Thứ Tư, 16 tháng 12, 2009

Lằn phân cách quan trọng



NGÃ TƯ ĐƯỜNG CỦA CUỘC SỐNG
Lằn phân cách quan trọng
Các phân đoạn Kinh thánh chọn lọc
1. Nếu bạn nhìn vào tấm bản đồ của bang có dãy núi Rocky, bạn sẽ nhìn thấy một lằn ngoằn nghèo trải từ Bắc xuống Nam, lần theo một số đỉnh cao nhất và địa thế hiểm trở nhất trong nước Mỹ. Nếu bạn nhìn gần thêm chút nữa, bạn sẽ thấy lằn nầy tiêu biểu cho cái được gọi là "Lằn phân cách quan trọng". Đây là dốc có nước chảy phân cách đại lục nầy với đại lục kia. Một vài lần chơi trượt tuyết và đi săn mạo hiểm, tôi thấy hồi hộp khi đặt một chân ở bên nầy và một chân ở bên kia Lằn Ranh Phân Cách ấy. Điều gì đã làm cho Lằn Phân Cách đặc biệt đến nỗi nước ẩm rịn ra chảy vào bên nầy tuôn vào dòng suối rồi kế đó là những con sông chảy hết vào Đại Tây Dương. Nước ẩm chảy vào bên kia lằn phân cách chảy thành hai dòng sông phân biệt rồi kết thúc ở Thái Bình Dương.
2. Lằn Phân Cách Quan Trọng mà tôi muốn nói hôm nay không phải là luồng gió thổi ngang qua một rặng núi lớn, mà là một lằn ranh phân biệt những người nam, người nữ, thiện và ác, thậm chí sống và chết nữa. Có một Lằn Ranh Phân Cách trong mọi đời sống của chúng ta và đó là thập tự giá của Đấng Christ. Thập tự giá và sứ điệp nó mang lấy đang phân cách hết thảy chúng ta.
3. Thập tự giá của Đấng Christ tất nhiên là một biểu tượng. Mặc dù “con cá” và chim bồ câu là những biểu tượng trước kia, thập tự giá là dấu hiệu nổi bật của Cơ đốc giáo vì nó tiêu biểu cho sự chết có tính cách hy sinh của Đấng Christ. Khi chúng ta bắt đầu loạt bài mới có đề tựa là “Ngã tư đường của cuộc sống", thập tự giá sẽ tiêu biểu cho sứ điệp Tin Lành, rằng Chúa Jêsus đã chịu chết vì tội lỗi chúng ta, bị chôn và đã sống lại (I Côrinhtô 15.3, 4).
4. Thi sĩ người Mỹ, Robert Frost đã viết về một con đường phân chia trong rừng cây, một sự đối mặt giữa hai sự lựa chọn. Khi có ai phải đối mặt với thập tự giá của Đấng Christ, người ấy phải chọn đi theo một con đường mới. Người ấy không thể tiếp tục đi như trước đây được nữa. Người ấy phải đổi hướng: một là bên trái và hai là bên phải. Người ấy phải chọn lấy đời mới, sự sống dư dật và sự sống đời đời trong Đấng Christ hoặc người ấy phải chọn cuộc sống không có Đấng Christ, con đường ấy chẳng có sự sống chi hết trừ ra sự chết thuộc linh.
5. Trong những tuần lễ sắp đến, chúng ta sẽ xem xét một vài nhân vật trong Kinh thánh, họ đã đến tại ngã ba đường và rồi đã đưa ra các quyết định của riêng họ. Bằng cách giới thiệu đề tài quan trọng nầy, tôi muốn chỉ cho bạn thấy thể nào thập tự giá phân cách các đường lối, cách suy nghĩ, những mối quan hệ, thứ tự ưu tiên và cõi đời đời của chúng ta.
6. Có lẽ bạn đang đứng ở ngã tư đường đời đời kia trong cuộc sống của bạn hôm nay. Tôi cầu xin rằng bạn nên cẩn thận khi đưa ra quyết định đúng đắn, cõi đời đời của bạn đang treo trên cân kia kìa.
I. Thập tự giá phân chia đường lối của chúng ta (Mathiơ 7.13-14).
Trong quyển Đừng Bắt Theo Con Đường Đó, Frost viết: Và cả hai con đường sáng hôm ấy đầy những chiếc lá chưa có dấu chân qua. Ồ, tôi cứ giữ chân bước đi! Tôi đã lấy làm nghi ngờ không biết phải đi con đường nào một khi tôi không còn quay trở lại được để kể lại với một tiếng thở dài. Hai con đường chia ra trong khu rừng, và tôi đã bắt lấy con đường ít bóng người qua, và khi ấy đã tạo ra nhiều khác biệt. Chúa Jêsus cũng đã phán dạy về hai con đường …
A. Con đường rộng (câu 13).
1. Con đường nầy "rộng" và "khoảng khoát". Con đường của thế gian là con đường dễ dàng, hấp dẫn, bao quát và thoải mái. Có một vài điều luật, cấm đoán, hay đòi hỏi. Con đường "khoảng khoát" nầy rất tiện nghi và được lòng người, nhưng nó dẫn tới "sự hủy diệt".
2. "Sự hủy diệt" có ý nói tới "hư hại nghiêm trọng". Sống mà không có Đấng Christ dẫn tới hủy hoại nghiêm trọng. Người nào đi trên đường nầy nghĩ rằng họ là "hạng người nhơn đức" hay vì họ đi nhà thờ hoặc đã chịu phép báptêm hầu cho Đức Chúa Trời sẽ nương tay đối với họ. Không phải như vậy đâu! Châm ngôn 14.12 chép: "Có một con đường coi dường chánh đáng cho loài người, nhưng đến cuối cùng nó thành ra nẻo sự chết". Thi thiên 1.6 chép: "Vì Đức Giê-hô-va biết đường người công bình, song đường kẻ ác rồi bị diệt vong".
3. Con đường nầy không có một bảng hiệu nào ghi trên đó: "Con đường nầy dẫn đến sự hủy diệt" hay "Con đường dẫn tới địa ngục". Nếu có tấm bảng ấy, chẳng có người nào dám mạo muội bước vào đó. Con đường nầy vẫn không hề thay đổi thực tại của nó.
4. Trừ ra Cơ đốc giáo theo Kinh thánh, mỗi thứ tôn giáo đều đang đi theo chính con đường nầy. Hãy làm lành. Hành động theo tôn giáo. Hãy lo làm bổn phận mình đối với người ta và những việc lành của bạn sẽ có giá trị hơn mọi tội lỗi của bạn và bạn sẽ lên thiên đàng khi bạn qua đời. Chúa Jêsus nói cho chúng ta biết đừng dại dột vì con đường đó dẫn đến chỗ diệt vong.
5. Cách đây mấy ngày, tôi đã giảng tại một Hội thánh kia ở Houston. Vị Mục sư chủ toạ đến đón tôi tại phi trường rồi lái xe đưa tôi về nhà của ông ấy. Nếu ông ấy hỏi tôi về hướng đi, tôi sẽ nói rằng con đường nầy cũng tốt như con đường kia.
6. Buồn thay, Chúa Jêsus cũng phán: "có nhiều người bắt con đường nầy" mà đi. Đó là con đường dễ đi nhất. Họ đi theo hướng không đúng. Triết lý của họ giống như triết lý của con người trong thời của Nôê: "người ta ăn, uống, cưới, gả, cho đến ngày Nô-ê vào tàu, và nước lụt đến hủy diệt thiên hạ hết" (Luca 17.27).
B. Con đường chật (câu 14).
1. Con đường nầy thì "chật". Một số giáo sư Kinh thánh phác hoạ cánh "cửa" nầy giống như cánh cửa quay ở một khu vui chơi, chúng ta có thể đi qua mỗi lúc một người mà thôi. Không ai có thể đi qua dùm chúng ta và chúng ta không thể đem theo ai cùng đi với chúng ta.
2. Chúa Jêsus phán con đường của Ngài là con đường "khó". Đó là con đường của sự đề kháng. Con đường ấy giống như lội ngược dòng sông vậy. Chúng ta không phải trả gì cho sự cứu rỗi, sự sống trong Đấng Christ trả thay cho chúng ta mọi sự rồi. Khi một người thực được cứu và hoàn toàn đồng hoá với Chúa Jêsus, Satan tuyên bố chiến tranh với người ấy.
3. Con đường nầy dẫn tới "sự sống". Chúa Jêsus phán trong Giăng 14.6: "Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha". Ngài phán trong 10.10: "Còn ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống và được sự sống dư dật". Ngài phán trong Giăng 11.25: "Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi".
4. Con đường nầy “ít” người đi lắm. Tín đồ không phải là “ít” vì cánh cửa quá "hẹp" đâu. Không có một giới hạn nào cho số người sẽ đi qua. Không có một thiếu thốn nhà cửa nào trên thiên đàng đâu. II Phierơ 3.9 chép Đức Chúa Trời "lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn". Có "ít", có nghĩa là dễ đi dọc theo con đường rộng hơn là dâng đời sống mình cho Đấng Christ.
5. Chúa Jêsus khuyên chúng ta ngay ở đầu câu 13 nên "vào cửa hẹp". Tại sao chứ? Vì khi người ta đến với Chúa Jêsus, giống như bài thơ của Robert Frost, họ tìm "con đường khó đi" để tạo ra mọi sự khác biệt.
II. Thập tự giá phân cách suy nghĩ của chúng ta (I Côrinhtô 1.18-25).
A. Những kẻ không tin Chúa tin sứ điệp nói tới thập tự giá là dồ dại và là gương xấu.
1. Phaolô nói trong câu 18: "Bởi vì lời giảng về thập tự giá, thì những người hư mất cho là điên dại". Ông nói trong câu 23: "thì chúng ta giảng Đấng Christ bị đóng đinh trên cây thập tự, là sự người Giu-đa lấy làm gương xấu, dân ngoại cho là dồ dại".
2. "Dồ dại" ra từ chữ Hy lạp moria, từ đó chúng ta có chữ "moron" (con nít, khờ dại). Đối với thế gian phàm tục, tin lành là khờ dại, xuẩn ngốc hay ngớ ngẩn. Con người hiện đại là con người dựa theo lý trí. Con người ấy từ chối không chịu tìm hiểu về sự thuộc linh.
3. "Gương xấu" ra từ chữ skandalon: "một sự gièm pha hay bực bội". Thập tự giá là một sự bực bội. Cách đây khoảng một tuần, có một bài phát thanh của ABC về một thiếu niên Do thái 12 tuổi từ khu vực Dallas, cậu đến nhóm với ban thiếu niên của một nhà thờ Báptít, ở đây cậu ấy xưng mình đã được cứu. Mẹ cậu giận tái người, bà ta nói nhà thờ đã tìm cách biến đổi tôn giáo của con trai mình. Phóng viên cũng phỏng vấn Rabi Eric Yoffie, lãnh đạo các hội chúng Do thái Mỹ Reform Judaism Union. Ông nói: "Quan điểm của chúng tôi, ấy là có nhiều con đường dẫn tới Đức Chúa Trời". Ông nói quyết định truyền đạo cho người Do thái của hệ phái Báptít là: "sĩ nhục và lăng mạ đối với người Do thái". Cùng được phỏng vấn là Amit Mithra, là tín đồ Ấn giáo ở Houston, đã nói về một truyền đạo đơn: “Những sự bóp méo, những câu nói không đúng có trong truyền đạo đơn nầy gây xúc phạm là vì chúng … dối trá”. Ông ta nói thêm: "Loại tôn giáo độc quyền nầy không đáng thuộc về xã hội ngày hôm nay nữa". Sau đó trong bài phát thanh, Barbara đã xen vào: "Có những nhà thờ khác nữa đã thôi không còn tìm cách khiến cho người ta quy đạo nữa, đặc biệt là người Do thái". Phóng viên Peggy Wehmeyer đáp: "Những tín đồ Báptít Nam phương … đã làm đúng theo Kinh thánh. Vì vậy, khi họ xem Tân Ước … nói rằng Chúa Jêsus là con đường duy nhất dẫn tới thiên đàng, họ tin theo Lời ấy". Walters hỏi: "Còn các hệ phái Cơ đốc khác … có làm theo y như thế hay nói đức tin khác sẽ dẫn tới thiên đàng. Có chắc như vậy không?" Phóng viên đáp: "Phải, họ không luôn luôn giải thích đúng như những tín đồ Báptít Nam phương làm". Walters kết luận: "Thật đây là một thế rất khó xử đối với họ" (http.//abcnews.go.com./onair/2020/transcripts/2020_000512_baptist_trans.html).
4. Nói về bản thân mình, Chúa Jêsus phán trong Mathiơ 21.44: "Kẻ nào rơi trên hòn đá ấy sẽ bị giập nát, còn kẻ nào bị đá ấy rớt nhằm thì sẽ tan tành như bụi". Khi chúng ta vấp ngã tại thập tự giá và tan vỡ ra, chúng ta sẽ được cứu. Khi chúng ta bất chấp thập tự giá, chúng ta sẽ bị chà nát trong sự phán xét.
B. Tín đồ tin theo sứ điệp nói tới thập tự giá là quyền phép của Đức Chúa Trời và là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.
1. Đối với "chúng ta, là kẻ được cứu chuộc", sứ điệp nói tới thập tự giá là "quyền phép của Đức Chúa Trời". Câu 24 chép sứ điệp ấy có cả "quyền phép của Đức Chúa Trời" và "sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời". "Quyền phép" ra từ chữ dunimus từ đó chúng ta có chữ dynamite (động lực).
2. Thập tự giá là quyền phép TÌNH YÊU THƯƠNG của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời "yêu thương" thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài làm của lễ cho chúng ta.
3. Thập tự giá là quyền phép CÔNG BÌNH của Đức Chúa Trời. Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời đòi hỏi Ngài hình phạt tội lỗi. Chúa Jêsus trở thành sự thay thế của chúng ta và là sự thoả mãn của Đức Chúa Trời.
4. Thập tự giá là quyền phép ĐẮC THẮNG của Đức Chúa Trời. Satan tưởng Chúa Jêsus chết là hết nhưng hắn biết rất ít, hắn chẳng biết thập tự giá có ý nghĩa như thế nào, hắn tưởng thế là xong rồi. I Côrinhtô 2.8 chép về đạo binh của địa ngục: "…chẳng ai từng biết sự đó; bởi chưng, nếu đã biết thì họ chẳng đóng đinh Chúa vinh hiển trên cây thập tự đâu".
5. Thập tự giá là quyền phép BIẾN ĐỔI của Đức Chúa Trời. II Côrinhtô 5.17 chép thập tự giá biến mỗi tín đồ thành "một người mới".
6. Thập tự giá là quyền phép BỀN ĐỖ của Đức Chúa Trời. Quyền phép đã làm cho Đấng Christ sống lại từ kẻ chết giúp cho chúng ta cứ tiến bước.
III. Thập tự giá phân cách các mối quan hệ của chúng ta (Mathiơ 10.34-37).
A. Thập tự giá đem gươm giáo đến chớ không đem sự bình an (câu 34).
1. Kinh thánh cung ứng cho Chúa Jêsus tước hiệu "Chúa Bình An". Ngài ban cho chúng ta được "hoà thuận lại với Đức Chúa Trời" và "sự bình an của Đức Chúa Trời". Ngài đem lại sự bình an lớn lao nhất cho mọi lòng mà chúng ta khó có thể nhìn biết được.
2. Tuy nhiên, trong tiểu đoạn Kinh thánh nầy, chúng ta thấy những giới hạn trong các mối quan hệ của con người, Ngài cũng đem "gươm giáo" đến, một cách nói khác về sự phân rẽ.
3. Khi có người nào tiếp nhận sứ điệp nói tới thập tự giá, đức tin của người ấy sẽ tự nhiên làm mất lòng ai đó. Sẽ có một "thanh gươm" phân cách trong mối quan hệ ấy.
B. Thập tự giá đôi khi phân cách các gia đình (các câu 35-37).
1. Chúa Jêsus nói cho chúng ta biết rằng đi theo Ngài sẽ đem lại sự phân cách cho các mối quan hệ mật thiết nhất trong gia đình. Những người làm cha, làm con, làm mẹ và con gái sẽ bị phân cách bởi sự không đồng lòng về thập tự giá.
2. Từ ngữ "phân rẽ" có ý nói tới "chia ra" hay "xa lánh". Phần nhiều người trong chúng ta có những mối quan hệ khó khăn trong gia đình vì sự chúng ta phục theo Chúa Jêsus.
3. Chúa Jêsus phán rằng ai xem trọng mối quan hệ con người hơn Ngài "thì không đáng cho Ta".
IV. Thập tự giá phân cách những thứ tự ưu tiên của chúng ta (Mathiơ 10.38).
A. Những kẻ không tin Chúa có ưu tiên lấy cái tôi làm trọng tâm. Một người chưa được cứu sống cho chính mình. Người ấy phấn đấu để kiếm tiền bạc, của cải và sự nổi tiếng. Dù người ấy có được cả thế gian, tấm lòng của người ấy vẫn trống rỗng. Howard Hughes là người giàu có nhất của thế giới, nhưng đã chết trong một hoàn cảnh rất cùng khổ.
B. Những người tin Chúa có những ưu tiên lấy Đấng Christ làm trọng tâm.
1. Chúa Jêsus kêu gọi mỗi tín đồ của Ngài phải "vác lấy thập tự giá". Khi Chúa Jêsus thốt ra những lời nầy, thập tự giá có một ý nghĩa khác biệt. Thập tự giá được xem là một phương tiện để hành quyết. Một vị tướng lãnh La mã đã ra lịnh đóng đinh trên thập tự giá 2.000 kẻ theo Judas cuồng tín dọc theo con đường đến xứ Galilee. Thập tự giá là biểu tượng của chết chóc.
2. Chúa Jêsus phán rằng vác lấy thập tự giá là phải tự bỏ mình, phải từ bỏ những điều ưu tiên của mình rồi sống theo những ưu tiên của Ngài. Ngài phán trong Mathiơ 16.24: "Nếu ai muốn theo ta, thì phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta".
3. Phaolô nói trong Galati 2.20: "Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi".
4. Chúa Jêsus cũng bảo các môn đồ Ngài cần phải "theo Ta". Chúng ta đi đâu khi chúng ta vác lấy thập tự giá mà đi theo Đấng Christ? Chúng ta đi theo Ngài đến mồ mả. Ở đó chúng ta chôn cất tham vọng tư kỷ của mình, những ham muốn tư dục và khoe khoang kiêu ngạo. Khi ấy chúng ta sống lại với Ngài để sống một đời mới phản ảnh vẽ đẹp và sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
5. Charles Spurgeon đã nói: "Không có người nào đội mão triều thiên trên thiên đàng một khi họ không phải là những kẻ mang lấy thập tự giá ở đây dưới đất". Vance Havner đã nói tương tự thế: "Chúng ta cần hạng người của thập tự giá, với sứ điệp nói tới thập tự giá, mang lấy dấu hiệu thập tự".
6. Thập tự giá không những phân rẽ các những người tin đối với kẻ chẳng tin, thập tự giá phân rẽ môn đồ chân chính đối với hạng môn đồ giả tạo. Hỡi người tin Chúa, có phải quí vị đã đóng đinh những ưu tiên ích kỷ của mình lên thập tự giá và đã sống lại với Ngài đạt tới một đời sống lấy Đức Chúa Trời làm trung tâm?
V. Thập tự giá phân cách cõi đời đời của chúng ta (Mathiơ 10.39).
A. Chúa Jêsus phán: "Người nào cứu sự sống mình sẽ mất". Đây là con người ấp ủ của cải vật chất trong cõi đời đời. Chúa Jêsus đã minh hoạ điều nầy trong Thí dụ nói tới kẻ giàu mà dại (Luca 12.13-21). Trong thí dụ nói tới người giàu trong địa ngục (Luca 16.19-31), Ngài phán về "vực sâu" hay vực thẳm trong cõi đời đời mà con người sẽ không thể nào qua đó được. Đấy sẽ là sự phân cách sau cùng của thập tự giá.
B. Chúa Jêsus cũng phán: "Kẻ nào vì cớ Ta mất sự sống mình sẽ được lại". Người nào bắt con đường hẹp, khó khăn, người nào trở thành kẻ dại trong con mắt của thế gian, người nào chẳng có mối quan hệ nào thân mật hơn mối quan hệ với Đấng Christ, người ấy đóng đinh tham vọng của mình trên thập tự giá sẽ tìm được một đời sống giàu có hơn người có thể hình dung được, cả bây giờ và trong cõi đời đời.
VI. Bốn tư tưởng sau cùng.
1. Thứ nhứt, nếu quí vị chưa đến với Đấng Christ hôm nay, quí vị đang đứng tại ngã tư đường của cõi đời đời.
2. Thứ hai, có thể đang có vẽ bề ngoài tôn giáo, trông giống như một Cơ đốc nhân mà chưa gặp gỡ thực sự Chúa Jêsus.
3. Thứ ba, những tín đồ chân chính được kêu gọi phải có một tình cảm dành cho sứ điệp nói tới thập tự giá. Tuần lễ nầy, khi chúng ta nghe Mục sư người Nga Nicolai Epishin giảng, Đức Chúa Trời đã đánh thức trong tôi một thái độ tin quyết rằng tôi đã bị đếm bởi lối sống cục bộ tiện nghi của mình. Tôi cầu xin Đức Chúa Trời sửa lại tình cảm của tôi vì sứ điệp của thập tự giá.
4. Cách đây nhiều năm, George MacLeod đã viết một bài thơ có đề tựa là Trở Lại Với Thập Tự Giá Ở Đồi Gôgôtha:
Tôi hay nói rằng,
cần phải dựng lại thập tự giá một lần nữa
tại trung tâm khu chợ búa
cũng như trên tháp chuông nhà thờ,
Tôi muốn sửa lại lời nói ấy
Chúa Jêsus không bị đóng đinh tại giáo đường
Giữa hai ngọn đèn cầy;
Mà trên thập tự giá giữa hai tên cướp;
trên đống rác rưỡi của một thị trấn;
tại ngã tư đường chính trị có quy mô thế giới
đến nỗi họ đã phong tước cho Ngài
bằng tiếng Hêbơrơ, tiếng Latinh và tiếng Hy lạp …
Đó là nơi kẻ phàm tục giễu cợt,
Và trộm cướp ruả sả,
còn mấy tên lính thì chơi trò may rủi.
Vì đấy là chỗ mà Ngài đã gục chết,
Và Ngài đã chịu chết như thế đó.
Đấy là nơi mà người của Đấng Christ cần phải sống.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét