Thứ Ba, 15 tháng 12, 2009

Các ngươi sẽ trở thành chứng nhân cho Ta



Công vụ Các Sứ đồ – Sự làm chứng của Hội Thánh
Các ngươi sẽ trở thành chứng nhân cho Ta
Công vụ Các Sứ đồ 1.1-11
Mới đây gia đình chúng tôi đã làm một việc mà chúng tôi chưa hề làm trước đây. Chúng tôi liều mua một trang trại nhỏ ở đàng sau nhà của chúng tôi. Đây là việc mà chúng tôi đã nói tới trong nhiều năm trời và chẳng tốn công nhiều. Deb và I quyết định nếu chúng tôi quyển Kinh Thánh RV, chúng tôi sẽ mua ngay đang khi mấy đứa con gái của tôi có đủ khả năng thực sự để thưởng thức nó. Vì vậy, tuần nầy, chúng tôi thực hiện một chuyến du hành, "chuyến thử nghiệm" của chúng tôi đến chỗ cắm trại ở Oklahoma. Chúng tôi cảm thấy mình giống như những nhà tiên phong khởi sự với toa xe thật lớn ở sau lưng chúng tôi! Có một sự phấn khích và đề phòng vì chúng tôi sẽ thám hiểm những chân trời mới. Chúng tôi sẽ sống tách ra với thế giới và gần gũi như một gia đình. Tuy nhiên, kèm theo với sự đề phòng kia, có một sự e sợ nữa. Có phải chúng tôi đã gói ghém mọi thứ chúng tôi có cần chưa? Có phải tôi đã buộc chặt đồ đạt rồi chăng? Đèn thắng còn hoạt động không? Tôi sẽ tiêu thụ bao nhiêu xăng đây? Lẽ nào tôi cứ xoay vòng với việc nầy ở chỗ cắm trại mà chẳng dựa vào cây nào đó để suy tính chứ? Nói cách khác, kèm theo với sự hồi hộp của chuyến đi, đã có một ý thức dè chừng. Tôi muốn mọi thứ đều phải hoàn chỉnh kìa.
Tôi có nhiều cảm giác giống như vậy khi tôi mở quyển Kinh Thánh ra ở chương đầu tiên của sách Công Vụ các Sứ Đồ. Trong vai trò một Hội Thánh, chúng ta sắp sửa cùng nhau dấn thân vào một chuyến hành trình. Trong vài tháng sắp tới, chúng ta sẽ khởi hành từ thành Jerusalem, đến xứ Giu-đê, đến xứ Samari và ngay cả đến các đầu cùng đất với các vị Sứ đồ khi họ đem sứ điệp vinh hiển của Tin lành giảng cho một thế giới đang chờ đợi. Ồ, chúng ta sẽ nhìn thấy bối cảnh nào đây! Ồ, chúng ta sẽ học hỏi được điều chi từ Lời của Đức Chúa Trời đây! Dường như mỗi lần chúng ta cùng nhau học hỏi một sách trong Kinh Thánh, qua cách giải thích từng câu một, Đức Chúa Trời có những lẽ thật rất kỳ diệu để dạy dỗ chúng ta. Ngài sử dụng các sách trong Kinh Thánh để nắn đúc Hội Thánh của chúng ta và chúng ta sẽ không còn sống như trước đây nữa.
Tuy nhiên, kèm theo với sự đề phòng, tôi còn cảm thấy e sợ nữa. Giống như tôi cẩn thận xem lại mối dây buộc và mấy cái lốp xe, giống như tôi cẩn thận kiểm tra lại bảng liệt kê các mục cần kiểm tra, chúng ta phải thận trọng tiếp cận với phần nghiên cứu nầy. Tại sao chứ? Vì chúng ta đang vận dụng chính Lời của Đức Chúa Trời. Đây không phải là một tài liệu lịch sử hay sổ tay thần học đâu. Như Phaolô nói trong II Côrinhtô 4.2, chúng ta không muốn phạm vào việc "giả mạo Lời của Đức Chúa Trời", nhưng thay vì thế chúng ta muốn làm theo II Timôthê 2.15: "Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật". Chúng ta muốn phân phối Lời ấy sao cho đúng đắn. Chúng ta muốn cắt Lời ấy sao cho thật thẳng. Trước khi chúng ta đắm mình vào, thật là thích hợp khi chia sẻ một số thông tin vắn tắt về chính quyển sách nầy.
 Tôi xem Công Vụ các Sứ Đồ là CẦU NỐI giữa các sách Tin Lành (Mathiơ, Mác, Luca, Giăng) và các thư tín (Rôma, Côrinhtô, Galati, Êphêsô, v.v...). Công Vụ các Sứ Đồ là chiếc BẢN LỀ buộc chặt hai phần chính của Tân Ước lại với nhau. Không có sách Công Vụ các Sứ Đồ, sự hiểu biết của chúng ta về các thư tín sẽ bị giới hạn rất nhiều.
 Công Vụ các Sứ Đồ cung ứng cho chúng ta nhiều thông tin về hai vị sứ đồ chủ chốt đề ra nền tảng cho Hội Thánh. Các chương 1-8 dường như chú trọng chủ yếu vào chức vụ của PHIERƠ trong khi các chương 9-28 chú trọng vào chức vụ của PHAOLÔ .
 Công Vụ các Sứ Đồ cung ứng cho chúng ta mẫu mực theo Kinh Thánh cho Hội Thánh chúng ta ngày nay. Từ quyển sách nầy, chúng ta học biết phải chứng đạo như thế nào, phải kỷ luật ra sao, phải bước vào chức vụ như thế nào trong vai trò một Hội Thánh và phải sai phái các giáo sĩ như thế nào!?!
 Công Vụ các Sứ Đồ cung ứng cho chúng ta phần lịch sử ban đầu của Hội Thánh. Tôi rất thích phần lịch sử của Hội Thánh. Mùa hè nầy tôi lên kế hoạch để dạy một lớp học chuyên về các biến cố chính trong Cơ đốc giáo giữa phần kết thúc của Tân Ước và thời buổi của chính chúng ta. Tuy nhiên, Công Vụ các Sứ Đồ không phải riêng lẽ về mặt lịch sử đâu, mà nó còn rất sâu sắc về mặt thần học nữa. Khi chúng ta tiến hành qua các chương của sách ấy, chúng ta sẽ phải vật vã với một số vấn đề quan trọng về lẽ đạo.
 Công Vụ các Sứ Đồ cung ứng cho chúng ta một sự hiểu biết về Đức Thánh Linh. Dù chúng ta học biết về Đức Thánh Linh trong Cựu Ước và trong các sách Tin Lành, trong sách Công Vụ các Sứ Đồ chúng ta thực sự chứng kiến quyền phép của Ngài cùng vai trò của Ngài là ngôi thứ ba trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Trong sách Công Vụ các Sứ Đồ, chúng ta được giới thiệu cho biết Thánh Linh của Đức Chúa Trời là một con đường riêng.
Tất nhiên là sách Công Vụ các Sứ Đồ do Luca viết ra. Thực vậy, Công Vụ các Sứ Đồ là một sự liên tục của câu chuyện Tin lành mang theo tên của ông. Ở câu 1, ông nhắc tới: "sách thứ nhất ta". Luca là y sĩ rất đáng yêu và là bạn đồng hành của Sứ đồ Phaolô. Ông có con mắt rất chi tiết của một nhà khoa học. Còn nữa, trong nhiều biến cố của sách Công Vụ các Sứ Đồ, Luca là một người chứng kiến tận mắt. Ông đã đi kèm với Phaolô trên nhiều chuyền hành trình truyền giáo. Ở một vài cơ hội, ông sử dụng nhân xưng đại danh từ số nhiều "chúng tôi".
Công Vụ các Sứ Đồ kết thúc bằng một lời đắc thắng có lẽ ở phần cuối thời gian ở tù của Phaolô tại Rôma. Khi chúng ta kết thúc bài học nầy, chúng ta sẽ rút tỉa từ những nguồn Kinh Thánh khác để điền vào các chương sau cùng của đời sống và chức vụ của vị sứ đồ lỗi lạc nầy. Chìa khoá cho sự hiểu biết toàn bộ sách Công Vụ các Sứ Đồ nằm trong phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta ngày hôm nay, câu 8. Chúa Jêsus phán phán cùng các môn đồ Ngài: "Các ngươi sẽ làm chứng về Ta". Thứ nhứt, với các vị sứ đồ và cá nhân các môn đồ và kế đó với những lần biến đổi của họ, tải lịch sử xuống cho đến ngày hôm nay, Hội Thánh là chứng nhân của Đức Chúa Jêsus Christ. Bạn có lấy làm lạ tại sao Đức Chúa Trời lại để chúng ta ở đây không? Có bao giờ bạn nghĩ: "Tại sao Đức Chúa Trời không cất chúng ta về quê hương ở trên trời sau khi Ngài cứu chúng ta không?" Tất nhiên câu trả lời, ấy là chúng ta là "chứng nhân" của Ngài.
Chúng ta cần phải phản ảnh sự vinh hiển của Ngài và chia sẻ những tin tức tốt lành với các dân tộc. Mặc dù Đức Chúa Trời giải cứu rất là tuyệt hảo, dù một mình Ngài mở lòng con người ra, Ngài đã tuyên bố rằng phương tiện cho sự cứu rỗi là sự làm chứng về các tin tức tốt lành, sứ điệp Tin Lành nói tới sự chết, sự chôn và sự sống lại của Đấng Christ. Rôma 10.17 chép: "Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Đấng Christ được rao giảng". I Côrinhtô 1.21 chép: "Vì, tại thế gian cậy sự khôn ngoan mình, chẳng nhờ sự khôn ngoan Đức Chúa Trời mà nhận biết Đức Chúa Trời, nên Ngài đành lòng dùng sự giảng dồ dại của chúng ta mà cứu rỗi những người tin cậy". Ngày nay chúng ta đứng trong một hàng dài các chứng nhân của Đấng Christ. Có thể chúng ta không mạnh sức hay làm chứng đều đặn, nhưng chúng ta là những chứng nhân hiển nhiên. Chúng ta bị để lại ở đây trên đất với mục đích đơn giản là làm vinh hiển cho Đấng Christ bởi sự làm chứng về quyền phép của Ngài trong thế gian. Từ 11 câu đầu nầy, cho phép tôi chia sẻ với bạn ba lý do tại sao chúng ta phải làm chứng cho Đấng Christ trước mặt người thế gian.
I. Chúng ta là những chứng nhân vì cớ tình yêu thương của Đức Chúa Cha (các câu 1-3).
Bây giờ, khi bạn liếc nhìn vào ba câu đầu tiên nầy, bạn không nhìn thấy Đức Chúa Cha được nhắc tới một cách đặc biệt. Tuy nhiên, cho phép tôi chỉ cho bạn thấy ít nhất là ba cách chúng ta nhìn thấy tình yêu thiêng liêng của Ngài.
A. Thứ nhứt, chúng ta thấy tình yêu của Đức Chúa Cha trong tên Thê-ô-phi-lơ (câu 1a).
Phaolô nói ở câu 1: "Hỡi Thê-ô-phi-lơ, trong sách thứ nhất ta, ta từng nói về mọi điều Đức Chúa Jêsus đã làm và dạy từ ban đầu". Như đã lưu ý rồi, "sách thứ nhất" đề cập tới sách Tin Lành mang tên của Luca. Luca 1.1-4 chép: "Hỡi Thê-ô-phi-lơ quí nhân, vì có nhiều kẻ dốc lòng chép sử về những sự đã làm nên trong chúng ta, theo như các người chứng kiến từ lúc ban đầu và trở nên người giảng đạo đã truyền lại cho chúng ta, vậy, sau khi đã xét kỹ càng từ đầu mọi sự ấy, tôi cũng tưởng nên theo thứ tự viết mà tỏ ra cho ông, để ông biết những điều mình đã học là chắc chắn".
Vậy Thê-ô-phi-lơ là ai? Chúng ta thực sự không biết. Hai tham khảo nầy nơi phần mở đầu của sách Luca và sách Công Vụ các Sứ Đồ là mọi sự chúng ta có về ông ấy. Có thể ông ấy là thầy dạy luật của Phaolô, là người giới thiệu Phaolô trước mặt Caesar và hai câu chuyện nầy đã được nhắc tới đặt ra nền tảng cho Cơ đốc giáo tại toà án. Có thể ông ta là một quan chức La mã có đẳng cấp rất cao và đây chỉ là một bút danh để bảo hộ cho lai lịch của ông ta. Tuy nhiên, tôi lại tin rằng "Thê-ô-phi-lơ" là một cái tên chung chung, có ý nói gồm cả tín hữu ở khắp mọi nơi. "Thê-ô-phi-lơ" ra từ chữ theos, Đức Chúa Trời và phileo, một từ ngữ nói tới tình cảm hay tình yêu. Vì thế, cái tên có ý nói tới "người yêu mến của Đức Chúa Trời" hay "bạn hữu của Đức Chúa Trời". Bất cứ ai là tín đồ thật đều yêu mến Đức Chúa Trời và có thể xưng lấy danh "Thê-ô-phi-lơ" nầy. Tôi đã sử dụng danh nầy làm địa chỉ email để bạn đừng nghĩ tới một việc gì khác!
Chúng ta là những người yêu mến Đức Chúa Trời vì Đức Chúa Trời yêu chúng ta. I Giăng 4.19 chép: "Chúng ta yêu, vì Chúa đã yêu chúng ta trước". Đức Chúa Cha giàu ơn ban cho chúng ta câu chuyện nầy nói tới những năm tháng đầu tiên của Hội Thánh như một khuôn mẫu và khích lệ cho chúng ta ngày nay.
B. Thứ hai, chúng ta nhìn thấy tình yêu của Đức Chúa Cha trong mọi sự mà Chúa Jêsus đã làm và dạy (câu 1b).
"Sách thứ nhất" nói về "mọi điều Đức Chúa Jêsus đã làm và dạy từ ban đầu". Luca, trong sách Tin lành của ông đã giới thiệu Chúa Jêsus là "Con Người". Ông đã mô tả rất cẩn thận chức vụ của Chúa Jêsus bao gồm những điều Ngài đã làm, các phép lạ của Ngài cùng mọi điều Ngài đã dạy dỗ, lẽ đạo của Ngài. Các phép lạ của Ngài đã chứng tỏ lòng thương xót và quyền phép của Ngài. Sự dạy của Ngài là làm sáng tỏ lẽ thật cho chúng ta. Chỉ lật qua các trang giấy sách Tin Lành Luca, tôi nhìn thấy nhiều cách thức thể nào Đức Chúa Cha đã làm chứng về tình yêu của Ngài cho cả thế gian qua Con của Ngài là Chúa Jêsus. Tôi suy nghĩ thể nào Ngài đã chữa lành cho cả thành phố Cabênaum, thể nào Ngài xua đuổi các tà linh, thể nào Ngài làm cho người phung được sạch và khiến cho kẻ què đi được khi người ta dòng người xuống qua ngõ mái nhà. Tôi có đọc thấy Ngài lấy làm lạ nơi đức tin của thầy đội La mã và đã chữa lành cho tôi tớ người, thể nào Ngài đã chặn một đám rước tang chế lại rồi làm cho con trai của người đờn bà goá sống lại và thể nào Ngài tái khẳng định với các môn đồ của Giăng Báptít bằng cách phán trong Luca 7.22: "hãy về báo cho Giăng sự các ngươi đã thấy và đã nghe: kẻ đui được sáng, kẻ què được đi, kẻ phung được sạch, kẻ điếc được nghe, kẻ chết được sống lại, Tin Lành đã rao giảng cho kẻ nghèo".
Không những đây là những gì Ngài đã làm, mà còn là mọi điều Ngài đã dạy dỗ nữa. Luca 4.32 nói về các đoàn dân đông ở xứ Galilê: "Mọi người đều cảm động về sự dạy dỗ của Ngài; vì Ngài dùng quyền phép mà phán". Ngài đã dạy dỗ công khai qua các thí dụ và theo cách riêng cho các môn đồ Ngài. Mỗi câu nói trong sự dạy của Ngài đều đã được dầm thấm trong tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho một thế giới loạn nghịch.
C. Thứ ba, chúng ta nhìn thấy tình yêu của Đức Chúa Cha trong khi giới thiệu Chúa Jêsus sống động (các câu 2-3).
Tất nhiên điển hình quan trọng nhất trong tình yêu của Đức Chúa Cha là sự chết, sự chôn và sự sống lại của Con Ngài. Giăng 3.16 chép: "Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời". Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta đến nỗi Ngài đã đổ cơn thạnh nộ ra vì tội lỗi chúng ta trên Chúa Jêsus trên thập tự giá. Tuy nhiên, Ngài không để cho Chúa Jêsus chết luôn. Câu 3 trong phân đoạn Kinh Thánh gốc cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus: "chứng cớ tỏ ra mình là sống" trước khi Ngài được "cất lên" trời (câu 2).
Hãy đặt mình trong địa vị của các môn đồ đầu tiên. Chúa Jêsus đã bị bắt giữa vòng họ, bị đánh đòn, và bị đóng đinh rất khủng khiếp trên cây thập tự. Tiếp đến, khi họ chỉ có tin thôi, họ nhìn biết rằng Ngài đã được sống lại từ kẻ chết. Giờ đây, họ phải làm gì? Họ phải có rất nhiều thắc mắc. Phải có nhiều nhầm lẫn. Hãy chú ý tình yêu đặc biệt mà Đức Chúa Trời dành cho họ trong câu 3: "Sau khi chịu đau đớn rồi, thì trước mặt các sứ đồ, Ngài lấy nhiều chứng cớ tỏ ra mình là sống, và hiện đến với các sứ đồ trong bốn mươi ngày, phán bảo những sự về nước Đức Chúa Trời".
Luca là trước giả duy nhứt thuật lại cho chúng ta biết trong khoảng thời gian "bốn mươi ngày", Chúa Jêsus đã hiện ra cùng các môn đồ. Điều nầy dường như muốn nói nhiều lần khác nhau trong các tuần lễ sau khi có sự sống lại, Chúa Jêsus đã hiện ra với họ. Ngài ban cho họ "nhiều bằng chứng thuyết phục". Thí dụ, Ngài đi xuyên qua một bức tường (Giăng 20.19). Ngài tỏ ra cho họ thấy những vết thương (Luca 24.39). Ngài đã ăn và uống với họ (Luca 24.41-43). Dường như Ngài không ở với họ một cách liên tục, nhưng đã hiện ra nhiều lần khác nhau trong "bốn mươi ngày" ấy để giải đáp cho các thắc mắc của họ rồi giúp cho họ hiểu rõ "những sự về Nước Đức Chúa Trời". I Côrinhtô 15 thuật lại rằng Ngài đã hiện ra một cách cá nhân cho Phierơ và Giacơ, cho 12 sứ đồ như một tập thể và cũng cho "hơn 500 anh em xem thấy" (I Côrinhtô 15.6).
II. Chúng ta là những chứng nhân vì quyền phép của Đức Thánh Linh (các câu 4-8).
Như đã trình bày rồi, sách Công Vụ các Sứ Đồ nhắm vào chức vụ của Đức Thánh Linh. Chúng ta nhìn thấy ở đây ngay lúc khởi đầu:
A. Các môn đồ phải chờ đợi để nhận lãnh lời hứa (các câu 4-5).
Câu 4 chép: "Lúc ở với các sứ đồ, Ngài dặn rằng đừng ra khỏi thành Giê-ru-sa-lem, nhưng phải ở đó chờ điều Cha đã hứa, là điều các ngươi đã nghe ta nói". Hãy suy nghĩ về các môn đồ kia. Họ đã chứng kiến sự sống lại! Họ đã chạm vào các dấu đinh. Họ đã có nhiều buổi nhóm lâu dài với Chúa Jêsus trong bốn mươi ngày. Họ tưởng họ đã sẵn sàng ra đi và khai mào Nước Đức Chúa Trời. Vì vậy Chúa Jêsus đã nhóm họ lại để nhắc cho họ nhớ tới một số việc mà họ đã quên. Trong một vài cơ hội trước khi Ngài chịu chết, Ngài đã dạy cho họ biết về "điều Cha đã hứa".
Đức Chúa Cha đã hứa điều gì? Ngài đã hứa quyền phép ngự ở bên trong của Đức Thánh Linh. Chúng ta nhìn thấy Đức Thánh Linh khắp cả Kinh Cựu Ước và trong các sách Tin Lành. Ngài luôn luôn tồn tại trong vai trò thân vị thứ ba trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, giờ đây Đức Thánh Linh phải nắm lấy một vai trò hoàn toàn mới. Đức Chúa Trời đã hứa Giao Ước Mới trong Êxêchiên và phán rất đặc biệt ở 36.25-27: "Ta sẽ rưới nước trong trên các ngươi, và các ngươi sẽ trở nên sạch; ta sẽ làm sạch hết mọi sự ô uế và mọi thần tượng của các ngươi. Ta sẽ ban lòng mới cho các ngươi, và đặt thần mới trong các ngươi. Ta sẽ cất lòng bằng đá khỏi thịt các ngươi, và ban cho các ngươi lòng bằng thịt. Ta sẽ đặt Thần ta trong các ngươi, và khiến các ngươi noi theo luật lệ ta, thì các ngươi sẽ giữ mạng lịnh ta và làm theo".
Nhiều lần trong các sách Tin lành, Chúa Jêsus đã phán thể nào Đức Thánh Linh sẽ đến ngự trên các môn đồ. Thí dụ, Ngài đã phán trong Luca 24.49: "còn về phần các ngươi, hãy đợi trong thành cho đến khi được mặc lấy quyền phép từ trên cao". Ở Giăng 14.26, Ngài phán: "Nhưng Đấng Yên ủi, tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhân danh ta sai xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã phán cùng các ngươi". Một lần nữa, Ngài đã phán trong Giăng 15.26: "Khi nào Đấng Yên ủi sẽ đến, là Đấng ta sẽ bởi Cha sai xuống, tức là Thần lẽ thật ra từ Cha, ấy chính Ngài sẽ làm chứng về ta". (đối chiếu Luca 11.13; Giăng 7.39; 14.16; 16.7; 20.22).
Vì thế Chúa Jêsus đã dạy cho họ biết rõ ràng rằng trên nhiều cơ hội về sự đến của Đức Thánh Linh. Họ tưởng họ đã sẵn sàng, song họ chưa sẵn sàng. Họ đã quên Xachari 4.6, ở đây chép: "Ấy chẳng phải là bởi quyền thế, cũng chẳng phải là bởi năng lực, bèn là bởi Thần ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy".
Chúng ta cần phải hiểu cho rõ, họ đã biết rồi về Đức Thánh Linh. Họ đã nếm trải ân tứ của Đức Thánh Linh. Họ đã được tái sanh bởi quyền phép của Đức Thánh Linh. Họ đã được Đức Thánh Linh vùa giúp để công bố Nước Trời, làm nhiều phép lạ và đuổi quỉ. Lên tới điểm nầy trong lịch sử, Đức Thánh Linh đã đến ngự trên loài người, nhưng Ngài chưa ngự ở trong loài người. Ngài đã vùa giúp họ, nhưng Ngài chưa sống ở trong họ. Ngài đã ban cho họ "một cái chạm đặc biệt cho một phần việc đặc biệt".
Chúng ta có thể tốn nhiều thời gian ở đây rồi bước vào phần chi tiết quan trọng mà nghiên cứu hàng tá, hàng tá câu nói. Tuy nhiên, chỉ có một phân đoạn duy nhứt là cần thiết. Hãy cùng tôi mở ra ở Giăng 14.16-18. Chúa Jêsus phán ở đây: "Ta lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng Yên Ủi khác, để ở với các ngươi đời đời, tức là Thần lẽ thật, mà thế gian không thể nhận lãnh được, vì chẳng thấy và chẳng biết Ngài; nhưng các ngươi biết Ngài, vì Ngài vẫn ở với các ngươi và sẽ ở trong các ngươi. Ta không để cho các ngươi mồ côi đâu, ta sẽ đến cùng các ngươi".
Đức Thánh Linh đã ở "với" các môn đồ nhưng rồi có một ngày khi Ngài sẽ ở "trong" các môn đồ. Đấy là "điều Cha đã hứa" qua các tiên tri thời Cựu Ước. Đấy là những gì Chúa Jêsus đã dạy cho họ. Để bây giờ, họ "không nên ra khỏi thành Jerusalem, nhưng phải ở đó chờ…".
Ở câu 5, Chúa Jêsus cũng nhắc cho họ nhớ tới chức vụ và sứ điệp của Giăng Báp tít. Ngài phán: "Vì chưng Giăng đã làm phép báp-tem bằng nước, nhưng trong ít ngày, các ngươi sẽ chịu phép báp-tem bằng Đức Thánh Linh". Giăng Báp tít đã nói trong Mathiơ 3.11: "Về phần ta, ta lấy nước mà làm phép báp-tem cho các ngươi ăn năn; song Đấng đến sau ta có quyền phép hơn ta, ta không đáng xách giày Ngài. Ấy là Đấng sẽ làm phép báp-tem cho các ngươi bằng Đức Thánh Linh và bằng lửa". Điều nầy sẽ xảy ra "trong ít ngày". Hiển nhiên điều nầy sẽ xảy ra trong khoảng 10 ngày. Có 50 ngày từ Lễ Vượt Qua đến Lễ Ngũ Tuần và Chúa Jêsus đã hiện ra rồi với họ "trong khoảng thời gian 40 ngày" vì vậy phải còn lại 10 ngày.
B. Các môn đồ cần phải quên những điều thuộc về chính trị (các câu 6-7).
Giờ đây, khi Chúa Jêsus giải thích những việc nầy và nhắc cho họ nhớ về sự mặc lấy quyền phép của Đức Thánh Linh hầu đến, họ đã hỏi Ngài: "Lạy Chúa, có phải trong lúc nầy Chúa sẽ lập lại nước Y-sơ-ra-ên chăng?" Chúa Jêsus đã dạy cho họ biết lâu nay về Nước hầu đến của Ngài. Cái nền Cựu Ước của họ không nhắc tới sự thực sẽ có hai lần đến của Đấng Mêsi. Vì vậy họ đã rơi vào chỗ nhầm lẫn. Có lẽ một phần trong số họ vẫn ước ao quyền lực và cái tát về mặt chính trị sẽ được kết hợp với việc nhìn biết Đấng Mêsi theo cách riêng.
Chúa Jêsus đã giải thích trong câu 7: "Kỳ hạn và ngày giờ mà Cha đã tự quyền định lấy, ấy là việc các ngươi chẳng nên biết". Mặc dù Kinh Thánh trong cả hai giao ước nói trước sự đến Nước của Đấng Christ ở trên đất, thời điểm chính xác của Nước ấy không thề được thổ lộ. Phục truyền luật lệ ký 29.29 chép rất đơn giản: "Những sự bí mật thuộc về Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta". Thay vì lo lắng về thời điểm nào, chúng ta cần phải lo toan về sự việc. Jesus phác hoạ điều nầy rất sinh động trong Mác 13.33-37: "Hãy giữ mình, tỉnh thức; vì các ngươi chẳng biết kỳ đó đến khi nào. Ấy cũng như một người kia đi đường xa, bỏ nhà, giao cho đầy tớ mỗi đứa cai quản một việc, và cũng biểu đứa canh cửa thức canh. Vậy, các ngươi hãy thức canh, vì không biết chủ nhà về lúc nào, hoặc chiều tối, nửa đêm, lúc gà gáy, hay là sớm mai, e cho người về thình lình, gặp các ngươi ngủ chăng. Điều mà ta nói cùng các ngươi, ta cũng nói cho mọi người: Hãy tỉnh thức!"
Thậm chí ngày nay, có nhiều suy đoán về thời điểm các sự cố trong những ngày sau rốt. Phải, chúng ta cần phải trở thành học viên của những lời tiên tri. Phải, những gì chúng ta nhìn thấy đang nắn đúc trong vùng Trung Đông có thể dẫn trực tiếp tới các biến cố có tính tiên tri đã được tóm tắt trong Kinh Thánh. Nhưng lời khuyên của Chúa Jêsus vẫn còn rất rõ ràng. Chúng ta không nên phung phí thời giờ của mình lo bàn luận về thời điểm nào những điều nầy sẽ xảy đến, thay vì thế chúng ta cần phải lo toan về công việc của Chúa cho tới khi Ngài đến.
C. Các môn đồ cần phải nhận lãnh quyền phép (câu 8).
Như tôi đã nói cách đây vài phút, câu 8 là chìa khoá cho toàn bộ sách Công Vụ các Sứ Đồ. Chúng ta hãy đọc lại câu ấy: "Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất". Các chương 1-7 nói tới sự làm chứng cho thành Jerusalem. Các chương 8-11 nói tới sự làm chứng trong xứ Giuđê và xứ Samari. Các chương 12-28 nói tới việc đem Tin Lành đến với các đầu cùng đất. Chúa Jêsus phán cùng các môn đồ nầy: "Các ngươi sẽ làm chứng về Ta". Chúng ta có mạng lịnh ấy trong Sứ Mệnh Cáo Cả ở Mathiơ 28.19- 20: "Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế". "Làm chứng" {witnesses] ra từ chữ martus, từ chữ nầy chúng ta mới có chữ "martyr" [tuận đạo]. Vì lẽ đó, sát nghĩa Chúa Jêsus phán rằng: "Các ngươi sẽ trở thành những kẻ tuận đạo của Ta".
Họ cần phải chờ đợi để Đức Thánh Linh ngự đến trên họ tại thành Jerusalem. Tiếp đến, trong quyền phép của Đức Thánh Linh họ cần phải làm chứng về sự sống lại của Đấng Christ, tin lành và Nước hầu đến cho cả thế gian đều biết. Họ cần phải bắt đầu "tại thành Jerusalem" và tiếp tục đi ra, thậm chí "cho đến cùng đất". Chúng ta tiếp tục phần việc ấy ngày hôm nay. Ồ, tôi nguyện rằng phần nghiên cứu nầy về sách Công Vụ các Sứ Đồ sẽ thắp sáng ngọn lửa truyền giáo và các hội truyền giáo khắp thế giới trong tình thân hữu của chúng ta! Rôma 10.13-15,17 chép: "Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu. Nhưng họ chưa tin Ngài thì kêu cầu sao được? Chưa nghe nói về Ngài thì làm thể nào mà tin? Nếu chẳng ai rao giảng, thì nghe làm sao? Lại nếu chẳng ai được sai đi, thì rao giảng thể nào? như có chép rằng: Những bàn chân kẻ rao truyền tin lành là tốt đẹp biết bao!' ... Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Đấng Christ được rao giảng".
Tôi nguyện rằng chúng ta sẽ không xem phần nghiên cứu nầy như tài liệu lịch sử mà một thực tế! Tôi nguyện rằng chúng ta sẽ có đôi bàn chân đẹp đẽ vì chúng ta đang làm chứng mỗi ngày về Tin Lành của Đấng Christ, dâng mình trọn vẹn cho Ngài qua cách chúng ta sống và qua những gì chúng ta nói năng! Như Mục sư R. Kent Hughes tuyên bố, chúng ta cần ethos, logos và pathos. Ethos quan hệ với luân thường đạo lý, phải sống thành thực với bản thân mình. Chúng ta có thực sự tin sứ điệp của thập tự giá đang làm thay đổi nhiều đời sống không? Có phải chúng ta quá quen thuộc với Kinh Thánh và Hội Thánh đến nỗi lỗ tai chúng ta bị điếc lác và tấm lòng chúng ta đã chai lì rồi không? Chúng ta cần phải cầu xin Đức Chúa Trời bày tỏ ra tội lỗi của chúng ta và ban cho chúng ta tấm lòng dịu dàng, biết thương xót dành cho một thế giới bịnh tật vì cớ tội lỗi. Logos tất nhiên là Lời của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần phải tiếp thu ngay sứ điệp. Sau cùng, pathos quan hệ với tình cảm, sự sốt sắng dành cho Chúa. Bài giảng của Phierơ vào ngày Lễ Ngũ Tuần trong chương 2 dầm thấm với tình cảm dành cho Tin Lành. Bài giảng của Êtiên trước khi ông bị ném đá trong chương 7 là tài hùng biện dấy lên bởi lòng sốt sắng! Hãy xem xét sự ca hát thánh thật sốt sắng của Phaolô và Sila trong ngục tù thành Philíp ở chương 16. Đừng quên tình cảm của Phaolô bảo hộ cho Tin Lành trước mặt Phê-tu và At-ríp-ba ở chương 26.
Mới đây, tôi có đọc về Cơn Tỉnh Thức Lớn Lao, Mục sư George Whitefield đã đưa dân chúng ở Edinburgh, xứ Tô cách lan ra khỏi giường ngủ của họ vào lúc 5 giờ sáng, để nghe ông giảng đạo. Một người lấy làm kinh ngạc khi gặp người có tánh hoài nghi nổi tiếng có tên là David Hume trên đường đến nhà thờ lúc còn sớm sủa. Người nầy nói với Hume: "Ta nghĩ ngươi không tin theo Tin Lành đâu". Hume đáp: "Ta không tin, nhưng hắn tin!" Nếu bạn là một tín đồ chân chính, thì Đức Thánh Linh đã đến sống ở trong bạn và vùa giúp cho bạn giống như Ngài đã vùa giúp cho các môn đồ đầu tiên kia. Bạn có thể là chứng nhân của Ngài, vì chính quyền phép ấy thực thi mọi sự vì cớ thập tự giá, chính ethos, logos và pathos đó cũng thuộc về bạn nữa đấy.
III. Chúng ta là chứng nhân vì sự tái lâm của Đức Chúa Con (các câu 9-11).
A. Sự thăng thiên (câu 9).
Những gì đã xảy ra kế đó rất là ngoạn mục. Khi Chúa Jêsus đã thốt ra những lời lẽ sau cùng mà Ngài đã phán trên đất: "Ngài phán bấy nhiêu lời rồi, thì được cất lên trong lúc các người đó nhìn xem Ngài, có một đám mây tiếp Ngài khuất đi, không thấy nữa". Theo Luca 24.50 họ đang ở ngoài thành Jerusalem, trên Núi Ô-li-ve, gần thành Bêthany. Sau khi quyết chắc với họ không bao lâu nữa: "sẽ được mặc lấy quyền phép từ trên cao" Ngài "giơ tay lên mà chúc phước cho". Đang khi "ban phước cho họ" thì "Ngài lìa môn đồ mà được đem lên trời".
Có người giải thích sự việc như thế nầy "một đám mây tiếp lấy Ngài" có ý nói rằng đám nây vinh hiển Shekinah của Đức Chúa Trời từ trên núi đã ngự xuống và bao bọc lấy Ngài. Đúng là một tư tưởng rất thú vị. Đây là đám mây, là một sự nhắc nhớ thấy được bằng mắt thường về sự hiện diện của Đức Chúa Trời dành cho dân Israel trong đồng vắng. Đám mây nầy là trụ mây lúc ban ngày và là trụ lửa lúc ban đêm. Đám mây ấy đã bao phủ Núi Sinai khi Luật pháp được ban ra. Nó bao phủ trên hội mạc. Êxêchiên đã nhìn thấy nó khởi đi từ cổng phía Đông. Rõ ràng đám mây ấy đã vây quanh Chúa Jêsus trên Núi Hoá Hình. Vì vậy tôi không nghi ngờ chi, đám mây ấy là đám mây vinh hiển đã tiếp Ngài khuất đi.
B. Thiên sứ (các câu 10-11).
Câu 10 chép: "Các người đó đang ngó chăm trên trời trong lúc Ngài ngự lên". Miệng họ há ra. Tim họ đập thình thịch. Mắt họ mở to và tròn xoe. Đức Chúa Trời đã đặt dấu chấm câu cho lời nói sau cùng của Chúa Jêsus trên đất với quang cảnh đáng kinh ngạc về sự vinh hiển của Ngài!
Họ bị cuốn hút trong những gì họ đang nói đến nỗi dường như họ khó mà nhìn thấy "xảy có hai người nam mặc áo trắng", các thiên sứ đến "trước mặt họ". Ồ, nhưng họ vẫn nghe rõ sứ điệp kia. Họ nói: "Hỡi người Ga-li-lê, sao các ngươi đứng ngóng lên trời làm chi? Jêsus nầy đã được cất lên trời khỏi giữa các ngươi, cũng sẽ trở lại như cách các ngươi đã thấy Ngài lên trời vậy". Nói thẳng ra, Ngài không đi xa cho đến đời đời đâu. Ngài sẽ trở lại. Vì vậy hãy lo đi! Xachari 14.4 hứa rằng khi Ngài trở lại, sự tái lâm ấy rất là vinh hiển. Ngài sẽ tái lâm trên chính địa điểm ấy, trên Núi Ô-li-ve và Núi ấy sẽ bị phân ra làm hai.
Nguyện đây đúng là những gì chúng ta có cần. Có thể chúng ta cần phải trở lại với những ngày đầu tiên của kỷ nguyên Hội Thánh hầu có lại được phần nào ethos, logos và pathos cho những ngày sau rốt nầy trên đất. Tôi có thể tỏ ra sự phấn khích khi chúng ta dấn thân vào chuyến hành trình đầy sự vui vẻ nầy qua các trang Kinh Thánh. Đồng thời, chúng ta muốn phải thật dè dặt khi vận dụng Lời của Đức Chúa Trời và làm cho Lời ấy được ngay thẳng. Nhưng đây đúng là chuyến hành trình mà chúng ta sẽ cùng đi với nhau.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét