DÒNG DÕI CỦA NGƯỜI NỮ
- Sáng thế ký 3.15
“Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người”.
Đây là lời hứa đầu tiên đã được đưa ra sau khi Ađam và Êva đã ăn trái cấm trong Vườn Êđen. Đây cũng là bài giảng Tin Lành đầu tiên từng được rao giảng trên bề mặt trái đất. Các nhà thần học gọi đây là protoevangelium – hay Tin Lành đầu tiên. Những lời nầy đã được Đức Chúa Trời thốt ra chứa lời hứa đầu tiên về sự cứu chuộc trong Kinh Thánh. Mọi sự khác trong Kinh Thánh đều bắt nguồn từ mấy lời nầy trong Sáng thế ký 3.15. Như hạt cam chứa quả cam, cũng vậy mấy lời nầy chứa toàn bộ chương trình cứu rỗi. Nhà truyền đạo lỗi lạc người Anh Charles Simeon gọi câu nầy là “tóm tắt của cả Kinh Thánh”.
Mặc dù bạn không thể thấy hết chương trình ấy với cái nhìn đầu tiên, Đấng Christ đang hiện diện trong câu nầy. Ngài là Dòng Dõi của người nữ, là Đấng một ngày kia ngự đến để chà nát cái đầu xấu xí của con rắn. Trong quá trình “gót chơn” người sẽ bị bầm dập trên thập tự giá. Nói ngắn gọn, câu nầy nói trước rằng Chúa Jêsus sẽ đạt được chiến thắng đối với Satan, nhưng chính mình Ngài sẽ bị thương tích cùng lúc ấy.
Mấy lời nầy sẽ được ứng nghiệm hàng ngàn năm sau tại địa điểm được gọi là Gôgôtha nằm ở ngoài bức tường thành Jerusalem. Nhưng mọi sự ấy còn ở trong tương lai khi Đức Chúa Trời trước tiên thốt ra mấy lời nầy. Cả Ađam hay Êva không thể biết trọn mấy lời nầy một ngày kia sẽ ứng nghiệm.
Đấng Christ trước giáng sinh.
Sáng nay, chúng ta bắt đầu loạt bài về Lễ Giáng Sinh. Lẽ đạo của chúng ta trong năm nay là Đấng Christ trước giáng sinh. Tước hiệu nầy dường như là một sự mâu thuẫn vì “trước Đấng Christ” (B.C.) có nghĩa là “trước khi Đấng Christ” và chúng ta sẽ nói thế nào về Đấng Christ trước Đấng Christ cho được? Chúng ta có thể nói, nếu chúng ta nhìn biết rằng Chúa chúng ta, là Ngôi Hai trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Trời trọn vẹn trong mọi phương diện, đã hằng hữu từ lâu trước Bếtlêhem. Con người Jêsus đã bước vào hiện thực với sự thai dựng trong lòng của Mary, nhưng Đấng Christ Con Đức Chúa Trời đã hằng hữu từ suốt cõi đời đời. Đấy là những gì Chúa chúng ta muốn nói khi Ngài phán: “trước khi chưa có Áp-ra-ham, đã có ta” (Giăng 8.58). Ngài đã xưng nhận mình hằng hữu đời đời với Đức Chúa Cha.
Đấy là lý do tại sao chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi gặp gỡ Đấng Christ trong Cựu Ước. Đôi khi Ngài hiện ra trên đất như “thiên sứ của Đức Giêhôva”. Nhưng theo nhận định rộng rãi hơn, cả Cựu Ước đều làm chứng về Ngài qua nhiều biểu tượng và hình bóng, và cũng qua lời tiên tri trực tiếp nói tới sự đến của Ngài trên đất. Trong suốt các tuần lễ nầy dẫn tới Lễ Giáng Sinh, chúng ta sẽ lấy bốn hình ảnh chính trong Cựu Ước và những lời tiên đoán về sự đến của Ngài.
+ Dòng dõi của người nữ (Sáng thế ký 3.15)
+ Chiên Con của Đức Chúa Trời (Xuất Êdíptô ký 12.3)
+ Một tiên tri như Môise (Phục truyền luật lệ ký 18.1-10)
+ Sanh bỡi nữ đồng trinh (Êsai 7.14)
Tôi đã chọn bốn hình ảnh nầy vì chúng tiêu biểu cho những lẽ thật chính, giúp chúng ta hiểu rõ Đức Chúa Jêsus Christ là ai và tại sao sự đến của Ngài là quan trọng. Tôi tin rằng các bài giảng nầy sẽ sửa soạn tấm lòng bạn cho Lễ Giáng Sinh và sẽ làm tăng độ tin kính của bạn đối với Đức Chúa Jêsus Christ, Con Đức Chúa Trời đã được nói trước từ ngàn xưa sẽ chào đời tại thành Bếtlêhem.
I. Tìm hiểu nội dung
Vì câu nầy rất quan trọng trong lịch sử cứu chuộc, chúng ta cần phải hiểu rõ đôi điều về nội dung của nó.
A. Thời điểm và nơi chốn
Chúng ta bắt đầu với phần quan sát, câu nầy xảy có gần phần mở đầu của lịch sử nhân loại. Ađam và Êva vừa mới ăn trái cấm và tội lỗi đã bước vào địa đàng. Thái độ đầu tiên của họ là tránh mặt Đức Chúa Trời. Thái độ thứ hai là cáo lỗi về tội lỗi của họ. Ađam đổ thừa người nữ và Êva đổ thừa cho con rắn. Không ai chịu đứng dậy rồi nói: “Tôi đã làm việc đó. Đó là lỗi của tôi và tôi chịu trách nhiệm”.
Đột nhiên địa đàng không còn xinh đẹp nữa. Êđen đã bị tàn hại do sự xâm nhập của tội lỗi. Những bóng tối tăm phủ trên mặt đất khi Ađam và Êva suy gẫm lại những gì họ đã làm. Mùi của sự chết phủ đầy không gian. Dưới gốc cây gần đó, con rắn cuộn mình nằm yên tỉnh. Chỉ có một mình nó là vui sướng. Nó thích thú với những gì đã xảy ra, vì đây là chương trình của nó ngay từ sáng thế. Nó dự tính sỉ nhục Đức Chúa Trời bằng cách hủy hoại địa đàng và giờ đây nó đã làm công việc ấy. Nó đã tỏ ra cho vũ trụ thấy rằng cuộc thử nghiệm long trọng của Đức Chúa Trời sẽ chẳng đi đến đâu hết – không thể tin một con người nào vâng lời Đức Chúa Trời cả. Rốt lại, họ bất tuân, ngay cả trong vườn địa đàng.
B. Những nhân vật có liên quan
Khi Đức Chúa Trời thẩm tra lại việc sụp đổ của sự sa ngã nơi phần đạo đức, lập tức Ngài bắt đầu đưa ra phán quyết. Ngài bắt đầu ở chỗ tội lỗi khởi sự – với con rắn. Sau đó, Ngài sẽ đến với người nữ, rồi đến với người nam, nhưng trước tiên Ngài phán với con rắn.
Mặc dù bạn không thể biết rõ sự việc ở cái nhìn đầu tiên, câu nầy không nhắm thẳng vào bạn và tôi, mặc dù chắc chắn nó áp dụng cho chúng ta. Đức Chúa Trời là phát ngôn viên, còn con rắn là con vật được nói tới. Trong hai câu ngắn ngủi, Đức Chúa Trời đã đưa ra phán quyết trên con rắn vì phần của nó trong sự sa ngã của nhân loại. Thứ nhứt, nó bị rủa sả trên từng loài vật khác. Thứ hai, con rắn sẽ bò bằng bụng vĩnh viễn. Thứ ba, nó sẽ ăn bụi đất suốt đời nó.
C. Những tin tức xấu
Những tin xấu dành cho con rắn, ấy là chẳng có một tin tức tốt lành nào dành cho nó hết. Đức Chúa Trời không hỏi nó đã làm gì hay tại sao nó làm việc ấy vì Chúa đã xét đoán Satan rồi khi Ngài ném hắn ra khỏi thiên đàng. Không có một trường hợp giảm nhẹ nào cần phải tra xét, không một đề xuất nào được đưa ra, không một luật sư nào được trả giá cao để biện hộ cho trường hợp của con rắn.
Ngay cả câu 15 chứa sự nhắc tới Tin Lành lần đầu tiên, ấy là chẳng có một tia hy vọng nào dành cho Satan vì hắn đã bị loại khỏi chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Đối với con rắn, chỉ có một lời rủa sả và một lời phán xét công khai. Như Spurgeon nói: “"Một khi Đức Chúa Trời bước vào, nắm lấy vấn đề theo cách riêng, Ngài khiến cho nó bị ghét bỏ ngay trên bãi chiến trường mà nó vừa đạt được một sự thành công tạm thời”.
Ở một số phương diện, sự Sa Ngã đánh dấu giây phút tốt đẹp nhất của Satan. Khi hắn lừa Êva và Ađam chọn theo nàng, hắn đã hủy hoại chương trình của Đức Chúa Trời và kiếm được cả thế gian cho chính mình. Trong một vài giờ ngắn ngủi, Satan đã thắng được trận đánh quan trọng với Đức Chúa Trời. Nhưng chiến thắng nầy chỉ sống còn ngắn ngủi mà thôi. Mọi sự kế từ đó đã tuột dốc đối với hắn.
II. Những điều câu Kinh Thánh nói trước
Với sự hiểu biết ấy về nội dung, chúng ta nhắm vào việc xem xét Sáng thế ký 3.15 và thắc mắc câu ấy nói trước điều chi về Satan và về chúng ta. Chúng ta có thể tóm tắt sự dạy dỗ có tính tiên tri trong ba phần ngắn ngủi. Thứ nhứt, câu nầy nói cho chúng ta biết sẽ có một …
A. Cuộc chiến không dứt
“Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau”. Từ chìa khóa là “nghịch thù”, có ý nói “thù địch” hay “thù oán”. Một cách dịch khác: “Ta sẽ đặt mối thù truyền kiếp”. Cách dịch khác nữa: “Sẽ có chiến tranh”. Hãy chú ý, chính mình Đức Chúa Trời chịu trách nhiệm về tình trạng của vấn đề nầy.
Trước tiên, Êva và con rắn sẽ không hòa thuận với nhau được nữa. Nếu nó tưởng rằng bởi sự dối gạt nàng, nó đã có nàng ở trong túi sau của nó, thật ra nó đã lầm. Êva đã phạm một lỗi rất lớn, song nàng sẽ không hiệp với câu lạc bộ hâm mộ của con rắn đâu. Mỗi người phụ nữ đều mơ được sống trong thiên đàng; giờ đây Êva đã bị trục xuất, từng ngày khó nhọc sẽ nhắc cho nàng nhớ phải thù ghét con rắn thật là ghê gớm.
Nhưng ý nghĩa sâu sắc nằm ở trong từ ngữ được dịch là “offspring” (dòng dõi). Trong tiếng Hybálai, từ ngữ dịch là “seed” (dòng dõi) đề cập tới những thế hệ chưa ra đời, họ sẽ lần theo di sản của họ ngược về tới Êva. “Dòng dõi” ấy đề cập tới những người nam người nữ có đức tin trong từng thế hệ biết tin cậy nơi Đức Chúa Trời. Đây là dòng tin kính dẫn tới Abên, Hê-nóc, Nôê, Ápraham, Y-sác, Gia-cốp, Giô-sép, Môise, Giôsuê, Ghiđêôn, Rutơ, David, Đaniên, Êxơtê và hiển nhiên đỉnh điểm nơi Thân Vị của Đức Chúa Jêsus Christ.
Satan có dòng dõi của hắn
Nhưng Satan cũng có dòng dõi của hắn nữa. Xuyên suốt lịch sử trong từng thế hệ, trong từng quốc gia, trong từng thành phố, trong từng làng mạc, trong từng chi tộc và trong từng gia đình, Satan đã có người của hắn. Dòng dõi đó khởi sự với Cain, là người đã giết chết Abên và tiếp tới thế hệ gian ác của thời Nôê, đến các Pharaôn, họ đã chống đối Môise và dân xứ Canaan, họ đã chế nhạo Giôsuê. Dòng dõi ấy bao gồm tất cả những dân ngoại đạo đời xưa được tiêu biểu bởi Gôliát, là kẻ đã cười nhạo David và cũng cười nhạo Đức Chúa Trời của David nữa. Ai là người đã ném Đaniên vào hang sư tử? Dòng dõi bất kính của Satan. Ai đã thù ghét các vị tiên tri và đã giết họ bằng máu lạnh? Dòng dõi bất kính của Satan.
Tiếp đến, chúng ta đến với thời của Chúa Jêsus. Khi Ngài giáng sanh, Hê-rốt đã tìm cách giết Ngài. Khi Ngài lớn lên, dòng Pharisi đã chống đối Ngài và mưu lấy mạng của Ngài. Thậm chí Satan đã xâm nhập vào vòng trong của Ngài, làm cho tấm lòng của Giu-đa đầy dẫy với điều độc ác. Khi Ngài bị bắt, có nhiều người đã đứng xếp hàng làm chứng dối về Ngài. Khi Phi-lát muốn tha Ngài, đám đông khát máu kia đã xin tha Baraba.
Hai nhân loại
Matthew Henry đã nói rất hay như sau:
Chính ma quỉ đã đặt điều đó vào lòng của Giu-đa muốn phản bội Đấng Christ, vào lòng của Phierơ muốn chối bỏ Ngài, vào lòng thầy tế lễ thượng phẩm để kiện tụng Ngài, vào lòng của những nhân chứng dối để vu cáo Ngài, và vào lòng của Phi-lát để phán quyết Ngài, mục tiêu trong mọi sự nầy, bằng cách tiêu diệt Cứu Chúa, làm cho sự cứu rỗi bị tàn hại.
Ai đang ở đàng sau sự đóng đinh Chúa Jêsus trên thập tự giá? Chính dòng dõi bất kính của Satan. Đây là cuộc “Xung Đột Của Nhiều Thời Đại" – cuộc xung đột giữa những ai tin theo Đức Chúa Trời và những kẻ không chịu tin theo.
Bắt đầu với Sáng thế ký 3.15, giờ đây có một sự phân chia cơ bản trong chủng tộc con người. Francis Schaeffer nói tới “hai nhân loại” phát sinh sau Sự Sa Ngã.
Từ thời điểm nầy trở đi, trong dòng lịch sử có hai nhân loại. Một nhân loại nói không có Đức Chúa Trời, hay nó biến Đức Chúa Trời thành sự tưởng tượng, hoặc nó tìm cách đến với Đức Chúa Trời theo cách riêng của nó. Còn nhân loại kia đến với Đức Chúa Trời chơn thật theo cách của Đức Chúa Trời. Không có một mảnh đất trung lập nào hết.
“Dòng dõi của người nữ” và “dòng dõi của con rắn” đã chống đối nhau liên tục trải khắp nhiều thế kỷ. Cuộc xung đột cứ tiếp tục cho đến giờ nầy.
Không phải là cuộc tranh đua để được lòng người
Vào đầu tuần nầy, tôi có nhận được một email từ một người mới đến nhóm lại, bà ta nói rằng có một gia đình kia thích chỉ trích đồi Gôgôtha vì cớ chúng ta chống lại tình trạng đồng tính luyến ái. Bà ta thích làm lộn xộn tại Hội Thánh nầy khi gia đình nhóm lại vào những dịp lễ đặc biệt. Tôi có nghe nói loại sự việc đó trước đây và việc ấy chẳng làm cho tôi ngạc nhiên mấy. Tôi bàn với bạn tôi rằng ông ấy không nên dính vào tranh luận vì tranh luận chẳng đạt được một điều gì. Chỉ cần bình tỉnh nhắc đến địa vị của Kinh Thánh rồi mĩm cười mà thôi. Bạn không cần phải làm điều chi khác. Quan trọng nhất, chúng ta không cần phải nổi giận hay chao đảo vì có ai đó khó chịu với chúng ta.
Sáng thế ký 3.15 nói trước cách đây mấy ngàn năm. Hội Thánh nầy dấy lên tranh cãi chỉ vì chúng ta biết mình đang ở phía nào. Cách đây cũng lâu lắm, chúng ta quyết định rằng Đức Chúa Trời không kêu gọi chúng ta phải thắng hơn bất cứ một cuộc tranh đua nào để được lòng người hết. Đến cuối cùng, Ngài sẽ xét đoán chúng ta trên cơ sở sự trung tín, chớ không trên cơ sở được lòng người bao giờ.
Hãy nhớ lời lẽ của Chúa Jêsus ở Giăng 15.18-19: “Ví bằng người đời ghét các ngươi, thì hãy biết rằng họ đã ghét ta trước các ngươi. Nếu các ngươi thuộc về thế gian, thì người đời sẽ yêu kẻ thuộc về mình; nhưng vì các ngươi không thuộc về thế gian và ta đã lựa chọn các ngươi giữa thế gian, bởi cớ đó người đời ghét các ngươi”. Chúa Jêsus không hề hứa rằng người ta sẽ không chỉ trích chúng ta. Ngài vừa nói cho chúng ta biết chớ lo về điều đó. Bị thù ghét bởi thế gian là một phần trong xung đột liên tục ngược về với Sáng thế ký 3.15.
B. Thất bại tạm thời
“Còn mầy sẽ cắn gót chơn người”. Nếu bạn từng bị đau ở gót chân, hay bị chằng gân gót chân, bạn biết rõ nó đau đớn là dường nào. Chúng ta thường không nghĩ về mấy cái gót chân cho tới khi chúng ta khởi sự có vấn đề. Nhưng điều gì xảy ra chứ? Bạn kết thúc trên đôi nạng, uống thuốc giảm đau và có lẽ phải giải phẩu nữa. Cái rắc rối ở gót chân làm cho bạn phải chậm lụt.
Nhưng nó không giết bạn chết đâu. Bạn có thể sống với những nan đề ở gót chân mặc dù bạn phải đi khập khiễng quanh đây.
Khi câu gốc của chúng ta chép: “mầy” sẽ cắn gót chân “người”, ở đây có hai ý. Thứ nhứt, nó đề cập tới sự kiện trong đời nầy Satan có khi đắc thắng đấy. Hắn có nhiều vũ khí trong kho chiến cụ và hắn bắn vào dân sự của Đức Chúa Trời 24 giờ một ngày. Có khi chúng ta “bị thương” do thất vọng, chỉ trích, giận dữ, cay đắng, hay có lẽ bởi những kế hoạch từng ấp ủ giờ đây đã phôi pha, những giấc mộng không hề biến thành sự thực, các phương án không bao giờ thực hiện được, những mục tiêu không cứ cách nào đó đã thất bại dù chúng ta đã hết sức nổ lực.
Nếu bạn muốn minh chứng rằng Satan đang đạt được chiến thắng nhất thời, hãy viếng qua nghĩa địa đi. Từng tấm bia mộ đang làm chứng cho quyền lực ghê gớm của hắn. Chắc chắn hết thảy chúng ta đều sẽ có thì giờ ở đó.
Vì thế, câu gốc nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng đời sống Cơ đốc không phải là một chiếc giường đầy hoa hồng đâu. Không những có xung đột liên tục, mà còn những con người xấu xa đang thắng một số chiến trận nữa kìa.
Những mũi đinh xuyên ngang qua hai gót chân Ngài
Tuy nhiên, còn có một ý nghĩa khác nữa. Khi Đấng Christ chịu chết trên thập tự giá, Satan đã cắn gót chân Ngài. Thân thể Ngài bị những mũi đinh đóng găm vào đâu vậy? Hai bàn tay và hai bàn chân Ngài – xuyên ngang qua gót chân Ngài. Vào ngày thứ Sáu khi mặt trời lặn, lúc họ đem thi thể của Chúa Jêsus xuống khỏi thập tự giá, thì rõ ràng là Satan đã thắng trận rồi. Đến sáng Chúa nhựt, Đấng Đắc Thắng thực sự đã bước ra khỏi mồ mả, sống lại từ kẻ chết.
Hãy lắng nghe lời lẽ đầy màu sắc của Spurgeon.
Hãy nhìn vào Chúa và Vua của bạn trên thập tự giá, khắp người phủ đầy bụi đất và máu me! Ở đó gót chân Ngài gần như đã bị dập nát rồi. Khi họ hạ thi thể quí báu ấy xuống rồi quấn bằng vải gai mịn và xức hương liệu cho, rồi đem đặt vào ngôi mộ của Giô-sép, họ than khóc khi họ đụng tới nấm mộ trong đó Thần Linh đang ngự trị, vì ở đó một lần nữa Satan đã làm dập nát gót chân của Ngài … . Ma quỉ đã lập lờ với Hê-rốt, Phi-lát, Cai-phe, người Do thái, và người Lamã … Tuy nhiên, đấy là mọi sự! Chỉ có gót chân Ngài, chớ chẳng phải cái đầu, đã bị dập nát! Vì thế, Đấng Vô Địch đã sống lại!
Satan đã tung ra một cú đấm thật khủng khiếp vào Chúa Jêsus nơi ngày Thứ Sáu Tốt Lành. Chắc chắn hắn tưởng hắn đã tung ra được một cú nốc ao rồi. Song hắn đã lầm. Mọi sự hắn đã làm là cắn Chúa Jêsus nơi gót chân mà thôi. Dù đau đớn lắm, nỗi thương khó ấy chẳng lấy chi mà sánh đặng với những gì Chúa Jêsus đã làm với Satan.
C. Chiến thắng lúc sau cùng
“Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người”. Chúng ta hãy dành một phút để so sánh hai cụm từ nầy. Thứ nhứt, gót chân sánh với đầu; và thứ hai, cắn sánh với giày đạp. Khi Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá, Ngài đã tung ra một cú đấm có tính cách chà nát trên Satan. Bạn nghĩ ai đã thắng trận đánh ấy chứ?
Gót chân bị thương tuy đau đớn, nhưng chúng không làm cho bạn phải chết đi. Chẳng có ai sống sót với cái đầu bị chà nát bao giờ. Thập tự giá là cú đấm chết chóc của Đức Chúa Trời nghịch lại Satan. Đây là lợi tức thu được từ Sự Sa Ngã và nhiều nữa. Khi Chúa Jêsus chịu chết và đã sống lại từ kẻ chết, Ngài đã đánh bại Satan hoàn toàn.
Phillips Brooks Có một tiểu đoạn tuyệt vời chỉ ra thể nào Chúa Jêsus đã thắng trận đánh đang khi Ngài còn chịu chết:
Ngài bị thương tích trầm trọng; một đời sống Ngài bị đánh đập tả tơi đổ máu cho đến cuối cùng; thế nhưng khi sự cuối cùng đến thì đấy lại là chiến thắng. Hãy nhìn xem Ngài trên thập tự giá … . Tội lỗi đã bắt lấy Cứu Chúa và cột chặt Ngài trên đó. Những mũi đinh ghim bắt và chiếc mão gai đội trên đầu. Dường như đối với Ngài chỉ có mỗi một con đường đó, và suốt thời gian ấy, với hai bàn tay đau đớn nơi những mũi đinh, mạng sống Ngài bị nghiền nát … Tội lỗi đang hành hại Ngài, nhưng Ngài đang khắc phục tội lỗi.
Một thắc mắc dấy lên khi nghe nói như thế. Nếu Satan bị giày đạp, tại sao hắn vẫn còn mạnh giỏi 2000 năm sau? Chúng ta biết rằng Satan quả thật đang sống động và mạnh giỏi trên hành tinh địa cầu nầy. Làm sao một kẻ bị đánh bại, bị Đấng giày đạp lại có nhiều quyền lực như thế chứ? Câu trả lời, ấy là tại thập tự giá Satan bị xét đoán và bản án của hắn đã được công bố. Tuy nhiên, giờ đây hắn được tự do để gầm rống trên đất đang trông đợi phần xét xử sau cùng. Điều nầy cũng giải thích lý do tại sao quyền lực hủy diệt của Satan ở trên đất sẽ ngày càng lớn lao hơn trong những ngày sau rốt.
Nhưng đến cuối cùng, hắn sẽ bị tiêu diệt và hết thảy những ai chạy theo hắn sẽ bị hủy diệt.
III. Điều nầy áp dụng thế nào với chúng ta!
Chúng ta hãy gói ghém sứ điệp bằng cách xem xét mọi sự nầy áp dụng cho chúng ta như thế nào hôm nay.
A. Đời sống Cơ đốc sẽ luôn luôn là một sự phấn đấu.
Phấn đấu ám chỉ đến nổ lực, đồ mồ hôi, ráng sức, và khó nhọc. Đấy là lý do tại sao Phaolô sử dụng hình ảnh của một vận động viên, một tay đấm quyền anh, một nhà đô vật, và một người lính. Đời sống Cơ đốc không phải là dễ dàng đâu; đời sống ấy là làm việc khó nhọc, nó đòi hỏi sự cam kết trọn vẹn của bạn và sự dấn thân hết mức của linh hồn bạn.
Cho tới ngày bạn qua đời, bạn sẽ phấn đấu chống lại sự cám dỗ. Có khi bạn thắng đấy, cũng có khi bạn sẽ chịu thua.
Đừng ngã lòng vì đời sống Cơ đốc không phải là dễ dàng. Đời sống ấy không được định cho là dễ dàng đâu. Chúng ta đang ở trong chiến tranh. Cuộc sống rất khó nhọc, nhiều lúc khó khăn, kẻ thù tấn công ở mọi phía. “Mỗi người sống trên đất nầy phải đối diện với cám dỗ và thắng chiến trận của mình”.
Sự cứu rỗi là miễn phí, nhưng chẳng có ai thoải mái mà lên thiên đàng được đâu.
B. Những đắc thắng của chúng ta sẽ không đến mà chẳng có thương tích.
Nếu đẹp lòng Đức Giêhôva khi chà nát Con độc sanh của Ngài, làm sao chúng ta tránh được những thương tích trong cuộc sống? Nếu Chúa Jêsus chịu khổ trong việc làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, thì chúng ta cũng một thể ấy. Tại thập tự giá Satan đã tung ra một cú đấm, làm cho Đấng Christ bị thương nơi gót chân của Ngài. Rồi sau khi Ngài sống lại, thân thể Ngài đã mang lấy những con dấu của sự thương khó Ngài.
Cũng thực sự như thế với chúng ta. Bạn sẽ phấn đấu nhọc nhằn trong đời nầy và trong khi phấn đấu, bạn sẽ bị thương tích. Nhưng đừng thất vọng vì cuộc sống quá nhọc nhằn cho bạn. Hãy dâng lời cảm tạ rồi cứ tiếp tục phấn đấu! Nếu bạn muốn tránh né những phấn đấu ấy, hãy nhớ rằng chẳng có một chỗ nào để trốn tránh được đâu. Nếu bạn rời bãi chiến trường ngày hôm nay, bạn sẽ bật thức giấc thì thấy mình đang ở bãi chiến trường khác trong ngày mai. Vì thế, bạn phải đứng vững mà chiến đấu.
Trưng dẫn Phillips Brooks một lần nữa,
“Hắn là một tay mơ dại dột, trông mong một chiến thắng dễ dàng và không đổ máu cho bất kỳ một phương án cao thượng nào. Nhưng, thành công đang đứng đợi trước bất kỳ một lý tưởng tốt lành nào nếu nó có thể bền đỗ và phấn đấu luôn với cái gót chân bị thương của nó”.
Không có một chiến thắng nào mà không có thương tích, không một quá trình nào chẳng có đau khổ. Những bông hoa trong ngày Liệt Sĩ của chúng ta luôn luôn được đặt trên những nấm mộ. Sự thực nầy giữ cho chúng ta luôn hạ mình xuống vì dù khi chúng ta chiến thắng vào lúc sau cùng, chúng ta biết rằng chúng ta phải đổ chính máu của mình để đạt được chiến thắng. Sự thực đó giữ chúng ta không dám khoe khoang nhiều.
Kẻ nào hèn nhát chùn bước tránh những thương tích và kẻ nào khoe khoang không nhớ đến những vết thương, cả hai đều bỏ sót ý nghĩa của câu gốc nầy rồi.
C. Chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời được gói ghém trong một Thân Vị.
Sáng thế ký 3.15 là lần nhắc đầu tiên về Tin Lành trong cả Kinh Thánh. Bạn đã quên sự ấy vì danh Jêsus không có trong câu Kinh Thánh, nhưng chắc chắn Ngài đang hiện diện ở đó. Chúa Jêsus “dòng dõi của người nữ” một ngày kia Ngài sẽ đến với thế gian nầy với một tư thế không như trước nữa.
Khi nhiều thế kỷ trôi qua, Satan cứ đạt được những chiến thắng và Đức Chúa Trời lo dấy lên những người nam người nữ nào sẽ tiếp tục dòng dõi tin kính ở trên đất. Tôi thích nghĩ tới câu Kinh Thánh nầy là đỉnh của cái phễu lớn. Khi lời hứa được đưa ra, không một ai có thể hình dung được Đức Chúa Jêsus Christ hầu đến. “Dòng dõi của người nữ” có ý nói rằng Ngài phải là thuộc viên của dòng giống con người. Nhưng sau nạn lụt, dòng dõi bị thu hẹp lại nơi dòng dõi của Nôê, rồi sau đó là dòng dõi của Shem, sau đó nữa thì nhắm vào một người – Ápraham, tổ phụ của dân Israel. Kế đó con trai ông là Y-sác, đến Gia-cốp con trai của Y-sác, đến Giô-sép là con trai của Gia-cốp, rồi đến Giu-đa con trai của Giô-sép. Nhiều thế kỷ về sau, dòng dõi bị thu hẹp lại đến nhà của David. Sau cùng, khoảng 9 thế kỷ sau đó, dòng dõi đến, nhắm vào con đầu lòng của một nữ đồng trinh có tên là Mary. Những gì đã khởi sự với toàn bộ dòng giống con người đã thu hẹp lại nơi chỉ một người – ấy là Đức Chúa Jêsus Christ.
Ngài đã không đến theo một cách thức thông thường; Ngài đã đến bởi phương tiện sanh ra do một người nữ đồng trinh. Không một ai trước đó hay kể từ đó đã bước vào thế gian giống như Ngài. Vì thế, Ngài là “dòng dõi của người nữ” kể từ khi chẳng có ai được thai dựng giống như Ngài.
Khi Đức Chúa Trời muốn cứu thế gian, Ngài không sai một ai hết; Ngài sai chính Con của Ngài.
Khi Đức Chúa Trời muốn nói: “Ta yêu các ngươi”, Ngài đã quấn tình yêu của Ngài trong mấy tấm tả.
Khi Đức Chúa Trời muốn chà nát Satan, Ngài đã khởi sự ở chuồng chiên máng cỏ ở thành Bếtlêhem.
Cái điều làm cho bạn thấy thú vị là biết rằng khi John Wesley viết bài thánh ca “Kìa Thiên Binh Cùng Nhau Trổi Hát”, ông đã ghi một câu dựa theo Sáng thế ký 3.15. Những bài thánh ca hiện đại thường bỏ sót câu nầy, cái điều không may là câu nầy chứa lẽ đạo thần hựu rất hay:
Hãy đến, ước ao của các dân, hãy đến ngự trong chúng tôi là ngôi nhà khiêm nhu của Ngài.
Dòng dõi bất khuất của người nữ dấy lên trong chúng ta giày đạp đầu con rắn.
Ảnh tượng của Ađam giờ đây lu mờ, thay ảnh tượng của Ngài trong chỗ đó
Ađam thứ hai đến từ trên cao, lấy tình yêu Ngài phục hồi chúng ta,
Kìa, thiên binh cùng vang tiếng hát, Chúc Thánh Đế mới sanh trên đất.
Ba thắc mắc của Paul Little
Tôi thích kết thúc bằng cách chia sẻ ba thắc mắc mà Paul Little hay hỏi khi ông chia sẻ Tin Lành với ai đó. Thứ nhứt, bạn có tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa của bạn, hay bạn vẫn đi đường riêng mình? Một số trong các bạn vẫn “bình thường” đối với Đấng Christ và khi bạn đọc mấy lời nầy, bạn nhìn biết rằng từng bước một bạn đang đến gần giây phút quyết định hơn. Thứ hai, nếu bạn vẫn “bình thường” bạn đang ở đâu trên hành trình thuộc linh của bạn đúng giờ phút nầy? Có phải bạn vẫn ở xa hay chưa thấy thích thú gì lắm hoặc có phải bạn thấy mình đang bị kéo đến gần Chúa? Thứ ba, có phải bạn sẵn sàng tiếp nhận Đấng Christ là Cứu Chúa và Chúa không?
Không một quyết định nào là quan trọng hơn. Không một ai khác có thể đưa ra quyết định ấy thay cho bạn được. Nếu bạn chưa sẵn sàng, thế thì chẳng một điều gì tôi nói hay làm có thể bắt buộc bạn đến với Đấng Christ được. Nhưng nếu bạn sẵn sàng rồi, thì đây là lúc cho bạn dự phần vào công việc với Chúa.
Kinh Thánh chép rằng: “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài” (Giăng 1.12). Bạn có bao giờ tiếp nhận Đức Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa và Chúa của bạn chưa? Bạn có muốn làm điều đó ngay bây giờ không?
Nếu bạn trả lời “có” với câu hỏi đó, đây là lời cầu nguyện rất đơn sơ sẽ giúp bày tỏ ước muốn ở trong lòng bạn: “Lạy Đức Chúa Trời yêu dấu, con biết rằng con là một tội nhân. Con xưng nhận rằng con đã phạm tội nhiều lần trong lời nói và việc làm. Con hạ mình xuống xưng nhận rằng con đã phá vỡ luật pháp của Ngài và tội lỗi con đã phân rẻ con ra khỏi Đức Chúa Trời. Ở đây và ngay bây giờ, con xưng ra mọi tội lỗi của con và xin Đức Chúa Jêsus Christ trở làm Cứu Chúa của con. Con tin rằng Chúa Jêsus là Con độc sanh của Ngài là Đấng đã chịu chết trên thập tự giá vì con và đã sống lại từ kẻ chết vào ngày thứ ba. Với hết lòng và hết linh hồn, con tin cậy một mình Chúa Jêsus để được cứu. Làm ơn tha thứ mọi tội lỗi con và cứu con. Hãy đến ngự trong lòng con, Lạy Chúa Jêsus, và xin khiến con trở nên một con người mới. Con cầu xin mọi điều nầy trong danh của Chúa Jêsus, Amen”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét