Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

ĐARIÚT NGƯỜI MÊĐI



NHÂN VẬT KINH THÁNH
ĐARIÚT NGƯỜI MÊĐI
ĐANIÊN 6
Phần giới thiệu.
Đây là nhân vật trong ba người có tên là Đariút trong Cựu Ước.
Đariút nầy là con trai của Asuêru, là người mà chúng ta đã gặp khi chúng ta đến với sách Êxơtê, vào tuần tới.
Giống như chúng ta đã thấy, Bênxátsa không phải là vua của đế quốc Canhđê, cũng vậy chúng ta thấy đây là sự thực nơi Đariút.
Siru người Batư là nhà vua cai trị trên Đế quốc Mêđi Batư trong suốt thời gian nầy. Người ta tin rằng Đaniên 6.28 đang phác họa Đaniên như chưa thành công trong hai triều đại quyền lực độc lập, mà thành công trong suốt sự cai trị của hai nhà vua đồng thời, vua nầy phụ thuộc vào vua kia.
Chúng ta tin và có bằng chứng cho thấy rằng Đariút đã được Siru chỉ định cai trị trên xứ Babylôn, đây là một phần nhỏ khi đem sánh với Đế quốc Mêđi Batư rộng lớn.
Bạn cũng sẽ thấy rằng Kinh Thánh chép Đariút đã chiếm “được nước” (Đaniên 5.31). Từ ngữ “được” ở đây ra từ chữ Canhđê có nghĩa là “giành được”. Điều nầy cho thấy rằng ông đã cai trị do chỉ định, thay vì bằng sự chinh phục và vì thế bị phụ thuộc vào Siru, là vua đã chỉ định ông ta.
Cũng hãy để ý ở Đaniên 9.1, ở đây Kinh Thánh chép Đariút đã được “lập làm vua trị nước người Canh-đê”.
I. SỰ NỔI BẬT CỦA ĐANIÊN (6.1-3)
Một trong những trách nhiệm đầu tiên của Đariút là tái tổ chức lại xứ Babylôn mới vừa chinh phục được.
Ông đã chỉ định 120 “quan trấn thủ” để cai trị xứ Babylôn. Các quan trấn thủ nầy chịu trách nhiệm với ba “quan thượng thơ” trợ giúp cho trách nhiệm quản trị của nhà vua.
Đaniên là viên quan thượng thơ ngoại lệ, một phần vì kinh nghiệm rộng rãi của ông dưới thời Vua Nêbucátnếtsa trong khoảng 39 năm, nhưng phần lớn vì bàn tay của Đức Chúa Trời giáng trên đời sống ông.
Vì thế Đariút đã sắp đặt để khiến Đaniên chịu trách nhiệm quản trị cả vương quốc. Tất nhiên điều nầy đã tạo ra xích mích giữa Đaniên và hai quan thượng thơ kia và 120 quan trấn thủ.
II. ÂM MƯU CỦA NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO (6.4-9)
Hai quan thượng thơ kia và 120 quan trấn thủ đã tìm một vài cơ sở để tố giác Đaniên trong công tác quản trị của ông. Có lẽ họ ganh tỵ với địa vị của ông rồi bực tức ông vì ông là người Do thái.
Nhưng họ thấy rằng Đaniên đã không sai sót. Thực vậy, ông rất “trung tín” và họ không thể tìm được một lầm lỗi nào nơi ông.
Họ quyết định phải tìm cho kỳ được một vài cơ sở cho sự tố cáo ông trong cách sống đạo của ông, những gì mà họ biết rõ ràng.
Vì vậy, họ mới nghĩ ra một cách. Họ đề nghị với Vua Đariút rằng ông ta nên chống lại sự cầu nguyện ở vương quốc trong thời gian 30 ngày.
Dù 122 nhà lãnh đạo nầy đã hội ý cùng nhau nhắc cho các cấp lãnh đạo nhớ hay nói dối về sự gì đó mà chúng ta không biết. Vấn đề chúng ta biết rõ là họ đã nói dối về việc đã bàn bạc sự ấy với Đaniên.
Mọi lời cầu nguyện đều phải được trình lên nhà vua với sự công nhận quyền lực của ông ta trong lãnh vực tôn giáo.
Án phạt cho sự loạn nghịch chống lại uy quyền tôn giáo của nhà vua là phải bị tử hình bằng cách bị ném vào hang sư tử.
Nếu Đariút không lấy làm hãnh diện và chẳng có tấm lòng đầy dẫy với sự ngạo mạn nuôi dưỡng sự tự tôn mình, thì chẳng có một lý do nào cho ông ta phải ký vào một chiếu chỉ như thế cả.
Theo thông lệ của người Mêđi Batư, chiếu chỉ từng được ký rồi không thể bãi bỏ được nữa.
III. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA ĐANIÊN (6.10-11).
Chiếu chỉ đã được ký theo luật pháp bởi Đariút đã được thông báo rất rõ ràng.
Nhưng Đaniên, dù biết rõ chiếu chỉ, vẫn cứ theo lối sống thường nhựt của mình (giống như ông đã sống trước kia) về việc đi lên phòng cao: ba lần một ngày để cầu nguyện với Đức Chúa Trời.
Thi thiên 55.17: “Buổi chiều, buổi sáng, và ban trưa, tôi sẽ than thở rên siếc; Ngài ắt sẽ nghe tiếng tôi”.
Đaniên đã cầu nguyện hướng về thành Jerusalem. Cầu nguyện hướng về thành Jerusalem chính là cơ sở cho sự ông cầu nguyện.
Thi thiên 5.7: “Còn tôi, nhờ sự nhân từ dư dật của Chúa, tôi sẽ vào nhà Chúa, lấy lòng kính sợ Chúa mà thờ lạy trước đền thánh của Chúa”.
II Sử ký 6.21; 34-39
Lời cầu nguyện của Đaniên bao gồm một thời gian dâng lời cảm tạ trước mặt Đức Chúa Trời khi ông công nhận sự nhơn từ của Đức Chúa Trời đối cùng ông.
Lời cầu nguyện của ông cũng là lời cầu thay trước mặt Đức Chúa Trời, chắc chắn cầu xin sự hướng dẫn và trợ giúp (câu 11).
Chắc chắn, trách nhiệm trong chức vụ cao của ông đã đặt nặng trên Đaniên và ông đã tìm kiếm sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời trong các quyết định mà ông đưa ra.
Đaniên đã hơn 80 tuổi vào lúc bấy giờ (539TC); ông được 16 tuổi khi bị bắt đi làm phu tù 66 năm trước đó (605TC). Cho nên vì cớ tuổi tác, ông cũng đã tìm kiếm Đức Chúa Trời vì cớ sức khỏe để gánh vác các bổn phận nặng nề nầy.
Chắc chắn Đaniên cũng sẽ cầu nguyện về sự bắt bớ hầu đến mà ông biết rõ sẽ xảy ra không bao lâu nữa trên đường lối của ông.
Đaniên không đưa ra một nổ lực nào hòng che giấu sự tin kính hay sự mình nương cậy nơi Đức Chúa Trời, dầu sự ấy trong lúc nầy có nghĩa là bất tuân chiếu chỉ của nhà vua (đối chiếu Công Vụ các Sứ đồ 5.29). Đaniên đã và sẽ không nhìn về vua Đariút để tìm sự hướng dẫn và sức lực mà ông biết rõ mọi điều ấy chỉ có một mình Đức Chúa Trời mới có thể tiếp trợ cho.
Hiển nhiên là các đối thủ của ông biết rõ ông cầu nguyện ở đâu và lúc nào, vì vậy họ đã tập trung lại (sát nghĩa, nhóm lại với sự ồn ào) rồi thấy ông và, như đã mong đợi, thấy ông đang cầu nguyện.
IV. PHẦN KHỞI TỐ ĐANIÊN (6.12-18).
Không lâu sau đó, phần khởi tố nghịch lại Đaniên do các đối thủ ông được đưa ra trước mặt Đariút, là nhà vua đã phát ra chiếu chỉ.
Đariút thấy mình phải làm điều gì với chính luật lệ của mình; ông nói: phải y theo chiếu chỉ.
Nêbucátnếtsa người Babylôn thì cao hơn luật pháp, còn Đariút người Mêđi thì y theo luật pháp.
Sau khi nghe lời tố giác của họ nghịch lại Đaniên, là nhân vật họ đã thu nhỏ lại là một trong những kẻ phu tù đến từ xứ Giuđa, Đariút lấy làm lo lắng lắm.
Mặc dù Đariút biết rõ ông phải y theo luật pháp mà ông đã lập ra, ông đã tìm vài cách thức để cứu Đaniên ra khỏi án phạt mà luật pháp đã quy định.
Sau khi thấy khó mà cứu được Đaniên, ông đã ban ra lịnh lạc: Đaniên phải bị ném vào hang sư tử.
Khi Đaniên đã bị ném vào hang sư tử, dường như chết là chắc chắn lắm rồi, nhà vua nói: “Nguyện Đức Chúa Trời ngươi mà ngươi hằng hầu việc có thể giải cứu ngươi khỏi sư tử!”
Trong trường hợp Đariút có biết về sự giải cứu của Đức Chúa Trời đối với ba bạn của Đaniên khỏi lò lửa hực trong thời Nêbucátnếtsa hay không thì chẳng ai biết được. Tuy nhiên, câu nói của Đariút đã thốt ra một ước muốn rằng Đaniên sẽ được buông tha.
Chắc chắn Đariút muốn Đaniên được buông tha, vì rõ ràng ông đánh giá cao mọi khả năng quản trị của Đaniên. Có thể ông đã có ấn tượng với thái độ tin cậy của Đaniên nơi Đức Chúa Trời của Đaniên.
Để cho Đaniên không thể thoát ra khỏi hang sư tử, một hòn đá đã được đặt trên miệng hang, rồi được đóng bằng ấn của triều đình.
Dấu ấn, một biểu tượng được làm bằng đất sét với một hình ảnh trên chiếc nhẫn, sẽ cho người khác biết rằng hòn đá sẽ không được dời đi với nổ lực giải thoát cho Đaniên.
Nhà vua đã ngần ngại giam Đaniên ở trong hang. Nhà vua rất bối rối vì ông đã bị các quan thượng thơ và những quan trấn thủ gài bẫy phải chiếu theo luật pháp của chính ông. Vì thế, ông đã thức trọn đêm không ngủ hay ăn uống chi hết.
V. SỰ BẢO TỒN ĐANIÊN (6.19-23).
Rạng sáng, Đariút đã vội vã đến hang sư tử. Ông đã ở trong lo âu về khả năng và có thể lắm ông sẽ nhìn thấy Đaniên đã bị tiêu nuốt mất rồi. Tuy nhiên, ông hy vọng ngược lại với hy vọng Đaniên sẽ được giải cứu bởi Đức Chúa Trời mà Đaniên đã hầu việc.
Đaniên đã trả lời Đariút rằng Đức Chúa Trời thực ra đã gìn giữ ông không bị tổn hại vì cớ tình trạng vô tội của ông (câu 22) và vì ông đã tin cậy nơi Đức Chúa Trời (câu 23).
Thiên sứ của Đức Chúa Trời đã bị mồm của bầy sư tử. Tôi tin Thiên Sứ nầy, giống như Thiên Sứ trong lò lửa hực với ba bạn Hêbơrơ (3.25), là sự tỏ ra của Đấng Christ trước khi hóa thân thành nhục thể.
VI. LỜI CÔNG BỐ CỦA NHÀ VUA (6.24-28).
Đariút đã lấy làm khó chịu với những kẻ nào âm mưu nghịch lại Đaniên. Vì vậy, ông đã truyền rằng tất cả những kẻ nào tố giác Đaniên, cùng với gia đình của họ, phải bị ném vào chính cái hang sư tử mà Đaniên đã bị ném vào.
Đariút, nhân vật bởi chiếu chỉ của mình đã được tôn kính trong một tháng như một vị thần linh, giờ đây đã đưa ra lời loan báo rằng mọi thần dân của xứ sở ông – tất cả mọi dân, các nước, và mọi người theo từng thứ ngôn ngữ – phải kính sợ và tôn trọng Đức Chúa Trời của Đaniên.
Đây là một sự thay đổi hoàn toàn đáng kinh ngạc nơi phần của Đariút! Lý do cho sự thay đổi nầy, Đariút đã viết, ấy là Đức Chúa Trời của Đaniên là hằng sống (Ngài là Đức Chúa Trời hằng sống; đối chiếu 6.20). Ngài là Đức Chúa Trời hằng sống!
(Các thần của người Mêđi và Batư đều là những tượng chết cũng như bao nhiêu tà thần khác!)
Đức Chúa Trời nầy là Đức Chúa Trời đời đời, Nước của Ngài không thể hủy diệt được, và Ngài can thiệp vào các vụ việc của con người và giải cứu người nào biết tin cậy nơi Ngài.
Ngài hành động bằng quyền phép lạ lùng (các dấu kỳ phép lạ; đối chiếu 4.2-3) để hoàn thành ý chỉ của Ngài, kể cả sự giải cứu Đaniên rất lạ lùng.
Một Đức Chúa Trời thể ấy thực sự phải được tôn kính và thờ lạy. Bất chấp sự chống đối của các quan trấn thủ và hai quan thượng thơ, Đaniên đã được tôn cao và tiếp tục sống.
Phần kết luận.
Đariút là một nhân vật để cho sự kiêu ngạo của mình đứng trên con đường phán xét đúng đắn.
Đariút là một nhân vật rất vội vã trong mọi quyết định của mình.
Đariút là một nhân vật đã học biết về Đức Chúa Trời từ một người vốn biết rõ Đức Chúa Trời theo cách riêng.
Đariút là một con người đã tôn cao Đức Chúa Trời khi ông đạt tới mức nhìn biết Đức Chúa Trời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét