Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

ÊXƠTÊ VÀ MẠCĐÔCHÊ



NHÂN VẬT KINH THÁNH
ÊXƠTÊ VÀ MẠCĐÔCHÊ
Êxơtê 2
Phần giới thiệu:
Cuộc sống không luôn luôn thể hiện ra như chúng ta mong muốn nó phải có đâu. Có phải như thế không? Có hai sự kiện mà hết thảy chúng ta đều phải học biết:
Đó là: (1) cuộc sống không công bằng; (2) có khi con người sẽ trở nên tàn nhẫn.
Tôi dám chắc Hoàng hậu Vả-Thi đã nghĩ rằng cuộc sống không công bằng. Khi chúng ta nhìn vào những gì bà đã làm (hoặc không chịu làm) và nhìn thấy mọi điều đã xảy đến cho bà, chúng ta sẽ có khuynh hướng cùng nhất trí với bà. Ở đây, chúng ta thấy bà đã từ chối không tỏ ra phết lịch sự của mình cho một số đàn ông đang say sưa nhìn thấy. Đây là một việc vinh dự để làm, nhưng nó buộc bà phải trả giá đắt. Bà đã trả một giá cho quyết định đó.
Chúng ta cũng cần phải hiểu rằng đôi khi chúng ta chọn làm theo việc đúng đắn hay việc vinh dự, nó cũng có thể làm cho chúng ta phải trả giá trong đời nầy nữa! Chúng ta thấy câu chuyện ấy đã lặp đi lặp lại trong Kinh Thánh.
Êli đã làm những gì là đúng đắn trên Núi Cạtmên với các tiên tri Baanh rồi kết thúc trong cuộc chạy trốn Giêsabên liền ngay sau đó, nhưng Đức Chúa Trời cứ thúc đẩy ông phải tiếp tục công việc.
Giôsép đã làm những gì là đúng đắn rồi kết thúc ở trong ngục tù, nhưng ông không thôi làm phải.
Êtiên đã làm những gì là phải lẽ trong việc rao giảng Tin Lành, nhưng lại kết thúc trong việc bị ném đá cho đến chết.
Cũng có trường hợp của Cứu Chúa chúng ta nữa – là Đức Chúa Jêsus Christ!
Chúng ta có thể thuật lại cho nhiều người khác biết, nhưng chúng ta đã có mặt ở đây suốt đêm.
Chúng ta có thể chọn làm theo những việc đúng đắn hay việc vinh dự và nó có thể khiến cho chúng ta phải buồn đau trong cuộc sống nầy. Nói như thế nghĩa là chúng ta thôi không làm phải nữa, có phải không? Tuyệt đối không!
Như Mục sư Bob Jones, Sr. thường nói: “Hãy làm phải, vì đó là việc đúng đắn phải làm”.
Chúng ta thấy rõ Vả-Thi cũng học biết phần kia trong hai phần của cuộc sống: đôi khi người ta sống rất tàn nhẫn. Ở đây, bà đã ra sức gìn giữ đức hạnh và danh tiếng của mình và bà đã bị truất phế.
Thay vì là câu chuyện “từ cái giẻ rách đến chỗ giàu có”, thuộc về bà là câu chuyện từ chỗ “giàu có xuống tận cùng của những miếng giẻ rách”.
Thêm vào với hai sự thực nầy, thật là khôn ngoan khi nhớ đến tư tưởng nầy:
Không một điều gì sẽ đánh bại được các chương trình của Đức Chúa Trời. Châm ngôn 21.1: “Lòng của vua ở trong tay Đức Giê-hô-va khác nào dòng nước chảy; Ngài làm nghiêng lệch nó bề nào tùy ý Ngài muốn”.
Tất cả các biến cố diễn ra đều nằm trong chương trình mà Đức Chúa Trời đang tể trị.
Đức Chúa Trời vẫn hành động hôm nay, Ngài đang thực thi chính sự việc ấy trong đời sống của chúng ta, và trong khi chúng ta không luôn luôn nhìn thấy hay công nhận Ngài, tuy nhiên Ngài đang hiện hữu ở đó, sử dụng những hành động và quyết định của chúng ta để đạt cho kỳ được ý muốn của Ngài, thậm chí khi những hành động ấy được lập ra mà chẳng màng đến Ngài.
Đâu là ý chỉ của Đức Chúa Trời? Rất đơn giãn, hành động ấy đem lại cho Ngài sự vinh hiển. Chương trình đời đời của Đức Chúa Trời luôn luôn là khiến chính mình Ngài trở thành trung tâm chú ý, cả ở trên trời và trên đất. Đức Chúa Trời sẽ tiếp lấy sự vinh hiển.
Trong những thời kỳ quá khứ, Ngài đã hành động qua tuyển dân Israel để có sự vinh hiển ấy, và ngày nay Ngài hành động qua các Hội Thánh Tân Ước của Ngài, sử dụng dân sự Ngài giống như bạn và tôi để làm đẹp lòng Ngài và làm vinh hiển cho danh của Ngài.
Giờ đây, hãy hiểu rằng khi mục đích chính của Đức Chúa Trời không hề thay đổi, có nhiều cách khác nhau mà mục đích ấy sẽ đạt được.
Trong chương nầy, chúng ta thấy một số bài học nổi bật về sự bảo hộ và sự thành tựu của ý chỉ Đức Chúa Trời.
I. CON NGƯỜI KHÔNG LÀM MỌI VIỆC THEO ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI! (các câu 1-4)
Êsai 55.8-9: "Đức Giê-hô-va phán: Ý tưởng ta chẳng phải ý tưởng các ngươi, đường lối các ngươi chẳng phải đường lối ta. Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng ta cao hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu".
Chúng ta thấy chương trình tốt nhứt con người đề ra là thay thế hoàng hậu.
Tôi dám chắc họ tin rằng đây là chương trình của họ, nhưng Đức Chúa Trời đã có chương trình riêng của Ngài.
Nhưng, như chúng ta đã nói trước, Châm ngôn 21.1: “Lòng của vua ở trong tay Đức Giê-hô-va khác nào dòng nước chảy; Ngài làm nghiêng lệch nó bề nào tùy ý Ngài muốn”.
II. ĐỨC CHÚA TRỜI CỨ TIẾN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH CỦA NGÀI (các câu 5-7)
A. Mạcđôchê là một người Do thái làm việc trong cung điện Vua (câu 5)
B. Mạcđôchê và Êxơtê đã có mặt ở đó bởi chương trình của Chúa (câu 6)
C. Mạcđôchê là một người rất đáng mến (câu 7)
Từ “bảo dưỡng” có nghĩa là nuôi nấng. Ông đã chịu trách nhiệm về một đứa trẻ không phải là con ruột của mình. Ông là cậu của Êxơtê, nhưng đã nuôi dạy nàng giống như thể nàng là con gái ruột của ông vậy.
III. ĐỨC CHÚA TRỜI THỰC HIỆN Ý CHỈ CỦA NGÀI QUA CÁC CHƯƠNG TRÌNH CỦA CON NGƯỜI (các câu 8-20)
Chúa sử dụng chương trình của con người để làm tròn ý định của Ngài thậm chí chẳng có ai trong số người nầy biết tương lai đang có gì cho người Do thái.
A. Chúng ta thấy sự lộng lẫy của Êxơtê (các câu 8-9)
B. Chúng ta thấy bí quyết của Êxơtê (các câu 10-11; 20)
C. Chúng ta thấy cách chưng diện của Êxơtê (các câu 12)
D. Chúng ta thấy tính đơn sơ của Êxơtê (các câu 13-15)
Nàng có thể xin bất cứ điều chi nàng mong muốn, nhưng nàng chẳng đòi chi khác hơn những gì đã được định cho mình.
E. Chúng ta thấy Êxơtê trong địa vị nổi bật (các câu 15b-19)
IV. ĐỨC CHÚA TRỜI ĐẶT CÁC TÔI TỚ NGÀI VÀO ĐÚNG CHỖ ĐÚNG THÌ (các câu 21-23)
A. Âm mưu (câu 21)
B. Sự ngăn ngừa (câu 22)
C. Tra hạch (câu 23)
Phần kết luận:
Mạcđôchê và Êxơtê cả hai đều là trọng tâm của câu chuyện mà chúng ta thấy trong sách nầy.
Cả hai đều có những đức tính chắc chắn khiến cho họ được Đức Chúa Trời đại dụng.
Cả hai đều được đặt để bằng một phương thức để họ đạt được những việc lớn, và
Cả hai đều được phước nhiều hơn là họ mơ tưởng nữa.
Đâu là các đức tính đó?
Tình cảm –
Tình cảm của Mạcđôchê dành cho Êxơtê khiến ông phải đem nàng về nhà rồi nuôi dạy nàng vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Tình cảm của Êxơtê dành cho Mạcđôchê khiến nàng luôn vâng phục đối với Mạcđôchê.
Khôn ngoan –
Sự khôn ngoan của Mạcđôchê đã tự minh chứng trong lời khuyên của ông dành cho Êxơtê đừng tỏ ra lai lịch của nàng.
Sự khôn ngoan của Êxơtê được chứng minh trong việc nàng nghe theo Mạcđôchê.
Tính đơn sơ –
Tính đơn sơ của Mạcđôchê được thấy có trong phương thức ông nuôi dạy Êxơtê.
Tính đơn sơ của Êxơtê được tỏ ra trong những sự lựa chọn của nàng trước mặt nhà vua.
Can đảm –
Êxơtê đã chứng tỏ lòng can đảm khi nàng vượt qua tiến trình trở thành hoàng hậu trong khi giữ lấy lai lịch và phẩm giá của mình.
Và trong những câu kết thúc, cả hai người đều chứng tỏ lòng can đảm qua việc tỏ ra âm mưu của hai người kia muốn ám sát nhà vua.
Chúng ta sẽ thấy về sau họ còn can đảm hơn khi có cần trong vai trò của họ.
Nhưng lẽ thật chính, ấy là CHẲNG CÓ GÌ sẽ đánh bại được các chương trình và mục đích của Đức Chúa Trời!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét