Thứ Tư, 16 tháng 12, 2009

PHẢI CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI CHƯA TIN CHÚA NHƯ THẾ NÀO!?!



NGÃ TƯ ĐƯỜNG CỦA CUỘC SỐNG
PHẢI CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI CHƯA TIN CHÚA NHƯ THẾ NÀO!?!
Luca 11.1-13
1. Người cha kia đem đứa con trai nhỏ của mình theo vào thành phố một ngày kia để mua sắm một vài thứ cần thiết. Khi giờ ăn trưa đến, cả hai đến chỗ ăn quen thuộc để mua một cái săng-uých. Người cha ngồi lên chiếc ghế nơi quầy rồi nhấc đứa con trai lên ngồi bên cạnh mình. Họ gọi thức ăn trưa, và khi bồi đem thức ăn lên, người cha nói: "Nầy con, chúng ta chỉ nên cầu nguyện thầm lặng thôi nhé". Người cha bắt đầu cầu nguyện trước rồi đợi con trai cầu nguyện xong, nhưng nó chỉ ngồi cúi đầu xuống với thời gian lâu khá bất thường. Sau cùng, khi nó ngước nhìn lên, bố nó hỏi liền: "Có gì trên thế giới khiến cho con phải cầu nguyện lâu thế?" Với vẻ ngây thơ và hồn nhiên của một đứa trẻ, nó đáp ngay: "Làm sao con biết được? Đấy chỉ là cầu nguyện thầm lặng mà". Chúng ta cũng cầu nguyện thầm lặng lâu đến nỗi chúng ta thực sự chưa hề cầu nguyện bao giờ, những lời cầu nguyện công khai của chúng ta thì giống các bài giảng dành cho hạng thánh đồ hơn là những lời cầu xin đối với Cứu Chúa.
2. Khi chúng ta tiếp tục loạt bài nầy về sứ điệp nói tới thập tự giá, tôi muốn chúng ta phải tiếp thu từ phân đoạn Kinh thánh nầy, phải cầu nguyện cho những người chưa tin Chúa như thế nào!?! Hầu hết mọi người trong chúng ta đều có ai đó ở gần chúng ta, họ chưa nhận biết Đấng Christ. Chúng ta phải cầu thay cho họ như thế nào!?! Liệu những lời cầu nguyện của chúng ta có gì tốt đẹp không? Chúng ta cầu thay cho họ điều gì? Cầu nguyện là nguồn lực quan trọng nhất của chúng ta trong việc đưa người ta đến với Đấng Christ. Vị học giả lỗi lạc J. Sidlow Baxter từng viết: "Con người có thể gạt bỏ lời mời gọi, từ chối sứ điệp, chống đối những sự bàn bạc, xem khinh nhân cách của chúng ta – nhưng họ sẽ bất lực khi muốn chống lại những lời cầu nguyện của chúng ta".
3. Nếu chúng ta muốn trở thành một Hội thánh truyền giáo, chúng ta phải là một Hội thánh chuyên cầu nguyện. E.M. Bounds là người đã viết nhiều về sự cầu nguyện, ông nói: "Cái điều Hội thánh cần hôm nay không phải là nhiều máy móc hay tốt đẹp hơn, không phải là những tổ chức mới hay nhiều phương pháp lạ thường hơn, mà là những con người mà Đức Thánh Linh có thể đại dụng họ – hạng người của sự cầu nguyện, hạng người mạnh mẽ trong sự cầu nguyện". Ồ, phải trở thành một Hội thánh mà những lời cầu nguyện của họ làm lay động những cái nền của địa ngục. Tôi muốn có danh tiếng của John Knox, về người mà Mary, Nữ Hoàng xứ Tô cách Lan đã nói: "Tôi sợ những lời cầu nguyện của John Knox nhiều hơn một đạo binh cả mười ngàn người".
4. Khi chúng ta xem xét phân đoạn Kinh thánh gốc, chúng ta hãy tiếp thu bốn điểm ưu tiên một trong sự cầu nguyện cho những người chưa tin Chúa được cứu rỗi.
I. Cầu nguyện với sự bền đỗ (các câu 1-4).
A. Chúng Ta Phải Học Cầu Nguyện (câu 1).
1. Khi chương nầy mở ra, chúng ta thấy Chúa Jêsus đang "cầu nguyện ở nơi kia". Nhiều lần trong các sách Tin lành, chúng ta thấy Chúa Jêsus biệt riêng thì giờ ra để cầu nguyện. Ngài phán trong Luca 19.10: "Bởi Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất". Chắc chắn Ngài đã cầu thay cho những người chưa tin Chúa.
2. Hãy tưởng tượng xem điều nầy đã kích thích các môn đồ như thế nào! Có lẽ họ đã thử nghiệm một ít rồi, theo gương của Ngài. Cụ thể hơn, họ đã chờ đợi cho đến khi giờ cầu nguyện của Ngài đã "xong" khi ấy họ mới lên tiếng hỏi: "Lạy Chúa, xin dạy chúng tôi cầu nguyện, cũng như Giăng đã dạy môn đồ mình".
3. Trong Kinh thánh, chúng ta thấy ba sinh hoạt quan trọng của dân sự Đức Chúa Trời: ngợi khen, giảng dạy và cầu nguyện. Thật là thú vị khi thấy rằng chúng ta không được dạy phải ngợi khen hay rao giảng ân điển của Đức Chúa Trời, mà chúng ta được dạy cho phải cầu nguyện.
B. Chúng Ta Phải Có Những Trình Tự Trong Sự Cầu Nguyện (các câu 2-4). Những câu nầy ai cũng biết là Bài Cầu Nguyện Mẫu. Chúng đóng vai trò như một bố cục, một cái khung hay một ấn bản trên đó những lời cầu nguyện riêng của chúng ta có thể hướng tới thiên đàng.
1. Chúng ta cần phải cầu nguyện trong SỰ THỜ PHƯỢNG. Chúa Jêsus đã cầu nguyện với "Cha chúng ta ở trên trời". Chúng ta đang nói tới Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Thượng Cổ, là Đầu và là Rốt, Đấng toàn năng, toàn tri, là Đức Chúa Trời siêu việt, rạng rỡ của vũ trụ. Tuy nhiên, Ngài là "Cha" yêu thương của chúng ta. Danh Ngài cần phải được "tôn thánh" hay làm nên thánh trong mắt của chúng ta. Chúng ta cần phải ao ước "Nước" Ngài được đến và "Ý" Ngài được nên.
2. Chúng ta cần phải cầu nguyện về các NHU CẦN của chúng ta. Chúng ta cầu xin "bánh hàng ngày", những điều cần thiết hàng ngày của chúng ta. Chúng ta cần phải đem mọi sự, thậm chí những nhu cần đơn giãn nhất đến với Đức Chúa Trời. Một vị Mục sư bạn nói cho tôi biết về mẹ ông thường hay dừng lại ở cửa hàng để cầu nguyện phải mua chiếc áo sơ mi nào! (Philíp 4.19).
3. Chúng ta cần phải cầu nguyện với SỰ XƯNG TỘI. Chúng ta cần phải cầu xin Đức Chúa Trời "tha tội cho chúng ta" khi chúng ta cùng lúc ấy "tha thứ cho kẻ mắc nợ chúng ta".
4. Chúng ta cần phải cầu xin SỰ HƯỚNG DẪN. Chúng ta cần phải cầu nguyện để chúng ta được dẫn vào "các lối công bình" chớ không "bị cám dỗ". Chúng ta cần phải đem đến Đức Chúa Trời mọi quyết định của chúng ta.
5. Chúng ta cần phải cầu xin SỰ GIẢI CỨU, phải xin rằng Đức Chúa Trời sẽ "cứu chúng ta khỏi điều ác". Ở Êphêsô 6, sau khi mặc lấy toàn bộ khí giáp của Đức Chúa Trời rồi, Phaolô bảo chúng ta phải "nhờ Đức Thánh Linh, thường thường làm đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin".
C. Khi Chúng Ta Cầu Nguyện Cách Bền Đỗ, Chúng Ta Có Thể Cầu Nguyện Cách Đặc Biệt.
1. Bạn có để ý thấy rằng chẳng có tiếng "Amen" nào trong lời cầu nguyện nầy không? Bạn có thấy rằng lời cầu nguyện nầy rất tư riêng không?
2. Đây là thứ tự ABC trong lời cầu nguyện. Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải tiếp thu, phải cầu thay cho bản thân mình rồi mới chuyển sang học cầu thay cho người khác, đặc biệt cho kẻ bị hư mất.
3. Hãy chịu khó trong sự cầu nguyện. Hãy HỌC cầu nguyện. Phải bền đỗ trong sự cầu nguyện và rồi bạn có thể cầu nguyện mạnh mẽ và đặc biệt cho những người chưa tin Chúa đang sống chung quanh bạn.
II. Xưng ra sự yếu đuối của mình (các câu 5-6).
Sau khi cung ứng phần bố cục trong Bài Cầu Nguyện Mẫu, Chúa Jêsus không hề nói "Amen", mà chỉ tiếp tục giảng dạy về sự cầu nguyện bằng cách chia sẻ một vì dụ. Ngài yêu cầu họ hãy tưởng tượng việc đến với người "bạn…lúc nửa đêm" với lời cầu xin mượn "ba cái bánh", "người bạn" ấy đã bất ngờ đến ngồi trước cửa nhà bạn.
A. Chúng Ta Đứng Giữa Đức Chúa Trời Và Những Người Bạn Chưa Được Cứu.
1. Đây là một hình ảnh nói tới một người kia có hai người bạn. Anh ta có một người bạn với rất nhiều bánh và một người bạn đang đói khổ.
2. Mỗi một tín đồ đều có hai người bạn như thế. Chúng ta có mối tương giao với Đức Chúa Trời, là "Thiết Hữu luôn gần gũi hơn anh em ruột", Ngài sở hữu bầy gia súc trên ngàn núi trong khi cùng lúc đó chúng ta có những tình bạn với những kẻ chưa đến với Đấng Christ và đang phá sản về mặt thuộc linh.
3. Trong Bài Cầu Nguyện Mẫu, chúng ta học biết cầu thay xin "bánh hàng ngày" cho bản thân mình. Trong ví dụ, chúng ta học biết cầu xin bánh cho nhiều người khác.
4. Trong Kinh thánh, bánh là yếu tố chính là luôn luôn là biểu tượng của cuộc sống. Ngay cả Chúa Jêsus đã phán dạy trong Giăng 6.35: "Ta là bánh của sự sống; ai đến cùng ta chẳng hề đói, và ai tin ta chẳng hề khát".
5. Chúng ta chẳng có cái bánh nào, nhưng Ngài thì có. Ngài muốn chúng ta phải đến với Ngài đặng cầu xin bánh, cầu xin sự sống thuộc linh cho nhiều người khác.
B. Chúng Ta Vốn Yếu Đuối Và Chẳng Có Bánh Riêng Để Mà Ban Cho.
1. Người bạn đến với người lân cận mình "lúc nửa đêm" rồi đánh thức người chỉ vì bản thân anh ta chẳng có bánh nào hết.
2. Trong Israel, bánh mới được làm ra mỗi sáng. Gia đình của người nầy đã tiêu thụ hết "bánh hàng ngày" của họ trong ngày đó, vì vậy chẳng có bánh nào còn lại cả. Chẳng có bánh, rồi đêm khuya phải đến ngồi trước nhà người bạn của mình, người nầy chẳng mong chi việc ấy, điều nầy là một sự quở trách khủng khiếp đối với người ở vùng Trung Đông.
3. Chén của người nầy chẳng có chi hết. Bản thân anh ta chẳng có thứ chi để bố thí cho kẻ nào đến với anh ta, vì vậy anh ta phải tìm bánh ở chỗ khác.
4. Chúng ta chẳng có chi hết nơi bản thân mình hầu bố thí cho người chưa tin Chúa. Bạn không thể khiến cho người anh chị em chưa được cứu kia đến với Đấng Christ được. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể kéo tội nhân đến mà thôi.
5. Cho nên, mọi nổ lực truyền giáo của chúng ta thường dựa trên những gì chúng ta có thể làm. Chúng ta hoạch định các vụ việc của mình. Chúng ta in tác phẩm của mình. Chúng ta đến với các diễn giả của mình. Tuy nhiên, nếu Chúa không tiếp trợ bánh, nếu Đức Thánh Linh không kéo những người nam người nữ đến với chính mình Ngài thì chẳng có ai sẽ thực được cứu.
6. Hãy cùng tôi mở ra ở Giăng 6.1-14 đến với câu chuyện nói về việc cho 5000 người ăn.
a. Khi Chúa Jêsus giảng dạy, một "đoàn dân đông" đi theo Ngài khắp Biển Galilê. Không có một thứ chi để ăn và chẳng có một chỗ nào để mua thức ăn hết. Mác ghi lại Chúa Jêsus đã phán: "Chính các ngươi phải cho họ ăn" (Mác 6.37). Ở đây trong sách Giăng, Chúa Jêsus hỏi Philíp: "Chúng ta mua đồ ăn ở đâu đặng cho những người nầy ăn?" nhưng Ngài nói thế để "thử Philíp vì chính Ngài biết rõ Ngài sẽ làm gì rồi".
b. Philíp cũng như các môn đồ khác đều không biết phải làm gì! Dầu họ có "hai trăm đơniê bánh" họ không thể cho đoàn dân đông ăn hết được.
c. Anhrê bèn đi ra rồi gặp một cậu bé bằng lòng dâng "năm ổ bánh và hai con cá nhỏ" rồi đem trình cho Chúa Jêsus, Ngài phán: "Hãy truyền cho chúng ngồi xuống?"
d. Dĩ nhiên là Chúa Jêsus đã chúc phước và đã bẻ bánh, ắt đồ ăn tăng nhiều ở trong tay Ngài để mọi người đều ăn và được no nê. Đã có "12 giỏ" còn dư lại.
7. Với sức riêng của chúng ta, chúng ta không thể đưa một ai đến với Đấng Christ được, nhưng khi chúng ta đến với Chúa vì cớ họ, Ngài sẽ kéo họ đến. Đức Chúa Trời lắng nghe những lời cầu nguyện của chúng ta và hành động vì cớ sự yếu đuối của chúng ta. Phaolô nói: "Vì khi tôi yếu đuối, ấy là lúc tôi mạnh mẽ". Đức Chúa Trời phán cùng ông: "Ân điển ta đủ cho người rồi, vì sức mạnh ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối" (II Côrinhtô 12.9-10).
A.C. Dixon nói: "Khi chúng ta nương cậy vào tổ chức, chúng ta nhận lãnh những gì tổ chức có thể thực hiện; khi chúng ta nương cậy vào học vấn chúng ta nhận lãnh những gì học vấn cung ứng; khi chúng ta nương cậy vào tài hùng biện, chúng ta nhận lãnh những gì tài hùng biện cung ứng cho, và cứ thế. Tôi cũng không đánh giá thấp bất cứ việc nào trong các việc nầy trong chỗ thích ứng của chúng, nhưng khi chúng ta nương cậy vào sự cầu nguyện, chúng ta tiếp lấy những gì Đức Chúa Trời có thể làm cho" (Evangelism, A Biblical Approach, M. Cocoris, Moody, 1984, p. 108).
C. Đặc Biệt, Chúng Ta Phải Cầu Xin Bánh. Người bạn đã xin "ba ổ bánh". Anh ta biết rõ người bạn kia của mình cần điều gì! Đôi khi chúng ta cầu thay cho hạng người bị hư mất cách chung chung, nhưng chúng ta cần một gánh nặng đặc biệt cho những người chưa tin Chúa.
D. Chúng Ta Phải Đóng Vai Trò Bánh Mà Đức Chúa Trời Đã Ban Cho.
1. Người bạn bằng lòng lấy bánh trao cho người khách nầy. Đừng cầu xin Đức Chúa Trời sai ai khác đến nói với người bạn hư mất của mình về Đấng Christ! Phaolô yêu cầu người thành Êphêsô phải cầu xin "để khi tôi mở miệng ra, Chúa ban cho tôi tự do mọi bề, bày tỏ lẽ mầu nhiệm của đạo Tin Lành" (Êphêsô 6.19). Ông yêu cầu người thành Côlôse cứ "cầu nguyện cho chúng tôi, xin Đức Chúa Trời mở cửa cho sự giảng đạo, hầu cho tôi được rao truyền lẽ mầu nhiệm của Đấng Christ, vì lẽ đó mà tôi bị xiềng xích" (Côlôse 4.3).
2. Chúng ta rất yếu đuối. Bản thân chúng ta không thể làm chi được trừ ra cầu nguyện, sức lực của Đức Chúa Trời sử dụng chúng ta để đem người ta đến với chính mình Ngài vì Ngài "có quyền lớn để cứu rỗi" (Êsai 63.1).
III. Tiếp tục trong sự bền đỗ (các câu 7-8).
A. Người Bạn Khăng Khăng Xin Cho Có Bánh.
1. Điều nầy như thường hay có trong thời thơ ấu của chính Chúa Jêsus, Chúa mô tả phần đáp ứng từ bên trong ngôi nhà: "Đừng khuấy rối tôi, cửa đóng rồi, con cái và tôi đã đi ngủ, không dậy được mà lấy bánh cho anh". Không nghi ngờ chi nữa, anh ta tưởng rằng thà để cho một kẻ phải đói khát còn hơn cả nhà phải thức giấc hết.
2. Tuy nhiên, người bạn đứng nơi cửa sẽ không chịu bỏ đi. Anh ta cứ gõ dồn dập nơi cửa. Không những người chủ nhà phải bị quấy rối, mà những kẻ lân cận khác cũng phải tỉnh giấc luôn!
3. Chúa Jêsus phán rằng, sau cùng người chủ nhà "sẽ dậy và cho người đủ sự [bánh] cần dùng". Anh ta phải làm vậy không phải "vì là bạn mình" đâu, mà vì "người kia làm rộn" đấy thôi.
B. Chúng Ta Phải Khăng Khăng Cầu Thay Để Cho Nhiều Người Được Cứu.
1. Từ ngữ nói tới "khăng khăng" sát nghĩa là "không xấu hổ" và được sử dụng chỉ ở đây trong cả Tân Ước Hy lạp. Chữ nầy cũng được dịch "làm rộn" hoặc "cố lì". Người bạn đứng nơi cửa không dễ nãn lòng đâu.
2. Phải, chúng ta cần phải khăng khăng kêu cầu nơi Chúa để cho nhiều người khác được cứu rỗi. Nhưng chúng ta không thực hiện điều nầy vì Đức Chúa Trời giống như một người bạn hay càu nhàu, người bạn nầy sẽ phải chổi dậy khỏi giấc ngủ mình rồi trao cho chúng ta những gì chúng ta có cần.
3. Đây là một hình thái dạy dỗ của người Do thái bàn luận từ chỗ yếu hơn đến mạnh hơn. Nếu kẻ láng giềng hay cáu kỉnh chịu chổi dậy trong ban đêm để làm thoả mãn nhu cần của bạn vì bạn cứ khăng khăng kêu nài người, thì Cha Thiên Thượng giàu ơn, yêu thương, thành tín sẽ tiếp trợ CÀNG NHIỀU HƠN NỮA khi bạn kêu cầu danh Ngài!
C. Kinh Thánh Đầy Dẫy Với Những Chiến Binh Chuyên Cầu Nguyện Khăng Khăng
1. Chúng ta cần phải cầu nguyện giống như MÔISE, ông đã cầu xin dân Hêbơrơ sẽ không bị hủy diệt vì cớ sự bất tuân của họ.
2. Chúng ta cần phải cầu nguyện giống như ÊXƠTÊ, bà đã cầu xin cho người Do thái sẽ được cứu khỏi những hành động độc ác của Haman.
3. Chúng ta cần phải cầu nguyện giống như ĐANIÊN, ông đã cầu thay cho Israel "với sự kiêng ăn, mặc bao gai, đội tro" trong 3 tuần lễ liền (Đaniên 9.3).
4. Chúng ta cần phải cầu thay cho kẻ bị hư mất giống như PHAOLÔ đã cầu thay cho những người Do thái không có lòng tin ở Rôma 9.3: "Bởi tôi ước ao có thể chính mình bị dứt bỏ, lìa khỏi Đấng Christ, vì anh em bà con tôi theo phần xác".
5. Chúng ta cần phải cầu nguyện giống như CHÚA JÊSUS ở trong vườn, Ngài phán: "Không theo ý con, mà theo ý Cha được nên" (Luca 22.42).
IV. Tin qua đức tin (các câu 9-13).
A. Khi Chúng Ta Cầu Nguyện, Đức Chúa Trời Đáp Ưng.
1. Ở câu 9, Chúa Jêsus tiếp tục sự dạy nầy bằng cách nói: "Ta lại nói cùng các ngươi …". Ngài buộc chúng ta phải theo sau Đức Chúa Trời bởi đức tin. Chúng ta cần phải "xin", "tìm", và "gõ cửa".
2. Những hành động nầy đòi hỏi đức tin. Hêbơrơ 11.6 chép: "Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài".
3. Chúng ta đọc câu 10. Đức Chúa Trời hứa nhậm lời cầu nguyện của chúng ta. Ngài sẽ không trả lời theo cách chúng ta nghĩ Ngài phải trả lời hoặc khi chúng ta nghĩ Ngài sẽ trả lời, nhưng Ngài sẽ hành động vì ích cho chúng ta!
B. Đức Chúa Trời Đáp Ứng Với Những Vật Tốt Thay.
1. Khi chúng ta cứ giữ việc cầu xin, tìm kiếm và gõ cửa, Đức Chúa Trời sẽ ban cho chúng ta những vật tốt thay.
2. Chúa Jêsus hỏi người cha sẽ cho con mình "đá" khi nó xin "bánh" hoặc "rắn" khi nó xin "cá", hay "bò cạp" khi nó xin "trứng"!?!
3. Nếu một người cha chưa được chuộc, tội lỗi sẽ ban cho con cái mình những "vật tốt thay", hãy tưởng tượng xem, Cha Thiên Thượng yêu thương, giàu ơn và thành tín của chúng ta sẽ ban cho "NHIỀU DƯỜNG NÀO" khi Ngài muốn đáp trả những lời cầu nguyện của chúng ta với những vật tốt thay giống như ân tứ của Đức Thánh Linh là Đấng không bao lâu nữa sẽ đổ ra trên các môn đồ.
Chúng ta đừng mỏi mệt trong sự cầu thay cho những bạn bè và người thân khi họ chưa được cứu. Đức Chúa Trời "có quyền lớn để cứu rỗi" và ao ước chúng ta cứ đến gần Ngài qua sự cầu nguyện.

***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét