Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

SAĐƠRẮC, MÊSÁC, VÀ ABẾTNÊGÔ



NHÂN VẬT KINH THÁNH
SAĐƠRẮC, MÊSÁC, VÀ ABẾTNÊGÔ

Phần giới thiệu:
Ở chương 1 chúng ta đã gặp ba bạn của Đaniên – Hanani, Misaên, và Axaria – là những người mà tối nay chúng ta sẽ đề cập tới như Sađơrắc, Mêsác, và Abếtnêgô và cũng chọn lọc trong vai trò con cái Hêbơrơ.
Ba con cái Hêbơrơ nầy đã bị Đaniên ảnh hưởng theo một phương thức rất tích cực không chịu làm ô uế mình với rượu và thịt của vua, mà đứng vững vàng bởi những điều họ tin quyết. Nhiều phu tù đã bị đem đi khi xứ Giuđa bị người Babylôn vây lấy. Nhiều thanh niên khác đã ở trong cùng một tình huống khó khăn giống như Đaniên cùng ba người bạn của ông. Song, chỉ có bốn người nầy đã đứng vững bởi các nguyên tắc của họ.
Ở chương 3, chúng ta thấy Sađơrắc, Mêsác, và Abếtnêgô đã học biết đứng vững trên chơn của họ thậm chí khi ảnh hưởng lớn lao của Đaniên không còn ở chung quanh nữa.
I. MẠNG LỊNH CỦA NHÀ VUA (Đaniên 3.1-7)
A. Chúng ta thấy thể nào Nêbucátnếtsa đã dựng lên bức tượng bằng vàng cao 60 cuđê và ngang 6 cuđê, để đứng trong đồng bằng Đu-ra, gần Babylôn (câu 1).
Tại sao Vua Nêbucátnếtsa lại làm điều nầy? Có lẽ có ít nhất hai lý do:
1. Lý do thứ nhứt cho nhà vua là để nâng cao mình.
Khi đọc Đaniên 2, chúng ta học biết rằng Đaniên đã giải thích điềm chiêm bao của nhà vua và báo cho Nêbucátnếtsa biết rằng ông là cái đầu bằng vàng.
Nhưng nhà vua đầy lòng kiêu ngạo, hư không và muốn mình là mọi sự!
Sự kiêu ngạo dẫn dân sự tới chỗ làm đủ thứ việc ngược lại với Đức Chúa Trời!
2. Lý do thứ hai cho Vua Nêbucátnếtsa là củng cố Đế quốc của mình qua một thứ tôn giáo phổ thông.
Thực vậy, đây là nổ lực thứ nhì trong ba nổ lực quan trọng đã được ghi lại để thiết lập ra một tôn giáo cấp thế giới.
Nổ lực thứ nhứt đã xảy ra tại tháp Ba-bên (Sáng thế ký 11) và nổ lực sau cùng sẽ diễn ra tại thành Jerusalem trong kỳ đại nạn (Khải huyền 13).
B. Kế đó, chúng ta thấy rằng nhà vua yêu cầu từng nhân vật quan trọng trong cả đế quốc phải nhóm lại trong đồng bằng Đura vào một ngày nhất định (3.2-3).
C. Khi ngày cung hiến đã đến, một dàn nhạc đã có mặt (3.4-5).
1. Khi nghe tiếng nhạc, hết thảy những người đến nhóm lại đều được truyền cho phải sấp mình xuống và thờ lạy pho tượng.
2. Thất bại không sấp mình xuống đất và thờ lạy pho tượng sẽ kết quả bằng cái chết tức khắc sẽ được thực thi bằng cách bị ném vào một lò lửa hực (3.6).
Không nghi ngờ chi nữa, toàn thể đám đông đều nhìn thấy lò lửa nầy và có thể nhìn thấy lửa và khói bốc lên từ nó.
Thật là thú vị khi để ý thấy rằng đây là một trong những phương pháp hành hình đáng ưa thích của người Babylôn. Người La mã đã hành hình các tội phạm qua sự đóng đinh bằng thập tự giá, người Do thái bằng cách ném đá, và người Babylôn bằng cách thiêu cháy.
(Ở Giêrêmi 29.22, Giêrêmi nhắc tới hai tiên tri giả đã bị kết án tử hình theo cách nầy tại xứ Babylôn).
Có lẽ đây là một lời kêu gọi rất thuyết phục của bàn thờ trong mọi thời đại — sấp mình xuống đất hoặc bị thiêu cháy!?!
MẠNG LỊNH CỦA NHÀ VUA.
II. VỊ TRÍ CỦA NGƯỜI HÊBƠRƠ (Đaniên 3.8-23)
A. Sađơrắc, Mêsác, và Abếtnêgô cứ giữ vững trong khi có “lời mời gọi”.
Họ đã từ chối không chịu sấp mình xuống đất trước hình tượng mà Vua Nêbucátnếtsa đã dựng lên.
Rõ ràng là Đaniên không có mặt trong buổi thờ phượng cung hiến. Chúng ta không biết Đaniên lúc bấy giờ đã ở đâu, song đây là việc khả thi cho rằng ông đã ở ngoài xứ trong một công tác của nhà vua.
Các bổn phận của ông trong vai trò Thủ tướng sẽ đòi hỏi ông phải đi đây đi đó cùng khắp cả xứ.
Thất bại của ba người nầy không chịu sấp mình xuống đất ngay lập tức được báo cho nhà vua bởi một số quan chức người Babylôn có lòng ghen tuông (3.8-12)
B. Không cần phải nói, Nêbucátnếtsa đã không thấy vui sướng với ba bạn Hêbơrơ nầy (3.13).
C. Sađơrắc, Mêsác, và Abếtnêgô khi ấy bị dẫn tới Nêbucátnếtsa và ông đưa ra một cơ hội sau cùng phải sấp mình xuống đất (3.14-15).
Họ được rao báo cho biết tội lỗi.
D. Tất cả ba bạn nầy đều đã từ chối (3.16-18)
Đặc biệt, lời lẽ đáng nhớ nầy “Đức Chúa Trời có quyền cứu”. Cụm từ nầy thường được thấy trong Tân Ước.
1. Đức Chúa Trời của chúng ta có quyền cứu.
Hêbơrơ 7.25: “Bởi đó Ngài có thể cứu toàn vẹn những kẻ nhờ Ngài mà đến gần Đức Chúa Trời, vì Ngài hằng sống để cầu thay cho những kẻ ấy”.
2. Đức Chúa Trời của chúng ta có quyền cứu.
Hêbơrơ 2.18: “Vả, vì chính mình Ngài chịu khổ trong khi bị cám dỗ, nên có thể cứu những kẻ bị cám dỗ vậy”.
3. Đức Chúa Trời của chúng ta có quyền bảo đảm.
Giuđe 1.24: “Vả, nguyền Đấng có thể gìn giữ anh em khỏi vấp phạm và khiến anh em đứng trước mặt vinh hiển mình cách rất vui mừng, không chỗ trách được”.
II Timôthê 1.12: “ấy lại là cớ mà ta chịu khổ. Nhưng ta chẳng hề hổ thẹn vì biết ta đã tin Đấng nào, chắc rằng Đấng ấy có quyền phép giữ sự ta đã phó thác cho đến ngày đó”.
4. Đức Chúa Trời của chúng ta có quyền làm trổi hơn.
Êphêsô 3.20: “Vả, Đức Chúa Trời, bởi quyền lực cảm động trong chúng ta, có thể làm trổi hơn vô cùng mọi việc chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng”.
Sự làm chứng của Sađơrắc, Mêsác, và Abếtnêgô tương tự với sự làm chứng của Gióp.
Gióp 13.15: “Dẫu Chúa giết ta, ta cũng còn nhờ cậy nơi Ngài; Nhưng ta sẽ binh vực tánh hạnh ta trước mặt Ngài”.
Ba bạn trẻ nầy quả thực vốn ý thức rõ về những lời cáo lỗi có sẵn cho họ trước việc sấp mình xuống đất tại buổi nhóm riêng tư nầy.
Thí dụ:
a. Họ có thể nói: “Sao không tham gia vào hệ thống. Bạn không thể đấu tranh với triều đình được”.
b. Họ có thể nói: “Chúng ta sẽ cộng tác với Vua Nêbucátnếtsa và đưa ông ta đến với Đấng Christ”.
c. Họ có thể khoác lấy thái độ đó: “Một con chó sống còn hơn con sư tử chết — màu đỏ thì tốt hơn là chết” hoặc: “Người nào đang chiến đấu rồi bỏ trốn đặng sống còn mà đánh trận vào một ngày khác!”
d. Họ có thể nói: “Được thôi, Đaniên cấp lãnh đạo của chúng ta không có mặt ở đây để đưa ra quyết định đúng đắn cho chúng ta, vì thế chúng ta nên làm theo những gì chúng ta được yêu cầu”.
Mọi lời cáo lỗi nầy có thể được sử dụng. Nhưng họ đã không sử dụng chúng.
Sađơrắc, Mêsác, và Abếtnêgô đã phải đứng dưới 10 điều răn của Môise. Đặc biệt nung nấu trong lý trí của họ là điều răn thứ hai:
Xuất Êdíptô ký 20.4-5: “Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình … Ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng đó”.
C. Kế tiếp, chúng ta thấy rằng trong cơn thịnh nộ, Nêbucátnếtsa (là người hoàn toàn mất tự chủ), ra lịnh cho lò lửa hực phải được đốt nóng gấp bảy lần hơn bình thường, sai người trói ba bạn Hêbơrơ lại và ném họ vào lò lửa hực đó (3.19-21).
D. Khi ấy chúng ta thấy rằng chiếu chỉ khủng khiếp kia đã được phát ra, nó kết quả bằng những cái chết ngẫu nhiên của hạng người mạnh sức, họ bị thiêu đốt trong khi ném ba bạn nầy vào lò lửa hực (3.22).
E. Ba bạn Hêbơrơ vẫn bị trói và rơi vào trong lò lửa hực (câu 23).
MẠNG LỊNH CỦA NHÀ VUA.
THẾ ĐỨNG CỦA NGƯỜI HÊBƠRƠ.
III. NGƯỜI CỦA CHÚA (Đaniên 3.4-25)
Sau cùng, nhà vua gian ác, giận dữ kia nhìn thấy một việc mà ông ta không thể tin được (3.24-25).
1. Ông ta nhìn thấy họ đang bước đi.
Việc duy nhứt lửa đốt cháy là xiềng xích của họ, vì hết thảy họ đều đã bị trói rồi ném vào trong lò.
2. Ông ta nhìn thấy một người giống như Con Đức Chúa Trời, hay sát nghĩa: “Một người giống như con trai của các thần”.
Nêbucátnếtsa chẳng biết gì về Ba Ngôi Đức Chúa Trời, nhưng ông ta đã nhìn thấy chính mình Con Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Jêsus Christ.
Phần kết luận:
1. Sađơrắc, Mêsác, và Abếtnêgô được gọi ra khỏi lò lửa hực (3.26-27).
Kinh Thánh chép rằng “lửa không có quyền” trên họ. Chẳng có một vết sém trên tóc, trên quần áo của họ, và chẳng có mùi lửa nào trên họ hết!
2. Khi ấy, chúng ta nghe lời làm chứng cao quí từ nhà Vua tà giáo nầy (3.28).
Và điều chi đã tạo ra được lời làm chứng cao quí đó chứ? Cách xử sự của ba bạn Hêbơrơ nầy. Có phải họ là hạng người phục vụ trọn thời gian!?! Danh của Đức Chúa Trời chơn thật chưa được biết đến trong xứ Babylôn.
3. Đức Giêhôva đã đặt trên họ vinh dự nào trước thứ đức tin không dời đổi ấy!?! (3.29-30)
Mặc dù bởi chiếu chỉ, nhà vua không ép buộc dân sự phải thờ lạy Đức Chúa Trời chơn thật, tuy nhiên ông yêu cầu họ phải đối xử với Ngài theo cách kính trọng.
Thế rồi nhà vua khuyến khích họ trong tỉnh Babylôn.
Có ít nhất bốn bài học mà chúng ta có thể tiếp thu từ đời sống của ba bạn trẻ nầy:
1. Những tôi tớ yêu dấu nhất của Đức Chúa Trời đôi khi được kêu gọi phải nếm trải những thử thách nặng nề.
2. Đức Chúa Trời có quyền giải cứu khi sự cứu giúp dường như quá xa vời.
Ngài không hứa giữ chúng ta khỏi hoạn nạn, nhưng Ngài hứa ở cùng chúng ta trong hoạn nạn.
3. Lò lửa được phép của Đức Chúa Trời, nó luyện lọc, song chẳng hề hủy diệt chúng ta.
Con người có thể hủy diệt xác thịt của chúng ta, nhưng đấy là mọi sự mà họ có thể làm được!
4. Con cái của Đức Chúa Trời không nên xấu hổ về Ngài.
Bất luận tình huống có bất lợi đến ngần nào, chúng ta không nên rúng động trong việc làm chứng của chúng ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét