Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

SỨ ĐỒ PHILÍP, VỊ SỨ DỒ NĂNG ĐỘNG



NHÂN VẬT KINH THÁNH
SỨ ĐỒ PHILÍP,
VỊ SỨ DỒ NĂNG ĐỘNG
Phần giới thiệu.
Chúng ta tiếp tục phần nghiên cứ qua 12 Sứ Đồ của Đức Chúa Jêsus Christ.
1. Phierơ – con người sốt sắng
2. Anhrê, người chinh phục linh hồn
3. Giacơ, người có cái đầu nóng nảy
4. Giăng, kẻ được Chúa yêu
5. Tối nay, chúng ta sẽ quan sát đời sống của Philíp.
Tên Philíp rất đơn giản có nghĩa là “kẻ yêu thích loài ngựa”.
Có ba Philíp trong Kinh Thánh.
1. Một là Quan Tổng Đốc, giống như Tổng Đốc Hêrốt – ông là em của Hêrốt.
2. Một là Sứ Đồ – là vị Sứ Đồ chúng ta đang nghiên cứu đây.
3. Một người đã trở thành chấp sự và nhà truyền đạo tại Hội Thánh Jerusalem (Công Vụ các Sứ đồ 6)
Đây là Sứ đồ Philíp mà chúng ta muốn quan sát tối nay.
Trong Sứ đồ Philíp, chúng ta nhìn thấy một nhân vật rất năng động – ông không phải là một kẻ lãnh đạm, hay loại tiêu cực trong mối quan hệ với Chúa.
1. Ông đã năng động ngay từ vạch xuất phát.
2. Ông không phải là một nhà lãnh đạo như Phierơ, Giacơ hay Giăng đâu, mà việc ấy không ngăn chặn được ông không ở gần Chúa Jêsus và dấn thân vào những công việc mà Chúa đang lo làm.
Có quá nhiều người, đặc biệt là những kẻ lãnh đạm trong mối quan hệ của họ với Đức Chúa Jêsus Christ.
Nếu không có điều chi khác, hết thảy chúng ta đều cần có một ước ao giống như Philíp. Tôi tin đây chính là loại ao ước mà Phaolô đã có và đã tỏ ra ở Philíp 3.13: “Hỡi anh em, về phần tôi, tôi không tưởng rằng đã đạt đến mục đích, nhưng tôi cứ làm một điều: quên lửng sự ở đằng sau, mà bươn theo sự ở đằng trước, tôi nhắm mục đích mà chạy, để giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ”.
Phaolô, giống như Philíp, vốn biết rõ ông chưa nhận được mọi sự mà ông muốn có từ nơi Chúa.
Ông biết rõ ông chưa phải là mọi sự mà Chúa muốn ông phải trở thành.
Ông vốn biết rõ ông chưa làm đủ mọi sự mà Đức Chúa Trời muốn ông phải lo làm.
Tôi tin Philíp, chúng ta đang xem xét một nhân vật vốn có ao ước muốn tấn tới, và hơn thế nữa, muốn làm nhiều hơn những gì ông đã làm trong quá khứ. Chúng ta cần đức tính ấy trong chính đời sống của chúng ta!
I. LAI LỊCH CỦA PHILÍP (Giăng 1.43)
A. Chúa Jêsus mới vừa chịu Giăng Báptít làm phép báptêm tại sông Giôđanh.
B. Ngay trước khi Chúa Jêsus quay lại xứ Galilê, Ngài dự trù kêu gọi một vài người đi theo Ngài – một vài người xuất thân từ khu vực xứ Galilê.
C. Ngài mới kêu gọi Anhrê, kế đó là Phierơ anh người đi theo Ngài.
D. Rồi qua ngày hôm sau Ngài đến Galilê và tìm gặp Philíp.
II. PHILÍP, VỊ SỨ ĐỒ NĂNG ĐỘNG.
A. Khám phá của Philíp (Giăng 1.43) “Chúa Jêsus tìm gặp Philíp”
Nhân vật quan trọng nhất trong suốt Kinh Thánh (một nhân vật quan trọng hơn Môise, hay Ápraham, hoặc Vua David) đang đứng trước một kẻ tầm thường, xuất thân từ một nơi tầm thường, rồi yêu cầu người lìa bỏ mọi sự mà theo Ngài.
B. Mối quan tâm của Philíp (Giăng 1.44-46) “Hãy đến xem”
1. Philíp vốn có một gánh nặng và quan tâm đến Nathanaên.
a. Ông cũng muốn Nathanaên gặp gỡ và đi theo Chúa Jêsus Đấng Mêsi.
b. Khi một người được cứu, Họ KHÔNG THỂ giữ sự ấy cho bản thân mình – họ muốn ai nấy đều “ĐẾN và XEM” Chúa Jêsus thực sự là ai!
2. Philíp không thể đợi Nathanaên hình dung việc ấy mà phải đi cùng với ông.
a. Nathanaên cần có ai đó đi với mình.
b. Nathanaên cần được giục giã, thúc ép, khuyến khích phải suy nghĩ về Chúa Jêsus.
3. Philíp không bàn bạc chi hết – ông bằng lòng để cho Chúa Jêsus minh chứng chính mình Ngài cho Nathanaên biết.
4. Chúa Jêsus có thể vận dụng thái độ hoài nghi của bất cứ ai – nếu họ chỉ chịu ĐẾN thôi! Họ sẽ thấy!
C. Mâu thuẫn của Philíp (Giăng 6.4-14) “Chúng ta sẽ mua bánh ở đâu, để cho dân nầy có mà ăn?”
1. Có nhiều người đi theo Chúa Jêsus lúc bấy giờ – Ngài đang được lòng người khi ấy.
2. Nhưng hết thảy những kẻ ấy đều bị đói.
3. Chúa Jêsus quan sát tình huống rồi chuyển vấn đề, không phải cho PHIERƠ, mà cho PHILÍP.
a. Chúa Jêsus chẳng lo lắng gì ở đây – Ngài biết rõ Ngài sẽ phải làm gì rồi.
b. Chúa Jêsus sử dụng tình huống nầy để MINH CHỨNG, để thử nghiệm, để nắn đúc đức tin và lòng tin cậy của Philíp nơi Chúa Jêsus.
4. Philíp đụng phải một bức tường. Những tính toán của ông cho thấy không thể thực hiện được.
5. Philíp đã quan sát, đã lấy làm lạ khi Chúa Jêsus làm ra một phép lạ.
6. Khi đối diện với một tình huống bất khả thi, Philíp đã vật vã với tầm cỡ của nan đề.
Đối với chúng ta, thường thì thực tế lớn lao hơn Chúa Jêsus. Có khi chúng ta bị cám dỗ mà nói như Philíp: “Việc ấy chẳng thể làm được!”
7. Làm cách nào Chúa Jêsus thắng hơn những mâu thuẫn trong tấm lòng của con người?
a. Bằng cách cứ tiến tới và không cứ cách nào thực hiện việc bất khả thi đó.
b. Bằng cách kích động chúng ta biết sống bởi đức tin trong mọi khả năng của Ngài.
D. Những liên kết của Philíp (Giăng 12.20-22) “Chúng tôi muốn ra mắt Chúa Jêsus”.
1. Có nhiều người có một thời gian khó nhọc cảm thấy rất tiện lợi khi thẳng đến với Chúa Jêsus. Với nhiều người đang đi theo Ngài như vậy, có khi rất khó đến gần Ngài.
2. Người Hylạp nói tiếng Do thái cảm thấy không giống như người Hybálai nói tiếng Do thái.
3. Vì vậy, họ đến gần Philíp, ông đang đứng lùi lại so với đám đông ở bên trong.
4. Họ yêu cầu Philíp cho biết làm sao họ có thể gặp được Chúa Jêsus.
5. Philíp nhận ra rằng ông là sự nối kết giữa họ và Chúa.
6. Thế gian cần ai đó có thể chỉ cho họ biết Chúa Jêsus giống với điều gì, và làm cầu nối giữa họ và Chúa.
E. Mong muốn tối hậu của Philíp (Giăng 14.1-10) “Xin chỉ Cha cho chúng tôi”
1. Ở đây, Chúa Jêsus nói tới Nhà của Cha Ngài, là thiên đàng – với nhiều chỗ ở.
2. Chúa Jêsus khi ấy đang nói tới con đường dẫn đến nhà của Cha Ngài.
3. Thôma muốn biết đó là con đường nào.
a. Rõ ràng là chẳng chú ý nhiều gì hết.
b. Thôma cần mọi sự được nói ra rõ ràng THỰC TẾ.
4. Chúa Jêsus nhắc cho hết thảy họ đều nhớ rằng NGÀI là con đường quay về nhà với Đức Chúa Cha.
5. Khi đó, Chúa Jêsus đưa ra một câu nói bất thường “Nhìn biết Chúa Jêsus là nhìn biết Đức Chúa Cha”.
6. Đây là chỗ mà Philíp bước vào với ao ước của ông – “xin chỉ Cha cho chúng tôi”.
7. Chúa Jêsus tuyên bố rằng Ngài đã chỉ cho cả thế gian biết Đức Chúa Cha rồi!
Phần kết luận:
Truyền khẩu kể lại cho chúng ta biết rằng Philíp đã qua đời như một người tuận đạo tại thành Heirapolis.
Đức Chúa Trời vẫn đang tìm kiếm những ai giống như Philíp. Bạn có khám phá ra Ngài tìm kiếm bạn không?
Có AI ở đây có mối quan tâm đến người nào đó phải đến và kiểm chứng CHÚA JÊSUS không?
Không phải kiểm chứng nhà thờ, hay các mối tương giao của chúng tôi, mà là kiểm chứng Chúa Jêsus!?
Bạn vận dụng những mâu thuẫn tốt như thế nào để Chúa gặp gỡ bạn?
Bạn là loại nối kết nào với thế giới bị hư mất nầy – một sự nối kết nghèo nàn, hay nối kết nhanh chóng đưa họ thẳng đến với Chúa Jêsus?
Trong trọng tâm tấm lòng của bạn, ao ước sâu sắc nhất của bạn là gì? Có lẽ nào ao ước ấy là bạn phải nhìn biết Đức Chúa Trời là Đấng đã dựng nên bạn, yêu thương bạn, và đã chịu chết cho bạn trên thập tự giá!?!
Đấy chẳng phải là thi thể mà chúng ta thờ phượng, mà là Đức Chúa Trời đã mặc lấy xác thịt, Ngài đã để cho hạng người gian ác đóng đinh Ngài trên thập tự giá.
Nghiên cứu đời sống của Chúa Jêsus là học biết tấm lòng của Đức Chúa Trời.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét