sướng vì chúng ta đã giết nhiều người hơn họ”.
Nhiều năm tháng trôi qua, và anh vẫn là Mục sư trên đảo Oahu, ăn nuốt với giận dữ và cay đắng. Thế rồi đến năm 1956, một người bạn đến nói với anh về vị khách bất thường sẽ đến giảng tại Hội thánh Giám Lý tại địa phương. Đây là nhân vật đến từ Nhật có tên là Mitsuo Fuchida, là người đã chỉ huy cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng.
Với chủ nghĩa phê phán nặng nề, Joe Morgan đến nghe Fuchida giảng. Sau đó ông đối mặt với Fuchida rồi nói cho ông ấy biết ông đã có mặt trên chiến trường Trân Châu Cảng. Fuchida cúi đầu xuống gật nhẹ, rồi tử tế nói Gomenasai, có nghĩa là “Tôi xin lỗi”. Khi ấy người chỉ huy cuộc tấn công chìa tay ra cho người đang tìm cách để giết. Hãy để cho Joe Morgan thuật lại phần còn lại của câu chuyện bằng chính lời nói của ông:
Khi ông ấy chìa tay ra bắt tay tôi, tôi kinh nghiệm được phép lạ của cả cuộc đời tôi. Giận dữ và thù hận như đi đâu hết rồi vậy. Đức Chúa Trời đã kihến tôi biết tha thứ (USA Today, Friday, December 6, 1991, p. 2A)
Đúng là một câu chuyện nói tới ân điển của Đức Chúa Trời. Nó khởi sự trên boong của một chiếc hàng không mẫu hạm Nhật bản. Nó dẫn tới người tù binh của quân Nhật tại Trung hoa. Nó tiếp tục tại sân ga của trạm xe lửa Nhật bản. Nó lên tới cao điểm tại một nhà thờ Giám lý ở Hawaii 11 năm sau đó.
Kẻ thù của tôi, bạn hữu tôi
– Jake Deshazer, là kẻ thù ghét người Nhật đã tìm gặp Đấng Christ trong một trại tù binh.
– Mitsuo Fuchida nhân vật đã chỉ huy cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng đã tìm gặp Đấng Christ sau khi đọc chứng đạo đơn của Jake DeShazer.
– Joe Morgan là người có mặt trên chiến trường Trân Châu Cảng đã tìm được sự tự do không còn thù hận nữa khi ông gặp Mitsuo Fuchida.
Đây là một bài làm chứng cho quyền phép của Đức Chúa Jêsus Christ phục hoà lại những cựu thù rồi đổi họ thành bạn hữu.
Một điểm sau cùng. Điều gì đã xảy ra cho Joe Morgan? Trong những năm sau đó, khi ông trở thành Giám Mục cho Hội Những Người Còn Sống Sót Sau Trận Trân Châu Cảng. Và ngày hôm qua – chính xác 50 năm sau cuộc tấn công ấy – khi Tổng Thống Bush phát biểu tại Nghĩa Trang Quốc Gia nói về Thái Bình Dương, Joe Morgan đã dâng lên lời cầu nguyện.
Có việc gì là bình an ở dưới đất không? Câu trả lời là Có. Nhưng sự bình an mà Chúa Jêsus ngự đến để mang lại không phải đạt được trên bàn hội nghị hay trên mũi dao găm. Sự bình an của Ngài đi từ lòng đến lòng.
Sứ điệp của thiên sứ là thật đấy. Có một việc là bình an và ân trạch cho loài người đấy. Nó đến khi Đức Chúa Jêsus Christ ngự vào một đời sống.
Có thể có sự bình an của Ngài trong kỳ lễ Giáng Sinh không? Được chứ!
Có thể nào những cựu thù được phục hoà lại và những kẻ thù hận nhau một thời lại yêu thương nhau và tha thứ !?!
Cái bóng của quá khứ
Tôi biết rằng tôi đang nói tới một số người lo sợ kỳ lễ Giáng Sinh năm nay. Bạn sợ mùa lễ vì bạn chẳng có chút bình an nào ở trong lòng mình. Lễ Giáng Sinh đối với bạn có nghĩa là nạo vét hết mọi ký ức xưa, hết thảy bóng ma, những bộ xương khô đó, thảy chúng ra khỏi căn buồng của bạn lần nầy trong năm. Bình an là việc xa xôi nhất đối với lý trí của bạn.
Nếu bạn từng mở lòng ra cho Đức Chúa Jêsus Christ một cách hoàn toàn và chẳng chút e dè, Ngài sẽ ngự vào rồi dời đi hết nổi thù hận và sự cay đắng. Ngài có thể chuộc hết mọi nổi đau thương trong quá khứ.
Tôi cầu nguyện cho bạn trong kỳ lễ Giáng Sinh, xin sự bình an của Đức Chúa Jêsus Christ sẽ trở thành sự bình an của bạn. Tôi cầu xin bạn sẽ mở lòng mình ra cho Đức Chúa Jêsus Christ theo một cách mới để bạn sẽ có kinh nghiệm riêng về sự bình an trên đất, ân trạch cho loài người.
Lạy Chúa Jêsus, chúng con ao ước được kinh nghiệm thực tại sự hiện diện của Ngài. Đối với một số người trong chúng con, bình an dường như quá xa vời. Chúng con ao ước được đến gần Ngài, và nguyện sự bình an của Ngài đầy dẫy tấm lòng chúng con. Xin giúp chúng con bỏ đi sự cay đắng, giận dữ và tức tối. Xin giúp chúng con biết tha thứ y như Ngài đã tha thứ, và đầy dẫy sự bình an của Ngài trong năm nay tại mùa lễ Giáng Sinh. Amen.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét