NHÂN VẬT KINH THÁNH
HOÀNG HẬU VẢ-THI
VÀ VUA ASUÊRU
Êxơtê 1
Phần giới thiệu:
Trong khi sách Êxơtê giữ một vị trí cao trong nền văn chương thánh của người Do thái, dù vậy đây là quyển sách chẳng nhắc gì tới Đức Chúa Trời.
Có tích nói Martin Luther đã quăng quyển sách vào dòng sông Elbe, nói rằng ông ước quyển sách không tồn tại vì “nó nói nhiều về Do thái giáo và hư cấu về người ngoại giáo”.
Tuy nhiên, bàn tay của Đức Chúa Trời có thể thấy được suốt cả quyển sách. Chúng ta gọi bàn tay ấy là “Sự Tể Trị Thiêng Liêng của Đức Chúa Trời”.
Theo lịch sử của người Do thái, Vả-thi là con gái của Vua Bênsátsa xứ Babylôn và cháu cố của Vua Nêbucátnếtsa, người đã hủy diệt Đền Thờ thứ nhứt tại thành Jerusalem. Tên “Vả-thi” có nguồn gốc Ba-tư và có nghĩa là “người đàn bà xinh đẹp”.
Theo truyện tích Do thái, trong đêm cha của bà bị giết (như đã được báo trước bởi "chữ viết trên tường"), đã có nhiều đổ máu và cướp bóc trong cung điện. Giữa sự lộn xộn đó, Vả-thi chẳng hay gì về cái chết của cha mình rồi chạy đến nơi ở của ông, ở đó nàng bị Đariút người Mê-đi bắt giữ.
Vua Đariút đem lòng thương xót thiếu nữ Vả-thi rồi ban nàng làm vợ cho con trai ông là Asuêru. Khi Asuêru lên ngôi làm vua xứ Batư, ông và Vả-thi đã trị vì trên hơn 127 tỉnh, toàn bộ thế giới văn minh.
Kinh Thánh không xác chứng câu chuyện của người Do thái nói về nguồn gốc của Vả-thi, nhưng Kinh Thánh cũng không cung ứng cho chúng ta một câu chuyện nào khác.
Asuêru ra từ chữ Hybálai (Achashwerosh) là cách dịch thuật tên Ba-tư của ông là Khshayarsha. Theo tiếng Hy lạp, tên nầy trở thành Xerxes, và theo tiếng Latinh là Assuerus. Ông được biết đến trong lịch sử là Xerxes I.
Êxơtê 1.1-4
Trong năm trị vì thứ ba của ông, chúng ta thấy Vua Asuêru quyền lực và giàu có đã tổ chức một bữa tiệc kéo dài cả nửa năm trời cho các quí tộc và quan chức của mình, vì mục đích đơn giản phô muốn bày sự giàu có và vinh quang của ông.
Chúng ta có thể nhìn thấy qua việc đọc sách, Vua Asuêru phải là một nhân vật rất kiêu ngạo. Thực vậy, sự kiêu ngạo của ông nhắc cho chúng ta nhớ đến tội lỗi của Vua Nêbucátnếtsa và Bênsátsa, cả hai người đều bị Đức Chúa Trời xét đoán vì cớ họ kiêu ngạo. Trường hợp nầy thường xảy ra, chúng ta thấy quyền lực và sự kiêu ngạo cùng song hành với nhau.
Êxơtê 1.5-9
Chúng ta thấy ở đây kỳ tiệc tùng kéo dài nửa năm đầu được nối theo sau là biến cố thêm một kỳ yến tiệc 7 ngày dành cho các cư dân của thủ đô Su-san.
Chúng ta cũng thấy yến tiệc lần thứ hai nầy được phân biệt bởi sự sang trọng huy hoàng, và các ưu tiên riêng cho từng người đến tham dự đã được xem xét cách đầy đủ.
Trong từ ngữ hiện đại, nhà vua và tùy tùng của người đang "liên hoan". Thậm chí nhà vua đã ra lịnh cho dân sự mình làm bất cứ điều chi họ muốn. Đây là bầu không khí “thấy cái gì hay thì cứ làm” (câu 8).
Theo câu 9, ngay lúc đó có nhiều người đang liên hoan, Vả-thi lo cung ứng đồ ăn và sự giải trí (dù kém "cởi mở" hơn phía nam giới) cho nữ giới trong triều đình.
Êxơtê 1.10-12:
Truyền khẩu Do thái cho rằng Vua Asuêru đã ra lịnh cho Vả-thi phải xuất hiện không mặc chi hết tại bữa tiệc để ông có thể tỏ ra phết lịch sự của bà cho toàn thể Vương quốc thấy, không mặc chi hết trừ ra vương miện hoàng hậu.
Họ cho rằng đây là một trường hợp nói tới sự công bình của Đức Chúa Trời. Họ nói rằng Đức Chúa Trời đã cảm động Asuêru vời Vả-thi đến trần truồng trong ngày Sa-bát như một hình phạt cho tập tục của bà ta buộc các thiếu nữ Do thái phải thoát y hết và làm việc trước mặt bà ta vào ngày Sa-bát.
Một lần nữa, điều nầy đến từ lịch sử và truyền khẩu của người Do thái, chớ không có trong Kinh Thánh.
Những gì chúng ta biết, ấy là yến tiệc của Vua Asuêru là một sự phá thủng tục lệ. Phụ nữ Đông phương đã sống trong chỗ riêng tư và một đòi hỏi như thế khi ông đưa ra lúc say rượu đã tạo thành một sự sỉ nhục rất nặng nề.
Nhiều người đã chỉ trích Vả-thi vì từ chối không xuất hiện theo lịnh lạc của chồng mình rồi nói rằng Vả-thi là một trong những người đầu tiên thuộc “phong trào giải phóng phụ nữ”.
Tuy nhiên, tôi muốn chúng ta xem xét bối cảnh đang diễn ra ở đây. Không những nhà vua và thần tể của ông đã liên hoan trong nhiều ngày, đã uống nhiều lượng rượu, nhưng họ cũng đang làm theo điều "ai cũng ao ước". Đây là một bối cảnh thật gian ác!
Chúng ta có thể hình dung những người đàn ông đã nằm dài dưới sàn nhà, nhiều người khác đang nằm ngửa ra say sưa trong vòng tay của các quan hầu trong cung điện. Trong tình trạng ngơ ngẩn vì say rượu, nhà vua cần có sự hiện diện của hoàng hậu. Ông muốn nàng phải diễu hành trước mặt thần dân mình, phải tỏ ra phết xinh đẹp của nàng.
Vả-thi là hoàng hậu trong một xã hội luôn ban thưởng cho tính thùy mị nơi phụ nữ trên hết mọi thứ khác. Những điều Vua Asuêru đòi hỏi là một sự từ bỏ hết danh dự của nữ giới, và Vả-thi, đã không bằng lòng tuân theo.
Có người sẽ nói rằng còn hơn cả hành động của một phụ nữ loạn nghịch, đây là hành động của hoàng hậu vương giả, từ chối không chịu làm xấu hổ bàn thân và địa vị của mình.
Đây là thói quen của một vị vua Ba-tư buộc phải có hoàng hậu ở bên cạnh tại yến tiệc, nhưng khi ông ước muốn trong say xỉn, ông đã trục xuất hoàng hậu của mình đi rồi cho vời những người vợ ở hàng thấp hơn – các cung phi.
Chúng ta có thể nhìn thấy Vả-thi đã bị làm nhục như thế nào bởi lễ tân như thế nầy.
Êxơtê 1.13-18:
Nhà vua nổi thạnh nộ khi bị Vả-thi từ chối. Thay vì bàn bạc vấn đề với vợ mình, ông ta xây sang các cố vấn Luật pháp của ông.
Các luật gia định rằng mọi hành vi của Vả-thi đã vượt quá các vấn đề đơn sơ của vợ chồng nơi nhà vua, song sẽ trở thành một đại họa cho xứ sở!
Nếu Vả-thi không vâng lời chồng mình, nhiều người đàn bà khác sẽ không vâng theo chồng của họ. Thực vậy, họ sẽ "nhìn chồng với sự khinh miệt".
Những người nầy sợ rằng các nữ quí tộc nào đã nghe nói về sự Vả-thi từ chối, sẽ thình lình nổi loạn, không những nghịch lại chồng của họ, mà còn nghịch lại nhà nước nữa. Điều nầy dường như là vấn đề nhỏ giữa chồng và vợ, trong lý trí của họ, đã trở thành một mối đe dọa cho mối quan hệ của những cặp vợ chồng khác và cũng là mối đe dọa cho sự an ninh của xứ sở nữa.
Êxơtê 1.18-20:
Trong việc đáp ứng lại với mối đe dọa mà họ đã lường trước, các luật gia nầy đã đưa ra một số luật mới.
Thứ nhứt, Vả-thi sẽ "chẳng còn vào đến trước mặt vua A-suê-ru nữa", và địa vị vương giả của nàng sẽ được trao cho người khác. Người Do thái tin rằng qua luật nầy có nghĩa là Vả-thi đã được trao cho án chết.
Theo truyền khẩu của người Do thái và các sử tích, khi bà từ chối lịnh lạc của ông, Asuêru đã chặt đầu bà theo lời khuyên của cố vấn của ông là Mêmucan (vị quan nầy có lai lịch giống như Haman).
Kinh Thánh cho chúng ta thấy đặc biệt bà không bị hành quyết, tuy nhiên, việc Vả-thi bị dời đi dọn đường cho bối cảnh chỉ định Êxơtê làm hoàng hậu, hoàn toàn lãnh đạo giải cứu dân Do thái tránh khỏi mối đe dọa diệt chủng của Haman trong câu chuyện Phurim.
Cũng có phần thứ hai trong chiếu chỉ: rằng hết thảy những người nữ đều phải tôn kính chồng mình.
Cái điều thật thú vị, ấy là một vị vua ngoại giáo, được các luật gia ngoại giáo khuyên phải đưa ra chiếu chỉ nầy, dù vậy nguyên tắc nầy là một nguyên tắc của Tân Ước dành cho hôn nhân Cơ đốc.
Cho nên, một người vợ không cần và không nên tuân theo chồng mình trong những điều đối kháng lại Luật pháp của Đức Chúa Trời.
Êphêsô 5.22: “Hỡi kẻ làm vợ, phải vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa”.
Côlôse 3.18: “Hỡi người làm vợ, hãy vâng phục chồng mình, y như điều đó theo Chúa đáng phải nên vậy”.
I Phierơ 3.1-7
Phần kết luận:
Sự bất tuân của Vả-thi hiển nhiên là chưa có tiền lệ, nhưng sự bất tuân của Vả-thi và việc truất phế bà đã nằm trong quyền Tể trị của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã sử dụng sự cố nầy để đưa Êxơtê lên làm Hoàng hậu.
Điều nầy cho chúng ta thấy thể nào Đức Chúa Trời đang hành động qua các vụ việc của loài người để tỏ ra ý chỉ của Ngài.
Đây là một việc quan trọng mà chúng ta cũng cần phải nhớ tới khi chúng ta tiếp cận thời kỳ tận thế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét