Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2009

ARÔN


NHÂN VẬT KINH THÁNH
ARÔN
Phần giới thiệu
Tên Arôn có nghĩa là “núi sức mạnh” hay tên ấy có ý nói tới “được khai sáng”. Arôn (83 tuổi) là anh của Môise (80 tuổi) (cách 3 năm theo Xuất Êdíptô ký 7.6) và chúng ta biết ông là em của Miriam. (Xuất Êdíptô ký 2.4)
Bố mẹ của Arôn là Amram và Giôkêbết, xuất thân từ chi phái Lêvi, chi phái thầy tế lễ của Israel. Israel (Giacốp)–>Lêvi–>Kêhát–>Amram–>Arôn (Xem Xuất Êdíptô ký 6.16-26)
Arôn là thầy tế lễ thượng phẩm đầu tiên của Israel. Chúng ta sẽ nói nhiều về vấn đề nầy sau. Với vợ ông là Êlisêba, Arôn có bốn con trai. Nađáp, Abihu, Êlêasa, và Ythama.
Chúng ta hãy xem xét đời sống của Arôn.
Ở cái nhìn đầu tiên, chúng ta có về Arôn, ông là một diễn giả có tài hùng biện, và vì sự thực nầy, ông đã được Đức Chúa Trời chọn để làm phát ngôn viên cho em của ông là Môise. Môise đã phản kháng nghịch lại việc xuất hiện trước mặt Pharaôn, cứ nói rằng ông không có tài hùng biện, mà chậm nói và cà lăm (Xuất Êdíptô ký 3.10-13; 4.11-16)
Chúng ta không biết Môise có cà lăm, nói lắp, nói ngọng hay không, hoặc một trở ngại nào về giọng nói khiến cho ông cảm thấy một phát ngôn viên có khả năng như Arôn là cần thiết. Mọi sự tôi biết, ấy là Đức Chúa Trời có thể giúp đỡ cho Môise với bất cứ nan đề nào nếu Môise chỉ tin cậy Đức Chúa Trời làm điều đó cho ông.
Với mọi lầm lỗi của ông, và chúng ta biết Arôn có nhiều lỗi lầm, tuy nhiên ông là một người được Đức Chúa Trời lựa chọn để gánh vác vai trò mà Môise tránh né. Chúng ta không biết Arôn đã làm gì trong bốn mươi năm lưu đày của Môise ngoài Ai cập, nhưng ông đã giữ được đức tin, ông giữ liên lạc với các cấp lãnh đạo của Israel, và ông không quên anh em mình (Xuất Êdíptô ký 4.27-31).
Sau khi sẵn sàng làm phát ngôn viên của Môise trước mặt Pharaôn (Xuất Êdíptô ký 7.1). Ông từng giơ cây gậy của Môise ra để đem những trận dịch của Đức Chúa Trời giáng trên xứ (Xuất Êdíptô ký 7.9, 19). Trong đồng vắng, Arôn và Hurơ đã trợ giúp Môise giữ chặt lấy cây gậy, là biểu tượng quyền phép của Đức Chúa Trời, để dân Israel sẽ thắng hơn dân Amaléc (Xuất Êdíptô ký 17.12).
Ở Sinai, Arôn và hai con trai lớn của mình, là Nađáp và Abihu, được kêu gọi đi lên núi cùng với Môise và 70 trưởng lão (Xuất Êdíptô ký 24.9). Ở đó, họ thờ lạy, ăn uống trong mối tương giao với thiên đàng. Khi Môise và Giôsuê leo lên càng cao, Môise trao quyền lại cho Arôn và Hurơ (Xuất Êdíptô ký 24.14). Nhưng khi Môise còn nán trễ lại ở trên núi, dân sự đã đòi Arôn phải hành động. Họ kêu lên: “Nào! hãy làm các thần để đi trước chúng tôi đi” (Xuất Êdíptô ký 32.1). Tội lỗi của họ là thờ phượng đa thần, đây cũng là thờ lạy hình tượng.
Arôn đã bị trói buộc dễ dàng và đã làm một con bò con, lại còn lãnh đạo trong sự thờ lạy con bò con đó nữa. Tội lỗi của Arôn lún sâu như thế nào thì chúng ta không biết rõ. Phải chăng tội lỗi ấy làm cho thua thiệt hay hành động sai trái? Kinh Thánh không nói rõ, nhưng Arôn đặc biệt không phải là quan xét vì lời cầu nguyện của Môise (Phục truyền luật lệ ký 9.20) Người Lêvi, chi phái của Môise và Arôn, đã hiệp lại với Môise rồi được phước (Xuất Êdíptô ký 32.26-29).
Có một dịp khác Arôn đã xuất hiện trong một thứ ánh sáng thật xấu. Ở Dân số ký 12, ông và Miriam đã nói nghịch với cuộc hôn nhân của Môise với người nữ Cusít (người Êthiôpi). (Cút là cái tên cũ nói tới Thượng Ai cập — khoảng Sudan ngày nay). Kinh Thánh không nói cho chúng ta biết có phải đây là một người vợ thêm vào với Sêphôra, hay nếu Sêphôra đã qua đời, hoặc thậm chí là Sêphôra — một người Mađian — có những mối quan hệ với dân Cusít. Không cứ cách nào, Arôn và Miriam đã sanh lòng ganh tỵ với người em út của mình. Thực vậy, tiếng than van của họ nghịch lại sự lựa chọn của Đức Chúa Trời. Là địa vị phụ thuộc đã làm cho họ không được vừa ý.
Miriam đã xét nét rất khắc nghiệt. Một lần nữa, Arôn không xét đoán theo cách khó khăn. Có lẽ một lần nữa ông không là kẻ chủ mưu, mà là kẻ đồng lỏa. Chúng ta không biết ông đã xưng tội và nài xin ơn thương xót cho Miriam. Khi Côrê, Đathan, và Abiram chống đối Môise và Arôn, sự cầu thay của Arôn đã ngăn chặn nạn dịch (Dân số ký 16). Địa vị lãnh đạo của Arôn đã được Đức Chúa Trời xác minh trong cây trượng kỳ lạ của ông (Dân số ký 17).
Khi người ta kêu la khát nước tại Cađe trong đồng vắng Xin, Arôn đã hiệp vào tội lỗi của Môise khi họ nắm bắt quyền phép của Chúa cho bản thân họ (Dân số ký 20.7-13). Kết quả là, Arôn, giống như Môise, không được phép bước vào Đất Hứa. Gần biên giới Êđôm sau 40 năm làm thầy tế lễ, Môise dẫn Arôn lên núi Hôrơ, chuyển giao áo xống mình cho con trai là Êlêasa, và Arôn đã ngã chết ở tuổi 123 (Dân số ký 20.23-28). Israel đã khóc than thầy tế lễ thượng phẩm đầu tiên của họ trong ba mươi ngày (Dân số ký 20.29), không lâu sau đó, họ than khóc cho Môise (Phục truyền luật lệ ký 34.8).
Arôn trở thành thầy tế lễ đầu tiên của Israel, và trong Arôn cùng các con người, chúng ta có một loại Đấng Christ thích đáng và Hội Thánh của Ngài. Chức vụ của Arôn, gắn với Đền tạm cùng mọi chức việc trong đó, tác giả thơ Hêbơrơ xem là một hình bóng nói tới chức vụ thật của Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm là Chúa Jêsus.
Nađáp và Abihu đã bị hư mất khi họ dâng của tế lễ với lửa mà Đức Chúa Trời không truyền cho họ phải dâng (Lêvi ký 10.1-2; 16.1-2). Hai dòng thầy tế lễ phát triễn từ những người con trai còn lại:
(1) Ythama qua Hêli đến Abitha (I Samuên 14.3; 22.20; I Các Vua 2.26-27)
(2) Êlêasa đến Xađốc (I Sử ký 6.50-53).
Arôn đã kinh nghiệm sự vui mừng về:
1. Việc khởi sự chức vụ tế lễ theo hình thức trong dân Israel.
2. Việc được tấn phong nắm lấy chức vụ (Xuất Êdíptô ký 28-29; Lêvi ký 8-9).
3. Việc mặc áo tế lễ đầu tiên, và
4. Việc khởi xướng hệ thống con sinh (Lêvi ký 1-7).
Arôn cũng mang những gánh nặng trong chức vụ như:
1. Ông đã chịu khổ từ những lần dân sự lằm bằm (Dân số ký 14.2; 17.41)
2. Các con trai ông bị giết vì họ bất tuân (Lêvi ký 10.1-2)
3. Ông và hai con trai còn lại không thể khóc than cho họ (Lêvi ký 10.6-7)
4. Ông cũng mang lấy những luật lệ về cách cư xử, ăn mặc, và sự thanh sạch theo nghi thức (Lêvi ký 27.1-33)
Hãy hiểu rằng Arôn không thể sống theo các tiêu chuẩn cao như thế một cách trọn vẹn.
Vì thế, ông phải dâng những của lễ vì cớ tội lỗi của chính ông (Lêvi ký 16.11).
Rồi trong chức vụ thanh sạch, thánh khiết, ông đã dâng lên những của lễ thay cho nhiều người khác.
Arôn, ngay trong sự bất toàn của mình, vẫn phục sự như một biểu tượng hay kiểu cách thầy tế lễ thượng phẩm trọn lành, là Đức Chúa Jêsus Christ. Arôn bất toàn đã thiết lập một chức vụ mang ý nghĩa có tính biểu tượng trọn vẹn cho Israel.
I. ARÔN LÀ MỘT KIỂU CÁCH NÓI TỚI ĐẤNG CHRIST, THẦY TẾ LỄ THƯỢNG PHẨM TỐI THƯỢNG.
A. Cả hai đều được Đức Chúa Trời lựa chọn (Hêbơrơ 5.4)
1. Arôn là thầy tế lễ thượng phẩm duy nhứt.
2. Đấng Christ là Đấng trung bảo duy nhứt giữa Đức Chúa Trời và loài người (Hêbơrơ 7.11-28)
B. Cả hai phải được thanh tẩy, họ mang những cái bình của Chúa.
1. Arôn là một tội nhân và cần sự thanh tẩy trước hết.
2. Còn Đấng Christ thì vô tội.
C. Cả hai mặc lấy sự vinh hiển.
1. Arôn khoác lấy chiếc áo choàng, áo dài và êphót;
2. Đấng mặc lấy áo xống công bình và vinh hiển.
D. Cả hai đều đội mão triều thiên.
1. Arôn đã đội mũ tế, hay mão triều thiên thánh khiết.
2. Đấng Christ có nhiều vương miện.
E. Cả hai đều được tôn thánh hay biệt riêng.
1. Arôn được bôi huyết và đủ thứ được đặt để trên hai bàn tay ông để hầu việc Chúa (Lêvi ký 8.24-27)
2. Đấng Christ được nên thánh cho đến đời đời (Giăng 17.16-17)
F. Cả hai được ăn bánh thánh (Lêvi ký 21.21-22; Giăng 4.32)
G. Cả hai đều không vít.
1. Không ai có tì vít được đến gần dâng của lễ cho Chúa.
2. Đấng Christ là thánh, vô tội, và không bị ô uế.
II. CÁC CON TRAI ARÔN LÀ KIỂU CÁCH CỦA CƠ ĐỐC NHÂN.
Đúng là một lẽ thật quí báu, tất cả tín đồ chơn thật đều là thầy tế lễ!
A. Họ có danh xưng liên đới chặt chẽ.
1. “Arôn và các con trai” xuất hiện 10 lần. Các con trai Arôn được kêu gọi trong ông.
2. Chúng ta được chọn trong Đấng Christ từ cõi quá khứ đời đời.
Thầy tế lễ vì con cái, là thật trong cả hai trường hợp.
B. Họ có cùng ơn kêu gọi.
1. Arôn và các con trai người đều là thầy tế lễ.
2. Đấng Christ và chúng ta là thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời (I Phierơ 2.5, 9)
C. Họ có cùng sự xức dầu.
1. Arôn và các con trai người đã được tiếp nhận bởi cùng dòng huyết và được xức dầu với cùng một thứ dầu.
2. Đấng Christ đã bước vào bức màn bằng chính huyết Ngài, và chúng ta bước vào bằng chính huyết ấy.
Đầu và các chi thể như nhau đều chịu xức dầu với cùng Thánh Linh hạnh phước.
D. Trên hai bàn tay họ cùng thứ của lễ, ăn cùng vật thực, đều ở dưới cùng một uy quyền.
Chính những phương diện nầy tương tự được áp dụng cho Đấng Christ và những ai thuộc về Ngài!
Phần kết luận
Vì vậy, chúng ta thấy rằng Arôn là một kiểu cách của Đấng Christ và các con trai ông là một kiểu mẫu của Hội Thánh. Sức lực của Arôn, ông là một nhà truyền đạt rất hiệu quả. Sự yếu đuối của Arôn, ông có một cá tánh dễ bị tác động – nghĩa là, ông rất dễ bị ảnh hưởng.
Ông đã nhượng bộ đối với các đòi hỏi của dân sự về con bò con bằng vàng. Ông đã hiệp với chị mình là Miriam trong sự lằm bằm nghịch lại với Môise. Ông đã hiệp với Môise trong chỗ bất tuân mọi mạng lịnh của Đức Chúa Trời về hòn đá phun ra nước.
Nguyện chúng ta tiếp thu từ đời sống của Arôn để nhìn biết Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải sinh sống như thế nào! Bạn có dễ bị ảnh hưởng không?
Đức Chúa Trời là Đấng điều khiển mọi hành vi của chúng ta bất luận những người sống quanh chúng ta nói hay làm gì!?!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét