Công vụ Các Sứ đồ – Sự làm chứng của Hội Thánh
Chúa nhựt Phục Sinh
Sự làm chứng của Cứu Chúa
Công Vụ các Sứ Đồ 2.22-39
Ở đây tại Hội Thánh Cornerstone, chúng ta chủ yếu dạy Kinh Thánh từng câu một. Nói như thế có nghĩa là bất cứ bài giảng nào được phát ra vào sáng Chúa nhựt, những tín đồ đi nhóm đều đặn đều biết rõ chính xác tôi sẽ giảng từ đoạn Kinh Thánh nào, vì tôi sẽ nói tiếp theo chỗ mà tôi đã chừa lại vào Chúa nhựt vừa qua. Chúng ta nghiên cứu Kinh Thánh theo cách nầy vì chúng ta muốn biết rõ Kinh Thánh dạy điều gì. Ngay bây giờ, chúng ta đang ở trong phần nghiên cứu liên tục sách Công Vụ các Sứ Đồ. Công Vụ các Sứ Đồ là sách Tân Ước mô tả những gì đã diễn ra trong những ngày sau khi Chúa Jêsus phục sinh. Sách ấy chép lại sự giáng lâm của Đức Thánh Linh và sự lớn lên của Hội Thánh đầu tiên. Thật là thú vị khi thấy thể nào Chúa đã định cho những việc mà phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta là bài giảng của Phierơ vào ngày lễ Ngũ Tuần nói về sự phục sinh của Đấng Christ. Chúa nhựt Phục sinh, phân đoạn Kinh Thánh gốc nói tới Lễ Phục Sinh hay tôi thích gọi phân đoạn nầy là như thế!
Phân đoạn Kinh Thánh gốc hôm nay là bài giảng về Lễ Ngũ Tuần của Phierơ. Đây là bài giảng đầu tiên của kỷ nguyên Hội Thánh. Trong ngày lễ nầy của dân Israel, chỉ 50 ngày sau khi Chúa Jêsus phục sinh và 10 ngày sau khi Ngài thăng thiên về trời, Đức Chúa Trời đã sai Đức Thánh Linh giáng lâm trên Hội Thánh. Nguyên 120 môn đồ đã được "đầy dẫy Đức Thánh Linh" và họ "khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Đức Thánh Linh cho mình nói" (câu 4). Họ không nói lảm nhảm, lắp bắp khó hiểu. Đây không phải là lối nói trong trạng thái mê mẫn đâu. Thay vì thế, những lữ khách Do thái đang nói nhiều thứ tiếng từ khắp mọi nơi trên thế giới đã nói: "chúng ta đều nghe họ lấy tiếng chúng ta mà nói những sự cao trọng của Đức Chúa Trời" (câu 11).
Đây là một phép lạ đáng kinh ngạc vì người nghe đã "sợ hãi, không biết nghĩ làm sao". Họ phải chia ra thành hai trại quân. Có người muốn biết nhiều thêm. Họ thích thú tò mò hỏi: "Việc nầy là nghĩa làm sao?" Nhiều người khác thì phê phán và nhạo báng, họ nói: "Họ say rượu mới đó" (các câu 12-13).
Vào một sáng Chúa nhựt phục sinh, tôi vẫn hình dung chúng ta đều có cả hai động thái nầy đã biểu lộ ra ở giữa vòng chúng ta. Một số người trong chúng ta tin và chúng ta muốn biết nhiều thêm. Đấy là lý do tại sao chúng ta có mặt ở đây. Nhiều người khác có mặt ở đây vì nhiều lý do lắm, có lẽ vì ai đó đã đưa họ đến, và họ cứ mãi nhạo báng.
Phierơ là phát ngôn viên của Hội Thánh. Chính nhân vật nầy đã khóc lóc cay đắng sau khi chối Chúa Jêsus giờ đây, chỉ hơn một tháng sau ông rao giảng Ngài là Cứu Chúa của thế gian. Khi tôi đọc các câu nầy, tôi nghĩ Phierơ giống như vị quan toà đang giới thiệu vụ án của mình ở trước pháp đình vậy. Ông đã xem xét Kinh Thánh từ sách tiên tri Giôên ở các câu 17-21. Tiếp đến, ông chọn ra 5 mảng chứng cớ để thuyết phục những người Do thái kia và chúng ta, những người dân Ngoại ngày nay phải tin rằng Chúa Jêsus là là Đấng Christ, Đấng Mêsi Cứu Chúa của thế gian. Tôi hy vọng đến lúc chúng ta hoàn tất, quí vị cũng bị thuyết phục về Đấng Cứu Thế nữa.
I. Đức Chúa Cha ĐÃ DÙNG Chúa Jêsus (câu 22).
Ở giữa câu 22, tôi đã khoanh tròn chữ "dùng". Nương vào bản dịch Kinh Thánh của bạn, câu nầy có thể chép là "bằng lòng" hay "chỉ định". Ở vào bất cứ trường hợp nào, ý nghĩa cũng như nhau. Từ ngữ Hy lạp có ý nói tới việc trưng bày một món đồ, nhưng nó mang ý tưởng khẳng định tính hợp lệ chắc chắn của món đồ đó. Nếu bạn đã tốt nghiệp từ trường trung hay đại học thì bạn có một chứng chỉ. Chứng chỉ đó khẳng định hay chứng thực các lẽ thực về sự bạn đã tốt nghiệp. Khi Phierơ đưa trường hợp ông cho rằng Chúa Jêsus là Cứu Chúa của thế gian, ông đưa ra bằng chứng đáng tin cậy nhất trong mọi chứng cớ. Ông nói ở câu 22 rằng Đức Chúa Trời đã "dùng" Chúa Jêsus. Ông đã thành thực trình bày và khẳng định bởi chính mình Đức Chúa Cha. Giờ đây, chúng ta hãy chia câu nầy ra thành hai phần:
A. Đức Chúa Cha đã làm ra nhiều dấu lạ qua Chúa Jêsus.
Phierơ nhắc tới đoàn dân đông là "Hỡi người Israel" đề cập tới toàn bộ dân Do thái bị tản lạc trên khắp thế giới. Tiếp đến, ông gọi Chúa bằng tước hiệu "Đức Chúa Chúa Jêsus ở Nazarét". Tất nhiên, "Nazarét" là ngôi làng nhỏ, không quan trọng trong xứ Galilê, là quê hương của Giôsép và Mary. Đây là thị trấn quê hương của Chúa Jêsus và tước hiệu nầy nhấn mạnh phần nhân tính của Ngài. Trong con mắt của thế gian, Ngài chẳng là gì, xuất thân từ một chốn cũng chẳng có gì quan trọng. Ngài đúng là một khuôn mặt vô danh ở trong đám đông. 17 lần khắp cả Tân Ước, Chúa Jêsus được đề cập tới với tư thế nầy. Nathanaên đã thắc mắc: "Há có vật gì tốt ra từ Na-xa-rét được sao?" (Giăng 1.46). Trong Mác 1.24, khi Chúa Jêsus tiếp cận một kẻ bị quỉ ám, tà linh đã nói tới Ngài bằng cách nầy. Chúng nói: "Hỡi Jêsus, người Na-xa-rét, chúng tôi với Ngài có sự gì chăng? Ngài đến để diệt chúng tôi sao? Tôi biết Ngài là ai: là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời!"
Trong bóng tối của Vườn Ghếtsêmanê, lúc mấy tên lính đến để bắt Chúa Jêsus, Ngài hỏi chúng: "Các ngươi tìm ai?" Chúng đáp: "Tìm Jêsus người Na-xa-rét" (Giăng 18.4-5). Khi Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá, Philát đã cho treo một tấm bảng đặt phía trên đầu của Ngài: "JÊSUS NGƯỜI NA-XA-RÉT, Là VUA DÂN GIU-ĐA" (Giăng 19.19). Chúa Jêsus rất nổi tiếng. Tất cả người Do thái đã nghe nói về "Jêsus người Nazarét", kẻ chẳng ra gì nầy xuất thân từ một chỗ cũng không có tiếng tăm chi hết đã dấy lên tới chỗ được lòng người như thế trước khi bị kết án giống như tội phạm phản bội. "Jêsus ở Nazarét" nầy quả thực là một "Con Người". Ngài đã dự vào nhân tánh của chúng ta với sự đầy dẫy nhất của nó. Tuy nhiên, Ngài đã được "Đức Chúa Trời đã dùng làm việc quyền phép, sự lạ và dấu lạ ở giữa các ngươi".
Cái điều làm cho Chúa Jêsus được nổi tiếng là do tất cả "việc quyền phép, sự lạ và dấu lạ mà Đức Chúa Trời đã làm qua Ngài". Chúng ta hãy nhìn vào ba từ nầy: "Quyền phép" ra từ chữ Hy lạp dunamis là chữ mà từ đó chúng ta mới có chữ "dynamite" (chất nổ) và "dynamic" [động lực]. Đây là những việc làm đầy quyền năng hay sức mạnh. "Sự lạ" ra từ chữ teras đã được dùng để mô tả một việc gây kinh ngạc hoặc tự nhiên làm cho giật mình. "Dấu lạ" dịch từ chữ semeion có nghĩa là "đồng hồ báo". Vậy là Đức Chúa Cha đã xác chứng sự thực Chúa Jêsus là Con của Ngài, là Cứu Chúa của thế gian bởi các "dấu lạ" về những quyền phép đáng giật mình, đầy quyền năng.
Hãy suy nghĩ về phép lạ đầu tiên của Chúa Jêsus. Tại tiệc cưới trong xứ Cana, Ngài đã biến nước thành rượu. Bên sườn núi nhiều thảm cỏ xanh cận bờ biển xứ Galilê, Ngài đã cho 5.000 người đờn ông thêm nhiều phụ nữ và trẻ em với bữa ăn trưa của một thiếu niên. Ngài đã đi bộ trên mặt nước khi biển cả sôi động giông tố. Ngài đã khiến cho một người bị bại từ thuở sanh ra nhảy múa với sự vui mừng. Ngài đã phục hồi các chi đã bị hư hỏng của người phung. Ngài đã làm cho Laxarơ và nhiều người khác sống lại từ kẻ chết. Chúa Jêsus đã làm nhiều phép lạ mà chẳng một ai khác có thể làm được.
B. Người Do thái đã chứng kiến các dấu lạ thật kỳ diệu nầy từ Chúa Jêsus.
Đặc biệt hãy chú ý những điều Phierơ nói ở phần cuối câu. Ông nói rằng Đức Chúa Trời đã làm những dấu lạ nầy qua Chúa Jêsus "ở giữa các ngươi". Ông nói với người Do thái "chính các ngươi đều biết". Một số trong những người nầy đã ăn bánh và cá từ tay Ngài phát ra. Một số trong họ đã có những người thân hay bạn bè được chữa lành. Tất cả họ đều đã nghe nói về Đấng Làm Phép Lạ. Những việc nầy chẳng còn là kín nhiệm nữa. Như Phaolô về sau đã nói với Vua At-ríp-ba trong Công Vụ các Sứ Đồ 26.26: "Vua biết rõ các sự nầy; lại tôi bền lòng tâu vì tin rằng chẳng có điều nào vua không biết; vì mọi việc đó chẳng làm ra cách chùng vụng đâu".
Những tấm biển báo hiệu giao thông chỉ cho chúng ta đi theo đúng hướng. Chúng giúp chúng ta đến được nơi mình muốn đến. Các phép lạ đầy năng quyền nầy là "dấu" để chỉ cho loài người biết về Đấng Christ để họ sẽ được cứu. Nicôđem, người Pharisi đã đến với Chúa Jêsus cách kín nhiệm đã hiểu rõ điều nầy. Ngài phán trong Giăng 3.2: "Thưa thầy, chúng tôi biết thầy là giáo sư từ Đức Chúa Trời đến; vì những phép lạ thầy đã làm đó, nếu Đức Chúa Trời chẳng ở cùng, thì không ai làm được". Vì vậy các việc lạ lùng của Chúa Jêsus là phương thức xác chứng hay khẳng định Chúa Jêsus quả thực là Con của Ngài.
II. Đức Chúa Cha ĐÃ NỘP Chúa Jêsus (câu 23).
Ở câu 22, tôi đã khoanh tròn chữ "dùng". Ở câu 23, tôi khoanh tròn chữ "nộp". Đức Chúa Trời vừa "dùng" Chúa Jêsus bằng những dấu kỳ phép lạ và đã "nộp" Ngài để chịu đóng đinh trên thập tự giá.
A. Sự chết của Chúa Jêsus rất hoàn hảo bởi chương trình đời đời của Ngài.
Bạn có bao giờ lấy làm lạ tại sao một khi Chúa Jêsus là Con của Đức Chúa Trời, Ngài lại tự mình chịu đóng đinh trên thập tự giá chứ? Người Do thái đã thắc mắc chính câu hỏi đó. Trong khi Ngài chịu chết trên thập tự giá, có người đã nói: "Nó đã cứu kẻ khác; nếu nó là Đấng Christ, Đấng Đức Chúa Trời đã lựa, thì hãy cứu mình đi!" (Luca 23.35). Họ chẳng được gì cả. Họ chẳng hiểu rằng chính chương trình của Đức Chúa Trời dành cho Chúa Jêsus là phải chịu chết như thế đó. Họ không hiểu Kinh Thánh Cựu Ước đã có chép: "Đức Giê-hô-va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người, và khiến gặp sự đau ốm. Sau khi đã dâng mạng sống người làm tế chuộc tội..." (Êsai 53.10).
Hãy xem kỹ câu 23. Ngài đã "bị nộp theo ý định trước và sự biết trước của Đức Chúa Trời". "Bị nộp" ra từ chữ ekdotos có ý nói "phó cho, phục theo". Theo văn chương cổ điển Hy lạp, chữ nầy mô tả một đoàn quân đã đầu hàng, phục theo kẻ thù nghịch của họ. Sau khi Tướng Lee đầu hàng Tướng Grant ở Appomattox Courthouse và cuộc Nội Chiến đi tới mức cuối, các binh sĩ của miền Nam phải đầu hàng hoặc "giao nộp" vũ khí của họ trước khi họ được phép quay trở về với gia đình. Theo ý nghĩa tương tự, Chúa Jêsus đã phục theo hay trao phó cho quyền lực của Satan để Ngài sẽ chịu "đóng đinh trên thập tự giá và giết đi". "Ý định trước" là một cụm từ rất thú vị. "Định trước" ra từ chữ horizo từ đó chúng ta mới có từ "horizon". Từ nầy có nghĩa là "đánh dấu đường biên giới". “Ý định” hay chương trình của Đức Chúa Trời đã đánh dấu rồi những đường biên giới cuộc sống của Chúa Jêsus. Sự chết của Ngài chẳng phải là một sự tình cờ, mà đó là chương trình đời đời của Đức Chúa Trời. Khải huyền 13.8 mô tả Ngài là "Chiên Con của Đức Chúa Trời từ khi sáng thế".
"Sự biết trước" ra từ chữ prognosis. Từ nầy có ý nói tới sự biết trước điều chi sẽ xảy ra. Nó cũng có ý nói tới sức mạnh di chuyển một vật gì đó. Hãy cùng tôi suy nghĩ trong một phút xem. Nếu Đức Chúa Trời biết rõ tương lai, thì tương lai khó mà khác với những gì Ngài đã biết rõ nó phải ra thể nào rồi. Nếu Ngài biết rõ tương lai, thì sẽ chẳng có một sự đổi thay nào hết. Vì thế Đức Chúa Trời có cả hai: thấy trước và có quyền. Vị giáo sĩ lỗi lạc người Anh ở Ấn độ là Thomas Walker đã trình bày vấn đề nầy như sau: "Khi chúng ta nói tới sự biết trước của Đức Chúa Trời, chúng ta phải nhớ rằng ngôn ngữ thì tương đối và có hạn. Ngài là Đấng vô hạn, trước mặt Ngài mọi sự cố đang bày ra công khai trong thể trạng đời đời".
B. Sự chết của Chúa Jêsus được hoàn hảo bởi con người tội lỗi.
Chúng ta biết rằng sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá là một phần trong kế hoạch thiêng liêng, nhưng nó cũng do con người tội lỗi mang lại. Phierơ nói với người Do thái trong phân nửa sau của câu 23: "các ngươi đã mượn tay độc ác mà đóng đinh Người trên thập tự giá và giết đi". Các cấp lãnh đạo người Do thái đã cố ý, độc ác và tội lỗi công kích Chúa Jêsus. Họ đã vu cáo Ngài rồi thuê những người làm chứng dối nói lại những lời dối trá của họ. Họ đã phá vỡ một vài luật lệ riêng của họ để kết án Ngài. Họ đã chọn phóng thích cho một kẻ sát nhân bạo lực để chắc chắn cho sự hành quyết Ngài. Họ thù ghét Chúa Jêsus và mong muốn Ngài phải chết. Chúng ta thấy ở đây cả hai khía cạnh Người-Trời nơi sự chết của Chúa Jêsus trên thực tế. Một mặt, đây là chương trình đời đời của Đức Chúa Trời. Mặt khác, đây là hành động của hạng người tội lỗi. Đức Chúa Trời đang tể trị, với sự tể trị ấy Ngài có thể sử dụng các hành vi tội lỗi của con người để hoàn thành các ý định của Ngài.
III. Đức Chúa Cha ĐÃ KHIẾN cho Chúa Jêsus SỐNG LẠI (các câu 24-32).
Ở câu 22, chúng ta đã khoanh tròn chữ "dùng". Ở câu 23, chúng ta khoanh tròn chữ "nộp". Giờ đây, ở câu 24, tôi đã khoanh tròn chữ "sống lại". Đức Chúa Cha đã "dùng" Chúa Jêsus qua những dấu kỳ phép lạ. Ngài đã "nộp" Chúa Jêsus vào tay của con người tội lỗi để đóng đinh trên thập tự giá và giờ đây chúng ta thấy Ngài đã làm cho Chúa Jêsus "sống lại".
A. Sự chết không thể giữ lấy Chúa Jêsus (câu 24).
Tôi thích cách dịch của bản Kinh Thánh NKJV đối với câu 24: "Đức Chúa Trời đã khiến người sống lại, thoát khỏi những nỗi đau của sự chết". Nói như thế là có cảm nhận của một thi sĩ. Bản dịch NASV còn nói toạc thẳng ra. Bản Kinh Thánh nầy nói rằng Đức Chúa Trời: "đặt dấu chấm hết cho đau thương của sự chết". Đức Chúa Trời làm cho "thoát khỏi những nỗi đau của sự chết". "Nỗi đau" hay "đau thương" là một từ cũng thường được sử dụng để mô tả cơn "đau đẻ". Giống như người mẹ sanh con, Chúa Jêsus đã gánh chịu sự chết trong giây phút ấy hầu cho Ngài sẽ mang lại một việc rất vinh hiển!
Nói cách khác, Đức Chúa Cha không để cho Đức Chúa Con phải chết luôn. Phân nửa sau của câu giải thích: "vì nó không thể giữ Người lại dưới quyền nó". MacArthur đưa ra ba lý do tại sao sự chết không thể giữ được Chúa Jêsus. Thứ nhứt, sự chết không thể giữ được Ngài vì QUYỀN PHÉP THIÊNG LIÊNG. Ở Giăng 11.25 Ngài phán: "Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi". Hêbơrơ 2.14 chép: "Vậy thì, vì con cái có phần về huyết và thịt, nên chính Đức Chúa Jêsus cũng có phần vào đó, hầu cho Ngài bởi sự chết mình mà phá diệt kẻ cầm quyền sự chết, là ma quỉ".
Thứ hai, sự chết không thể giữ được Ngài vì LỜI HỨA THIÊNG LIÊNG. Trong Giăng 2.18-22, chúng ta thấy rằng Chúa Jêsus đã đánh đuổi những kẻ đổi bạc ra khỏi đền thờ lần đầu tiên. Người Do thái bị sốc bởi sự phẫn nộ công bình của Ngài và thắc mắc: "Thầy làm như vậy thì cho chúng tôi xem thấy phép lạ chi?" Chúa Jêsus đáp: "Hãy phá đền thờ nầy đi, trong ba ngày ta sẽ dựng lại!" Họ tưởng Ngài điên rồ! Họ nói: "Người ta xây đền thờ nầy mất bốn mươi sáu năm, mà thầy thì sẽ dựng lại trong ba ngày"? Còn Giăng cung ứng cho chúng ta phần giải thích nầy ở các câu 21-22: "Nhưng Ngài nói về đền thờ của thân thể mình. Vậy, sau khi Ngài được từ kẻ chết sống lại rồi, môn đồ gẫm Ngài có nói lời đó, thì tin Kinh Thánh và lời Đức Chúa Jêsus đã phán".
Rất nhiều lần Chúa Jêsus đã hứa với các môn đồ Ngài rằng khi Ngài chết đi, Ngài sẽ sống lại từ kẻ chết. Thí dụ, ở Luca 24.46 Ngài phán: "Có lời chép rằng Đấng Christ phải chịu đau đớn dường ấy, ngày thứ ba sẽ từ kẻ chết sống lại".
Thứ ba, sự chết không thể giữ được Ngài vì MỤC ĐÍCH THIÊNG LIÊNG. Hêbơrơ 2.10 chép: "Thật, Đấng mà muôn vật hướng về Ngài và bởi Ngài, vì muốn đem nhiều con đến sự vinh hiển, thì đã khiến Đấng làm cội rễ sự cứu rỗi của những con ấy, nhờ sự đau đớn mà nên trọn lành, là phải lắm". Ngài đã nếm trải sự chết và đã sống lại để chiếu sáng con đường cho hết thảy ai trong chúng ta chịu tin cậy Ngài.
B. David đã nói tiên tri về sự sống lại (các câu 25-32).
Phierơ không buộc họ phải nghe theo lời nói của ông về sự ấy. Ông đưa họ đến thẳng với Kinh Thánh. Bất cứ một nhà truyền đạo thực nào đều biết rõ bản thân mình không có quyền hành gì. Thẩm quyền của sứ điệp luôn luôn phải bắt rễ trong Lời của Đức Chúa Trời. Ông trưng dẫn từ Thi thiên 16.8-11 và gần như là trừng dẫn từng chữ một từ bản Kinh Thánh 70, là bản dịch Cựu Ước Hy lạp. Phierơ nhắc cho chúng ta nhớ rằng đây là lời lẽ của "David" vị anh hùng vĩ đại và là Vua của Israel xưa. Năm ngoái, chúng ta đã để ra nhiều tháng nghiên cứu cuộc đời của Vua David, là người mà ai cũng biết là "chàng ca sĩ tuyệt vời" của Israel. Đấng Mêsi, Cứu Chúa của Israel hầu đến chính là dòng dõi của David. Chúa Jêsus được nhắc tới trong các sách Tin Lành là "Con của David". Mặc dù David đã viết ra những dòng chữ nầy mấy trăm năm trước đời sống của Đấng Christ, Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã cảm thúc ông và chúng là cái nhìn thoáng ban đầu vào đời sống của Chúa Jêsus.
Như David đã viết, Chúa Jêsus "đã nhìn thấy Chúa luôn luôn". Đức Chúa Cha đã ở bên "tay hữu" của Chúa Jêsus và chẳng bị "rúng động" chút nào. Chàng rễ luôn luôn đứng bên hữu của cô dâu. Trong chiến trận xưa kia, vệ sĩ đứng bên hữu của người lính ngoài chiến trường.
Chúa Jêsus qua David có thể nói rằng "lòng vui vẻ" và "lưỡi mừng rỡ" và "xác thịt Ngài cũng sẽ yên nghĩ trong sự trông cậy" vì Đức Chúa Cha sẽ không để "linh hồn Ngài trong âm phủ". "Âm phủ" là từ Tân Ước tương đương với từ Cựu Ước "sheol" mồ mả, nơi ở của kẻ chết không phải là "âm phủ" như trong bản Kinh Thánh KJV, là nơi hình khổ đời đời.
Đức Chúa Cha sẽ không cho phép "Đấng Thánh [của Ngài, một tước hiệu của Đấng Mêsi] thấy sự hư nát". Đức Chúa Cha sẽ không bỏ Ngài trong mồ mả. Thậm chí thi thể của Ngài sẽ không chịu hư nát. Trong câu 28, Phierơ trưng dẫn: "Chúa đã cho tôi biết đường sự sống". Thi thiên 16.11 dịch câu nầy là: "đường lối sống", ám chỉ rằng Chúa Jêsus đã được đưa trở lại với sự sống trong sự sống lại và đã tìm được "đầy lòng vui mừng" trong sự hiện diện của Đức Chúa Cha.
Sau khi trưng dẫn xong phần Cựu Ước nầy, khi ấy Phierơ nhắc cho đoàn dân đông kia nhớ: "Tổ David ... đã chết và chôn rồi, ngày nay mồ mả người còn ở giữa chúng ta". David không thể nói về chính mình vì thi thể ông chắc chắn đã thấy "sự hư nát". Xương cốt ông đã được chôn cất gần đó. Từ khi David không được sống lại, ông không nói về bản thân mình. Thay vì thế trong câu 30, Phierơ giải thích rằng David đang nói như "một tiên tri" và ông vốn hiểu rõ giao ước hay lời hứa mà Đức Chúa Trời đã lập với ông rằng từ "hậu tự của ông" Chúa sẽ "dấy Đấng Christ lên ngồi trên ngai của ông".
Vì thế, David đã "nói trước về sự sống lại của Đấng Christ rằng: Ngài chẳng bị để nơi Âm phủ, và xác thịt Ngài chẳng thấy sự hư nát". Phierơ kết luận sự dạy nầy về sự sống lại bằng cách lặp lại ở câu 32 những gì ông đã nói trong câu 24: "Nhưng Đức Chúa Trời đã khiến Người [Chúa Jêsus] sống lại". Khi ấy ông nhắc cho họ nhớ rằng họ, các môn đồ thảy đều "làm chứng" về sự sống lại.
Phierơ chỉ ra rằng điều nầy không đề cập tới David vì nhà vua đã "chết và chôn rồi" và "mồ mả người" còn ở đó mà họ đã nhìn thấy. Thay vì thế, lời tiên tri chỉ qua David tới Chúa Jêsus là "hậu tự người". Ông đã nói "về sự sống lại của Đấng Christ".
Phierơ nói rằng Đức Chúa Trời đã "khiến Chúa Jêsus sống lại" và về sự thực hết thảy họ đều "làm chứng". Như 1.3 nói Chúa Jêsus "Sau khi chịu đau đớn rồi, thì trước mặt các sứ đồ, Ngài lấy nhiều chứng cớ tỏ ra mình là sống", trải qua một thời gian "bốn mươi ngày". Mọi kinh nghiệm của họ với Đấng Christ phục sinh chuyển họ sang tình cảm phải rao giảng những tin tức tốt lành!
IV. Đức Chúa Cha TÔN CAO Chúa Jêsus (các câu 33a, 34-36).
Chúng ta đã nhìn thấy ở câu 22 rằng Đức Chúa Cha đã "dùng" Chúa Jêsus. Ở câu 23, Ngài đã "nộp" Chúa Jêsus. Ở câu 24, và một lần nữa trong 32, Đức Chúa Cha đã "khiến Chúa Jêsus sống lại". Giờ đây, hãy lưu ý câu 33. Ở đây tôi đã khoanh tròn chữ "được đem lên". Chúa Jêsus đã được "đem lên bên hữu Đức Chúa Trời". Sau sự chết, sự chôn và sự sống lại, Chúa Jêsus đã được "đem lên" địa vị vinh hiển, quyền phép trước kia của Ngài ở bên cạnh Đức Chúa Cha. Philíp 2.5-11 cho chúng ta biết thể nào Đức Chúa Cha đã và sẽ tôn vinh Đức Chúa Con: "Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự. Cũng vì đó nên Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao, và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh, hầu cho nghe đến danh Đức Chúa Jêsus, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha".
Thi thiên 24.7-10 về mặt tiên tri tô vẽ bối cảnh trên thiên đàng khi hai cánh cổng mở ra và "Vua vinh hiển" trở về với địa vị được tôn cao của Ngài. Thật đáng ca tụng là dường nào! "Hỡi các cửa, hãy cất đầu lên! Hỡi các cửa đời đời, hãy mở cao lên! Thì Vua vinh hiển sẽ vào. Vua vinh hiển nầy là ai? Ấy là Đức Giê-hô-va có sức lực và quyền năng, Đức Giê-hô-va mạnh dạn trong chiến trận. Hỡi các cửa, hãy cất đầu lên! Hỡi các cửa đời đời, hãy mở cao lên, thì vua vinh hiển sẽ vào. Vua vinh hiển nầy là ai? Ấy là Đức Giê-hô-va vạn quân, chính Ngài là Vua vinh hiển".
Khi chúng ta bước sang câu 34-35 trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, một lần nữa Phierơ trưng dẫn từ David, lần nầy ở Thi thiên 110. Ông nói rõ rằng: "Vì vua Đa-vít chẳng hề lên trời", ông đang viết rõ ràng về Đấng Mêsi khi ông nói: "Chúa đã phán cùng Chúa tôi rằng: Hãy ngồi bên hữu ta, Cho đến chừng nào ta để kẻ thù nghịch ngươi dưới chân ngươi, đặng làm bệ cho ngươi". Hãy nghe theo thẩm quyền nơi phần trưng dẫn rất hay của Phierơ ở câu 36: "Vậy, cả nhà Y-sơ-ra-ên khá biết chắc rằng Đức Chúa Trời đã tôn Jêsus nầy, mà các ngươi đã đóng đinh trên thập tự giá, làm Chúa và Đấng Christ".
V. Đức Chúa Cha CÔNG NHẬN Chúa Jêsus (các câu 33b, 37-39).
Chúng ta đã nhìn thấy thể nào Đức Chúa Trời đã dùng, đã nộp, đã khiến sống lại, và đã đem Chúa Jêsus lên. Bây giờ, hãy quan sát thật kỹ phân nửa cuối của câu 33 để thấy mảng chứng cớ sau cùng cho thấy Chúa Jêsus là Cứu Chúa của thế gian.
A. Đức Chúa Cha công nhận Chúa Jêsus bằng cách sai Đức Thánh Linh đến (câu 33b).
Phierơ nói rằng Chúa Jêsus đã trở về bên tay hữu của Đức Chúa Cha "nhận lấy Đức Thánh Linh mà Cha đã hứa ban cho". Mặc dù câu nầy không nằm trong phân đoạn Kinh Thánh gốc, tôi nói rằng Đức Chúa Cha đã CÔNG NHẬN Chúa Jêsus, trong đó Ngài đã làm ứng nghiệm lời hứa của Ngài về Đức Thánh Linh.
Khi Chúa Jêsus thăng thiên về trời, Ngài phán cùng các môn đồ rằng: "Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất" (Công Vụ các Sứ Đồ 1.8).
Ở nhiều cơ hội, Chúa Jêsus đã hứa sai Đấng Yên Ủi, Đấng Nâng Đỡ đến ngự bên trong và mặc lấy quyền phép cho các môn đồ. Trong Giăng 16.7, Chúa Jêsus phán: "Dầu vậy, ta nói thật cùng các ngươi: Ta đi là ích lợi cho các ngươi; vì nếu ta không đi, Đấng Yên ủi sẽ không đến cùng các ngươi đâu; song nếu ta đi, thì ta sẽ sai Ngài đến". Phierơ đã khẳng định với người Do thái vào ngày Lễ Ngũ Tuần chính phép báptêm bằng Đức Thánh Linh ban đầu ấy "như các ngươi đang thấy và nghe".
B. Đức Chúa Cha công nhận Chúa Jêsus bằng cách làm ra sự cứu rỗi và Đức Thánh Linh ngự ở trong lòng đương nhiên cho mọi người nào có lòng tin (các câu 37-39).
Đoàn dân đông người Do thái đã nghe điều nầy và "trong lòng cảm động". Câu nầy ở thì hoàn thành cho họ. Họ đã tin sứ điệp và đã kêu la: "Hỡi anh em, chúng ta phải làm chi?" Thắc mắc quan trọng nhất bất cứ ai cũng có thể đưa ra là "Tôi sẽ xử thế nào với Chúa Jêsus?" Đây là một câu hỏi mà chúng ta mỗi người phải trả lời. Phierơ nói họ cần phải "hối cải". Đây là từ ngữ rất có quyền lực, ý nói phải xây 180o khỏi tội lỗi của chúng ta mà xây lại với Đức Chúa Trời, xưng ra tình trạng tội lỗi của mình với Ngài và đặt đức tin mình chỉ nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Kế đó, ông nói: "ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus chịu phép báp-tem, để được tha tội mình". Cả Kinh Thánh đều nói rõ rằng chỉ có đức tin mới được cứu, chớ không phải phép báptêm. Ăn năn và đức tin là những hành động riêng lẽ. Báptêm là một hành động công khai. Phierơ đòi một dấu bề ngoài về sự ăn năn bề trong của họ giống như Giăng Báptít đã đòi. Không có một chức năng môn đồ kín nhiệm nào cả. Nếu bạn đã được cứu, bạn cần phải đồng hoá công khai với Chúa Jêsus trong phép báptêm.
Phierơ hứa với mọi người nghe ông giảng rằng nếu họ chịu xây lại với Chúa Jêsus, họ cũng sẽ "được lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh". Hơn nữa, ông nói: "Vì lời hứa thuộc về các ngươi, con cái các ngươi, và thuộc về hết thảy mọi người ở xa, tức là bao nhiêu người mà Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta sẽ gọi". Kể từ ngày Lễ Ngũ Tuần, người nào kêu cầu nơi Chúa thì được cứu (câu 21), được nhận lãnh Đức Thánh Linh. I Côrinhtô 12.13: "Vì chưng chúng ta hoặc người Giu-đa, hoặc người Gờ-réc, hoặc tôi mọi, hoặc tự chủ, đều đã chịu phép báp-têm chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân; và chúng ta đều đã chịu uống chung một Thánh Linh nữa". Bạn có chịu ăn năn và nhận lãnh Đức Thánh Linh hôm nay không?
Phải đấy, có một trường hợp. Bằng chứng phải thuyết phục. Phần làm chứng đáng tin nhất trong mọi chứng cớ đã được chứng nhận. Giờ đây, bạn phải trở thành bồi thẩm đoàn. Cái khác biệt duy nhứt, ấy là bạn phải chuyển sự phán xét về ngay chính bản thân mình. Liệu bạn có chịu tin nơi Chúa Jêsus không? Liệu bạn có chịu dâng đời sống mình để bước theo Ngài không? Nếu bạn chịu tin, hết thảy những lời hứa của Đức Chúa Cha trong Đấng Christ sẽ thuộc về bạn cho đến đời đời. Tôi nguyện rằng bạn sẽ sống giống như những người dân làng Samari kia, họ đã nói trong Giăng 4.42: "Ấy không còn phải vì điều ngươi đã nói với chúng ta mà chúng ta tin đâu; vì chính chúng ta đã nghe Ngài, và biết rằng chính Ngài thật là Cứu Chúa của thế gian".
Công Vụ các Sứ Đồ 2.22-39
Ở đây tại Hội Thánh Cornerstone, chúng ta chủ yếu dạy Kinh Thánh từng câu một. Nói như thế có nghĩa là bất cứ bài giảng nào được phát ra vào sáng Chúa nhựt, những tín đồ đi nhóm đều đặn đều biết rõ chính xác tôi sẽ giảng từ đoạn Kinh Thánh nào, vì tôi sẽ nói tiếp theo chỗ mà tôi đã chừa lại vào Chúa nhựt vừa qua. Chúng ta nghiên cứu Kinh Thánh theo cách nầy vì chúng ta muốn biết rõ Kinh Thánh dạy điều gì. Ngay bây giờ, chúng ta đang ở trong phần nghiên cứu liên tục sách Công Vụ các Sứ Đồ. Công Vụ các Sứ Đồ là sách Tân Ước mô tả những gì đã diễn ra trong những ngày sau khi Chúa Jêsus phục sinh. Sách ấy chép lại sự giáng lâm của Đức Thánh Linh và sự lớn lên của Hội Thánh đầu tiên. Thật là thú vị khi thấy thể nào Chúa đã định cho những việc mà phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta là bài giảng của Phierơ vào ngày lễ Ngũ Tuần nói về sự phục sinh của Đấng Christ. Chúa nhựt Phục sinh, phân đoạn Kinh Thánh gốc nói tới Lễ Phục Sinh hay tôi thích gọi phân đoạn nầy là như thế!
Phân đoạn Kinh Thánh gốc hôm nay là bài giảng về Lễ Ngũ Tuần của Phierơ. Đây là bài giảng đầu tiên của kỷ nguyên Hội Thánh. Trong ngày lễ nầy của dân Israel, chỉ 50 ngày sau khi Chúa Jêsus phục sinh và 10 ngày sau khi Ngài thăng thiên về trời, Đức Chúa Trời đã sai Đức Thánh Linh giáng lâm trên Hội Thánh. Nguyên 120 môn đồ đã được "đầy dẫy Đức Thánh Linh" và họ "khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Đức Thánh Linh cho mình nói" (câu 4). Họ không nói lảm nhảm, lắp bắp khó hiểu. Đây không phải là lối nói trong trạng thái mê mẫn đâu. Thay vì thế, những lữ khách Do thái đang nói nhiều thứ tiếng từ khắp mọi nơi trên thế giới đã nói: "chúng ta đều nghe họ lấy tiếng chúng ta mà nói những sự cao trọng của Đức Chúa Trời" (câu 11).
Đây là một phép lạ đáng kinh ngạc vì người nghe đã "sợ hãi, không biết nghĩ làm sao". Họ phải chia ra thành hai trại quân. Có người muốn biết nhiều thêm. Họ thích thú tò mò hỏi: "Việc nầy là nghĩa làm sao?" Nhiều người khác thì phê phán và nhạo báng, họ nói: "Họ say rượu mới đó" (các câu 12-13).
Vào một sáng Chúa nhựt phục sinh, tôi vẫn hình dung chúng ta đều có cả hai động thái nầy đã biểu lộ ra ở giữa vòng chúng ta. Một số người trong chúng ta tin và chúng ta muốn biết nhiều thêm. Đấy là lý do tại sao chúng ta có mặt ở đây. Nhiều người khác có mặt ở đây vì nhiều lý do lắm, có lẽ vì ai đó đã đưa họ đến, và họ cứ mãi nhạo báng.
Phierơ là phát ngôn viên của Hội Thánh. Chính nhân vật nầy đã khóc lóc cay đắng sau khi chối Chúa Jêsus giờ đây, chỉ hơn một tháng sau ông rao giảng Ngài là Cứu Chúa của thế gian. Khi tôi đọc các câu nầy, tôi nghĩ Phierơ giống như vị quan toà đang giới thiệu vụ án của mình ở trước pháp đình vậy. Ông đã xem xét Kinh Thánh từ sách tiên tri Giôên ở các câu 17-21. Tiếp đến, ông chọn ra 5 mảng chứng cớ để thuyết phục những người Do thái kia và chúng ta, những người dân Ngoại ngày nay phải tin rằng Chúa Jêsus là là Đấng Christ, Đấng Mêsi Cứu Chúa của thế gian. Tôi hy vọng đến lúc chúng ta hoàn tất, quí vị cũng bị thuyết phục về Đấng Cứu Thế nữa.
I. Đức Chúa Cha ĐÃ DÙNG Chúa Jêsus (câu 22).
Ở giữa câu 22, tôi đã khoanh tròn chữ "dùng". Nương vào bản dịch Kinh Thánh của bạn, câu nầy có thể chép là "bằng lòng" hay "chỉ định". Ở vào bất cứ trường hợp nào, ý nghĩa cũng như nhau. Từ ngữ Hy lạp có ý nói tới việc trưng bày một món đồ, nhưng nó mang ý tưởng khẳng định tính hợp lệ chắc chắn của món đồ đó. Nếu bạn đã tốt nghiệp từ trường trung hay đại học thì bạn có một chứng chỉ. Chứng chỉ đó khẳng định hay chứng thực các lẽ thực về sự bạn đã tốt nghiệp. Khi Phierơ đưa trường hợp ông cho rằng Chúa Jêsus là Cứu Chúa của thế gian, ông đưa ra bằng chứng đáng tin cậy nhất trong mọi chứng cớ. Ông nói ở câu 22 rằng Đức Chúa Trời đã "dùng" Chúa Jêsus. Ông đã thành thực trình bày và khẳng định bởi chính mình Đức Chúa Cha. Giờ đây, chúng ta hãy chia câu nầy ra thành hai phần:
A. Đức Chúa Cha đã làm ra nhiều dấu lạ qua Chúa Jêsus.
Phierơ nhắc tới đoàn dân đông là "Hỡi người Israel" đề cập tới toàn bộ dân Do thái bị tản lạc trên khắp thế giới. Tiếp đến, ông gọi Chúa bằng tước hiệu "Đức Chúa Chúa Jêsus ở Nazarét". Tất nhiên, "Nazarét" là ngôi làng nhỏ, không quan trọng trong xứ Galilê, là quê hương của Giôsép và Mary. Đây là thị trấn quê hương của Chúa Jêsus và tước hiệu nầy nhấn mạnh phần nhân tính của Ngài. Trong con mắt của thế gian, Ngài chẳng là gì, xuất thân từ một chốn cũng chẳng có gì quan trọng. Ngài đúng là một khuôn mặt vô danh ở trong đám đông. 17 lần khắp cả Tân Ước, Chúa Jêsus được đề cập tới với tư thế nầy. Nathanaên đã thắc mắc: "Há có vật gì tốt ra từ Na-xa-rét được sao?" (Giăng 1.46). Trong Mác 1.24, khi Chúa Jêsus tiếp cận một kẻ bị quỉ ám, tà linh đã nói tới Ngài bằng cách nầy. Chúng nói: "Hỡi Jêsus, người Na-xa-rét, chúng tôi với Ngài có sự gì chăng? Ngài đến để diệt chúng tôi sao? Tôi biết Ngài là ai: là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời!"
Trong bóng tối của Vườn Ghếtsêmanê, lúc mấy tên lính đến để bắt Chúa Jêsus, Ngài hỏi chúng: "Các ngươi tìm ai?" Chúng đáp: "Tìm Jêsus người Na-xa-rét" (Giăng 18.4-5). Khi Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá, Philát đã cho treo một tấm bảng đặt phía trên đầu của Ngài: "JÊSUS NGƯỜI NA-XA-RÉT, Là VUA DÂN GIU-ĐA" (Giăng 19.19). Chúa Jêsus rất nổi tiếng. Tất cả người Do thái đã nghe nói về "Jêsus người Nazarét", kẻ chẳng ra gì nầy xuất thân từ một chỗ cũng không có tiếng tăm chi hết đã dấy lên tới chỗ được lòng người như thế trước khi bị kết án giống như tội phạm phản bội. "Jêsus ở Nazarét" nầy quả thực là một "Con Người". Ngài đã dự vào nhân tánh của chúng ta với sự đầy dẫy nhất của nó. Tuy nhiên, Ngài đã được "Đức Chúa Trời đã dùng làm việc quyền phép, sự lạ và dấu lạ ở giữa các ngươi".
Cái điều làm cho Chúa Jêsus được nổi tiếng là do tất cả "việc quyền phép, sự lạ và dấu lạ mà Đức Chúa Trời đã làm qua Ngài". Chúng ta hãy nhìn vào ba từ nầy: "Quyền phép" ra từ chữ Hy lạp dunamis là chữ mà từ đó chúng ta mới có chữ "dynamite" (chất nổ) và "dynamic" [động lực]. Đây là những việc làm đầy quyền năng hay sức mạnh. "Sự lạ" ra từ chữ teras đã được dùng để mô tả một việc gây kinh ngạc hoặc tự nhiên làm cho giật mình. "Dấu lạ" dịch từ chữ semeion có nghĩa là "đồng hồ báo". Vậy là Đức Chúa Cha đã xác chứng sự thực Chúa Jêsus là Con của Ngài, là Cứu Chúa của thế gian bởi các "dấu lạ" về những quyền phép đáng giật mình, đầy quyền năng.
Hãy suy nghĩ về phép lạ đầu tiên của Chúa Jêsus. Tại tiệc cưới trong xứ Cana, Ngài đã biến nước thành rượu. Bên sườn núi nhiều thảm cỏ xanh cận bờ biển xứ Galilê, Ngài đã cho 5.000 người đờn ông thêm nhiều phụ nữ và trẻ em với bữa ăn trưa của một thiếu niên. Ngài đã đi bộ trên mặt nước khi biển cả sôi động giông tố. Ngài đã khiến cho một người bị bại từ thuở sanh ra nhảy múa với sự vui mừng. Ngài đã phục hồi các chi đã bị hư hỏng của người phung. Ngài đã làm cho Laxarơ và nhiều người khác sống lại từ kẻ chết. Chúa Jêsus đã làm nhiều phép lạ mà chẳng một ai khác có thể làm được.
B. Người Do thái đã chứng kiến các dấu lạ thật kỳ diệu nầy từ Chúa Jêsus.
Đặc biệt hãy chú ý những điều Phierơ nói ở phần cuối câu. Ông nói rằng Đức Chúa Trời đã làm những dấu lạ nầy qua Chúa Jêsus "ở giữa các ngươi". Ông nói với người Do thái "chính các ngươi đều biết". Một số trong những người nầy đã ăn bánh và cá từ tay Ngài phát ra. Một số trong họ đã có những người thân hay bạn bè được chữa lành. Tất cả họ đều đã nghe nói về Đấng Làm Phép Lạ. Những việc nầy chẳng còn là kín nhiệm nữa. Như Phaolô về sau đã nói với Vua At-ríp-ba trong Công Vụ các Sứ Đồ 26.26: "Vua biết rõ các sự nầy; lại tôi bền lòng tâu vì tin rằng chẳng có điều nào vua không biết; vì mọi việc đó chẳng làm ra cách chùng vụng đâu".
Những tấm biển báo hiệu giao thông chỉ cho chúng ta đi theo đúng hướng. Chúng giúp chúng ta đến được nơi mình muốn đến. Các phép lạ đầy năng quyền nầy là "dấu" để chỉ cho loài người biết về Đấng Christ để họ sẽ được cứu. Nicôđem, người Pharisi đã đến với Chúa Jêsus cách kín nhiệm đã hiểu rõ điều nầy. Ngài phán trong Giăng 3.2: "Thưa thầy, chúng tôi biết thầy là giáo sư từ Đức Chúa Trời đến; vì những phép lạ thầy đã làm đó, nếu Đức Chúa Trời chẳng ở cùng, thì không ai làm được". Vì vậy các việc lạ lùng của Chúa Jêsus là phương thức xác chứng hay khẳng định Chúa Jêsus quả thực là Con của Ngài.
II. Đức Chúa Cha ĐÃ NỘP Chúa Jêsus (câu 23).
Ở câu 22, tôi đã khoanh tròn chữ "dùng". Ở câu 23, tôi khoanh tròn chữ "nộp". Đức Chúa Trời vừa "dùng" Chúa Jêsus bằng những dấu kỳ phép lạ và đã "nộp" Ngài để chịu đóng đinh trên thập tự giá.
A. Sự chết của Chúa Jêsus rất hoàn hảo bởi chương trình đời đời của Ngài.
Bạn có bao giờ lấy làm lạ tại sao một khi Chúa Jêsus là Con của Đức Chúa Trời, Ngài lại tự mình chịu đóng đinh trên thập tự giá chứ? Người Do thái đã thắc mắc chính câu hỏi đó. Trong khi Ngài chịu chết trên thập tự giá, có người đã nói: "Nó đã cứu kẻ khác; nếu nó là Đấng Christ, Đấng Đức Chúa Trời đã lựa, thì hãy cứu mình đi!" (Luca 23.35). Họ chẳng được gì cả. Họ chẳng hiểu rằng chính chương trình của Đức Chúa Trời dành cho Chúa Jêsus là phải chịu chết như thế đó. Họ không hiểu Kinh Thánh Cựu Ước đã có chép: "Đức Giê-hô-va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người, và khiến gặp sự đau ốm. Sau khi đã dâng mạng sống người làm tế chuộc tội..." (Êsai 53.10).
Hãy xem kỹ câu 23. Ngài đã "bị nộp theo ý định trước và sự biết trước của Đức Chúa Trời". "Bị nộp" ra từ chữ ekdotos có ý nói "phó cho, phục theo". Theo văn chương cổ điển Hy lạp, chữ nầy mô tả một đoàn quân đã đầu hàng, phục theo kẻ thù nghịch của họ. Sau khi Tướng Lee đầu hàng Tướng Grant ở Appomattox Courthouse và cuộc Nội Chiến đi tới mức cuối, các binh sĩ của miền Nam phải đầu hàng hoặc "giao nộp" vũ khí của họ trước khi họ được phép quay trở về với gia đình. Theo ý nghĩa tương tự, Chúa Jêsus đã phục theo hay trao phó cho quyền lực của Satan để Ngài sẽ chịu "đóng đinh trên thập tự giá và giết đi". "Ý định trước" là một cụm từ rất thú vị. "Định trước" ra từ chữ horizo từ đó chúng ta mới có từ "horizon". Từ nầy có nghĩa là "đánh dấu đường biên giới". “Ý định” hay chương trình của Đức Chúa Trời đã đánh dấu rồi những đường biên giới cuộc sống của Chúa Jêsus. Sự chết của Ngài chẳng phải là một sự tình cờ, mà đó là chương trình đời đời của Đức Chúa Trời. Khải huyền 13.8 mô tả Ngài là "Chiên Con của Đức Chúa Trời từ khi sáng thế".
"Sự biết trước" ra từ chữ prognosis. Từ nầy có ý nói tới sự biết trước điều chi sẽ xảy ra. Nó cũng có ý nói tới sức mạnh di chuyển một vật gì đó. Hãy cùng tôi suy nghĩ trong một phút xem. Nếu Đức Chúa Trời biết rõ tương lai, thì tương lai khó mà khác với những gì Ngài đã biết rõ nó phải ra thể nào rồi. Nếu Ngài biết rõ tương lai, thì sẽ chẳng có một sự đổi thay nào hết. Vì thế Đức Chúa Trời có cả hai: thấy trước và có quyền. Vị giáo sĩ lỗi lạc người Anh ở Ấn độ là Thomas Walker đã trình bày vấn đề nầy như sau: "Khi chúng ta nói tới sự biết trước của Đức Chúa Trời, chúng ta phải nhớ rằng ngôn ngữ thì tương đối và có hạn. Ngài là Đấng vô hạn, trước mặt Ngài mọi sự cố đang bày ra công khai trong thể trạng đời đời".
B. Sự chết của Chúa Jêsus được hoàn hảo bởi con người tội lỗi.
Chúng ta biết rằng sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá là một phần trong kế hoạch thiêng liêng, nhưng nó cũng do con người tội lỗi mang lại. Phierơ nói với người Do thái trong phân nửa sau của câu 23: "các ngươi đã mượn tay độc ác mà đóng đinh Người trên thập tự giá và giết đi". Các cấp lãnh đạo người Do thái đã cố ý, độc ác và tội lỗi công kích Chúa Jêsus. Họ đã vu cáo Ngài rồi thuê những người làm chứng dối nói lại những lời dối trá của họ. Họ đã phá vỡ một vài luật lệ riêng của họ để kết án Ngài. Họ đã chọn phóng thích cho một kẻ sát nhân bạo lực để chắc chắn cho sự hành quyết Ngài. Họ thù ghét Chúa Jêsus và mong muốn Ngài phải chết. Chúng ta thấy ở đây cả hai khía cạnh Người-Trời nơi sự chết của Chúa Jêsus trên thực tế. Một mặt, đây là chương trình đời đời của Đức Chúa Trời. Mặt khác, đây là hành động của hạng người tội lỗi. Đức Chúa Trời đang tể trị, với sự tể trị ấy Ngài có thể sử dụng các hành vi tội lỗi của con người để hoàn thành các ý định của Ngài.
III. Đức Chúa Cha ĐÃ KHIẾN cho Chúa Jêsus SỐNG LẠI (các câu 24-32).
Ở câu 22, chúng ta đã khoanh tròn chữ "dùng". Ở câu 23, chúng ta khoanh tròn chữ "nộp". Giờ đây, ở câu 24, tôi đã khoanh tròn chữ "sống lại". Đức Chúa Cha đã "dùng" Chúa Jêsus qua những dấu kỳ phép lạ. Ngài đã "nộp" Chúa Jêsus vào tay của con người tội lỗi để đóng đinh trên thập tự giá và giờ đây chúng ta thấy Ngài đã làm cho Chúa Jêsus "sống lại".
A. Sự chết không thể giữ lấy Chúa Jêsus (câu 24).
Tôi thích cách dịch của bản Kinh Thánh NKJV đối với câu 24: "Đức Chúa Trời đã khiến người sống lại, thoát khỏi những nỗi đau của sự chết". Nói như thế là có cảm nhận của một thi sĩ. Bản dịch NASV còn nói toạc thẳng ra. Bản Kinh Thánh nầy nói rằng Đức Chúa Trời: "đặt dấu chấm hết cho đau thương của sự chết". Đức Chúa Trời làm cho "thoát khỏi những nỗi đau của sự chết". "Nỗi đau" hay "đau thương" là một từ cũng thường được sử dụng để mô tả cơn "đau đẻ". Giống như người mẹ sanh con, Chúa Jêsus đã gánh chịu sự chết trong giây phút ấy hầu cho Ngài sẽ mang lại một việc rất vinh hiển!
Nói cách khác, Đức Chúa Cha không để cho Đức Chúa Con phải chết luôn. Phân nửa sau của câu giải thích: "vì nó không thể giữ Người lại dưới quyền nó". MacArthur đưa ra ba lý do tại sao sự chết không thể giữ được Chúa Jêsus. Thứ nhứt, sự chết không thể giữ được Ngài vì QUYỀN PHÉP THIÊNG LIÊNG. Ở Giăng 11.25 Ngài phán: "Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi". Hêbơrơ 2.14 chép: "Vậy thì, vì con cái có phần về huyết và thịt, nên chính Đức Chúa Jêsus cũng có phần vào đó, hầu cho Ngài bởi sự chết mình mà phá diệt kẻ cầm quyền sự chết, là ma quỉ".
Thứ hai, sự chết không thể giữ được Ngài vì LỜI HỨA THIÊNG LIÊNG. Trong Giăng 2.18-22, chúng ta thấy rằng Chúa Jêsus đã đánh đuổi những kẻ đổi bạc ra khỏi đền thờ lần đầu tiên. Người Do thái bị sốc bởi sự phẫn nộ công bình của Ngài và thắc mắc: "Thầy làm như vậy thì cho chúng tôi xem thấy phép lạ chi?" Chúa Jêsus đáp: "Hãy phá đền thờ nầy đi, trong ba ngày ta sẽ dựng lại!" Họ tưởng Ngài điên rồ! Họ nói: "Người ta xây đền thờ nầy mất bốn mươi sáu năm, mà thầy thì sẽ dựng lại trong ba ngày"? Còn Giăng cung ứng cho chúng ta phần giải thích nầy ở các câu 21-22: "Nhưng Ngài nói về đền thờ của thân thể mình. Vậy, sau khi Ngài được từ kẻ chết sống lại rồi, môn đồ gẫm Ngài có nói lời đó, thì tin Kinh Thánh và lời Đức Chúa Jêsus đã phán".
Rất nhiều lần Chúa Jêsus đã hứa với các môn đồ Ngài rằng khi Ngài chết đi, Ngài sẽ sống lại từ kẻ chết. Thí dụ, ở Luca 24.46 Ngài phán: "Có lời chép rằng Đấng Christ phải chịu đau đớn dường ấy, ngày thứ ba sẽ từ kẻ chết sống lại".
Thứ ba, sự chết không thể giữ được Ngài vì MỤC ĐÍCH THIÊNG LIÊNG. Hêbơrơ 2.10 chép: "Thật, Đấng mà muôn vật hướng về Ngài và bởi Ngài, vì muốn đem nhiều con đến sự vinh hiển, thì đã khiến Đấng làm cội rễ sự cứu rỗi của những con ấy, nhờ sự đau đớn mà nên trọn lành, là phải lắm". Ngài đã nếm trải sự chết và đã sống lại để chiếu sáng con đường cho hết thảy ai trong chúng ta chịu tin cậy Ngài.
B. David đã nói tiên tri về sự sống lại (các câu 25-32).
Phierơ không buộc họ phải nghe theo lời nói của ông về sự ấy. Ông đưa họ đến thẳng với Kinh Thánh. Bất cứ một nhà truyền đạo thực nào đều biết rõ bản thân mình không có quyền hành gì. Thẩm quyền của sứ điệp luôn luôn phải bắt rễ trong Lời của Đức Chúa Trời. Ông trưng dẫn từ Thi thiên 16.8-11 và gần như là trừng dẫn từng chữ một từ bản Kinh Thánh 70, là bản dịch Cựu Ước Hy lạp. Phierơ nhắc cho chúng ta nhớ rằng đây là lời lẽ của "David" vị anh hùng vĩ đại và là Vua của Israel xưa. Năm ngoái, chúng ta đã để ra nhiều tháng nghiên cứu cuộc đời của Vua David, là người mà ai cũng biết là "chàng ca sĩ tuyệt vời" của Israel. Đấng Mêsi, Cứu Chúa của Israel hầu đến chính là dòng dõi của David. Chúa Jêsus được nhắc tới trong các sách Tin Lành là "Con của David". Mặc dù David đã viết ra những dòng chữ nầy mấy trăm năm trước đời sống của Đấng Christ, Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã cảm thúc ông và chúng là cái nhìn thoáng ban đầu vào đời sống của Chúa Jêsus.
Như David đã viết, Chúa Jêsus "đã nhìn thấy Chúa luôn luôn". Đức Chúa Cha đã ở bên "tay hữu" của Chúa Jêsus và chẳng bị "rúng động" chút nào. Chàng rễ luôn luôn đứng bên hữu của cô dâu. Trong chiến trận xưa kia, vệ sĩ đứng bên hữu của người lính ngoài chiến trường.
Chúa Jêsus qua David có thể nói rằng "lòng vui vẻ" và "lưỡi mừng rỡ" và "xác thịt Ngài cũng sẽ yên nghĩ trong sự trông cậy" vì Đức Chúa Cha sẽ không để "linh hồn Ngài trong âm phủ". "Âm phủ" là từ Tân Ước tương đương với từ Cựu Ước "sheol" mồ mả, nơi ở của kẻ chết không phải là "âm phủ" như trong bản Kinh Thánh KJV, là nơi hình khổ đời đời.
Đức Chúa Cha sẽ không cho phép "Đấng Thánh [của Ngài, một tước hiệu của Đấng Mêsi] thấy sự hư nát". Đức Chúa Cha sẽ không bỏ Ngài trong mồ mả. Thậm chí thi thể của Ngài sẽ không chịu hư nát. Trong câu 28, Phierơ trưng dẫn: "Chúa đã cho tôi biết đường sự sống". Thi thiên 16.11 dịch câu nầy là: "đường lối sống", ám chỉ rằng Chúa Jêsus đã được đưa trở lại với sự sống trong sự sống lại và đã tìm được "đầy lòng vui mừng" trong sự hiện diện của Đức Chúa Cha.
Sau khi trưng dẫn xong phần Cựu Ước nầy, khi ấy Phierơ nhắc cho đoàn dân đông kia nhớ: "Tổ David ... đã chết và chôn rồi, ngày nay mồ mả người còn ở giữa chúng ta". David không thể nói về chính mình vì thi thể ông chắc chắn đã thấy "sự hư nát". Xương cốt ông đã được chôn cất gần đó. Từ khi David không được sống lại, ông không nói về bản thân mình. Thay vì thế trong câu 30, Phierơ giải thích rằng David đang nói như "một tiên tri" và ông vốn hiểu rõ giao ước hay lời hứa mà Đức Chúa Trời đã lập với ông rằng từ "hậu tự của ông" Chúa sẽ "dấy Đấng Christ lên ngồi trên ngai của ông".
Vì thế, David đã "nói trước về sự sống lại của Đấng Christ rằng: Ngài chẳng bị để nơi Âm phủ, và xác thịt Ngài chẳng thấy sự hư nát". Phierơ kết luận sự dạy nầy về sự sống lại bằng cách lặp lại ở câu 32 những gì ông đã nói trong câu 24: "Nhưng Đức Chúa Trời đã khiến Người [Chúa Jêsus] sống lại". Khi ấy ông nhắc cho họ nhớ rằng họ, các môn đồ thảy đều "làm chứng" về sự sống lại.
Phierơ chỉ ra rằng điều nầy không đề cập tới David vì nhà vua đã "chết và chôn rồi" và "mồ mả người" còn ở đó mà họ đã nhìn thấy. Thay vì thế, lời tiên tri chỉ qua David tới Chúa Jêsus là "hậu tự người". Ông đã nói "về sự sống lại của Đấng Christ".
Phierơ nói rằng Đức Chúa Trời đã "khiến Chúa Jêsus sống lại" và về sự thực hết thảy họ đều "làm chứng". Như 1.3 nói Chúa Jêsus "Sau khi chịu đau đớn rồi, thì trước mặt các sứ đồ, Ngài lấy nhiều chứng cớ tỏ ra mình là sống", trải qua một thời gian "bốn mươi ngày". Mọi kinh nghiệm của họ với Đấng Christ phục sinh chuyển họ sang tình cảm phải rao giảng những tin tức tốt lành!
IV. Đức Chúa Cha TÔN CAO Chúa Jêsus (các câu 33a, 34-36).
Chúng ta đã nhìn thấy ở câu 22 rằng Đức Chúa Cha đã "dùng" Chúa Jêsus. Ở câu 23, Ngài đã "nộp" Chúa Jêsus. Ở câu 24, và một lần nữa trong 32, Đức Chúa Cha đã "khiến Chúa Jêsus sống lại". Giờ đây, hãy lưu ý câu 33. Ở đây tôi đã khoanh tròn chữ "được đem lên". Chúa Jêsus đã được "đem lên bên hữu Đức Chúa Trời". Sau sự chết, sự chôn và sự sống lại, Chúa Jêsus đã được "đem lên" địa vị vinh hiển, quyền phép trước kia của Ngài ở bên cạnh Đức Chúa Cha. Philíp 2.5-11 cho chúng ta biết thể nào Đức Chúa Cha đã và sẽ tôn vinh Đức Chúa Con: "Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự. Cũng vì đó nên Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao, và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh, hầu cho nghe đến danh Đức Chúa Jêsus, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha".
Thi thiên 24.7-10 về mặt tiên tri tô vẽ bối cảnh trên thiên đàng khi hai cánh cổng mở ra và "Vua vinh hiển" trở về với địa vị được tôn cao của Ngài. Thật đáng ca tụng là dường nào! "Hỡi các cửa, hãy cất đầu lên! Hỡi các cửa đời đời, hãy mở cao lên! Thì Vua vinh hiển sẽ vào. Vua vinh hiển nầy là ai? Ấy là Đức Giê-hô-va có sức lực và quyền năng, Đức Giê-hô-va mạnh dạn trong chiến trận. Hỡi các cửa, hãy cất đầu lên! Hỡi các cửa đời đời, hãy mở cao lên, thì vua vinh hiển sẽ vào. Vua vinh hiển nầy là ai? Ấy là Đức Giê-hô-va vạn quân, chính Ngài là Vua vinh hiển".
Khi chúng ta bước sang câu 34-35 trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, một lần nữa Phierơ trưng dẫn từ David, lần nầy ở Thi thiên 110. Ông nói rõ rằng: "Vì vua Đa-vít chẳng hề lên trời", ông đang viết rõ ràng về Đấng Mêsi khi ông nói: "Chúa đã phán cùng Chúa tôi rằng: Hãy ngồi bên hữu ta, Cho đến chừng nào ta để kẻ thù nghịch ngươi dưới chân ngươi, đặng làm bệ cho ngươi". Hãy nghe theo thẩm quyền nơi phần trưng dẫn rất hay của Phierơ ở câu 36: "Vậy, cả nhà Y-sơ-ra-ên khá biết chắc rằng Đức Chúa Trời đã tôn Jêsus nầy, mà các ngươi đã đóng đinh trên thập tự giá, làm Chúa và Đấng Christ".
V. Đức Chúa Cha CÔNG NHẬN Chúa Jêsus (các câu 33b, 37-39).
Chúng ta đã nhìn thấy thể nào Đức Chúa Trời đã dùng, đã nộp, đã khiến sống lại, và đã đem Chúa Jêsus lên. Bây giờ, hãy quan sát thật kỹ phân nửa cuối của câu 33 để thấy mảng chứng cớ sau cùng cho thấy Chúa Jêsus là Cứu Chúa của thế gian.
A. Đức Chúa Cha công nhận Chúa Jêsus bằng cách sai Đức Thánh Linh đến (câu 33b).
Phierơ nói rằng Chúa Jêsus đã trở về bên tay hữu của Đức Chúa Cha "nhận lấy Đức Thánh Linh mà Cha đã hứa ban cho". Mặc dù câu nầy không nằm trong phân đoạn Kinh Thánh gốc, tôi nói rằng Đức Chúa Cha đã CÔNG NHẬN Chúa Jêsus, trong đó Ngài đã làm ứng nghiệm lời hứa của Ngài về Đức Thánh Linh.
Khi Chúa Jêsus thăng thiên về trời, Ngài phán cùng các môn đồ rằng: "Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất" (Công Vụ các Sứ Đồ 1.8).
Ở nhiều cơ hội, Chúa Jêsus đã hứa sai Đấng Yên Ủi, Đấng Nâng Đỡ đến ngự bên trong và mặc lấy quyền phép cho các môn đồ. Trong Giăng 16.7, Chúa Jêsus phán: "Dầu vậy, ta nói thật cùng các ngươi: Ta đi là ích lợi cho các ngươi; vì nếu ta không đi, Đấng Yên ủi sẽ không đến cùng các ngươi đâu; song nếu ta đi, thì ta sẽ sai Ngài đến". Phierơ đã khẳng định với người Do thái vào ngày Lễ Ngũ Tuần chính phép báptêm bằng Đức Thánh Linh ban đầu ấy "như các ngươi đang thấy và nghe".
B. Đức Chúa Cha công nhận Chúa Jêsus bằng cách làm ra sự cứu rỗi và Đức Thánh Linh ngự ở trong lòng đương nhiên cho mọi người nào có lòng tin (các câu 37-39).
Đoàn dân đông người Do thái đã nghe điều nầy và "trong lòng cảm động". Câu nầy ở thì hoàn thành cho họ. Họ đã tin sứ điệp và đã kêu la: "Hỡi anh em, chúng ta phải làm chi?" Thắc mắc quan trọng nhất bất cứ ai cũng có thể đưa ra là "Tôi sẽ xử thế nào với Chúa Jêsus?" Đây là một câu hỏi mà chúng ta mỗi người phải trả lời. Phierơ nói họ cần phải "hối cải". Đây là từ ngữ rất có quyền lực, ý nói phải xây 180o khỏi tội lỗi của chúng ta mà xây lại với Đức Chúa Trời, xưng ra tình trạng tội lỗi của mình với Ngài và đặt đức tin mình chỉ nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Kế đó, ông nói: "ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus chịu phép báp-tem, để được tha tội mình". Cả Kinh Thánh đều nói rõ rằng chỉ có đức tin mới được cứu, chớ không phải phép báptêm. Ăn năn và đức tin là những hành động riêng lẽ. Báptêm là một hành động công khai. Phierơ đòi một dấu bề ngoài về sự ăn năn bề trong của họ giống như Giăng Báptít đã đòi. Không có một chức năng môn đồ kín nhiệm nào cả. Nếu bạn đã được cứu, bạn cần phải đồng hoá công khai với Chúa Jêsus trong phép báptêm.
Phierơ hứa với mọi người nghe ông giảng rằng nếu họ chịu xây lại với Chúa Jêsus, họ cũng sẽ "được lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh". Hơn nữa, ông nói: "Vì lời hứa thuộc về các ngươi, con cái các ngươi, và thuộc về hết thảy mọi người ở xa, tức là bao nhiêu người mà Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta sẽ gọi". Kể từ ngày Lễ Ngũ Tuần, người nào kêu cầu nơi Chúa thì được cứu (câu 21), được nhận lãnh Đức Thánh Linh. I Côrinhtô 12.13: "Vì chưng chúng ta hoặc người Giu-đa, hoặc người Gờ-réc, hoặc tôi mọi, hoặc tự chủ, đều đã chịu phép báp-têm chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân; và chúng ta đều đã chịu uống chung một Thánh Linh nữa". Bạn có chịu ăn năn và nhận lãnh Đức Thánh Linh hôm nay không?
Phải đấy, có một trường hợp. Bằng chứng phải thuyết phục. Phần làm chứng đáng tin nhất trong mọi chứng cớ đã được chứng nhận. Giờ đây, bạn phải trở thành bồi thẩm đoàn. Cái khác biệt duy nhứt, ấy là bạn phải chuyển sự phán xét về ngay chính bản thân mình. Liệu bạn có chịu tin nơi Chúa Jêsus không? Liệu bạn có chịu dâng đời sống mình để bước theo Ngài không? Nếu bạn chịu tin, hết thảy những lời hứa của Đức Chúa Cha trong Đấng Christ sẽ thuộc về bạn cho đến đời đời. Tôi nguyện rằng bạn sẽ sống giống như những người dân làng Samari kia, họ đã nói trong Giăng 4.42: "Ấy không còn phải vì điều ngươi đã nói với chúng ta mà chúng ta tin đâu; vì chính chúng ta đã nghe Ngài, và biết rằng chính Ngài thật là Cứu Chúa của thế gian".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét