Một tiên tri giống như Môise
- Phục truyền luật lệ ký 18.15-19
Say đây là một biển quảng cáo cần người mà bạn sẽ thấy rất thú vị:
Phát ngôn viên có trình độ về mặt quốc tế. Không nhất thiết phải có kinh nghiệm, không đòi hỏi về học vấn. Tuổi tác vào khoảng giữa 20-85 tuổi. Trọn hoặc bán thời gian. Công việc rất lý thú, có thể đi khắp mọi nơi. Phải bằng lòng di chuyển thường xuyên, có khi phải đi lúc nửa đêm. Phải nói năng cách phong lưu trước đám đông. Sẽ năng họp với CEO, họ sẽ hướng dẫn bạn phải nói gì với đám đông. Cái điều quan trọng là bạn phải tới lui với mọi giai tầng trong xã hội – từ cao nhất đến thấp nhất. Phải nói năng với lối nói đầy màu sắc. Công việc buộc phải sử dụng thực đơn rất bất thường, gồm có châu chấu và mật ong rừng. Phải dễ nhìn khi mặc áo bao gai và phủ tro bụi. Cơ hội thăng tiến không giới hạn. Lương thấp nhưng phúc lợi nằm ngoài thế gian nầy. Phải bằng lòng chịu đựng sự chế nhạo, bắt bớ, vu khống, và thỉnh thoảng bị đánh đập. Công việc nầy chỉ có một phương diện tiêu cực duy nhứt mà thôi: phạm một lỗi lầm thì bạn sẽ bị ném đá cho đến chết.
Ai sẽ đảm nhận?
Tấm quảng cáo mô tả vai trò theo Kinh Thánh của tiên tri. Nếu bạn ngạc nhiên về câu nói sau cùng, tôi đoan chắc đó là sự thực. Phần thử nghiệm cho một vị tiên tri theo Kinh Thánh là chính xác 100%. Phạm một lỗi lầm thì bạn sẽ bị ném đá cho đến chết.
Bị ném đá cho đến chết
Là một vấn đề của sự thực, người Do thái có cách ném đá được xác định rõ ràng. Nạn nhân sẽ bị lột trần, hai tay bị trói lại, dẫn đi khắp phố rồi đặt trên một giàn giáo cao 9 feet. Người chứng chính thức đầu tiên đẩy nạn nhân lên giàn giáo. Người chứng thứ nhì đập một hòn đá thật to lên đầu và ngực nạn nhân. Khi ấy những người khác sẽ ném đá. Thi thể sẽ được chôn ở một nơi đặc biệt cùng với hòn đá giáng một đòn chí tử. Không một nghi thức than khóc nào được phép.
Những tiên tri giả phải bị ném đá. Luật pháp truyền như vậy. Đấy là lý do tại sao nói tiên tri không phải là một kỷ nghệ phát triển trong xứ Israel xưa kia. Muốn kiếm sống bằng cách nầy thì đúng là một sự liều mạng.
Ngày nay, nói tiên tri là một công ăn việc làm khá rộng lớn – và chẳng thấy gì là liều mạng hết.
Mạng lưới đồng cốt
Mỗi ngày hàng triệu triệu người tìm đọc những lá số tử vi của họ, hy vọng tìm được hướng dẫn cho tương lai. Hàng trăm triệu đôla được chi ra mỗi năm cho những nhà chiêm tinh, kẻ đoán số, những nhà tâm linh, và Mạng Lưới Đồng Cốt. Các chuyên gia tự xưng là phong trào Kỷ Nguyên Mới đi từ thành phố nầy sang thành phố khác rao bán chi nhánh thuyết thần bí kỷ thuật cao của họ tại các sảnh đường khách sạn với chỉ US$200 một đầu người. Cách đây mấy năm, hàng ngàn người tụ tập lại để nghe Shirley Maclaine rao báo những lý thuyết của bà ta về sự đầu thai. Ngày nay, họ có thể xem những nghi thức họ ưa thích gồm múa hát và hiến lời khuyên cho bất cứ ai gọi theo một số điện thoại nhất định nào đó với “chỉ US$2.95 một phút” thôi.
Trận động đất kinh hoàng ở Chicago vào năm 1996
Tuần nầy tôi có xem lại một số lời tiên đoán cho năm 1996 được in trong tờ báo khổ nhỏ quảng cáo siêu thị có tên là Tin Tức Thế Giới Hàng Tuần. Một bài viết đưa ra những lời tiên đoán do Karl de Nostredame, là dòng dõi sau cùng của đấng tiên kiến người Pháp nổi tiếng vào thế kỷ thứ 16 tên là Nostradamus. Theo bài viết, người nầy (có lẽ không còn tồn tại) tiên đoán ngày tận thế của thế giới rơi vào năm 1999. Sau đây là một số lời tiên đoán cho năm 1996 mà ông ta đã tỏ ra khi phát biểu trước một hội chúng vào năm ngoái.
Các phi hành gia không gian con thoi tiếp sóng radio từ không gian vào tháng Ba năm 1996. Không thể giải thích được, sóng phát thanh là một lời nài xin giúp đỡ từ một hành tinh trong thiên hà Andromeda – nói bằng Anh ngữ cổ xưa.
Thế giới bị sốc và không tin khi lãnh tụ của nhà nước châu Âu bị ám sát trong thời gian ba ngày vào tháng Bảy năm 1996. Tình huống xấu xa càng tệ hại thêm khi Thủ tướng Nhật bị đầu độc và qua đời – hai tuần sau đó.
Một trận động đất đo được 11.2 độ Richter hành hại thành phố Chicago vào thánh Tám hay tháng Chín năm 1996, làm chết 6.000 người và gây thiệt hại hàng tỉ tỉ đôla.
Tổng thống Bill Clinton phải nhập viện cấp cứu khẩn cấp để cắt bỏ khối u ra khỏi ruột vào tháng 10 năm 1996. Tổng thống sống sót sau giải phẩu và, tiếp tục tái ứng cử vào tháng 11.
Harold Camping
Mọi sự có thể khiến cho chúng ta phải bật cười nơi sự cả tin của quần chúng Mỹ khi họ đọc báo. Tuy nhiên, có những vị tiên tri khác xuất hiện trên bối cảnh, lời lẽ của họ đã được người ta xem trọng. Hãy xét trường hợp của phát thanh viên Cơ đốc Harold Camping, ông đã tiên đoán Sự Tái Lâm của Đấng Christ vào cuối tháng 9 năm 1994. Khi Đấng Christ không đến, Ông Camping buộc phải nhìn nhận ông đã sai trật trong tính toán của mình ở chỗ nào đó.
Camping tiên đoán rằng Đấng Christ sẽ tái lâm với sự phán xét vào giữa ngày 15 và 27 tháng 9 năm 1994. Vị giáo sư Kinh Thánh 72 tuổi đã phân phát những lời xưng nhận của ông tại diễn đàn của mình, là mạng phát thanh radio mà ông đã sáng lập cách đây 35 năm. Mạng lưới tư nhân nầy cai quản 39 trạm phát sóng và 14 máy phát sóng quốc tế ở tần số ngắn.
Khi lời tiên đoán không trở thành sự thực, Camping nói rằng Đức Chúa Trời đã thử người công bình để xem coi họ có còn trung tín với Ngài hay không!?! Không may, có nhiều Cơ đốc nhân đã lấy làm thất vọng khi ông đã sai lầm về sự tái lâm của Đấng Christ. Không những thế, về số đông những người không tin Chúa, họ đã nghe thấy những lời tiên đoán của ông, giờ đây họ có lý do khác để gạt bỏ đức tin Cơ đốc.
Mọi sự trong mọi sự, sự sụp đổ của Harold Camping là một lời giải thích đáng buồn cho thái độ bằng lòng của Cơ đốc nhân ưa chứng đạo chịu đi theo bất kỳ người nào xưng mình hiểu biết về những thời kỳ sau rốt.
Ông Camping có phải là tiên tri không? Không, không phải theo ý nghĩa của Kinh Thánh. Nhưng ông ta đã đưa ra lời tiên đoán, và lời tiên đoán ấy có chất lượng. Khi bạn rà soát hết những câu nói của ông ta, rõ ràng ông ấy đã tiên đoán Sự Tái Lâm của Đấng Christ trong mấy ngày sau cùng của tháng 9 năm 1994. Và ông ta đã sai.
Ông ta may mắn khi không sống vào những ngày của Cựu Ước. Họ đã có một cách đối xử khắc nghiệt với hạng người nào đưa ra những lời tiên đoán mà không trở thành sự thực.
Ngày nay có vị tiên tri nào dám liều mạng sống mình chiếu theo những lời tiên đoán của người ấy không? Nhưng đấy là tiêu chuẩn theo Kinh Thánh.
Ấy chẳng phải trên các ngôi sao đâu!
Vấn đề đưa chúng ta đến với Phục truyền luật lệ ký 18. Trong phân đoạn nầy, Môise nói với dân Israel, cảnh cáo họ chống lại các tiên tri giả và sự hứa hẹn rằng Đức Chúa Trời sẽ dấy lên một tiên tri giống như ông từ giữa vòng dân sự. Ông cũng giải thích những thử nghiệm mà họ sẽ áp dụng để phân biệt đâu là tiên tri thật, đâu là tiên tri giả.
Thứ nhứt, lời cảnh cáo.
“Khi ngươi đã vào xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho; chớ tập bắt chước những sự gớm ghiếc của các dân tộc ở tại đó. Ở giữa ngươi chớ nên có ai đem con trai hay con gái mình ngang qua lửa, chớ nên có thầy bói, hoặc kẻ hay xem sao mà bói, thầy phù thủy, thầy pháp, kẻ hay dùng ếm chú, người đi hỏi đồng cốt, kẻ thuật số, hay là kẻ đi cầu vong; vì Đức Giê-hô-va lấy làm gớm ghiếc kẻ làm các việc ấy, và vì các sự gớm ghiếc ấy, nên Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đuổi các dân tộc đó khỏi trước mặt ngươi. Ngươi phải ở trọn vẹn với Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. Vì những dân tộc mà ngươi sẽ đuổi đi, nghe theo tà thuật và bói khoa; song về phần ngươi, Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi không cho phép ngươi làm như vậy” (Phục truyền luật lệ ký 18.9-14).
Thật là rõ ràng. Đức Chúa Trời gớm ghiếc thầy bói, xem sao mà bói, thầy phù thủy, và từng hình thức bói toán. Lời của Đức Chúa Trời ở đây là rõ ràng, chỉ thẳng và xuyên thấu. Dân sự của Đức Chúa Trời phải hoàn toàn và trọn vẹn biệt mình riêng ra đối với từng hình thái bói toán. Hình thái nầy rút tỉa đủ thứ từ khoa chiêm tinh cho đến việc sử dụng một thứ siêu linh đến việc phù phép, mê tín, cầu cơ, sử dụng loại xe Tarot, xem chỉ tay, ESP, phù phép, đồng cốt, đầu thai, chủ nghĩa Satan, cầu hồn, ma thuật, những điềm gỡ, bùa chú, hình tượng, những biểu tượng may mắn, cầu nguyện với người chết, giao thông với thế giới linh hồn, những quả cầu bằng pha lê, và còn nhiều nữa. Mọi sự nầy hoàn toàn bị cấm đoán đối với Cơ đốc nhân. Những thứ nầy là dấu hiệu của chủ nghĩa tà giáo, thờ lạy hình tượng.
Hai thử nghiệm của một tiên tri thật
Nhưng có nhiều người xưng mình mang theo sứ điệp của Đức Chúa Trời? Làm sao chúng ta có thể nói ai thực sự nói ra từ Đức Chúa Trời? Các câu 20-22 cung ứng cho chúng ta hai thử nghiệm mà chúng ta có thể sử dụng. Thứ nhứt là thử nghiệm về lẽ thật: “Còn kẻ tiên tri có lòng kiêu ngạo, nhân danh ta nói điều chi ta không biểu người nói hay là nhân danh các thần khác mà nói, thì kẻ tiên tri ấy phải chết”. Một tiên tri thật nói ra những lời chơn thật của Đức Chúa Trời. Nói như thế có nghĩa là bạn phải kiểm tra lời lẽ của vị tiên tri có nghịch lại lời chơn thật của Đức Chúa Trời là Kinh Thánh hay không!?! Lời nói của ông phải vô đối ở từng chữ và ở tinh thần của Kinh Thánh. Nếu có điều gì ông nói mâu thuẫn với Kinh Thánh không cứ cách nào đó, hãy quên nó đi. Người ấy (dù nam hay nữ) không đến từ Đức Chúa Trời.
Phần thử nghiệm thứ hai là thử nghiệm về sự chính xác: “Khi kẻ tiên tri nhân danh Đức Giê-hô-va nói, ví bằng lời người nói không xảy đến và không ứng nghiệm, ấy là lời mà Đức Giê-hô-va chẳng có phán. Kẻ tiên tri đó bởi sự kiêu ngạo mà nói ra: chớ sợ người”. Phần thử nghiệm rất là đơn giản. Hãy kiểm tra lại lời tiên đoán của ông ta có ngược lại với những kết quả cụ thể hay không!?! Nếu những gì ông ta nói trở thành sự thực, bạn có thể tin chắc rằng ông ấy thực sự là tiên tri của Đức Chúa Trời. Nếu không, bạn có thể bất chấp ông ta vì ông ta không nói cho Đức Chúa Trời.
Thế thì đây là hai thử nghiệm dành cho một vị tiên tri.
+ Sự thực
+ Tính chính xác
Một tiên tri thật sẽ chiếu theo hai thử nghiệm ấy trong mọi thời đại.
Một phát ngôn viên cho Đức Chúa Trời
Từ ngữ “tiên tri” sát nghĩa có ý nói “một người nói vì ích cho người khác”. Được áp dụng cho các tiên tri trong Kinh Thánh, từ ngữ ấy có ý nói: “một người có thẩm quyền nói vì ích của Đức Chúa Trời”. Vì thế khi Êsai nói, ông xưng mình có thẩm quyền thiêng liêng cho mọi lời lẽ của ông. Ông đang hành xử trong vai trò phát ngôn viên của Đức Chúa Trời. Đấy là lý do tại sao lời lẽ của ông chính xác đến 100%. Bao lâu ông nói chỉ cho bản thân ông, ông có thể phạm bất cứ một lượng lầm lỗi nào đó. Nhưng khi ông xưng mình nói cho Đức Chúa Trời, ông không thể phạm một sai lầm nào hết.
Một tiên tri theo Kinh Thánh có hai chức năng chính:
1. Ông phân phát sứ điệp của Đức Chúa Trời cho chính thế hệ của ông.
2. Ông tiên đoán dòng biến cố xảy ra trong tương lai.
Ở vai trò thứ nhứt, vị tiên tri giữ lấy sự công bình của Đức Chúa Trời và xét đoán sự bất công ở từng phương diện.
Những vị tiên tri thường nhắm vào các vấn đề xã hội, xét đoán người ta trên những lý do nầy. Họ xử lý những vấn đề về đạo đức và tỏ ra những tiêu chuẫn thánh khiết của Đức Chúa Trời. Họ xử lý với những vấn đề say sưa và xét đoán sự quá độ của rượu chè. Họ xét đoán sự áp bức người nghèo, kẻ mồ côi và người goá bụa. Họ xét đoán lối tống tiền bất công và tỉ lệ lời lãi, và thứ thuế nào bất xứng. Họ xét đoán sự tham lam và tính hám lợi. Họ xét đoán những kẻ buôn bán khi sử dụng cân giả và những cây cân không thích hợp.
Vì cớ dạn dĩ tố giác tội lỗi, các vị tiên tri thường không được lòng người. Nhiều người bị ghét bỏ, bắt bớ và có người bị kết án tử hình (Mathiơ 23.34).
Ở vai trò thứ hai, các vị tiên tri đã tiên đoán sự dấy lên và sụp đổ của các nước, kết quả của các trận đánh về mặt quân sự, và sự phán xét hầu đến của Đức Chúa Trời giáng trên các vua không vâng phục. Có khi những lời tiên đoán của họ ứng nghiệm ngay lập tức, song thường thì nhiều thế kỷ trôi qua trước khi các biến cố sẽ xảy ra. Nhưng trong mỗi trường hợp, các vị tiên tri được xem là đạt tiêu chuẩn chính xác 100%. Điều nầy có nghĩa là, thường bản thân các vị tiên tri sẽ không sống để nhìn thấy lời họ nói được ứng nghiệm, thế là những người đồng thời với họ cứ chế giễu họ, song thời gian sẽ quyết định.
Một tiên tri giống như Môise
Ở Phục truyền luật lệ ký 18, Đức Chúa Trời hứa qua Môise dấy lên một dòng tiên tri tin kính trong xứ Israel. Dòng dõi ấy sẽ lên tới đỉnh điểm nơi một người sẽ là “tiên tri như ta” ở câu 15: “Từ giữa anh em ngươi, Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ lập lên một đấng tiên tri như ta; các ngươi khá nghe theo đấng ấy!” Câu 18 cung ứng cho chúng ta cũng một lời hứa trong chính lời lẽ của Chúa: “Ta sẽ lập lên cho chúng một đấng tiên tri như ngươi, thuộc trong anh em chúng, ta sẽ lấy các lời ta để trong miệng ngươi, thì người sẽ nói cho chúng mọi điều ta phán dặn ngươi”.
Môise là vị tiên tri đầu tiên và lỗi lạc nhất trong tất cả các tiên tri trong Cựu Ước kể từ khi ông nói chuyện với Đức Chúa Trời mặt đối mặt và vì ông là người Đức Chúa Trời đã sử dụng để làm ra những phép lạ lớn lao trong xứ Aicập và trong đồng vắng. Không một tiên tri nào khác sau thời của ông đạt tới mức cao trọng đó (Phục truyền luật lệ ký 34.10-12). Những người khác sẽ dấy lên: Êli, Êlisê, Êsai, Giêrêmi, Êxêchiên, Đaniên, Michê, Xachari, và Malachi, chỉ có ít người được kể tên. Số người nầy đã làm phu phỉ hai vai trò đoạn tuyệt với tội lỗi và tiên đoán những biến cố sẽ xảy ra trong tương lai.
Với thử nghiệm chính xác 100%, bất cứ ai cũng có thể kiểm tra lại lời nói của họ và thấy rõ những lời tiên đoán của họ có thành ra sự thật hay không!?! Bằng Chứng của Josh McDowell Đòi Hỏi một Bản Án là một trong những tuyển tập hay nhứt nói tới lời tiên tri được ứng nghiệm và tôi đề nghị quyển sách ấy cho bất cứ ai ao ước muốn thiết lập nguồn gốc siêu nhiên của Kinh Thánh.
“Bạn có phải là tiên tri không?”
Ngay tại điểm nầy độc giả có thể thắc mắc mọi sự nầy có nối kết nào với Lễ Giáng Sinh hay với loạt bài giảng rộng hơn về Đấng Christ trong Cựu Ước. Chắc chắn là có một sự nối kết mạnh mẽ vì lời tiên tri trong Phục truyền luật lệ ký 18 đặc biệt nói một tiên tri sẽ có bốn đặc điểm:
1. Ông được Đức Chúa Trời dấy lên (nghĩa là ông có sự kêu gọi thiêng liêng).
2. Ông sẽ sống như Môise (có sự hiểu biết mật thiết về Đức Chúa Trời)
3. Ngài sẽ xuất thân từ giữa vòng dân sự (một người Do thái)
4. Ông sẽ nói với thẩm quyền thiêng liêng (là kết quả của những yếu tố đi trước)
Thật là thú vị khi khám phá ra người Do thái luôn luôn hiểu rằng lời tiên tri nầy một ngày kia sẽ ứng nghiệm cụ thể qua sự đến của một “tiên tri”, một là A) đến trước Đấng Mêsi hay B) kỳ thực là Đấng Mêsi. Sự trông đợi ấy giúp giải thích cuộc trao đổi giữa người Do thái và Giăng Báptít ở Giăng 1.19-21. Khi họ hỏi ông là ai, ông đáp: “Ta không phải là Đấng Christ”. “Vậy thì ông là ai? phải là Ê-li chăng?” “Không phải” “Ông phải là đấng tiên tri chăng?” “Không phải” Khi họ nói: “tiên tri”, cả người Do thái và Giăng Báptít đều hiểu phần tham khảo nói tới lời tiên tri trong Phục truyền luật lệ ký 18.
Cũng một việc ấy đã xảy ra cho chính mình Chúa Jêsus. Khi Ngài làm phép lạ cho 5000 người ăn ở Giăng 6, đám dân đông đã đáp ứng bằng cách nói: “Người nầy thật là Đấng tiên tri phải đến thế gian” (câu 14). Một lần nữa, phần tham khảo nhắm đến Phục truyền luật lệ ký 18. Về sau, khi Ngài nói với đoàn dân đông tại Lễ Lều Tạm, một số người đã hô lên: “Người nầy thật là đấng tiên tri” (Giăng 7.40).
Giăng 5 ghi lại cuộc trao đổi giữa Đấng Christ và cùng những kẻ thù nghịch Ngài, ở đó họ thắc mắc uỷ nhiệm thư của Ngài là Đấng Mêsi. Cuối cuộc tranh luận, Ngài tóm tắt địa vị của Ngài bằng cách dưa họ đến với Môise, là người mà Do thái giáo rất tôn kính. Về mặt cơ bản, Ngài tố cáo họ về việc không tin lời lẽ của Môise: “Vì nếu các ngươi tin Môi-se, cũng sẽ tin ta; bởi ấy là về ta mà người đã chép” (câu 46). Nhưng Môise đã chép về Đấng Christ ở chỗ nào? Có vài giải đáp khả thi, song chẳng có chỗ nào rõ ràng hơn Phục truyền luật lệ ký 18.
Tham khảo Kinh Thánh trên đường về làng Emmaút
Chúng ta hãy cho cuộn băng chạy tới đến ngay buổi chiều của Chúa nhựt phục sinh. Đột nhiên Chúa Jêsus xuất hiện với hai môn đồ trên con đường về làng Emmaút, nhưng họ không nhận ra Ngài. Khi Chúa Jêsus hỏi họ đang nói tới chuyện gì vậy, một trong số họ đáp rằng họ đang bàn bạc về Chúa Jêsus người Nazarét: “một đấng tiên tri, có quyền phép trong việc làm và trong lời nói, trước mặt Đức Chúa Trời và cả chúng dân” (Luca 24.19). Trong mọi từ họ đã dùng để mô tả Đấng Christ – Thầy, Cứu Chúa, Chúa, Đấng Cứu Chuộc – họ đã gọi Ngài là Đấng tiên tri. Khi Chúa Jêsus tỏ ra lai lịch thật của Ngài, Ngài đã gọi họ là dại dột vì thất bại không tin mọi sự mà các Đấng tiên tri đã nói: “Đoạn, Ngài bắt đầu từ Môi-se rồi kế đến mọi đấng tiên tri mà cắt nghĩa cho hai người đó những lời chỉ về Ngài trong cả Kinh Thánh” (câu 27). Chúng ta phải nói rõ rằng sự giải thích của Ngài bao gồm cả Phục truyền luật lệ ký 18.
Môise và Chúa Jêsus
Nếu có bất cứ một sự hồ nghi nào còn lại về Chúa Jêsus là Tiên tri như Môise trong Phục truyền luật lệ ký 18, chúng ta hãy xem xét một câu sau cùng ở Công vụ các sứ đồ 3. Trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, Phierơ chữa lành cho một người ăn xin què ở sân đền thờ. Khi đám dân đông nhóm lại trong sự kinh ngạc khi nhìn thấy người trước kia bị què đi được bình thường dưới quyền phép của chính ông, Phierơ rao giảng ngay một bài truyền giảng đầy năng quyền. Ông nói cho họ biết phép lạ nầy đã được làm ra bởi quyền phép của Chúa Jêsus – chính người đã bị đóng đinh trên thập tự giá một vài tuần trước đó. Là một phần trong minh chứng của ông cho rằng Chúa Jêsus là Đấng Mêsi được hứa cho, Phierơ trưng dẫn Phục truyền luật lệ ký 18.15: “Từ giữa anh em ngươi, Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ lập lên một đấng tiên tri như ta; các ngươi khá nghe theo đấng ấy!”
Chúng ta hãy tra xét Môise và Chúa Jêsus rồi xem coi Chúa Jêsus có thực là một tiên tri “như Môise” hay không!?!
Môise
Chúa Jêsus
Được Đức Chúa Trời dấy lên
Được Đức Chúa Trời sai đến
Trò chuyện mặt đối mặt với Đức Chúa Trời
Ở trong lòng Đức Chúa Trời
Từ trong dân sự
Con trai của Mary, con trai hợp pháp của Giôsép
Làm ra nhiều phép lạ
Làm ra nhiều phép lạ
Ban luật pháp
Đem đến ân điển và lẽ thật (Giăng 1.17)
Bằng chứng rất rõ ràng, thậm chí rất nhiều nữa. Chúa Jêsus là tiên tri như Môise được hứa cho ở Phục truyền luật lệ ký 18. Ngài là sự ứng nghiệm tối hậu của một lời hứa được lập 1.500 năm trước khi Ngài giáng sinh.
Chỉ có một thắc mắc còn lại thôi: Sự ứng nghiệm nầy cho chúng ta thấy gì hôm nay? Tại sao sự ứng nghiệm nầy là vấn đề với chúng ta một khi Chúa Jêsus là vị Tiên tri cao trọng mà Đức Chúa Trời sai đến? Cho phép tôi đề xuất ba giải đáp quan trọng cho thắc mắc đó:
I. Ngài công bố Lời chơn thật của Đức Chúa Trời
Khi Đấng Christ giảng xong Bài Giảng Trên Núi, các thính giả của Ngài bình luận rằng Ngài đã “dạy như là có quyền, chớ không giống các thầy thông giáo” (Mathiơ 7.29). Khi tôi giảng một bài, tôi trưng dẫn tài liệu, ghi chú, tham khảo, minh chứng, v.v…để làm sáng tỏ điều tôi đang nói. Tôi phải làm thế vì tôi chẳng có thẩm quyền trong chỗ dạy những vụ việc về Đức Chúa Trời. Còn Chúa Jêsus chẳng cần những lời ghi chú! Ngài có quyền phép thiêng liêng như Tiên Tri của Đức Chúa Trời được sai đến từ Trời.
Hãy xem xét 5 câu nói về lời của Ngài:
1. Ngài xưng thẩm quyền thiêng liêng trong lời lẽ của Ngài.
2. Ngài nói, lời của Ngài đem lại sự sống đời đời.
3. Ngài công bố lời lẽ của Ngài sẽ không hề qua đi.
4. Ngài ra lịnh lời lẽ của Ngài được truyền bá đi khắp thế gian (Mathiơ 28.19-20).
5. Ngài phán rằng số phận tối hậu của nhiều người nam người nữ đều nương vào đáp ứng của họ đối với Lời của Ngài.
Đây không phải là những lời lẽ của lãnh tụ tôn giáo đâu. Chỉ có Tiên Tri của Đức Chúa Trời mới có thể đưa ra những lời xưng nhận về chính mình y như thế. Vì lẽ đó, khi Ngài phán, chúng ta phải lắng nghe vì Ngài dạy những lời chơn thật của Đức Chúa Trời.
II. Ngài chẫn đoán tình trạng thật của con người
Ở điểm nầy tôi đang nghĩ tới cuộc đối đáp ở Mác 7 nói tới phong tục của người Do thái về sự làm sạch về mặt nghi thức. Chúa Jêsus công bố rằng “Hễ sự gì từ người ra, đó là sự làm dơ dáy người! Vì thật là tự trong, tự lòng người mà ra những ác tưởng, sự dâm dục, trộm cướp, giết người, tà dâm, tham lam, hung ác, gian dối, hoang đàng, con mắt ganh đố, lộng ngôn, kiêu ngạo, điên cuồng. Hết thảy những điều xấu ấy ra từ trong lòng thì làm cho dơ dáy người” (Mác 7.20-23).
Ở Giăng 3, Chúa Jêsus giải thích lý do tại sao người ta xây khỏi lẽ thật một khi lẽ thật nhìn thẳng vào mặt họ: “sự sáng đã đến thế gian, mà người ta ưa sự tối tăm hơn sự sáng, vì việc làm của họ là xấu xa” (câu 19). Có điều chi đó xấu xa trong mỗi tấm lòng con người khiến cho bản năng chúng ta ghét sự sáng và ưa thích sự tối tăm. Chúng ta xây khỏi lẽ thật vì nó bày tỏ ra bóng tối tăm ở bên trong.
Nhưng Chúa Jêsus dành lời lẽ gay gắt của Ngài cho cấp lãnh đạo tôn giáo cực đoan – người dòng Pharisi. Ở Mathiơ 23, Ngài gọi họ bằng nihều cái tên: “giả hình” (câu 13), “kẻ mù dẫn đường” (câu 16), “kẻ dại” (câu 17), “mồ mả tô trắng” (câu 27), “dòng dõi rắn lục” và “loài rắn” (câu 33).
Vì Chúa Jêsus là Tiên Tri Thật của Đức Chúa Trời, Ngài hiểu rõ những điều kín nhiệm trong tấm lòng của con người. Không một điều gì có thể giấu được Ngài. Dù con người che đậy tội lỗi của họ với lớp áo tín ngưỡng thật dày, điều đó không làm cho Đấng Christ phải ngây dại, dù chỉ một giây thôi. Ngài nhìn thấy xuyên qua lớp áo đó, bày tỏ ra tội lỗi, rồi gọi nó như vốn có thật vậy.
Ngài biết sự thực và Ngài công bố ra sự thực, một khi lời của Ngài là thực, chắc chắn lời ấy sẽ làm phật lòng người nghe.
III. Ngài nói trước dòng biến cố thật sẽ xảy ra trong tương lai.
Hầu hết chúng ta đều biết rằng Chúa Jêsus đưa ra những lời tiên đoán đặc biệt nhất định về sự Tái Lâm của Ngài – Ngài mô tả trong một số chi tiết tình trạng đạo đức của thế gian trong Những Ngày Sau Rốt, những cuộc tấn công vào Israel, và sự dấy lên của tôn giáo giả, và sự tái lâm của chính Ngài ở trên đất. Lời lẽ của Ngài về đề tài nầy sẽ được thấy ở Mathiơ 24-25, Mác 13, Luca 17 và Giăng 14. Một khi các biến cố nầy còn ở tương lai đối với chúng ta, chúng ta không thể kiểm tra chúng chính xác được.
Tuy nhiên, ít nhất Chúa Jêsus đưa ra 5 lời tiên đoán đặc biệt đã ứng nghiệm trong đời sống Ngài hay một thời gian ngắn sau đó. Những điều nầy chúng ta có thể kiểm chứng đến độ chính xác.
1. Ngài tiên đoán một trong những môn đồ sẽ phản Ngài. Đã ứng nghiệm bởi Giuđa.
2. Ngài tiên đoán sự Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá. Đã ứng nghiệm vào ngày Thứ Sáu Tốt Lành tại thành Jerusalem.
3. Ngài tiên đoán sự sống lại của Ngài. Đã ứng nghiệm vào Chúa nhựt Phục sinh tại thành Jerusalem.
4. Ngài tiên đoán sự giáng lâm của Đức Thánh Linh. Đã ứng nghiệm vào ngày Lễ Ngũ Tuần.
5. Ngài tiên đoán sự sụp đổ của thành Jerusalem. Đã ứng nghiệm vào năm 70SC bởi quân đội Lamã.
Một lần nữa, chúng ta thấy rằng Chúa chúng ta đã vượt qua những phần thử nghiệm với kết quả mỹ mãn. Mọi sự Ngài tiên đoán đều trở thành hiện thực thật chính xác y như Ngài tiên đoán. Đây là những gì chúng ta trông mong nơi Vị Tiên Tri Thật của Đức Chúa Trời.
Khi một Tiên Tri nói
Chúng ta quay trở lại với Phục truyền luật lệ ký 18 lần sau cùng. Khi Môise hứa một “tiên tri như ta”, ông đã thêm cụm từ quan trọng nầy ở câu 15: “các ngươi khá nghe theo đấng ấy!” Ông cũng thêm một lời cảnh cáo từ Đức Chúa Trời ở câu 19: “Bằng có ai không nghe theo lời ta mà đấng tiên tri nhân danh ta nói, thì ta sẽ hạch ai đó”.
Khi vị tiên tri phán dạy, bạn chỉ có hai sự lựa chọn:
+ Nghe theo những điều ông ấy nói
+ Bất chấp lời lẽ của ông ấy
Không có sự lựa chọn nào khác nữa. Nếu bạn nói: “Tôi sẽ suy nghĩ về điều đó”, nói như thế thực sự bạn đã bất chấp Ngài rồi đó.
Nếu Chúa Jêsus là Tiên Tri của Đức Chúa Trời, thì mỗi một người một là nghe theo hay bất chấp lời lẽ của Ngài. Bạn phải đưa ra một sự lựa chọn. Không có một sự trung lập nào về Chúa Jêsus hết. Một là bạn ở với Ngài hoặc là bạn chống nghịch Ngài. Một là bạn theo Ngài hay bạn chẳng biết đến Ngài.
Quyết định của bạn về Chúa Jêsus là gì thế? Ngài có phải thực là Con Đức Chúa Trời không? Bạn có liều mạng sống mình cho Lời của Ngài không?
Một đời sống cô độc
Trước khi bạn trả lời, hãy suy gẫm những lời nói nổi tiếng nầy đã được viết ra cách đây hơn 80 năm:
Đây là một người đã chào đời trong một ngôi làng tăm tối, là con của một phụ nữ nhà quê. Ngài lớn lên trong một ngôi làng khác. Ngài lao động trong một trại mộc cho tới năm 30 tuổi, rồi trong ba năm Ngài là một nhà truyền đạo lưu động. Ngài chưa hề làm chủ một gia đình, Ngài chưa hề viết một quyển sách. Ngài không có một văn phòng nào cả. Ngài chưa hề đi học. Ngài chưa hề đặt chơn vào một thành phố lớn. Ngài chưa hề đi quá 200 dặm kể từ nơi chào đời của mình. Ngài không hề làm một việc gì quá lỗi lạc. Ngài không có một ủy nhiệm thư nào hết trừ ra bản thân Ngài…
Trong khi còn trẻ, làn sóng dư luận chuyển sang nghịch lại Ngài. Bạn hữu Ngài bỏ đi. Một trong số họ đã chối bỏ Ngài. Ngài bị giao nộp cho kẻ thù. Ngài nếm trải sự chế giễu trong một cuộc xét xử. Ngài bị đóng đinh trên một cây thập tự giữa hai tên cướp. Trong khi Ngài còn hấp hối, những kẻ hành quyết Ngài đã bỏ thăm đặng lấy đi tài sản duy nhứt mà Ngài có ở trên đất – chiếc áo choàng. Khi Ngài gục chết, Ngài được đem xuống và được đặt trong một ngôi mộ mượn do lòng thương xót của một người bạn.
Hai mươi thế kỷ đến rồi đi và ngày nay Ngài là trung tâm điểm của dòng giống con người. Tôi dám nói như vầy: tất cả những quân đội từng đi diễu hành, tất cả những lực lượng hải quân từng được thiết dựng; tất cả những quốc hội từng hội họp và tất cả bậc vua chúa từng nắm quyền cai trị, góp hết lại, chưa có tác động vào đời sống của con người trên đất nầy một cách có năng quyền cho bằng một đời sống cô độc nầy.
Tôi khuyên bạn hãy xem xét những lời xưng nhận của Đấng Christ trên đời sống của bạn. Có phải Jêsus thực sự là Con của Đức Chúa Trời không? Nếu Ngài đúng như thế, thì bạn chẳng làm chi khác hơn là dâng tấm lòng cho Ngài. Hãy tôn Ngài làm Vua của đời sống bạn và hiệp với hàng triệu người bằng lòng thờ lạy Ngài là Cứu Chúa và Chúa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét