Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

TIÊN TRI ÊLI



NHÂN VẬT KINH THÁNH
TIÊN TRI ÊLI
I Các Vua 17, 18, 19;
II Các Vua 1, 2
Phần giới thiệu.
Hai vị tiên tri kế tiếp mà chúng ta sẽ xử lý với là hai nhân vật đã đóng vai trò quan trọng trong lịch sử của Israel – Êli và Êlisê. Khi chúng ta xem xét hai vị tiên tri nầy, chúng ta sẽ thấy họ đối ngược nhau ở nhiều cách thức, tuy nhiên cả hai người đều là hạng người quan trọng và mỗi người trong số họ đều đã được Chúa đại dụng.
Êli là vị tiên tri cao niên hơn và Đức Chúa Trời đã sử dụng ông và chức vụ của ông để kêu gọi Êlisê phục vụ. Chúng ta sẽ thấy thể nào Êlisê đã đi theo Êli và đã phục vụ ông trong khoảng 6 năm trước khi Đức Chúa Trời gọi Êli về quê hương.
Trong chương trình nghiên cứu của chúng ta, chúng ta sẽ xem xét hai nhân vật theo cách riêng và rồi đưa ra một sự so sánh cả hai cùng chức vụ của họ.
Khi chúng ta suy nghĩ đến nhu cần phải phấn hưng và phải cầu nguyện như thế nào, tôi không tin chúng ta sẽ tìm được trường hợp nào tốt hơn trong Kinh Thánh về mối tương quan giữa hai người. Chúng ta sẽ xem xét đến phần cuối của sứ điệp nầy.
I. LAI LỊCH CỦA ÊLI.
A. Tên Êli có nghĩa là “Đức Chúa Trời là Giêhôva”.
B. Ông được gọi là “người Thisêbe”, ý nói ông cư ngụ ở Thisêbe, một thành trong xứ Galaát.
C. Chúng ta chẳng biết gì về ông mãi cho tới khi ông xuất hiện trên bối cảnh, như một tiên tri, để quở trách Aháp (I Các Vua 17.1-2).
D. Ông được biết vì cớ diện mạo thô kệch của ông.
II Các Vua 1.7-8: “Vua bèn hỏi họ rằng: Người đi lên đón các ngươi và nói những lời ấy ra sao? Chúng thưa: Người đó mặc áo lông, và thắt lưng bằng dây da. Vua nói rằng: Ấy là Ê-li, người Thi-sê-be”.
II. CÁ TÁNH CỦA NHÂN VẬT ÊLI ĐƯỢC THẤY TRONG VIỆC LÀM VÀ CHỨC VỤ CỦA ÔNG.
A. Êli là một con người với mọi sức mạnh và sự yếu đuối vốn có trong bản chất của con người (Giacơ 5.17-18).
B. Êli sẵn sàng tin cậy và vâng theo Đức Chúa Trời khi ông đương diện với Aháp cùng con trai ông là Axachia (I Các Vua 17.1-2; 21.17-29; II Các Vua 1.1-12).
C. Êli là một người vốn chú trọng nhiều vào sự cầu nguyện (I Các Vua 17.20-22; 18.36-38; Giacơ 5.17).
D. Êli không sợ hãi khi đương diện với các cấp lãnh đạo dân sự hay tôn giáo nào phạm sai lầm (I Các Vua 18.1-40).
1. Ông làm cho Aháp nhìn biết rằng ông là người chịu trách nhiệm về sự phán xét của Đức Chúa Trời giáng trên xứ (I Các Vua 18.17-18).
2. Ông đã kêu gọi các tiên tri của thần Baanh vào một cuộc thử thách và rồi tiêu diệt họ sau khi Đức Chúa Trời tự minh chứng mình (I Các Vua 18.19-40).
E. Êli bằng lòng tỏ ra sự kính trọng đối với bậc cầm quyền nếu điều đó là khả thi (I Các Vua 18.41-46).
F. Êli là một người hay chết phải chịu đựng cách đối xử sai trái và những ý tưởng sai lầm.
1. Ông đã ngã lòng khi bị Giêsabên đe dọa (I Các Vua 19.1-4).
2. Ông rút ra một số kết luận sai (I Các Vua 19.14, 18).
3. Ông đã nhìn thấy và đã làm ra nhiều phép lạ, tuy nhiên ông cảm thấy thất vọng nơi Đức Chúa Trời (I Các Vua 19.11-12).
G. Êli rời thế gian nầy theo một phương thức thật vinh hiển (II Các Vua 2.11).
III. ĐỜI SỐNG VÀ CHỨC VỤ CỦA ÊLI ĐƯỢC TÓM TẮT.
A. Êli có một chức vụ về sự phán xét và được kết hợp chặt chẽ với Luật pháp.
B. Êli đã đứng một mình trong sự chống đối công khai với tình trạng bội đạo và khiến cho Israel công nhận một mình Đức Giêhôva chính là Đức Chúa Trời.
C. Êli đã đóng vai trò như lương tâm của xứ sở ông.
D. Êli đứng như một trong những người con lỗi lạc nhất của Israel.
1. Nhiều người nghĩ rằng Chúa Jêsus là Êli khi Chúa Jêsus bắt đầu chức vụ công khai của Ngài (Giăng 1.21; Mathiơ 16.14).
2. Sự trở lại của Êli được những người Do thái chính thống trông mong ở từng kỳ Lễ Vượt Qua (Malachi 4.5-6).
E. Êli được tôn cao theo cách thiêng liêng qua sự xuất hiện với Môise và Đấng Christ trên Núi Hóa Hình (Mathiơ 17.1-3).
F. Malachi 4.5-6 nói trước rằng sự đến của Êli sẽ loan báo trước sự đến của Đấng Mêsi.
1. Thiên sứ hiện ra với Xachari nói rằng Giăng Báptít sẽ làm ứng nghiệm lời tiên tri nầy (Luca 1.13-17).
2. Chúa Jêsus khẳng định điều nầy ở Mathiơ 17.10-13.
3. Nhiều học giả tin có một sự ứng nghiệm sâu xa hơn trong tương lai về điều nầy được thấy ở Khải huyền 11.3-12. Mặc dù không nói tới tên, nhiều người tin rằng Êli sẽ là một trong hai chứng nhân đó.
IV. ÊLI PHẢI LÀM GÌ VỚI SỰ CẦU NGUYỆN XIN PHỤC HƯNG? (I Các Vua 18)
Tôi muốn mượn một số việc ở một phân đoạn Kinh Thánh từ một sứ điệp mà tôi đã giảng về phân đoạn nầy vào tháng Giêng năm 2002.
Ở đây, chúng ta thấy dân sự của Đức Chúa Trời đang ở trong một tình trạng khủng hoảng. Bất cứ đâu tội lỗi cai trị thì có một tình trạng khủng hoảng. (Trong trường hợp tội lỗi cai trị trong một quốc gia, một cộng đồng, một Hội Thánh, một gia đình, hay một cá nhân).
Châm ngôn 14.34: “Sự công bình làm cho nước cao trọng; Song tội lỗi là sự hổ thẹn cho các dân tộc”.
Trong phân đoạn nầy, thời điểm phước hạnh đã qua lâu rồi, kế đó là tình trạng gian ác trong hơn 100 năm. Thực vậy, chẳng có một vua nào trong Israel làm điều ngay thẳng trước mặt Đức Giêhôva trong một thời gian rất dài.
Tình trạng thuộc linh của xứ sở đã được tỏ ra qua cấp lãnh đạo của nó – các câu 17-18.
Họ đã quên các điều răn của Chúa, và đã chạy theo thần Baanh (Baanh là thần chính được dân Canaan thờ lạy).
Dân Israel bị cám dỗ tiếp tục quên sự thờ phượng Đức Chúa Trời chơn thật của Thiên đàng, thay vào đó họ đã thờ lạy thần Baanh.
Sự thờ phượng thần Baanh thường được nối kết với tình trạng phi luân, là một trong những lý do dân Israel bị cám dỗ hướng tới sự thờ lạy thần Baanh. (Ma quỉ vẫn sử dụng tư dục của xác thịt để kéo người ta xa khỏi Đức Chúa Trời).
Tình trạng thuộc linh của xứ sở được tỏ ra qua dân sự của nó – câu 21.
Vấn đề, ấy là dân sự của Đức Chúa Trời không muốn phục theo trọn vẹn cùng Đức Chúa Trời. (Họ giống như nhiều người ngày nay muốn nhảy rào).
Họ không thực sự chống đối Đức Chúa Trời phải được thờ lạy, nhưng họ muốn bám vào Đức Chúa Trời và thần Baanh cùng một lúc.
Điều đó chắc chắn là chẳng được đâu! Nếu Giêhôva là Đức Chúa Trời, hãy theo Ngài!
Tình trạng thuộc linh của xứ sở được tỏ ra qua tình trạng của bàn thờ – câu 30
Mối liên kết giữa sự Phục Hưng và sự cầu nguyện có thể được thấy nơi những gì Êli đã làm với bàn thờ.
A. MỤC ĐÍCH CỦA BÀN THỜ.
Bàn thờ được xem là nơi thánh, người ta bước vào giao tiếp với Đức Chúa Trời tại đó.
1. Bàn thờ là nơi cảm tạ và ngợi khen.
2. Bàn thờ là nơi xưng tội.
3. Bàn thờ là nơi dành cho của lễ.
4. Bàn thờ là nơi của sự chết.
5. Bàn thờ là nơi tương giao.
B. SỰ Ô UẾ CỦA BÀN THỜ.
Điều gì gây ra tình trạng của bàn thờ?
1. Bàn thờ đã bị lạm dụng.
2. Bàn thờ đã bị ngược đãi.
3. Bàn thờ đã bị bỏ phế.
C. SỰ SỬA SOẠN BÀN THỜ.
1. Êli đã công nhận tình trạng của bàn thờ.
2. Êli đã sửa lại bàn thờ.
3. Êli sắp đặt mọi thứ đặt trên bàn thờ (câu 33)
4. Êli dời hết mọi thứ khả thi của con người (các câu 33-35)
5. Êli tôn kính Đức Chúa Trời (các câu 36-37).
6. Êli nương cậy vào Lời của Đức Chúa Trời (câu 36)
7. Êli yêu cầu hành động nơi phần của Đức Chúa Trời (câu 37)
Phần kết luận:
Phục hưng xảy đến khi bàn thờ được sửa lại và mọi thứ được sắp đặt lại cho có thứ tự.
Bàn thờ của bạn ngày nay đang theo khuôn mẫu nào?
Làm sao chúng ta thấy được lửa của Đức Chúa Trời giáng xuống hôm nay?
Đúng là chúng ta sẽ không thấy được lửa ấy trong một số việc.
1. Lửa không thấy có nơi số lượng (nghĩa là, thích ứng với đại đa số – 850 so với 1) (các câu 19, 22)
2. Lửa không thấy được trong chỗ ồn ào (nghĩa là, chúng ta có la lớn đến độ nào) (các câu 26, 28).
3. Lửa không thấy được trong chỗ hoạt động (nghĩa là, chúng ta có bận rộn đến chừng nào đi nữa) (các câu 26, 28).
Chúng ta sẽ thấy lửa trong những việc đúng đắn.
1. Chính trong sự hầu việc Đức Chúa Trời chơn thật!
2. Chính trong sự sửa soạn thích đáng và sự sử dụng bàn thờ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét