Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

TIÊN TRI SÔPHÔNI



NHÂN VẬT KINH THÁNH
TIÊN TRI SÔPHÔNI
SÔPHÔNI 1.1–3.20
PHẦN GIỚI THIỆU:
Trong cái nhìn của chúng ta về các tiên tri của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước, giờ đây chúng ta đến với Sôphôni, một trong những tiên tri đã rao giảng cho một mình xứ Giuđa. Chức vụ của ông nối theo sau sự sụp đổ của Vương quốc Israel ở phía Bắc và trước khi Babylôn tấn công vào xứ Giuđa.
I. LAI LỊCH CỦA SÔPHÔNI.
A. Tên Sôphôni có nghĩa là "Đức Giêhôva che giấu" hay “Đức Giêhôva đã giấu kín”.
Tên của ông chỉ ra một thái độ tin cậy vào quyền phép của Đức Chúa Trời che giấu hay bảo hộ ông trong lúc nguy hiểm. Có bốn Sôphôni được nhắc tới trong Kinh Thánh. (1) là người Lêvi. (1) là thầy tế lễ. (1) đã được Xachari nhắc tới là cha của một người tên là Giôsia. Và (1) là vị tiên tri nầy mà chúng ta đang xem xét.
B. Gia đình của ông.
Sôphôni đã chào đời trong sự trị vì gian ác của Vua Manase, là kẻ Kinh Thánh chép: “Ma-na-se cũng đổ nhiều huyết vô tội ra, đến đỗi Giê-ru-sa-lem bị ngập từ đầu này đến đầu kia”.
Người ta biết rất ít về Sôphôni. Mặc dù họ tin ông là dòng dõi của hoàng gia.
1) Nhiều học giả tin rằng ông là chít của Vua Êxêchia (1.1) (Hizkiah = Hezekiah).
2) Điều nầy khiến cho người ta gọi ông là "vị tương tri vương giả"
3) Ông là người đồng thời với Giêrêmi, cũng như Nahum và Habacúc.
II. BẦU KHÔNG KHÍ TRONG THỜI CỦA SÔPHÔNI.
Sự trị vì gian ác của Manase và Ammôn đã qua. Vua Giôsia đã lên ngôi trong xứ Giuđa. Sôphôni đã nói tiên tri vào những ngày đầu sớm sủa của Giôsia, là người đã trị vì từ 637-607TC, giữa thời điểm sụp đổ của thành Ninive và cuộc tấn công của người Babylôn vào xứ Giuđê.
Giôsia là vị vua nhơn đức và là nhà cải chánh rất lỗi lạc (II Sử ký 34.1-3,29-34; 35.1-19).
Tuy nhiên, vào thời điểm của lời tiên tri nầy, những cuộc cải cách của Giôsia vẫn cách đấy mấy năm, và tình trạng bội đạo vốn thịnh hành trong hơn nửa thế kỷ suốt đời trị vì của Manase và Ammôn chưa bị thách thức.
Trong phần đầu sự trị vì của Giôsiah, Sôphôni khởi sự cảnh báo dân sự của ông về sự phán xét của Đức Chúa Trời sắp xảy đến, họ đã chọc giận Ngài bởi cách sống gian ác của họ.
Ông đã đặt nền cho những cuộc cải cách đã diễn ra trong đời trị vì của Giôsiah khi sự quản lý của Luật pháp và sự thờ phượng của Đức Giêhôva được phục hưng trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, dân sự vẫn còn thực hiện thờ lạy hình tượng trong nơi kín đáo.
Dầu nhà vua đã hiệp với vị tiên tri trong việc thiết lập những cuộc cải cách, điều ác cứ tiếp tục khi những cuộc cải cách chỉ trải qua một thời gian ngắn, và xứ sở không bao lâu đã bội đạo sau khi Giôsia băng hà.
Sự gia tăng của điều ác không thể tránh được đã dẫn tới thời điểm Đức Chúa Trời sẽ sử dụng Vua Nêbucátnếtsa của xứ Babylôn làm cây roi sửa phạt dân sự của Ngài.
Vì thế, Sôphôni chỉ ra nguyên nhân phán xét của Đức Chúa Trời bằng cách công bố sự đồi bại đạo đức của dân sự. Tuy nhiên, ông nói rõ ràng rằng cánh cửa thương xót đang mở toang cho những ai chịu ăn năn cách thành thật.
Trong lời tiên tri của ông, Sôphôni đã công bố "ngày của Đức Giêhôva" sắp xảy đến (đối chiếu 1.7,14-16)
Phần mô tả của ông sinh động đến nỗi học giả người Tô cách Lan là George Adam Smith đã viết:
“Không có sách nào nóng bỏng hơn trong tất cả các sách của Cựu Ước ". Thế mà sách ấy lại kết thúc với một lời khích lệ liên quan đến tương lai:
-- Vì thế sứ điệp tổng quát của sách nầy là: "Qua phán xét đến phước hạnh".
III. LỜI CẢNH BÁO VỀ SỰ PHÁN XÉT SẮP XẢY ĐẾN (1.1-18).
A. Sự phán xét được công bố ra (1.1-6).
Sự hủy diệt sẽ rất chắc chắn và hoàn toàn. Điều nầy chỉ ra những hậu quả khốc liệt của sự thờ lạy hình tượng hay tà dâm thuộc linh.
B. Sự phán xét đã được xác quyết (1.7-13).
Câu 7– Dân sự đã bội đạo tới chỗ không còn quay lại được nữa. Án phạt giờ đây không thể tránh được. Ở đây, các “tân khách” là những kẻ thù của xứ Giuđa, và “của lễ” là Giuđa.
Câu 8– Sau cái chết của Giôsia, Giuđa đã mau chóng đến với số phận của nó.
Câu 9– Người ta tin điều nầy là tham khảo nói tới tùy tùng của nhà vua, họ là những nhà chính trị đồi bại của thời buổi ấy, họ đã bán đứng ảnh hưởng của họ.
Câu 10– Cửa nầy nằm ở sườn phía Bắc thành Jerusalem và là hướng mà từ đó các tin tức nói tới sự đến gần của quân Canhđê sẽ tới.
Câu 12– Một cuộc lục soát cả ngày lẫn đêm sẽ được thực thi. Chẳng một ai tránh thoát. Sẽ chẳng có một góc phố nào được chừa lại không bị lục soát, tội lỗi sẽ không thoát được án phạt. Đọng trong cặn rượu có ý nói tới sự tự mãn và tự thỏa lòng với cá tánh và hoàn cảnh của một người.
Câu 13– Những việc mà họ đã tin cậy sẽ biến thành cái bẫy cho họ. Mọi nổ lực của họ trong việc tìm kiếm các thứ vật chất sẽ đi tới chỗ vô nghĩa. Họ sẽ không hưởng được bông trái của công lao động của họ.
C. Sự phán xét nầy đã được mô tả (1.14-18)
Câu 14– Sau cái chết của Giôsia, sự phán xét mau chóng đến gần. Và đang khi điều nầy chỉ ra sự phán xét không bao lâu nữa sẽ đến, nó cũng chỉ ra “ngày của Đức Giêhôva” sắp xảy đến trong tương lai vào những ngày sau rốt.
Câu 15-18– Khi ơn thương xót của Đức Giêhôva bị bác bỏ, cơn thạnh nộ là kết quả chắc chắn phải đến.
IV. LỜI KHUYÊN PHẢI ĂN NĂN NGAY LẬP TỨC (2.1– 3.8)
A. Lời mời ăn năn (2.1-3)
Vẫn còn khả thi cho kẻ ăn năn tránh thoát sự phán xét nếu họ chỉ xây sang Chúa.
B. Lời cảnh cáo chi tiết về sự phán xét (2.4–3.8)
1. Đất của người Philitin (2.4-7)
Một số ít dân sót sẽ được chừa lại sau cuộc tấn công của quân Babylôn và số dân sót được quyền phép của Đức Chúa Trời gìn giữ trong xứ Babylôn, họ trở về gần cuối cuộc phu tù.
2. Đất của Môáp và Ammôn (2.8-11)
Vì hai kẻ thù nầy đã ngược đãi dân xứ Giuđa, án phạt cần được tập trung lại để nghịch với họ.
3. Đất của người Êthiôpi (2.12)
4. Đất của người Asiri (2.13-15)
Như chúng ta đã nói ở tuần rồi, Ninive bị hủy diệt hoàn toàn đến nỗi vị trí của nó không còn nhìn ra nữa, cho tới chừng nó được các nhà khảo cổ tái khám phá ra vào thế kỷ thứ 19.
5. Đất của Giuđa và thành Jerusalem (3.1-8)
Câu 1-2– Thành Jerusalem đã bị cảnh cáo. Các tiên tri đã nài nĩ dân chúng, nhưng mọi sự giục giã nhắm tới chỗ phải ăn năn đều bị bỏ qua. Sự tuyệt giao giữa dân sự và Đức Giêhôva đã được cơi rộng ra với từng ngày trôi qua.
Câu 3– Người có quyền lực và quyền hành chẳng chú ý gì đến lẽ thật và sự công bình. Chẳng có sự công bình nào từ những sự xét đoán của họ.
Câu 4– Phần nhiều các vị tiên tri không còn có sự tin quyết và ngay thẳng của hạng người thánh khiết. Các thầy tế lễ đã vi phạm Luật pháp bằng cách dâng lên những con thú ô uế. Các thứ của lễ chẳng có bất kỳ một nội dung thuộc linh nào cả.
Câu 5– Đức Giêhôva vẫn hiện diện, và Ngài ghi nhận sự gian ác của họ.
Câu 6-7– Giuđa đã không màng đến sự phán xét của Đức Chúa Trời giáng trên các nước khác như Syri và Israel, Giuđa đã bất chấp án phạt sắp giáng trên nó.
Câu 8– Ơn thương xót của Đức Giêhôva nhắm thẳng vào những ai biết ăn năn. Hãy nhớ thể nào cơn thạnh nộ của Đức Giêhôva đã xây khỏi khi thành Ninive ăn năn? Tuy nhiên, sự phán xét cũng sẽ giáng trên hết thảy những ai xây lưng lại với Chúa.
V. LỜI HỨA VỀ ƠN PHƯỚC TRONG TƯƠNG LAI (3.9-20)
A. Lời hứa về sự phục hưng.
Câu 9– Người Do thái sẽ xây khỏi sự phạm thượng khi thờ lạy hình tượng rồi thốt ra những lời ngợi khen Chúa.
Câu 10– Sau sự phán xét, Đức Giêhôva sẽ đem dân sự trở lại từ những khu vực phu tù.
Câu 11– Sau cùng, án phạt sẽ kết thúc, vì có nhiều người chịu ăn năn. Một số dân sót sẽ được gột sạch không còn thờ lạy hình tượng nữa và sẽ trở về. Kẻ ác sẽ đón lấy số phận của họ. Sự kiêu ngạo giả dối sẽ đổi thành khiêm nhường.
Câu 12– Tình trạng phu tù sẽ làm cho nhiều người rơi vào cảnh nghèo khó. Số dân nầy sẽ chẳng còn có chỗ nào để tìm kiếm, trừ ra tìm kiếm Chúa.
Câu 13– Câu nầy mô tả số dân sót được luyện lọc sẽ trở về.
B. Lời hứa về sự vui mừng.
Câu 14– Thời điểm vui mừng sẽ đến khi số dân sót một lần nữa sẽ thờ lạy trong Đền Thờ được tái thiết lại. Cũng sẽ có một thời điểm vui mừng trong tương lai xa khi Israel chịu tiếp nhận Đấng Mêsi của nó.
Câu 15– Đây là sự tán thưởng có tính tiên tri về cái ngày mà Vua Mêsi (Jêsus) sẽ trị vì. Israel chẳng có một vua nào thuộc dòng David nắm quyền kiểm soát chính quyền kể từ cái chết của Sêđêkia.
Câu 16– Trong ngày vinh hiển của Đấng Mêsi, tất cả những kẻ phu tù và tai vạ trong xứ sẽ được dời đi.
Câu 17– Giêhôva Đức Chúa Trời là vị anh hùng đắc thắng của dân sự Ngài.
Câu 18– Một số dân sót sẽ ăn năn tội của họ, và họ một lần nữa sẽ nhóm lại tại thành Jerusalem để nhìn xem nét huy hoàng của nó được phục hồi. Người Do thái không thể thưởng thức tôn giáo của họ trong các xứ họ lưu lạc, vì cớ sự sĩ nhục mà những kẻ láng giềng tà giáo đổ trên họ.
Câu 19– Những kẻ nào đã phạt vạ Giuđa sẽ bị sửa phạt.
Câu 20– Một lần nữa họ sẽ sở hữu chính đất đai của họ và được phục hưng, được ơn với Chúa. Sau cùng, tất cả các dân trên đất sẽ được phước bởi người Do thái qua Vua Mêsi của họ, là Chúa Jêsus.
PHẦN KẾT LUẬN.
Sứ điệp của Sôphôni là một sứ điệp đơn giãn.
Sự phán xét sẽ đến – nghĩa là: “ngày của Đức Giêhôva” là một kiểu cách cho “Ngày của Chúa” trong tương lai sắp xảy đến (II Phierơ 3.7-10).
“Ngày của Chúa” sẽ đến, nhưng các ơn phước sẽ đi theo những kẻ nào chú ý đến lời cảnh cáo mà ăn năn.
Đây là một sứ điệp sau đó yên ủi số dân sót được đem ra khỏi tình trạng phu tù cho người Babylôn.
Đây là một sứ điệp đã có sự ứng nghiệm cụ thể theo sau sự phục hưng của họ dưới thời Xôrôbabên, Exơra và Nêhêmi.
Nhưng tôi tin sự ứng nghiệm hoàn toàn về những ngày sau rốt hay thời kỳ tận thế, lúc Vua Jêsus ngự đến trên bối cảnh cứu vớt dân sự Ngài, rồi trị vì trong Vương quốc Thiên Hi Niên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét