NHÂN VẬT KINH THÁNH
TIÊN TRI AHIGIA
I Các Vua 11.26-40;
12.15; 14.1-20; 15.25-30
Phần giới thiệu:
Tối nay, chúng ta lần trở lại một chút rồi nhìn vào một vị tiên tri, mà chúng ta biết đến với cái tên là Ahigia người Silô.
Tên Ahigia có nghĩa là: “một anh em của Đức Giêhôva” và có 6 người có tên Ahigia trong Kinh Thánh.
Người thứ nhứt được nhắc tới là tiên tri Ahigia, ông xuất thân từ Silô, ông là người mà chúng ta sẽ xem xét tối nay.
Cũng có Ahigia khác được nhắc tới ở một số chỗ trong Kinh Thánh mà chúng ta sẽ xem xét, nhắc tới tối nay. Ông là cha của Baêsa, Vua xứ Israel, ông đã mưu nghịch lại Nađáp, con trai của Giêrôbôam và đã trị vì thay cho ông.
Tiếp đến, có Ahigia, con trai của Giêrácmêên, một người thuộc chi phái Giuđa được nhắc tới ở I Sử ký 2.25.
Có Ahigia, người Phalôn, là một trong 30 người tráng sĩ của David được nhắc tới ở I Sử ký 11.36. Có Ahigia người Lêvi, ông là quản lý kho tàng của Đền Tạm được nhắc tới ở I Sử ký 26.20. Và sau cùng, có Ahigia người Lêvi, ông cùng với Nêhêmi, đã đóng ấn giao ước trong Nêhêmi 10.26.
Nhưng tối nay, mục tiêu của chúng ta là nhắm vào Ahigia, người Silô, ông là tiên tri của Đức Chúa Trời. Tối nay, chúng ta sẽ thấy Đức Chúa Trời sử dụng Ahigia trong vai trò nhà vô địch cho quyền lợi của dân sự trước bề mặt sự áp bức của Salômôn và Rôbôam. Chúng ta cũng sẽ thấy ông nói tiên tri về sự nổi loạn chia xé Vương quốc của David ra làm hai quốc gia.
I. LAI LỊCH CỦA AHIGIA.
Chúng ta không biết một điều gì khác về vị tiên tri nầy, trừ ra chỗ ông xuất thân từ Silô và ông rất trung tín phát ra các sứ điệp mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông.
II. CHỨC VỤ CỦA AHIGIA.
A. Sứ điệp đã được phát ra cho Giêrôbôam (I Các Vua 11.26-40)
Chúng ta thấy ở đây, tiên tri Ahigia đã nói trước sự phân chia Vương quốc của dân Israel. Ông nói cho Giêrôbôam biết 10 trong 12 chi phái sẽ đi theo người. Hai chi phái kia, Giuđa và Bêngiamin, sẽ trung thành ở lại với nhà David (nghĩa là, Rôbôam, con trai của Vua Salômôn).
Giuđa, chi phái lớn nhất, và Bêngiamin, chi phái nhỏ nhất, thường được nhắc tới là một chi phái vì họ cùng chia sẻ một đường biên giới. Cả Giêrôbôam và Ahigia đều xuất thân từ chi phái Épraim, là chi phái nổi bật nhất trong 10 chi phái.
Thay vì nhìn thấy sự ứng nghiệm lời hứa của Đức Chúa Trời như động lực phải vâng theo Đức Chúa Trời, Giêrôbôam đã quyết phải làm một việc gì đó mà ông ta có thể để bảo đảm địa vị của mình. Cả Giêrôbôam và Rôbôam đã làm điều chi là tốt cho bản thân họ, chớ chẳng phải là tốt cho dân sự của họ. Rôbôam vốn lỗ mãng và chẳng chịu nghe theo mọi điều dân sự nói; Giêrôbôam đã thiết lập các nơi thờ phượng mới để giữ cho dân sự mình không lên thành Jerusalem, là thủ phủ của Rôbôam.
Cả hai hành động đều là ngăn ngừa. Động lực của Rôbôam đã làm phân rẻ xứ sở, còn động lực của Giêrôbôam thì xây dân sự xa khỏi Đức Chúa Trời. Giêrôbôam đã lãnh đạo xứ sở mình xa khỏi Đức Chúa Trời, là Đấng đã cho phép ông lên ngôi trị vì.
Đức Chúa Trời sẵn sàng thiết lập vương quốc của ông nếu ông chỉ tỏ lòng thành thực cùng Đức Chúa Trời (câu 38). Tuy nhiên, thay vì tin cậy Đức Chúa Trời, ông đã tìm cách tự mình thiết lập Vương quốc (12.25-33). Đức Chúa Trời đã sai một vị tiên tri vô danh đến nghịch lại bàn thờ mà Giêrôbôam đã dựng tại Bêtên (Chương 13).
B. Sứ điệp đã phát ra cho Giêrôbôam qua vợ của Giêrôbôam (I Các Vua 13.33-34; 14.1-20)
Giêrôbôam đã được lập lên trong sự gian ác của người (I Các Vua 13.33-34) (nghĩa là, ông từ chối không chịu ăn năn). Vì cớ Đức Chúa Trời đã sai sự phán xét đến nghịch lại nhà của ông ta. Chúng ta thấy Abigia, con trai của Giêrôbôam đã ngã bịnh (I Các Vua 14.1).
Giêrôbôam đã sai vợ mình đến với Ahigia để xem coi điều chi sẽ xảy đến cho đứa trẻ (các câu 2-4). Giêrôbôam buộc vợ mình phải tự đội lốt để Ahigia không nhận ra. Ahigia sẽ không nhận ra nàng, vì ông đã bị mù trong lúc tuổi già. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời nói cho Ahigia biết vợ của Giêrôbôam đang tới đến và nàng đã giả dạng (câu 5).
Chắc chắn là Ahigia đã làm cho vợ của Giêrôbôam phải giật mình khi nàng bước qua cánh cửa (câu 6). Khi ấy, Ahigia đã phát ra sứ điệp nói tới sự phán xét giáng trên nhà của Giêrôbôam và trên Israel Vương quốc phía Bắc (các câu 6b-16).
Bạn có thể tưởng tượng vợ của Giêrôbôam đang ở trong tình trạng bị sốc và kinh hãi ở tại điểm nầy. Khi nàng trở về, Lời của Đức Giêhôva đã ứng nghiệm (câu 17).
Chúng ta thấy Giêrôbôam khi đó đã ngã chết và con trai ông là Nađáp đã trị vì thay cho ông (các câu 18-20). Ở 15.25-30, chúng ta thấy chỗ Đức Chúa Trời đã làm ứng nghiệm lời của tiên tri Ahigia về nhà của Giêrôbôam. Ở II Các Vua 17.6-23, chúng ta thấy Đức Chúa Trời đã làm ứng nghiệm lời của tiên tri Ahigia về xứ sở của Israel.
Phần kết luận:
Vì vậy, Đức Chúa Trời đã sử dụng tiên tri Ahigia thật đặc biệt để công bố cả sự thăng trầm của nhà Giêrôbôam và ông đã trung tín phát ra sứ điệp của Đức Chúa Trời y như sứ điệp ấy đã ban ra cho ông, còn Đức Chúa Trời thì làm ứng nghiệm Lời của Ngài.
TIÊN TRI AHIGIA
I Các Vua 11.26-40;
12.15; 14.1-20; 15.25-30
Phần giới thiệu:
Tối nay, chúng ta lần trở lại một chút rồi nhìn vào một vị tiên tri, mà chúng ta biết đến với cái tên là Ahigia người Silô.
Tên Ahigia có nghĩa là: “một anh em của Đức Giêhôva” và có 6 người có tên Ahigia trong Kinh Thánh.
Người thứ nhứt được nhắc tới là tiên tri Ahigia, ông xuất thân từ Silô, ông là người mà chúng ta sẽ xem xét tối nay.
Cũng có Ahigia khác được nhắc tới ở một số chỗ trong Kinh Thánh mà chúng ta sẽ xem xét, nhắc tới tối nay. Ông là cha của Baêsa, Vua xứ Israel, ông đã mưu nghịch lại Nađáp, con trai của Giêrôbôam và đã trị vì thay cho ông.
Tiếp đến, có Ahigia, con trai của Giêrácmêên, một người thuộc chi phái Giuđa được nhắc tới ở I Sử ký 2.25.
Có Ahigia, người Phalôn, là một trong 30 người tráng sĩ của David được nhắc tới ở I Sử ký 11.36. Có Ahigia người Lêvi, ông là quản lý kho tàng của Đền Tạm được nhắc tới ở I Sử ký 26.20. Và sau cùng, có Ahigia người Lêvi, ông cùng với Nêhêmi, đã đóng ấn giao ước trong Nêhêmi 10.26.
Nhưng tối nay, mục tiêu của chúng ta là nhắm vào Ahigia, người Silô, ông là tiên tri của Đức Chúa Trời. Tối nay, chúng ta sẽ thấy Đức Chúa Trời sử dụng Ahigia trong vai trò nhà vô địch cho quyền lợi của dân sự trước bề mặt sự áp bức của Salômôn và Rôbôam. Chúng ta cũng sẽ thấy ông nói tiên tri về sự nổi loạn chia xé Vương quốc của David ra làm hai quốc gia.
I. LAI LỊCH CỦA AHIGIA.
Chúng ta không biết một điều gì khác về vị tiên tri nầy, trừ ra chỗ ông xuất thân từ Silô và ông rất trung tín phát ra các sứ điệp mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông.
II. CHỨC VỤ CỦA AHIGIA.
A. Sứ điệp đã được phát ra cho Giêrôbôam (I Các Vua 11.26-40)
Chúng ta thấy ở đây, tiên tri Ahigia đã nói trước sự phân chia Vương quốc của dân Israel. Ông nói cho Giêrôbôam biết 10 trong 12 chi phái sẽ đi theo người. Hai chi phái kia, Giuđa và Bêngiamin, sẽ trung thành ở lại với nhà David (nghĩa là, Rôbôam, con trai của Vua Salômôn).
Giuđa, chi phái lớn nhất, và Bêngiamin, chi phái nhỏ nhất, thường được nhắc tới là một chi phái vì họ cùng chia sẻ một đường biên giới. Cả Giêrôbôam và Ahigia đều xuất thân từ chi phái Épraim, là chi phái nổi bật nhất trong 10 chi phái.
Thay vì nhìn thấy sự ứng nghiệm lời hứa của Đức Chúa Trời như động lực phải vâng theo Đức Chúa Trời, Giêrôbôam đã quyết phải làm một việc gì đó mà ông ta có thể để bảo đảm địa vị của mình. Cả Giêrôbôam và Rôbôam đã làm điều chi là tốt cho bản thân họ, chớ chẳng phải là tốt cho dân sự của họ. Rôbôam vốn lỗ mãng và chẳng chịu nghe theo mọi điều dân sự nói; Giêrôbôam đã thiết lập các nơi thờ phượng mới để giữ cho dân sự mình không lên thành Jerusalem, là thủ phủ của Rôbôam.
Cả hai hành động đều là ngăn ngừa. Động lực của Rôbôam đã làm phân rẻ xứ sở, còn động lực của Giêrôbôam thì xây dân sự xa khỏi Đức Chúa Trời. Giêrôbôam đã lãnh đạo xứ sở mình xa khỏi Đức Chúa Trời, là Đấng đã cho phép ông lên ngôi trị vì.
Đức Chúa Trời sẵn sàng thiết lập vương quốc của ông nếu ông chỉ tỏ lòng thành thực cùng Đức Chúa Trời (câu 38). Tuy nhiên, thay vì tin cậy Đức Chúa Trời, ông đã tìm cách tự mình thiết lập Vương quốc (12.25-33). Đức Chúa Trời đã sai một vị tiên tri vô danh đến nghịch lại bàn thờ mà Giêrôbôam đã dựng tại Bêtên (Chương 13).
B. Sứ điệp đã phát ra cho Giêrôbôam qua vợ của Giêrôbôam (I Các Vua 13.33-34; 14.1-20)
Giêrôbôam đã được lập lên trong sự gian ác của người (I Các Vua 13.33-34) (nghĩa là, ông từ chối không chịu ăn năn). Vì cớ Đức Chúa Trời đã sai sự phán xét đến nghịch lại nhà của ông ta. Chúng ta thấy Abigia, con trai của Giêrôbôam đã ngã bịnh (I Các Vua 14.1).
Giêrôbôam đã sai vợ mình đến với Ahigia để xem coi điều chi sẽ xảy đến cho đứa trẻ (các câu 2-4). Giêrôbôam buộc vợ mình phải tự đội lốt để Ahigia không nhận ra. Ahigia sẽ không nhận ra nàng, vì ông đã bị mù trong lúc tuổi già. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời nói cho Ahigia biết vợ của Giêrôbôam đang tới đến và nàng đã giả dạng (câu 5).
Chắc chắn là Ahigia đã làm cho vợ của Giêrôbôam phải giật mình khi nàng bước qua cánh cửa (câu 6). Khi ấy, Ahigia đã phát ra sứ điệp nói tới sự phán xét giáng trên nhà của Giêrôbôam và trên Israel Vương quốc phía Bắc (các câu 6b-16).
Bạn có thể tưởng tượng vợ của Giêrôbôam đang ở trong tình trạng bị sốc và kinh hãi ở tại điểm nầy. Khi nàng trở về, Lời của Đức Giêhôva đã ứng nghiệm (câu 17).
Chúng ta thấy Giêrôbôam khi đó đã ngã chết và con trai ông là Nađáp đã trị vì thay cho ông (các câu 18-20). Ở 15.25-30, chúng ta thấy chỗ Đức Chúa Trời đã làm ứng nghiệm lời của tiên tri Ahigia về nhà của Giêrôbôam. Ở II Các Vua 17.6-23, chúng ta thấy Đức Chúa Trời đã làm ứng nghiệm lời của tiên tri Ahigia về xứ sở của Israel.
Phần kết luận:
Vì vậy, Đức Chúa Trời đã sử dụng tiên tri Ahigia thật đặc biệt để công bố cả sự thăng trầm của nhà Giêrôbôam và ông đã trung tín phát ra sứ điệp của Đức Chúa Trời y như sứ điệp ấy đã ban ra cho ông, còn Đức Chúa Trời thì làm ứng nghiệm Lời của Ngài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét