Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

BÊNXÁTSA, VUA XỨ BABYLÔN



NHÂN VẬT KINH THÁNH
BÊNXÁTSA,
VUA XỨ BABYLÔN
Đaniên 5

Phần giới thiệu
Ở đây trong sách Đaniên chương 5, chúng ta gặp một vì vua xứ Babylôn với cái tên là Bênxátsa. Ông ta là cháu nội của Vua Nêbucátnếtsa. Tên của ông ta có nghĩa là. “Bel bảo hộ nhà vua”. “Bel” là một vị thần của người Canhđê, nhưng “Bel” không thể bảo hộ cho vua nầy.
Câu chuyện nói tới Vua Bênxátsa là một câu chuyện ngắn. Ông ta xuất hiện trên bối cảnh ở đây và rồi ông ta biến mất.
Mọi sự chúng ta biết về ông ta ra từ chương Kinh Thánh ngắn gọn nầy và một số tư liệu lịch sử.
Những gì chúng ta biết về Bênxátsa cho thấy ông ta đã tổ chức một bữa ăn trọng thể, Kinh Thánh cho biết cả ngàn đại thần của ông ta được mời đến dự (Đọc Đaniên 5.1-4).
Lịch sử cho chúng ta biết sự say sưa là rất phổ thông trong mọi đẳng cấp của người Babylôn.
Chúng ta thấy một Bênxátsa say sưa đang hướng dẫn các thực khách của mình chế giễu Đức Chúa Trời chí cao, là Thần Linh của dân Israel, khi họ uống rượu từ những cái bình bằng vàng và bạc mà Vua Nêbucátnếtsa đã lấy đi từ đền thờ khi ông ta vây hãm thành Jerusalem. Chúng ta thấy những kẻ dự đám tiệc nầy đã đi quá xa khi nâng cốc chúc mừng các tà thần của chính họ với những thứ một thời từng là những cái bình thánh của Đức Chúa Trời.
Chúng ta thấy Bênxátsa là một người đầy dẫy sự kiêu ngạo và rõ ràng chẳng kính vì Đức Chúa Trời cũng như chẳng coi loài người ra gì hết. Ở đây chúng ta thấy ông ta bày tỏ ra tình trạng hư không, sự phạm thượng, và thái độ kiêu ngạo của ông ta trong việc sử dụng những chiếc bình thánh của Đức Chúa Trời.
Kế đó, chúng ta thấy các bữa tiệc đã bị ngắt ngang bởi những ngón của bàn tay người đang viết ra mấy lời kín nhiệm trên bức tường của cung điện.
Mặc dù Bênxátsa không thể giải được câu nói viết trên tường, chúng ta thấy ông ta đã rúng động trông thấy. Bạn có nghĩ Bênxátsa có lẽ đã có một ý tưởng cho rằng sứ điệp nói ra số phận của ông ta không? (Đọc Đaniên 5.7-8).
Nhà vua đã hoảng sợ khi tìm cách giải câu nói đã viết ra. Chúng ta thấy ông ta đã triệu tập tất cả những kẻ khôn sáng mà ông ta có thể tìm được để ráng sức giải thích điềm chiêm bao. Không ai trong số họ có thể nói cho ông ta biết lời giải thích.
Có một bài học rất hay ở đây. Đừng vào trong thế gian để kiếm sự giải thích Lời của Đức Chúa Trời. Họ không biết Lời ấy nói gì đâu!
Chúng ta thấy nhà vua đã hoảng sợ kinh khiếp nơi sự bất khả của những kẻ khôn sáng không thể giải thích gì được cho ông ta. (Đọc Đaniên 5.9).
Kế đó, chúng ta thấy thái hậu vào gặp Bênxátsa rồi chỉ cho ông ta lời chỉ bảo của Đaniên. Đọc Đaniên 5.10-12.
Khi đó chúng ta thấy Đaniên được triệu đến để gặp Vua Bênxátsa (Đaniên 5.13-17).
Đaniên bắt đầu bằng cách nhắc cho Bênxátsa nhớ Đức Chúa Trời đã đối xử thể nào với ông nội của ông ta là Vua Nêbucátnếtsa. Đọc Đaniên 5.18-21.
Ở các câu 22-24, Đaniên nói cho Bênxátsa biết rằng ông ta biết hết mọi điều nầy, thế mà ông ta không đáp ứng cách thích đáng với sự hiểu biết đó. Ông ta phải hạ mình xuống và phục theo Đức Chúa Trời chí cao. Thay vì thế, như một kết quả của tánh kiêu ngạo của mình, ông ta đã phạm tội chế giễu Đức Chúa của các từng trời và giờ đây Đức Chúa Trời sẽ xử lý ông ta! (Đọc Đaniên 5.22-24).
Khi Đaniên đọc và giải thích câu nói ở trên tường, ông tỏ ra như một kết quả tánh kiêu căng của Bênxátsa, Đức Chúa Trời sẽ xét đoán ông ta bằng cách lấy đi nước của ông ta rồi chia nó thành Mê đi và Batư (Đọc Đaniên 5.25-31).
Sự sụp đổ của xứ Babylôn như đã được ghi lại bởi các sử gia xưa (Herodutus, Berosus và Xenophon) như sau: "Siru đào một giao thông hào rồi đổi dòng chảy của sông Ơphơrát thành con kênh mới dẫn tới một đầm lầy. Cấp độ của dòng sông khi đó thu nhỏ lại như thế khiến nó giống như một con suối. Quân đội của ông ta lúc bấy giờ mới có thể chiếm lấy thành bằng cách đi bộ ngang qua chỗ nước cạn ... Người Babylôn khi đó đang tổ chức một bữa đại tiệc cho thần linh của họ và bị chiếm lấy hoàn toàn trong sự kinh ngạc".
Thế là bạn đang có phần kết cuộc của một người có tên là Bênxátsa!
Giờ đây, tôi muốn chỉ ra những kẻ hay chỉ trích Kinh Thánh thích dùng câu chuyện nầy để tỏ ra những điểm sai lầm về mặt lịch sử trong phân đoạn Kinh Thánh, họ tìm cách gạt bỏ tính chính xác của Kinh Thánh.
Có ba điểm tranh cãi với những kẻ phê bình nầy:
1. Họ nói rằng vị vua sau cùng cai trị đế quốc Babylôn trước khi bị hủy diệt bởi người Mêđi Batư, là một người có tên là Nabonidus chớ không phải Bênxátsa.
2. Họ nói rằng Bênxátsa chưa bao giờ là vua của xứ Babylôn.
3. Họ cho rằng Kinh Thánh nói tới Nêbucátnếtsa là cha của Bênxátsa, kỳ thực không phải vậy.
Những câu nói mà những kẻ hay phê phán Kinh Thánh đưa ra chỉ có phân nửa sự thực:
1. Tên của Bênxátsa được tìm thấy trong lịch sử, và ông chính là con trai của Vua Nabonidus, lập ông làm thái tử trong vương quốc Babylôn.
Vấn đề nằm trong khảo cổ học, ấy là tên của Bênxátsa trong một thời gian dài không được tìm thấy ở đâu ngoài sách Đaniên. Điều nầy khiến cho nhiều người nói rằng toàn bộ câu chuyện chỉ được dựng lên để khích lệ người Do thái mà thôi. Họ tiếp tục xưng rằng sách Đaniên chẳng có nền tảng lịch sử gì cả. Nhưng rồi mọi việc đều thay đổi.
Vào năm 1854, một quan chấp chính người Anh đã khai quật những nơi đổ nát xưa ở miền Nam Iraq.
Ông cho đào sâu vào cái tháp được dựng lên ở đó rồi tìm gặp những trụ đất sét có khắc chữ của người Babylôn. Huân tước Henry Rawlinson, ông là một trong những người đã đã giải được bản văn theo tượng hình của người Babylôn, có thể đọc được toàn bản văn đó. Những trụ hình bằng đất sét nầy thực ra rất quan trọng.
Các bản khắc nầy đã được viết ra vào thời của Nabonidus, Vua xứ Babylôn từ 555-539TC. Những hình trụ nầy kỷ niệm những tu sửa mà nhà vua đã thực hiện cho cái tháp. Chúng gồm có một lời cầu nguyện cho tuổi thọ của Vua Nabonidus ... và con trai trưởng của ông ta. Tên của người con trai nầy rõ ràng được khắc lên đó, chính là Bênxátsa.
Bản khắc ghi như sau: “Nguyện rằng Ta, Nabonidus, Vua xứ Babylôn, không hề quên ngươi. Và nguyện con trưởng nam ta, Bênxátsa, sẽ hết lòng thờ lạy ngươi”.
Điều nầy chứng minh rằng đã có một nhân vật quan trọng thời bấy giờ có tên là Bênxátsa; đây không phải là một nhân vật tưởng tượng đâu. Tuy nhiên, sự việc nầy liên quan với Đaniên, ấy là Bênxátsa chỉ được đề cập tới là thái tử, chớ không phải là vua. Đaniên rõ ràng gọi Bênxátsa là vua.
Các bản ghi chép khác chỉ ra rằng Nabonidus là vua bản xứ sau cùng của Babylôn, và Bênxátsa hoàn toàn chưa hề lên ngôi. Một lần nữa, những kẻ phê phán kết luận rằng Đaniên đã phạm phải sai lầm về mặt lịch sử khi gọi Bênxátsa là vua (mặc dù suy nghĩ của họ chẳng có gì là xấu cả). Nhưng có đấy!
Hãy xem lại những gì Bênxátsa nói với Đaniên xem. Ở câu 16, ông ta nói rằng nếu Đaniên có thể giải được câu nói trên bức tường, khi ấy ông ta sẽ ban cho Đaniên quyền dự chức thứ ba trong vương quốc.
Tại sao phải là chức thứ ba? Điều nầy chỉ ra sự thực là bản thân Bênxátsa không phải là chức thứ nhứt trong vương quốc, mà ông đã nắm chức thứ hai.
Bênxátsa đã ban cho Đaniên chỉ những gì ông ấy có thể hiến cho: chức thứ ba. Bản văn Babylôn ủng hộ quan điểm nầy. Thực vậy, có mảng chứng cớ khác nói tới sự trị vì của Bênxátsa trong thành Babylôn, đây là bản văn mà ở đó ông ta được đề cập tới là con trai của Nabonidus và được ban cho quyền cai trị. Bản văn ấy chép: “Đặt trại quân dưới quyền con trưởng nam của ông ta . . . Giờ đây hai bàn tay người được tự do; Người phó hết quyền bính ngôi vua cho Bênxátsa”.
Tuy nhiên, còn có một bằng chứng khác nữa đến từ một bản văn lần ngược lại thế kỷ thứ sáu trong xứ Babylôn, ở đó ông ta được nhắc tới với cùng ánh sáng như cha của người:
“Về ngôi sao sáng đã hiện ra, ta đánh bạo giải thích ý nghĩa của nó cho sự vinh quang của chủ ta là Nabonidus, vua xứ Babylôn, và cũng cho thái tử là Bênxátsa”.
Cái điều thú vị đáng chú ý, ấy là căn cứ vào lời thề nầy, nhân vật đã thề bởi cả hai: Nabonidus và Bênxátsa. Trong khi chiếu theo những lời thề lần ngược trở lại thời điểm khác, thì chỉ có nhà vua được nhắc tới mà thôi. Điều nầy dường như chỉ ra rằng Bênxátsa đã có quyền đồng trị, là nhân vật số hai so với cha người trên khắp đế quốc.
Hãy xem lại Kinh Thánh hoàn toàn ở các câu 7, 16, và 29.
Nabonidus là người rất lập dị, và trong mấy năm khi trị vì, ông ta đã không sống trong xứ Babylôn, mà sống trong một ốc đảo xa xôi tận miền Bắc xứ Arabia gọi là Teima. Khi ông ta ra đi, ông ta đã giao quyền làm vua cho con trai mình là Bênxátsa.
Hãy in trí rằng sách Đaniên không phải là một tư liệu chính thức của xứ Babylôn, vì vậy đã ghi Bên xát sa là "vua", một khi ông ta đã hành xử là vua trong chỗ của cha mình.
Chúng ta cũng biết rằng trong thời Mêđi Batư chiếm lấy xứ Babylôn, Nabonidus đã không sống trong thành Babylôn, mà thực ra đang ở tại Teima. Ông ta đã để con trai mình lại nắm quyền hành trên xứ Babylôn.
Vua Siru xứ Batư cũng đề cập tới Bênxátsa khi ông ta chinh phục Babylôn trong các bản văn của mình. Ông ta nói về người như sau: "Một gã hèn nhát lại làm vua của xứ sở nầy … Với ý đồ gian ác hắn đã xây mặt với những của lễ hiến cho các thần … rồi mạo phạm sự thờ phượng của vua các thần mình là Marduk”
Chiếu chỉ của Siru cho rằng Bênxátsa đã mạo phạm sự thờ phượng thần Marduk của ông ta rất gần gũi với câu chuyện trong sách của Đaniên. Mặc dù không phải thần Marduk có bàn tay viết trên tường, mà là Đức Chúa Trời chơn thật duy nhứt của Israel.
2. Mặc dù Kinh Thánh nói rằng Nêbucátnếtsa là cha của ông ta, từ ngữ Hy bá lai nói tới cha cũng có ý nói tới ông nội hay tổ phụ.
Thực vậy, Bênxátsa là dòng dõi huyết thống của Nêbucátnếtsa. Ông là cháu nội.
3. Vì thế Kinh Thánh gọi Bênxátsa là vua.
Mặc dù các bản tường trình lịch sử có thể không nhắc tới ông là vua, từ ngữ Hy bá lai nói tới vua cũng được sử dụng nói tới các quan tổng đốc hoặc các thái tử. Và lịch sử ghi lại rằng ông có cả hai.
KẾT LUẬN
Trong phần kết luận, tôi muốn chia sẻ một vài tư tưởng:
Chúng ta sẽ tiếp thu các bài học từ lỗi lầm của tổ phụ chúng ta.
Có người cho rằng người nào bất chấp quá khứ phải lặp lại quá khứ đó.
Người khác nữa nói: “Việc tệ hại nhất về lịch sử, ấy là mỗi lần nó lặp lại, thì cái giá sẽ cao hơn”.
Chúng ta biết rõ phải có thời gian cho khoa khảo cổ và khoa học mới theo kịp được với Kinh Thánh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét