NHÂN VẬT KINH THÁNH
NÊBUCÁTNẾTSA, VUA XỨ BABYLÔN
ĐANIÊN 4
Phần giới thiệu:
Nêbucátnếtsa là Vua của Đế quốc Canhđê (cũng được biết là là Neo-Babylonian).
Ông chào đời khoảng năm 630TC, và qua đời khoảng năm 562TC ở tuổi 68. Tên của ông có nghĩa là “Nebo, bảo vệ biên giới của tôi”. (Nebo là một trong các vị thần được người xứ Canh đê thờ lạy).
Ông là nhà vua có quyền lực nhất trong triều đại của ông, và cung điện, xứ Babylôn, những cuộc chinh phục quân sự lớn lao, vai trò của ông trong Lịch sử Kinh Thánh và Lời tiên tri.
Ở đây, trong Đaniên 4, chúng ta thấy chính lời lẽ của ông đã được ghi lại trực tiếp trong Kinh Thánh.
Nêbucátnếtsa là con lớn nhất của Nabopolassar, là nhà sáng lập Đế quốc Canhđê. Sau khi phục vụ trong vai trò Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội, Nêbucátnếtsa đã trở thành Vua nhơn cái chết của cha mình vào tháng Tám năm 605TC. Do kết hôn với con gái của vua xứ Mêđi, ông kết hiệp hai triều đại Mêđi và Babylôn. Không những ông là một tư lịnh về mặt quân sự, nhưng ông còn khéo léo trong lãnh vực chính trị nữa.
Trong thời của Nêbucátnếtsa, Babylôn là thành phố rộng lớn nhất trên thế giới. Thành ấy ước lượng có đến 2.500 mẫu, với sông Ơphơrát chảy qua nó. Tên của thành phố làm biểu tượng cho toàn bộ đế quốc.
Các học viên Kinh Thánh đều biết tới Nêbucátnếtsa vì ông đã đánh bại vương quốc Giuđa ở phía Nam (vương quốc Israel ở phía bắc đã bị thu phục rồi và bị đày ải hơn một thế kỷ bởi người Asiri).
Đến năm 586TC, các lực lượng người Babylôn đã chiếm lấy xứ, tàn phá thành Jerusalem, cướp lột rồi thiêu đốt chính Đền Thờ do Vua Salômôn xây dựng, dân sự bị dẫn độ vào những gì chúng ta biết rõ là "cuộc phu tù cho người Babylôn" (được ghi lại ở II Các Vua 25.1-17).
Nêbucátnếtsa rất có quyền lực, ông không chinh phục dân xứ Giuđa cho chính mình.
Đức Chúa Trời không cho phép điều đó xảy ra, hiển nhiên là Ngài đã khiến cho sự ấy xảy đến (II Sử ký 36.15-20).
Dân sự đã sa bại và thờ lạy hình tượng. Họ đã bất chấp tất cả các tiên tri mà Đức Chúa Trời đã sai đến để cảnh tỉnh họ (II Sử ký 36.15-16), và họ đã từ chối không chịu ăn năn. Họ đã tin cậy vào bản thân mình, tin cậy vào thành Jerusalem, thậm chí tin cậy vào Đền Thờ thuộc thể kia thay vì tin cậy vào chính mình Chúa.
Vì vậy, Đức Chúa Trời, qua Nêbucátnếtsa, đã hủy diệt mọi sự để khiến cho họ nhìn biết rằng họ đã xây lưng họ về phía Ngài.
Ở Đaniên 4, chúng ta có câu chuyện của Nêbucátnếtsa nói tới việc Đức Chúa Trời hạ ông xuống trong sự trị vì của ông.
I. CHIÊM BAO CỦA NHÀ VUA (Đaniên 4.1-4; 10-18)
Cần phải nghĩ rằng có một khoảng trống khoảng 30 năm giữa các biến cố của chương nói tới lò lửa hực và chương nầy; có thể vào khoảng năm thứ 35 trong sự trị vì 43 năm của Vua Nêbucátnếtsa. Có thể đặt sự kiện nầy vào khoảng năm 570TC.
Nếu đây là trường hợp, Đaniên đã vào khoảng 50 tuổi lúc bấy giờ.
Những gì Đaniên đã ghi lại ở đây cho chúng ta là một lời công bố chính thức do Nêbucátnếtsa đưa ra, đã được lan truyền khắp vương quốc của ông sau khi Đức Chúa Trời đã xử lý với ông.
Đaniên đã được Đức Thánh Linh cảm thúc để ghi lại lời công bố chính thức nầy.
Đức Chúa Trời đã tỏ ra trước cho nhà vua thấy rằng Ngài có quyền giải cứu và bảo tồn những ai biết tin cậy và vâng theo Ngài (thí dụ, qua sự giải cứu của ba bạn Hêbơrơ).
Nhưng phần khải thị của Đức Chúa Trời về chính mình Ngài cho Nêbucátnếtsa không có ghi ở đó. Vì Đức Chúa Trời đã bày tỏ thêm nữa về chính mình Ngài cho nhà vua biết qua những hoàn cảnh đã được ghi lại trong chương nầy.
Trong trường hợp trước đó Nêbucátnếtsa đã tin vào sự khôn ngoan và quyền lực của mình, ông đã lo củng cố vương quốc dưới quyền của mình, ông đã học biết qua những biến cố đã được ghi lại trong chương nầy rằng chính Đức Chúa Trời là Đấng tể trị theo ý chỉ của Ngài và sử dụng những ai Ngài chọn để làm công cụ của Ngài.
Chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời một lần nữa sử dụng điềm chiêm bao trong đời sống của nhà Vua nầy. Qua sự giải thích điềm chiêm bao, và sự ứng nghiệm của điềm chiêm bao đó, Vua Nêbucátnếtsa đã được dạy cho một bài học quan trọng về sự khiêm nhường.
Tôi tin Đức Chúa Trời đã sử dụng một điềm chiêm bao để phán với Nêbucátnếtsa vì nhà vua đã đặt sự chú trọng nhiều vào những điềm chiêm bao và có khuynh hướng bị rối rắm bởi chúng.
Chúng ta thấy điềm chiêm bao nầy mà nhà Vua đã mơ thấy và nó làm cho chúng ta phải kinh ngạc “chúng ta có gì trên chiếc bánh pizza thế gian nầy?”
Kinh Thánh ghi lại rằng ông ta đã sợ hãi và bối rối lắm bởi điềm chiêm bao. Ông ta đã có một lý do đúng đắn!
Phần thứ nhứt của sự hiện thấy về một cây cao lạ thường (các câu 10-12), có lẽ đã khiến cho Nêbucátnếtsa chẳng quan tâm mấy.
Thực ra, sự chẳng quan tâm đó đã tạo ra thái độ kiêu ngạo khi ông nhận biết mình là cây cao đó, là vị Vua cung ứng dư dật cho các thần dân trong vương quốc của mình.
Nhưng chính phần thứ hai của sự hiện thấy (các câu 13-15a) – cây cao ấy đã bị đốn hạ – đã thực sự làm cho ông ta phải đâm lo.
Phần thứ ba của sự hiện thấy (các câu 15b-16) thậm chí còn khủng khiếp hơn nếu Nêbucátnếtsa tự công nhận mình được biểu thị bởi cây cao đó. Sở dĩ như thế là vì có lẽ ông đã nhìn thấy sự minh mẫn đã rời khỏi ông và ông đã bị điên loạn, sống giữa bầy gia súc trong khoảng thời gian bảy năm.
Những sự ngờ vực trong chiêm bao nầy không phải là điềm tốt cho ông, chúng đã đến khi sứ giả nói ra mục đích của sự việc ở câu 17.
II. CHIẾU CHỈ CỦA NHÀ VUA (Đaniên 4.6-9)
Chúng ta thấy nhà vua đến với người cuối rốt, lẽ ra ông phải đến với người ấy ngay từ lúc ban đầu!
Mặc dù tất cả những nhân vật thông sáng của xứ Babylôn đã mất uy tín trước đây vì họ không có khả năng giải thích điềm chiêm bao thứ nhứt của nhà vua, họ lại được nhà vua triệu tập để cung ứng cho ông ta một lời giải thích. Một lần nữa, họ đã thất bại không cung ứng cho nhà vua được những gì ông ta mong muốn, vì vậy Đaniên được vời đến.
Đaniên đã ở trong một địa vị có quyền lực quan trọng trong chính phủ lúc bấy giờ và không phục vụ trong vai trò mưu sĩ cho nhà vua. Điều nầy có thể giải thích lý do tại sao ông không được kể đến trong lần mời đầu tiên những nhà thông thái nầy.
III. MẠNG LỊNH CỦA NHÀ VUA (Đaniên 4.18-19a)
Chúng ta thấy nhà vua vẫn công nhận thần của mình (Bel) khi ông đề cập tới Đaniên bằng tên Babylôn của Đaniên: Bêntơxátsa, là danh của thần Bel.
Rõ ràng Nêbucátnếtsa vẫn là người theo đa thần giáo, dù trước đây ông đã công nhận sự tể trị của Đức Chúa Trời rồi (2.47; 3.28-29).
Ông muốn Đaniên phải nói thẳng cho ông biết, dù các tin tức kia là không tốt lành!
Điềm chiêm bao thứ nhứt Đaniên đã giải thích tôn cao nhà vua. Điều chiêm bao thứ hai đã hạ thấp nhà vua xuống.
IV. SỐ PHẬN CỦA NHÀ VUA (Đaniên 4.19b-27)
Thật ra Đaniên đang nói: “Bệ hạ ơi, họ chẳng mến thích bệ hạ, họ thực sự cũng chẳng thích gì về điềm chiêm bao nầy! Hạ thần chỉ muốn chiêm bao ấy đổ trên họ chớ không đổ trên Ngài đâu”.
Đây là trường hợp tin tốt đi trước, và tin xấu theo sau.
Tin tốt: cây cao kia vua nhìn thấy rất là sum suê, thịnh vượng chính là vua!
Tin xấu: cây cao vua nhìn thấy đó cũng chính là nhà vua!
Sự giải thích của Đaniên: ấy là nhà vua sẽ hóa điên, bị dời ra khỏi địa vị quyền lực của mình, và sẽ sống trong tình trạng điên loạn trong 7 năm trời.
Sự thực cho thấy cái gốc cây không bị bứng đi, nhưng đã được bảo đảm và để lại ở ngoài đồng cho thấy rằng nhà vua sẽ phục hồi lại ngôi vị. Nhưng, sự phục hồi đó sẽ không diễn ra cho tới chừng nhà vua công nhận quyền tể trị của Đức Chúa Trời.
Đaniên đã kết luận bằng cách khuyên nhà vua nên đoạn tuyệt với mọi tội lỗi của mình. Điều nầy chỉ ra nguyên tắc: bất kỳ một sự xét đoán nào đưa ra phải bị chặn lại một khi có sự ăn năn. (Đối chiếu, thành Ninive).
Đaniên đã thúc giục nhà vua hãy xây khỏi tình trạng kiêu ngạo tội lỗi của mình và hãy tạo ra bông trái của sự công bình.
Những hành động ông đã nhắc tới là những điều xuất phát từ một tấm lòng biết đầu phục đối với Đức Chúa Trời.
Nếu ông đã làm được như thế, ông đã đẩy lùi được 7 năm điên loạn của mình.
V. SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ VUA (Đaniên 4.28-32)
Sự giải thích của Đaniên và lời khuyên nhũ dành cho nhà vua không lâu sau đó đã bị quên lãng và bất chấp.
Nêbucátnếtsa cứ tiếp tục kiêu ngạo trong tình trạng tội lỗi. Ông không ăn năn như Đaniên đã khuyên ông nên làm theo hay nếu ông đã làm theo, thì đấy chỉ là một sự ăn năn quá ngắn ngủi. Chỉ có một năm trôi qua trước khi điềm chiêm bao ứng nghiệm.
Khi nhà vua, đầy dẫy kiêu căng, đã khoe khoang về mọi thành tựu của mình, thì có một tiếng phán đến từ trời bắt đầu xét đoán ông.
VI. TẦM CỠ NHÀ VUA BỊ HẠ THẤP (Đaniên 4.33)
Đúng y như Đaniên đã loan báo trước.
VII. SỰ GIẢI CỨU CỦA NHÀ VUA (Đaniên 4.34)
Khi 7 năm đã mãn, chúng ta thấy nhà vua với tình trạng điên loạn của mình đã được phục hồi và đang ngợi khen Đức Chúa Trời chí cao.
VIII. LỜI CÔNG BỐ CỦA NHÀ VUA (Đaniên 4.34b-37)
Nhà vua là người đã tìm kiếm sự tôn trọng và vinh quang cho bản thân mình, giờ đây công nhận rằng Đấng Chí Cao hằng sống đời đời. Ông đã xưng nhận quyền tể trị của Đức Chúa Trời là đời đời và Nước Ngài còn đến muôn đời.
Ông công nhận quyền tể trị của Đức Chúa Trời và xưng nhận rằng con người có thể cãi lại Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời không thể biện bác với con người.
Lời công nhận của nhà vua về quyền tể trị của Đức Chúa Trời đã đem lại sự phục hồi, nhà vua không còn điên loạn nữa, và ngôi vị vua cũng được phục hồi.
Sau khi đã bị hạ thấp xuống lắm trước mặt Đức Chúa Trời, Nêbucátnếtsa đã chổi dậy đến những đỉnh cao vinh quang hơn ông đã biết khi ông còn bước đi trong sự kiêu ngạo.
Ông đã nói, ông đã ngợi khen, ông đã ca tụng, và đã tôn cao Vua của thiên đàng.
Bản án được đưa ra cho thấy một hành động liên tục, nghĩa là nhà vua đã làm những điều nầy theo thói quen.
Kể từ khi nhà vua nói các thái độ ấy đã đánh dấu đời sống của ông, nhiều người đã kết luận rằng ông đang kinh nghiệm sự tái sanh. Điều nầy hoàn toàn khả thi! Chúng ta sẽ tìm được một ngày kia!
Phần kết luận:
Bạn có thể nhìn thấy Đức Chúa Trời thù ghét sự kiêu ngạo và tự tôn là dường nào không? (Châm ngôn 6.16-17)
Chúng ta cần phải noi theo tấm gương của Cứu Chúa chúng ta! (Philíp 2.8: “. . .Người tự hạ mình xuống. . .)
Chúng ta cần phải giấu Lời Kinh Thánh ở trong lòng! (Giacơ 4.10: “Hãy hạ mình xuống trước mặt Chúa, thì Ngài sẽ nhắc anh em lên”).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét