Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

SỨ ĐỒ PHIERƠ



NHÂN VẬT KINH THÁNH
SỨ ĐỒ PHIERƠ
Mathiơ 4.18-37; 16.13-23; 26.69-75; 28.16-20; Luca 5.1-11; 8.22-25; Giăng 1.40-42; 20.1-8; 21.1-22; Công Vụ các Sứ đồ 1-12; I Phierơ; II Phierơ
Phần giới thiệu.
Bạn có nghe nói về Siêu Nhân – Con Người Thép. Tối nay chúng ta xem xét Phierơ – Con Người của sự Nhiệt Thành!
Phierơ là một người rất quen thuộc với tất cả những ai từng nghiên cứu Tân Ước.
Địa vị của ông giữa vòng các Sứ đồ và trong Hội Thánh đầu tiên chắc chắn là rất nổi bật.
Hiển nhiên, ông là nhân vật hàng đầu cho tới khi Sứ đồ Phaolô xuất hiện trên bối cảnh. Tuy nhiên, địa vị ông lên đến mức "Đại diện cho Đấng Christ" và những lời Giáo Hội Công Giáo LaMã xưng nhận rằng ông là giáo hoàng đầu tiên thì không có nền tảng.
Một số lời lẽ đầu tiên của Chúa Jêsus được ghi lại cho Simôn Phierơ là “Hãy theo Ta” (Mathiơ 4.19).
Một số lời lẽ sau cùng Chúa nói với ông là “Ngươi hãy theo Ta” (Giăng 21.22).
Từng bước trên đường giữa hai lần thách thức ấy, Phierơ đã hết sức mình theo Chúa — mặc dù ông thường vấp ngã. Châm ngôn 24.16: “Vì người công bình dầu sa ngã bảy lần, cũng chổi dậy; Còn kẻ hung ác bị tai vạ đánh đổ”.
Khi Chúa Jêsus bước vào đời sống của Phierơ, người đánh cá đơn sơ nầy trở thành một người mới với những mục tiêu mới và các tiềm năng mới. Tuy nhiên, ông không trở thành một con người trọn vẹn và ông không thôi là Simôn Phierơ.
Có thể chúng ta lấy làm lạ không biết Chúa Jêsus nhìn thấy gì nơi Simôn đến nỗi đã chào đón vị môn đồ có khả năng nầy bằng một cái tên mới, Phierơ – “hòn đá”. Phierơ, một người rất bốc đồng, chắc chắn nhiều lần không hành động như một hòn đá. Nhưng khi Chúa Jêsus chọn các môn đồ, Ngài đã chọn những những người có thể được thay đổi bởi tình yêu của Ngài mặc dù họ thường làm buồn lòng Ngài.
Chúng ta có thể lấy làm lạ không biết Chúa Jêsus nhìn thấy gì nơi chúng ta khi Ngài kêu gọi chúng ta bước theo Ngài. Nhưng chúng ta biết Chúa Jêsus đã tiếp nhận Phierơ, và dù có nhiều thất bại, Phierơ cứ tiếp tục làm nhiều việc lớn cho Đức Chúa Trời.
Thắc mắc dành cho chúng ta là đây: có phải chúng ta bằng lòng giữ việc bước theo Chúa Jêsus, dù khi chúng ta làm buồn lòng Ngài?
Sức lực và những thành tựu.
Phierơ đã trở thành vị lãnh tụ mà ai nấy đều công nhận giữa vòng các môn đồ của Chúa Jêsus – ông là một trong ba môn đồ thuộc vòng trong cùng của Đấng Christ.
Phierơ là tiếng nói long trọng đầu tiên của Tin Lành trong và sau Lễ Ngũ Tuần.
Phierơ đã viết hai thư tín, và hai bức thư nầy được xem là kinh điển trong Kinh Thánh.
Những yếu điểm và lầm lỗi.
Phierơ thường phát ngôn không suy nghĩ và nông nổi.
Trong lần xét xử thứ nhì đối với Chúa Jêsus, Phierơ đã chối ba lần ông không hề biết Chúa Jêsus.
Phierơ đã thấy khó đối xử bình đẳng với các Cơ đốc nhân dân Ngoại.
Đời sống của Phierơ cung ứng nhiều bài học cho chúng ta khi chúng ta nghiên cứu đời sống của ông.
I. LAI LỊCH CỦA PHIERƠ.
A. Lai lịch gia đình ông. Giăng 1.40-44
1. Cha của ông là Giôna, một người mà chúng ta chẳng biết gì hết.
2. Em của ông là Anhrê, cũng là một môn đồ, Anhrê đã dẫn ông đến với Đấng Christ.
3. Ông xuất thân từ thành Bếtsaiđa, trong xứ Galilê. (Nằm ở phía Bắc bờ biển Galilê).
B. Đời sống ông trước khi được cứu.
1. Là một thanh niên Do thái, gần như là ông đã được trưởng dưỡng trong các trường thuộc nhà hội. (Kinh Thánh không cho chúng ta biết, song cứ kể là như thế).
a. Ở đó ông đã học biết nhiều về Kinh Thánh.
b. Ông cũng đã học biết đáng giá cao gốc gác Do thái của mình và xem thường dân Ngoại.
2. Là một người trưởng thành, ông lao vào việc đánh cá với em mình là Anhrê (Mathiơ 4.18).
a. Đây là một công việc làm ăn rất thịnh vượng kể từ khi Phierơ có vợ và nhà cửa tại thành Cabênaum (Mác 1.21, 29-30).
b. Đời sống của ngư phủ có nhiều tự do và độc lập cho Phierơ ngược lại với tính cần thiết của kỷ luật và kềm chế trong một nhóm người.
C. Ơn cứu rỗi và sự kêu gọi của Phierơ. Giăng 1.40-42; Mathiơ 4.18-20
1. Ông được em mình là Anhrê dẫn đến gặp Chúa Jêsus (Giăng 1.40).
2. Ngay lập tức Chúa Jêsus liền đổi tên ông (Giăng 1.42).
a. Nguyên tên của ông là Simôn, là tên Do thái, có nghĩa là “nghe hay lắng nghe”.
b. Chúa Jêsus đặt tên cho ông là Sê-pha.
(1) Sê-pha là một từ ngữ theo tiếng Aram hay Syri.
(2) Sê-pha được giải thích mang ý nghĩa một hòn đá.
c. Phierơ hay Petra là từ ngữ Hy lạp nói tới đá.
d. Tên mới không phản ảnh bổn tánh của Simôn Phierơ.
(1) Chúa Jêsus vốn biết rõ về tánh bất định và tự phụ của ông.
(2) Tuy nhiên, Chúa Jêsus đã nhìn thấy khả năng của ông và bắt đầu huấn luyện ông.
(3) Chúa Jêsus lường trước thời điểm lúc nào ông sẽ là một con người cứng rắn.
3. Có sự kêu gọi lần thứ nhì khi Phierơ và Anhrê lìa bỏ mọi sự mà đi theo Chúa Jêsus (Mathiơ 4.18-20).
II. ĐỜI SỐNG CỦA PHIERƠ VỚI VAI TRÒ MÔN ĐỒ CỦA ĐẤNG CHRIST TRONG CHỨC VỤ TRÊN ĐẤT CỦA NGÀI.
A. Khi Phierơ khởi sự đi theo Chúa Jêsus mọi sự đều trở nên mới đối với ông, nhưng ông chưa mất đi cá tánh rất con người của ông.
B. Chúng ta hãy nhìn vào các kinh nghiệm của Phierơ với Chúa Jêsus có quan hệ với biển cả.
1. Chúa Jêsus nói cho Phierơ biết cách thức đánh bắt cá và rồi kêu gọi ông trở nên tay đánh lưới người (Luca 5.1-11).
a. Chúa Jêsus dạy dỗ cho dân chúng trên chiếc thuyền của Phierơ (Luca 5.3).
b. Sau khi dạy đánh bắt cá, Chúa Jêsus bảo Phierơ hãy bỏ lưới và cá đi.
(1) Việc nầy xảy ra sau khi họ đã đánh lưới cả đêm.
(2) Lúc nầy chẳng phải là lúc để đánh cá nữa.
c. Phierơ chần chừ chưa chịu rời khỏi lưới và cá.
(1) Phierơ là một ngư phủ nhiều kinh nghiệm và biết rõ nghề nầy không có ý nghĩa gì hết.
(2) Bản chất tội lỗi của Phierơ chắc chắn đang muốn nói nhiều hơn là ông nói!
d. Cá đã vào lưới và Phierơ công nhận Chúa Jêsus là Chúa của biển cá và mọi sự có trong đó.
2. Một trận bão dấy lên trên biển và Phierơ cùng nhiều người khác sợ mất mạng sống của họ (Luca 8.22-25).
a. Chiếc thuyền đang lâm vào mối nguy hiểm sẽ bị chìm và Chúa Jêsus nằm ngủ thật bình an.
b. Các môn đồ đánh thức Chúa Jêsus, Ngài đã quở gió và biển.
c. Thân vị vinh hiển của Chúa Jêsus đã được họ công nhận.
3. Phierơ đi bộ trên mặt biển (Mathiơ 14.22-33).
a. Phierơ có cả hai: lòng tin cậy và tinh thần mạo hiểm khi ra sức đi bộ trên mặt nước.
b. Phierơ đã bước đi trên mặt biển bao lâu ông còn tập trung nhìn vào Chúa Jêsus.
4. Phierơ đã bắt một con cá rồi nộp thuế cho họ (Mathiơ 17.24-27).
C. Lời Phierơ tuyên xưng Chúa Jêsus là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống (Mathiơ 16.13-23).
1. Chúa Jêsus đã hỏi các môn đồ người ta nói Ngài là ai và trong quá trình thuyết phục họ, Ngài hỏi chính họ nói Ngài là ai (16.13-15).
2. Phierơ đã nói rằng Chúa Jêsus là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống (16.16).
3. Phierơ được Chúa Jêsus khen ngợi (16.17-18)
a. Câu trả lời ấy, ông đã học được từ phương diện thuộc linh.
b. Chúa Jêsus phán rằng Simôn, con trai của Giôna là Phierơ (hòn đá nhỏ) và trên hòn đá ấy, Chúa Jêsus sẽ dựng lên Hội Thánh.
(1) Có người cho rằng Chúa Jêsus đang chỉ ông là hòn đá mà Ngài sẽ xây dựng Hội Thánh Ngài trên đó.
(2) Có người cho rằng lời tuyên xưng đức tin của Phierơ là vầng đá mà Chúa Jêsus sẽ xây dựng Hội Thánh Ngài trên đó.
(3) Giáo Hội Công Giáo Lamã nói Phierơ đã được ban cho một địa vị đặc biệt và họ tôn cao ông làm Giáo Hoàng hay đại diện của Đấng Christ.
(4) Chúng ta cần phải nhìn vào sự dạy của Kinh Thánh trong sự trọn vẹn của Kinh Thánh.
(a) Phierơ mới vừa tuyên xưng Đấng Christ theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh.
(b) Chính Đức Chúa Jêsus Christ được trình bày ở những chỗ khác trong Kinh Thánh là nền tảng và hòn đá góc thật (I Côrinhtô 3.11; 1 Phierơ 2.3-9).
(c) Với Chúa Jêsus là Nền Tảng Thật, Hội Thánh đã được xây trên những người đã được Đức Chúa Trời cảm thúc để làm theo và dạy dỗ những việc lớn lao và người nào xưng rằng Đấng Christ là Con của Đức Chúa Trời hằng sống.
i) Giacơ, Sê-pha, và Giăng đã được xưng là những cột trụ (Galati 2.9).
ii) Thân thể của Đấng Christ được xây trên nền tảng của các sứ đồ và các tiên tri (Êphêsô 2.20).
iii) Danh của các sứ đồ được đặt trên nền của thành Jerusalem Mới (Khải huyền 21.14).
4. Phierơ được trao cho chìa khóa Nước Thiên Đàng (16.19)
Đâu là “chìa khóa của nước thiên đàng” mà Chúa Jêsus đã trao cho ông?
Tất nhiên, chiếc chìa khóa mở được các cánh cửa và làm cho điều chi đó bị đóng kín được mở ra sẵn sàng. Ông đã sử dụng các chìa khóa nầy trong ba cơ hội:
a. Ông đã mở Tin Lành ra cho người Do thái (Công Vụ các Sứ đồ 2.38-42).
b. Ông cùng với Giăng qua thành Samari, ở đó họ đặt tay trên những kẻ mà Philíp đã khiến cho họ trở lại đạo để họ cũng được nhận lãnh Đức Thánh Linh (Công Vụ các Sứ đồ 8.14-17).
c. Ông đã mở Tin Lành ra cho các dân Ngoại tại nhà của Cọt-nây ở Sêrasê (Công Vụ các Sứ đồ 10).
Các thầy thông giáo trong thời của Chúa Jêsus đã “đoạt lấy chìa khóa của sự biết” (Luca 11.52) và trói buộc dân Do thái bằng những luật lệ chắc chắn đã “ngăn không cho họ bước vào [Nước của Đức Chúa Trời]”. Phierơ, trong khi giảng bài giảng đầu tiên cho người Do thái (Công Vụ các Sứ đồ 2) và các dân Ngoại (Công Vụ các Sứ đồ 10) đã sử dụng chìa khóa hiểu biết về Tin Lành và đã “thả” hết những ai bị trói buộc, bằng cách hướng họ nhìn vào Chúa Jêsus.
Quyển Tự Điển Kinh Thánh Holman nói như vầy về các chìa khóa của thiên đàng:
“Không một chỗ nào trong Kinh Thánh cho rằng “quyền phép của các chìa khóa” một là đặc ân riêng tư hay là chức vụ truyền đạo mà Phierơ hoặc bất cứ ai có thể nắm giữ lấy. Thay vì thế, nó đề cập tới chức năng quản lý của Tin Lành được phó cho người nào về mặt lịch sử đặc biệt chứng kiến ai là sứ đồ của Đấng Christ, là người có thể cung ứng bằng chứng đầy quyền phép trong ơn cứu rỗi chỉ được thấy nơi Người, một sự trông cậy đã được hứa và được ban cho (“ở trên đất”) như một ân tứ có rồi trong hiện tại (“ở trên trời”) cho những ai xưng nhận Ngài”.
Hãy hiểu rằng theo một ý nghĩa thì “chìa khóa của Nước thiên đàng” cũng được trao cho chúng ta nữa. Mỗi lần chúng ta chia sẻ Tin Lành với ai đó, họ chẳng biết rõ Tin Lành ấy, chúng ta đang mở cánh cửa cứu rỗi ra cho họ và khiến cho họ bước vào cánh cửa ấy lần đầu tiên.
D. Phierơ khoe khoang về lòng trung thành những của ông đối với Chúa Jêsus.
1. Ông không hề vấp phạm vì cớ Chúa (Mathiơ 26.33).
2. Ông sẽ chết trước khi chối Chúa (26.35)
3. Ông sẵn sàng đồng tù đồng chết cho Chúa (Luca 22.32).
E. Phierơ bị Chúa ba lần đưa ra lời cảnh cáo.
1. Ông hay nghĩ đến việc người ta Mathiơ 16.23
2. Ông đã chối Chúa Jêsus trước khi gà gáy Mathiơ 26.34.
3. Ông bị Satan sàng sảy Luca 22.31.
F. Phierơ đã chối Chúa. Luca 22.54-62
1. Ông đi theo xa xa.
2. Ông đã sưỡi ấm bên ngọn lửa.
3. Bản ngã ông và lòng tự tín đã làm cho ông phải thất bại.
4. Sự chối Chúa của ông là một hành động của tình trạng yếu đuối thay vì là bội đạo.
5. Phierơ bị thuyết phục và khóc lóc cách cay đắng.
G. Phierơ nhận lãnh bài học đặc biệt về sự tha thứ. Mathiơ 18.21-22
H. Phierơ gặp gỡ đặc biệt với Chúa sau khi Ngài phục sinh. Giăng 21
1. Phierơ cùng các môn đồ khác tiếp tục trên chuyến đánh cá không thành công (21.3-8).
a. Họ đánh bắt thâu đêm mà chẳng được gì hết (21.3).
b. Chúa Jêsus hiện ra vào sáng hôm sau rồi chỉ cho họ chỗ để lưới cá (21.6).
c. Phierơ đã được nhắc nhớ về các tình tiết khác mà ông đã cùng dự với Chúa Jêsus.
2. Chúa Jêsus ăn tối với các môn đồ (21.9-14).
3. Chúa Jêsus đã thắc mắc và đã giao sứ mệnh cho Phierơ (21.15-17).
a. Ngài hỏi ông ba lần là ông có yêu Ngài chăng!?!
b. Phierơ tuyên xưng tình cảm của ông ba lần.
(1) Cứ mỗi lời tuyên xưng thay cho mỗi lần chối Chúa.
(2) Câu trả lời của Phierơ cho thấy rằng lòng tự tín của ông không còn xốc nổi nữa.
c. Phierơ được ủy nhiệm lo chăn bầy của Chúa.
4. Phierơ được truyền cho biết cái chết mà ông sẽ kinh nghiệm (21.18-19).
III. ĐỜI SỐNG CỦA PHIERƠ LÀ MỘT SỨ ĐỒ SAU KHI CHÚA JÊSUS PHỤC SINH.
A. Sự nhịn nhục của Chúa đối với Phierơ và sự huấn luyện Phierơ đạt được nhiều kết quả.
1. Sau cùng, ông đã học biết kềm chế.
2. Ý thức của ông về tội lỗi và những giọt nước mắt cay đắng dường như đã tạo ra được sự mềm mại.
3. Lòng can đảm tự nhiên của ông giờ đây được pha trộn với thái độ nương cậy Chúa hoàn toàn.
B. Phierơ đã giảng nhiều bài giảng mạnh mẽ và đứng dạn dĩ trước mặt nhiều kẻ thù của Chúa.
C. Phierơ là nhân vật có ảnh hưởng rất lớn trong 12 chương đầu của sách Công Vụ các Sứ đồ. Ông là sứ đồ cho người Do thái.
D. Những yếu đuối về mặt con người của Phierơ chưa bị xóa hẳn đi hoàn toàn. Galati 2.11-21
1. Phierơ được dạy cho biết rằng dân Ngoại cần phải được tiếp nhận vào các Hội Thánh trên cơ sở bình đẳng (Công Vụ các Sứ đồ 10; 11).
a. Trong sự hiện thấy được tỏ ra cho ông, Luật pháp về nghi thức và mọi đòi hỏi của nó không còn có hiệu lực nữa (10.9-18).
b. Ông đã rao giảng cho các dân Ngoại tại nhà của Cọt-nây (10.34-48).
2. Ông đã ăn uống với các dân Ngoại (11.1-3).
3. Những kẻ thiên về với Luật pháp đã đến và Phierơ không chịu nổi áp lực của họ và thôi không giao thông với các người Ngoại nữa (Galati 2.11-12).
4. Phaolô đã quở Phierơ vì thất bại không thật đứng trên ân điển (Galati 2.11-21).
E. Phierơ là tác giả con người của I và II Phierơ.
1. Trong các thư tín của ông, ông được xem là một người biết đè nén, nhịn nhục, khiêm nhường, và yêu thương.
2. Ông được cảm động để cảnh cáo sự kiêu ngạo và tự tín (1 Phierơ 2.21-24; 5.5, 8).
3. Ông đã sử dụng chữ “quí báu” 5 lần trong thư 1 Phierơ.
4. Ông đã sử dụng từ “chịu khổ” 16 lần trong thư 1 Phierơ.
5. Ông đã viết thư 2 Phierơ khi ông biết sự tuận đạo của mình gần kề rồi.
IV. MỘT SỐ TƯ TƯỞNG ĐẶC BIỆT VỀ PHIERƠ.
A. Ông đã có những lầm lỗi vì ông là con người. Tuy nhiên, các thất bại và những lần đắc thắng của ông là những bậc thang dẫn đến chỗ cao hơn.
B. Chỉ có danh của Chúa xuất hiện nhiều hơn danh của Phierơ.
C. Chúa Jêsus thường phán với Phierơ hơn bất cứ môn đồ nào khác.
D. Phierơ nói nhiều hơn bất cứ môn đồ nào khác.
E. Chúa đã nhìn thấy Phierơ là một viên kim cương trong chỗ còn thô.
Phần kết luận.
Có một số bài học mà chúng ta có thể tiếp thu từ đời sống của Phierơ.
1. Sự nhiệt thành của chúng ta dành cho Chúa cần phải được điều chỉnh bởi đức tin và sự hiểu biết hoặc nó sẽ thất bại.
2. Sự thành tín của Đức Chúa Trời có thể bù vào sự không trung thành lớn lao nhất của chúng ta.
3. Thà là một môn đồ hay thất bại, còn hơn là kẻ thất bại không chịu đi theo Ngài

1 nhận xét: