Thứ Tư, 16 tháng 12, 2009

PHẢI THỂ HIỆN ĐỨC TIN NHƯ THẾ NÀO!



NGÃ TƯ ĐƯỜNG TRONG CUỘC SỐNG
PHẢI THỂ HIỆN ĐỨC TIN NHƯ THẾ NÀO!
Giăng 4.3-42
1. Bob và Lynn là đôi vợ chồng Cơ đốc, họ rất cảm động bởi sứ điệp của Mục sư của họ về việc chia sẻ Tin lành đến nỗi khi họ nhìn thấy một chiếc xe tải đang chạy ngang qua con đường trước cửa nhà, họ quyết định tìm cách làm chứng cho những người lân cận mới của họ. Lynn chuẩn bị một số thức ăn làm ở nhà rồi cùng nhau đi đến chỗ người mới dọn đến kia. Khi có người ra tiếp, Bob nói: "Xin chào. Chúng tôi muốn chào đón quí vị đến làm hàng xóm của chúng tôi. Đây là vài ổ bánh dành cho quí vị". Người phụ nữ ra tiếp đứng trước cửa đáp lại: "Cảm ơn ông bà rất nhiều vì lòng tử tế nầy. Ồ...điều nầy làm cho chúng tôi phải bối rối. Ông bà thấy đấy, chúng tôi không dọn vào. Chúng ta đang dọn ra. Chúng tôi sống ở đây 8 năm rồi". Chuyện nầy quả là đáng buồn lắm đây!
2. Các Cơ đốc nhân có lòng cam kết thường hay chú trọng vào sự làm chứng, song lại thất bại không bám sát việc làm chứng cho người khác biết về Đấng Christ. Một số người có khuynh hướng nghĩ rằng chứng đạo là công việc của Mục sư và ban trị sự Hội thánh, hay người nào có ơn chứng đạo.
3. Lieghton Ford nói cho chúng ta biết về việc rao giảng trong một chiến dịch truyền giảng ở Nova Scotia cách đây mấy năm. Billy Graham rao giảng vào đêm sau và đã đến sớm trước một ngày. Ông đến không để lộ tung tích rồi ngồi trên bãi cỏ ở phía sau đám đông. Vì ông có đội một cái nón cùng đeo kính râm, chẳng ai nhận ra ông cả. Ở ngay trước mặt ông là một ông cụ dường như chăm chú lắng nghe phần trình bày của Ford. Khi có lời kêu gọi ở bàn thờ, Billy quyết định thực hiện một cuộc chứng đạo cá nhân. Ông vỗ nhẹ vai của ông cụ rồi hỏi: "Ông có muốn tiếp nhận Đấng Christ không? Tôi lấy làm vui sướng cùng đi với ông, nếu ông muốn". Ông cụ suy nghĩ trong một phút, khi ấy ông cụ đáp: "Không, tôi nghĩ tôi sẽ chờ đợi cho tới chừng nào khẩu thần công nổ vào tối mai". Không may thay, trong lý trí của nhiều người, chứng đạo là phần việc của những khẩu "thần công" chớ không phải loại "tiểu liên" (Good News is for Sharing, Lieghton Ford, 1977, David C. Cook Publishing Co., Page 67).
4. Mỗi người được cứu đều có cả đặc ân và trách nhiệm phải chia sẻ Tin lành của Đấng Christ cho người khác. Trong phân đoạn Kinh thánh nầy, Chúa Jêsus cung ứng cho chúng ta bốn bước trong việc làm chứng cho người khác biết về Ngài.
I. Tìm kiếm Sự chỉ định thiêng liêng (các câu 3-8).
A. Chúa Jêsus bắt con đường bất thường đi đến xứ Galilê.
1. Theo câu 3, Chúa Jêsus "lìa xứ Giuđê" ở phía Nam rồi trở về xứ "Galilê" khu vực phía Bắc xứ Israel. "Samari" về mặt địa lý đã chia Israel ra làm hai. Người dân Samari là người Do thái hai dòng máu, họ duy trì sự kình chống cay đắng với người Do thái. Phần lớn người Do thái thậm chí không đặt chân lên đất của người Samari.
2. Hãy chú ý trong câu 4, rằng Chúa Jêsus "phải đi ngang qua xứ Sa-ma-ri". Ngài chẳng có một thành kiến nào hết. Thậm chí còn quan trọng hơn nữa, Chúa Jêsus đã có một sự chỉ định thiêng liêng mà Ngài cần phải giữ lấy.
3. Chúa Jêsus cùng các môn đồ đến tại thành phố thuộc về xứ Samari gọi là "Sikha", đây là bối cảnh có một cái giếng lịch sử, ai cũng bết là "giếng Gia-cốp". Có lẽ đã có một cái mốc lịch sử cho biết thể nào tộc trưởng Gia-cốp đã đào cái giếng nhiều thế kỷ trước để cho bầy gia súc của ông uống nước.
4. Câu 6 nói Chúa Jêsus đã "đi đường mỏi mệt". Ngài đã đi cả buổi sáng, nên Ngài ngồi xuống "độ chừng giờ thứ sáu" (giữa trưa) để nghỉ ngơi. Câu 8 chép các môn đồ đã vào trong thành để "mua đồ ăn".
5. Trong khi Chúa Jêsus một mình ngồi nghỉ ở đấy, có "một người đàn bà Samari" đến để lấy nước. Điều nầy quả là kỳ lạ vì thường thì những người đàn bà ra lấy nước vào sáng sớm hay chiều tà. Bà ta đến lúc giữa trưa vì bà ta là một người bị xã hội ruồng bỏ. Ai cũng biết bà ta là một kẻ sống không có đạo đức và bị nhiều người nữ khác xem khinh.
6. Lúc giữa trưa, Chúa Jêsus khởi sự phần chỉ định thiêng liêng của mình bằng câu nói: "Hãy cho ta uống".
B. Đức Chúa Trời đề ra những sự chỉ định thiêng liêng cho mọi người quanh chúng ta.
1. Đức Chúa Trời đặt chúng ta vào những tình huống mà ở đó chúng ta có thể làm chứng cho Ngài.
a. Đức Chúa Trời có thể ban cho bạn công ăn việc làm để bạn có thể làm chứng cho ai đó và để tiếp trợ cho gia đình bạn.
b. Đức Chúa Trời có thể đặt bạn trong lớp học để trở thành một chứng nhân cho người bạn học khác và để tiếp thu phần giáo dục.
c. Đức Chúa Trời có thể đặt bạn trong vùng lân cận để làm chứng cho một người đặc biệt và để cung ứng một ngôi nhà.
d. Bạn có thể nghĩ mình đang tập thể dục để có cơ thể khoẻ mạnh, nhưng Đức Chúa Trời đã đặt bạn ở đó vì một người khác.
e. Bạn có thể dạy, nghiên cứu Kinh thánh để giúp đỡ cho tín hữu học hỏi, nhưng sở dĩ như vậy là vì Đức Chúa Trời muốn bạn phải dẫn dắt một người đến với Chúa.
2. Đức Chúa Trời vốn biết rõ phải sắp xếp thể nào về đời sống của chúng ta để chúng ta sẽ có các cơ hội để chia sẻ Tin lành với tha nhân.
3. Buồn thay, nghĩa là chúng ta thường bị thuyết phục với các nhu cần ích kỷ của chính chúng ta, cho nên chúng ta phải sẵn sàng đến với phần chỉ định thiêng liêng mà Đức Chúa Trời ưng ban cho chúng ta.
4. Hãy dừng lại và suy nghĩ tới những người mà bạn biết họ đang bị hư mất xem. Hãy suy nghĩ tới việc bạn phát triển một mối quan hệ với họ xem. Ấy chẳng phải là bởi tình cờ đâu. Đó là chương trình của Đức Chúa Trời. Buồn thay khi chúng ta bỏ qua cơ hội để chia sẻ Đấng Christ.
Phóng viên tờ Times ở New Philadelphia, Ohio, đã tường thuật vào tháng 9 năm 1985 về kỷ niệm một hồ bơi trong thành phố New Orleans. Bữa tiệc tổ chức quanh hồ bơi nhớ tới mùa hè đầu tiên không có ai bị chết đuối ở hồ bơi thành phố New Orleans. Ở đỉnh cao của bữa tiệc, 200 người đến nhóm lại, kể cả 100 nhân viên có bằng cấp về giải cứu kẻ bị chết đuối. Khi bữa tiệc xong rồi và bốn nhân viên cứu hộ kia đang làm bổn phận dọn sạch hồ bơi, họ tìm thấy một thi thể ăn mặc đầy đủ ở dưới đáy hồ. Họ đã tìm cách cứu sống lại Jerome Moody, 31 tuổi, nhưng đã quá trễ. Anh ta bị dìm chết bởi mấy nhân viên cứu hộ đang kỷ niệm mùa thành công của họ.
C. Hôm nay sẽ là sự chỉ định thiêng liêng của bạn đây!
II. Khởi xướng cuộc trao đổi thuộc linh (các câu 7, 9-19).
A. Thứ nhứt, Chúa Jêsus đưa ra những câu hỏi.
1. Chúa Jêsus phán: "Hãy cho ta uống". Theo tiếng Hy lạp, đây còn hơn là một câu hỏi nữa: "Ngươi có vui lòng cho ta uống không?" Những cái giếng thì sâu và không có đồ múc nước, Chúa Jêsus không thể uống được.
2. Một trong những phương thức quan trọng nhất để trao đổi với ai đó về Chúa là hỏi người ấy (nam hay nữ) những câu hỏi họ tin gì về Đức Chúa Trời, Hội thánh...
B. Thứ hai, Chúa Jêsus lắng nghe.
1. Người đàn bà không thể hiểu lý do tại sao Chúa Jêsus lại hỏi bà ta. Ngài là một người "Do thái" và bà ta là một "người Samari". Câu nói ấy thêm "(Số là, dân Giu-đa chẳng hề giao thiệp với dân Sa-ma-ri)" Bà ta là một "người đàn bà". Những người đàn ông Do thái hiếm khi nói chuyện với nữ giới, ít khi với những người đàn bà Samari.
2. Người ta chẳng muốn ai đến giảng đạo cho họ. Họ không cần có ai đến nện vào đầu họ với quyển Kinh thánh đâu. Họ cần có người chịu lắng nghe các nan đề của họ, xem trọng họ là con người và trao đổi cách dịu dàng về Chúa Jêsus.
C. Thứ ba, Chúa Jêsus đã sử dụng thị hiếu chung.
1. Cả hai người đều ở bên cái giếng nước. Chúa Jêsus đã sử dụng chỗ đó để nói cho bà ta biết nhu cần về "nước hằng sống" của bà ta. Người đàn bà đáp ứng bằng cách nói cho Chúa Jêsus biết rằng Ngài chẳng có gì để múc, làm sao Ngài có được "nước hằng sống" chứ?
2. Bà ta chế giễu Ngài bằng cách hỏi, không biết Ngài có lớn hơn "tổ phụ chúng tôi là Gia-cốp" hay không!?! Đây sẽ là một sự sỉ nhục đối với hầu hết người Do thái. Bạn phải chuẩn bị về những sự sỉ nhục khi ra đi làm chứng.
3. Chúa Jêsus giải thích nước của Ngài là một "mạch nước...văng ra cho đến sự sống đời đời". Nước nầy không phải là thuộc thể đâu, mà là thuộc linh!
4. Làm sao bạn có thể đồng cảm với thân hữu? Các bộ môn thể thao? Âm nhạc? Học đường? Các sở thích? Buôn bán? Bạn bè đời thường? Hãy sử dụng những cái bẫy đó để mở ra một cuộc trao đổi sâu sắc hơn về Đức Chúa Trời.
D. Thứ tư, Chúa Jêsus có một lý trí rất cởi mở.
1. Người đàn bà vẫn chưa tiếp thu được. Bà ta cần về nước thuộc thể, cho nên bà ta không có nổ lực hay sự lúng túng về mặt xã hội khi đến bên giếng.
2. Chúa Jêsus đã yêu cầu bà ta gọi “chồng” của bà ra. Bà ta đáp rằng bà ta không có một người chồng nào hết. Chúa Jêsus nói cho bà ta biết rằng bà ra rất trung thực. Ngài cũng phán rằng bà ta đã có "năm đời chồng" và người chồng mà bà ta đang sống với hiện không phải là chồng của bà ta. Đấy là lý do tại sao bà ta bị mọi người xem là một kẻ lăng loàn trong thành phố!
3. Hãy hình dung ra bà ta xem, đang đứng ở đó miệng há hốc ra. Mọi sự bà ta có thể nói là: "Tôi nhìn thấy Chúa là một Đấng tiên tri!"
4. Chúa Jêsus tìm gặp một người có đầu óc bất chính. Tôi nhìn thấy một tấm bảng có ghi như sau: "Tôi chỉ có một cái đầu và ông đang đứng trên đó!"
5. Bạn có bao giờ để cho một nha sĩ chạm vào đầu nơi khoang mũi chưa? Bạn bè của tôi cũng có những cái đầu bất chính: những nan đề về hôn nhân, các vấn nạn về tài chính và sức khoẻ, tình trạng cô độc...
6. Vì hầu hết mọi người đều cảm thấy một loại đau đớn nào đó, chúng ta có thể chỉ cho họ thấy quyền phép chữa lành của Chúa Jêsus!
7. Bạn có thể vật vã với nhiều đau đớn trong đời sống của mình lúc bây giờ. Bạn có thể đồng cảm nhiều với người đàn bà hơn là với Chúa Jêsus. Như thế cũng đúng thôi! Chúa Jêsus muốn chữa lành cho bạn ngày hôm nay!
III. Tránh việc bị lạc lối bởi tôn giáo (các câu 20-26).
A. Chúa Jêsus không bị lạc lối bởi những khác biệt về giáo lý hay văn hoá.
1. Bà ta kết luận rằng Chúa Jêsus là "tiên tri" và vì vậy bà ta sang số lấn sang vấn đề của tôn giáo.
2. Khi chỉ tay về phía Núi Ghê-ra-xim, bà ta nói tổ phụ của bà ta đã thờ lạy ở đó. Khi ấy bà ta nói rằng người "Do thái" nói rằng "nơi đáng thờ lạy là tại thành Jerusalem". Nói cách khác: "Người Công giáo nói chỗ nầy, còn người Báptít thì nói chỗ kia..."
3. Chúa Jêsus không bị lôi kéo vào cuộc tranh cãi về hệ phái; Ngài cũng không chối bỏ cơ nghiệp tôn giáo của chính Ngài.
4. Ngài phán: "những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần (tấm lòng) và lẽ thật (lý trí) mà thờ phượng Cha".
5. Thình lình, bà ta tiếp thu được bức tranh. Bà ta biết rõ "Đấng Mêsi phải đến" và "Ngài sẽ rao truyền mọi việc cho chúng ta". Khi ấy Chúa Jêsus mới tỏ mình ra: "Ta, người đang nói với ngươi đây, chính là Đấng đó".
B. Chúng ta phải tập trung cuộc trao đổi vào Chúa Jêsus.
1. Chúng ta có thể bị lạc sai bởi tôn giáo: "Sao có nhiều tôn giáo, hệ phái, và nhà thờ như thế chứ?" Sự cứu rỗi không phải là tôn giáo; đó là mối tương giao với Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Jêsus Christ.
2. Chúng ta có thể bị lạc sai bởi hành động của những người khác - "Có nhiều kẻ giả hình trong Hội thánh của bạn đấy!" Tôi đồng ý!
3. Chúng ta có thể bị lạc sai bởi những vấn đề chủng tộc – "Hạng người như mấy ông không hiểu gì cả!"
4. Chúng ta có thể bị lạc sai bởi những vấn đề xã hội/chính trị: "Còn về tất cả những tội ác thì sao? Còn nhà cầm quyền thì sao? Về phá thai thì sao? Về bầu cử thì sao?"
C. Bất luận thắc mắc của bạn về tôn giáo có như thế nào đi nữa, câu trả lời là Chúa Jêsus! Ngài là Đấng duy nhứt có thể thực sự làm thoả mãn linh hồn của bạn mà thôi. Chúa Jêsus đã phán trong Mathiơ 11.28: "Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta [chớ không phải đến với nhà thờ hay một hệ phái], ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ".
IV. Trông mong một Mùa Gặt Thuộc Linh (các câu 27-42).
A. Các môn đồ quay trở về (câu 27).
1. Trong khi các môn đồ từ Si-kha mua đồ ăn trở lại. Họ cũng "sững sờ" khi thấy Ngài đang trò chuuyện với một người đàn bà thể ấy.
2. Chẳng có ai lên tiếng hỏi Chúa Jêsus hết. Họ thắc mắc: “thầy hỏi người ấy điều chi?” hay là: “Sao thầy nói với người?”
B. Phần làm chứng của người đàn bà (các câu 28-30).
1. Người đàn bà "bỏ cái vò của mình lại" rồi “vào thành” , bà ta làm chứng về đức tin mới mẻ của mình với "người tại đó". Rốt lại, bà ta biết họ rất rõ!
2. Bà ta nói: "Hãy đến xem một người đã bảo tôi mọi điều tôi đã làm; ấy chẳng phải là Đấng Christ sao?" Bà ta vốn biết rõ ở trong lòng Ngài là ai rồi! Những người trong thành cũng đến với Chúa Jêsus nữa: "Chúng bèn từ trong thành ra và đến cùng Đức Chúa".
C. Bài học giáo khoa ở Si-kha (câu 31).
1. "Song le" khi người Samari kéo đến, các môn đồ thúc giục Chúa Jêsus ăn thức ăn mà họ đã mua về. Ngài phán: "Ta có một thứ lương thực để nuôi mình mà các ngươi không biết". Họ lấy làm lạ không biết ai đã cho Ngài ăn đang khi họ không có mặt ở đó.
2. Chúa Jêsus làm sáng tỏ sự việc khi nói rằng "Đồ ăn của ta tức là làm theo ý muốn" của Đức Chúa Trời và phải "làm trọn công việc Ngài".
3. Chinh phục được người đàn bà cũng chưa phải là đủ, Chúa Jêsus muốn cả thành phố kìa. Sanh ra bởi người nữ đồng trinh, Ngài đã sống vô tội cũng chưa đủ. Có một đời sống vô tội, Ngài chịu chết thay cho cũng chưa phải là đủ. Chịu chết rồi sống lại ra khỏi mồ mả cũng chưa đủ. Sống lại rồi thăng thiên về trời cũng chưa đủ. Ngài thăng thiên, NGỒI bên hữu Đức Chúa Trời cũng chưa đủ. Ngài đã đến để "làm trọn" công việc Ngài!
4. Ngài chỉ vào những người Samari đang tới đến rồi phán: "Hãy nhướng mắt lên và xem đồng ruộng, đã vàng sẵn cho mùa gặt!" Khi họ ngước mắt lên, họ nhìn thấy có nhiều người Samari đang chạy đến với họ.
5. Chúa Jêsus nói cho các môn đồ biết rằng họ sắp sửa có một lớp chứng đạo. Họ sẽ "gặt nơi mình không làm".
6. Khi Chúa Jêsus phán "đồng ruộng, đã vàng sẵn cho mùa gặt". Ngài có ý nói rằng con người đã sẵn sàng để được cứu. Họ chỉ cần làm chứng cho họ về Chúa Jêsus. Ngài phán trong Mathiơ 9.37-38: "Ngài bèn phán cùng môn đồ rằng: Mùa gặt thì thật trúng, song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu xin chủ mùa gặt sai con gặt đến trong mùa mình". Đừng chỉ cầu nguyện cho kẻ bị hư mất, hãy cầu nguyện cho bản thân mình để bạn có lòng dạn dĩ làm chứng cho họ!
7. Chúng ta không chia sẻ Tin lành vì chúng ta đánh mất tầm nhìn về các nhu cần thuộc linh đời đời do bị bận bịu với thế gian tạm thời đời nầy.
8. Chúng ta bận bịu với lịch trình làm việc, sự nghiệp, tài chính, của cải... Chúng ta bị ngăn trở bởi các thành kiến: chủng tộc, xã hội, kinh tế... Nỗi sợ hãi của chúng ta về việc bị chối bỏ làm tăng thêm gánh nặng sợ hãi về địa ngục dành cho kẻ bị hư mất!
D. Phản ứng của người thành Samari (các câu 39-42).
1. "Có nhiều người Sa-ma-ri ở thành đó tin Ngài". Họ đã có một cơn phấn hưng rất lớn. Hãy chú ý niềm tin của họ là "vì cớ lời đàn bà đã làm chứng về Ngài".
2. Với sự thúc giục của họ, Chúa Jêsus đã ở lại đó "hai ngày". Khi đó dân chúng đã tin theo, không phải vì những gì người đàn bà đã nói, mà vì họ đã nghe Ngài giảng dạy rồi nhận biết rằng "chính Ngài thật là Cứu Chúa của thế gian". Có một câu chuyện lạ lùng nói tới một người từng đứng trước mặt Đức Chúa Trời, tấm lòng của người tan vỡ từ nỗi đau khổ và bất công trong thế gian. Ông ta kêu la: "Lạy Đức Chúa Trời, hãy nhìn xem tất cả sự đau khổ, buồn rầu, sầu thảm trong thế gian. Tại sao Ngài không gửi sự cứu giúp đến?" Đức Chúa Trời đáp: "Ta đã sai sự cứu giúp đến rồi. Ta đã sai ngươi". Đức Chúa Trời đã sai phái mỗi một người chúng ta đến giúp đỡ cho thế giới đau thương tìm gặp sự chữa lành và sự bình an trong ân điển của Đức Chúa Jêsus Christ.
PHẦN KẾT LUẬN: Patrick Kelly là một thi sĩ với sự hiểu biết sâu sắc từ khi ông 15 tuổi. Có lẽ bạn chưa bao giờ nghe nói tới anh ta và bài thơ mà bạn sắp sửa nghe có lẽ là bài thơ duy nhứt mà anh ta từng viết ra... nhưng khi viết bài thơ nầy, anh ta đã viết với linh hồn của một thanh niên phản ảnh hàng triệu người khác. Hãy lắng nghe với sự phân biện từng dòng thơ của một thanh niên... hãy nhìn thấy nếu bạn, giống như tôi, đang nghe thấy tiếng kêu la đã vang dội không những bởi một người 15 tuổi giống như anh ta, mà thường có mặt ở giữa vòng chúng ta với mái tóc thật dầy và cặp tròng kính mắt:
Bầu trời xanh lơ và con đường quá cao
Tôi muốn tôi bay qua khỏi bầu trời kia
Có những thứ ở đó tốt đẹp hơn ma túy
Có cơ hội, có hy vọng không?
Tôi xuất thần, như điên dại
Tôi biết có một thứ mà tôi không thể thấy được
Một mái nhà và tình yêu thương,
là những thứ tôi mất mát?
Tôi sẽ được tiếp về đó, dầu là giá nào
Có một vé tôi cần phải mua
Để rời khỏi đất nầy mà bước vào bầu trời?
Tôi nghe có một vị thần trong đại dương xanh lơ
Và thần ấy đang kêu gọi và kêu la vì tôi và bạn.
Có một chiếc vé mà tôi cần phải mua
Để ra khỏi đất nầy mà bước vào bầu trời kia?
Pat Kelly đã viết ra kiệt tác nầy, cẩn thận ghim nó vào áo sơ mi của mình, đi tới một gốc cây cách nhà mình một khoảng xa xa, rồi tự treo cổ ở đó. Một kẻ đã bỏ qua sự chỉ định thiêng liêng.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét