Thứ Ba, 15 tháng 12, 2009

"Lời nói thoả lòng"



Bảy lời nói trên thập tự giá
"Lời nói thoả lòng"

Luca 23.46
I. Phần giới thiệu:
Chúa chúng ta đã đưa ra bảy (7) lời nói trong khi Ngài bị treo trên thập tự giá – Ai cũng biết đây là "Bảy lời nói trên thập tự giá".
Thứ nhứt, Đấng Christ đã nghĩ tới tha nhân -
Những kẻ đã đóng đinh Ngài trên thập tự giá (Luca 23.34)
Tên cướp có lòng tin (Luca 23.39)
Mẹ Ngài, là Mary (Giăng 19.25-27)
Sau cùng, Đấng Christ tập trung vào chính mình Ngài -
Thân thể Ngài (Giăng 19.28-29)
Linh hồn Ngài (Giăng 19.30; Êsai 53.10)
Tâm linh Ngài (Luca 23.46)
Đến giữa trưa, Đấng Christ đã kêu la với Đức Chúa Cha trong nỗi đau thương - "Đức Chúa Trời tôi ôi. Đức Chúa Trời tôi ôi, sao NGÀI lìa bỏ tôi?"
Tối nay, tôi muốn bàn tới lời nói sau cùng trong bảy (7) lời nói trên thập tự giá - "Lạy Cha, con xin giao linh hồn Con trong tay Cha".
II. Ôn lại mọi điều đã diễn ra trước lời nói sau cùng của Ngài:
Tới điểm nầy, chúng ta thấy Đức Chúa Jêsus Christ đã bị bắt trong vườn Ghết-sê-ma-nê; bị dẫn tới nhà của An-ne, Cai-phe, Phi-lát, Hê-rốt, rồi đưa trở lại với Phi-lát; Chúng ta đã thấy Chúa chúng ta bị đánh đòn, bị chế giểu, nhạo báng, và bị nhổ nước miếng vào mặt; Chúng ta đã nhìn thấy trong Lời của Đức Chúa Trời thể nào Ngài đã bị dẫn tới đồi Gôgôtha, ở đó Ngài bị đóng đinh vào một cây thập tự bằng gỗ để cho mọi người xem thấy.
Trong khi ở trên thập tự giá, Chúa Jêsus đã cầu thay cho nhiều người khác; Ngài hứa ơn cứu rỗi cho tên trộm cướp biết ăn năn; và Ngài giao mẹ Ngài vào sự chăm sóc của Giăng, là môn đồ yêu dấu.
Sau khi chịu khổ trong ba (3) tiếng đồng hồ. Từ 9 giờ sáng đến 12 giờ sáng – bóng tối tăm bao phủ cả thế giới. Từ 12 giờ sáng đến 3 giờ chiều, Đức Chúa Cha đã quên bẳng Đấng Christ là Đức Chúa Con.
Trong khoảng thời gian nầy, Đấng Christ đã trả món nợ tội lỗi cho cả thế gian – Ngài đã trở thành Đấng Thay Thế của chúng ta, và làm thoả mãn Đức Chúa Trời Toàn Năng, Chí Thánh và Công Bình!
Giờ đây, Đức Chúa Con sẽ giao thác linh hồn Ngài cho Đức Chúa Cha - Đọc Giăng 10.17-18 (Chẳng ai cất sự sống Ngài ra khỏi Ngài; Ngài phó sự sống của Ngài)
Những bài học nào quí vị có thể tiếp thu từ lời nói sau cùng trong 7 lời nói từ trên thập tự giá?
III. Những bài học từ lời nói sau cùng trên thập tự giá:
Bảy (7) là con số hoàn toàn hay trọn vẹn -
Như trong sự sáng tạo, Đức Chúa Trời đã dựng nên trời và đất trong sáu (6) ngày, và trong ngày thứ bảy Ngài nghỉ ngơi – đã được trọn.
Giống như ngày thứ sáu công việc sáng tạo đã làm xong, cũng một thể ấy, khi Đấng Christ thốt ra lời nói thứ sáu của Ngài - "Mọi sự đã được trọn!"
Trong lời nói thứ bảy (thứ 7) trên thập tự giá, Chúa Jêsus đã yên nghỉ khi giao linh hồn mình lại trong tay Cha.
Bảy (7) lời nói đã được thốt ra:
Ba (3) lời nói của Ngài đã được nói ra với con người – với một người Ngài đưa ra lời hứa về Barađi; với một người khác, Ngài giao thác mẹ của Ngài; và với đám dân đông Ngài thốt ra cơn khát của Ngài.
Ba (3) lời nói của Ngài được thốt ra với Đức Chúa Cha – Ngài đã cầu thay cho những kẻ giết Ngài; Ngài đã thắc mắc tại sao Cha Ngài đã quên Ngài; và giờ đây Ngài giao thác linh hồn Ngài trong tay Cha.
Một (1) lời nói của Ngài đã nhắm đến MỌI NGƯỜI – Đức Chúa Cha, loài người, thiên sứ, và Satan! "Mọi sự đã được trọn!" Tiếng kêu đắc thắng!
Hết thảy bảy (7) lời nói đều là sự ứng nghiệm lời tiên tri:
"Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì" – ứng nghiệm Êsai 53.12
"Hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Barađi" – Mathiơ 1.21
"Hỡi đờn bà kia, kìa là con của ngươi" – Luca 2.35
"Đức Chúa Trời tôi ôi, Đức Chúa Trời tôi ôi, sao Ngài lìa bỏ tôi?" – Thi thiên 22.1
"Ta khát!" – Thi thiên 69.21
"Mọi sự đã được trọn!" – Thi thiên 22.31
"Lạy Cha, con xin giao linh hồn con trong tay Cha" – Thi thiên 31.5
Ở đây chúng ta thấy mối thông công được phục hồi giữa Đức Con & Đức Cha:
Trong ba (3) giờ sau cùng nầy, bóng tối tăm đã che phủ đất khi Đức Chúa Con uống cái chén cay đắng mà Đức Chúa Cha đã ban cho Ngài đặng uống.
Trong khoảng thời gian đó, Đức Chúa Cha không đếm xỉa gì đến Đức Chúa Con – Ngài đã gánh lấy tội lỗi của thế gian trên chính mình Ngài đóng đinh chúng trên thập tự giá.
Thường thì chúng ta nghe Cứu Chúa sử dụng từ: "Cha" – lời nói đầu tiên của Ngài đã được ghi lại là: "Bộ cha mẹ không biết con phải lo công việc của Cha con sao?" Trong Bài Giảng Trên Núi, Đấng Christ sử dụng từ "Cha" mười bảy (17) lần; Bài Giảng Trên Phòng Cao (Giăng 14-16), Ngài sử dụng từ nầy bốn mươi lăm (45) lần; Trong Giăng 17 (Lời cầu nguyện thực sự của Chúa), Ngài sử dụng từ "Cha" sáu (6) lần; Trên thập tự giá, Đấng Christ đã dùng từ nầy trong lời nói đầu tiên và lời nói sau cùng trong bảy (7) lời nói.
Ở đây chúng ta thấy nét tương phản của sự đầu phục:
Trong hơn mười hai (12) giờ đồng hồ, Đấng Christ đã ở trong tay loài người mà Ngài đã nói trước đó - (Mathiơ 17.22-23) "Con người sẽ bị nộp trong tay người ta. Họ sẽ giết Ngài".
Trong Mathiơ 26.45, Chúa Jêsus bảo các môn đồ Ngài: "…Bây giờ các ngươi ngủ và nghỉ ngơi ư! Nầy, giờ đã gần tới, Con người sẽ bị nộp trong tay kẻ có tội".
Luca 24.6-7, sau khi Ngài sống lại, các thiên sứ nói: "Ngài không ở đây đâu, song Ngài đã sống lại. Hãy nhớ khi Ngài còn ở xứ Ga-li-lê, phán cùng các ngươi thể nào, Ngài đã phán rằng: Con người phải bị nộp trong tay kẻ có tội, phải bị đóng đinh trên cây thập tự, và ngày thứ ba phải sống lại".
Chúa Jêsus đã gánh chịu thập tự giá, xem khinh điều xấu hổ vì sự vui mừng đã đặt ở trước mặt mình – Con người đã làm ra sự tệ hại nhất cho Ngài, nhưng Chúa Jêsus đã đắc thắng!
GIỜ ĐÂY Chúa Jêsus giao thác linh hồn Ngài trong tay Đức Chúa Cha – không bao giờ có chuyện con người sẽ làm khổ cho Ngài như trước đó nữa! Ngài không bao giờ để cho kẻ ác đối xử với Ngài như trước nữa! Ngài không bao giờ gánh chịu nỗi xấu hổ và sự nhục nhã của thập tự giá nữa!
Ở đây chúng ta thấy sự đầu phục trọn vẹn đối với Đức Chúa Cha:
Chưa hề có một phút nào mà Đức Chúa Con không đầu phục Đức Chúa Cha! Đúng là một TẤM GƯƠNG!
Không có gì lạ lùng khi Ngài phán: "Hãy gánh lấy ách của Ta và học theo Ta, vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng".
ĐỜI SỐNG QUÍ VỊ đã đầu phục Đức Chúa Trời bao nhiêu rồi?
Đức Chúa Trời giúp đỡ chúng ta hát: "TÔI ĐEM MỌI SỰ PHỤC Ngài, tôi mắc nợ Ngài mọi điều, Tội lỗi đã mất đi vết uế của nó, NGÀI ĐÃ THANH TẨY tội ấy ra trắng tinh như tuyết".
Ở đây chúng ta thấy tính độc nhất vô nhị tuyệt đối của Cứu Chúa
Không một ai khác đã chịu chết giống như Chúa Jêsus đã chịu chết – Ngài kêu lên: "Mọi sự đã được trọn!" khi ấy Ngài gục đầu xuống mà trút linh hồn.
Ngài đã trở thành "sự làm lành" cho tội lỗi của chúng ta - (Ngài chịu chết như thế làm thoả mãn sự thánh khiết của Đức Chúa Trời)
Có hai việc rất cần thiết để phải có “sự làm lành” nầy. 1.) sự thoả mãn trọn vẹn phải được cung hiến cho sự thánh khiết và sự công bình của Đức Chúa Trời. Chỉ có Đức Chúa Jêsus Christ mới có thể hiến một sự hy sinh như thế vì tội lỗi của chúng ta. 2.) Cứu Chúa phải nếm SỰ CHẾT - Roma 6.23 - "Tiền công của tội lỗi là sự chết".
Với tội nhân sự chết là đầu tiên, rồi tới sự phán xét. Với Đấng Christ Ngài đã gánh lấy hình phạt, rồi mới chết.
Ở đây chúng ta thấy chỗ an ninh đời đời:
Chỗ an ninh nhất trong thế gian là Tay của Đức Chúa Cha.
Đấng Christ không những phó chính mình Ngài, mà còn HẾT THẢY những người nào tin vào trong tay của Đức Chúa Cha - Đọc Giăng 10.29; I Phierơ 1.5
IV. Ba đáp ứng với lời nói thứ bảy của Đấng Christ trên thập tự giá
Có nhiều đáp ứng khác nhau đối với lời nói thứ bảy.
Luca đã ghi lại bốn (4) đáp ứng -
Luca 23.44-46 – Bức màn trong đền thờ bị xé làm hai – từ trên chí dưới – Có ý nghĩa rằng sự hiện diện của Đức Chúa Trời giờ đây đã mở rộng cho mọi người (Hêbơrơ 9.1 - 10.25). Hạng tội nhân chẳng còn cần tới loại đền thờ, bàn thờ, của lễ hay thầy tế lễ trên đất nữa – Chúa Jêsus đã làm ứng nghiệm Luật pháp và Đức Chúa Trời đã cung ứng CHÍNH MÌNH NGÀI làm một của lễ – Chiên Con của Đức Chúa Trời!
Luca 23.47 – Thầy đội xưng rằng Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời
Luca 23.48-49 – Đoàn dân đông tan đi với cảm xúc thoả mãn
Luca 23.50 – Các môn đồ đứng ở đàng xa, nhận biết mọi sự nầy
Luca 23.51-56 – Hai người đờn bà công khai bày tỏ tình cảm của họ dành cho Đấng Christ
V. Kết luận:
Đấng Christ bị đóng đinh trên thập tự giá tác động vào QUÍ VỊ như thế nào?
Nhóm nào mô tả QUÍ VỊ RÕ NHẤT?
QUÍ VỊ không thể nghe giảng Tin lành mà cứ dửng dưng cho được!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét