NHÂN VẬT KINH THÁNH
TIÊN TRI AMỐT
Phần giới thiệu.
Mặc dù ông là một trong những tiên tri xưa nhất trong các tiên tri, chúng ta biết rất ít về tiên tri Amốt. Chúng ta chỉ biết những gì ông nói cho chúng ta biết về bản thân ông trong quyển sách mang tên ông.
Khi chúng ta nghe nói ai đó là “người của Đức Chúa Trời”, thường thì chúng ta nghĩ đến một vị Mục sư, nhà truyền đạo, hay Giáo sĩ hoặc người nào khác có thiên hướng lo giảng đạo và dạy dỗ Lời của Đức Chúa Trời.
Khi chúng ta nhìn vào Amốt, chúng ta thấy ông chẳng phải là “tiên tri chuyên nghiệp”, (nghĩa là, ông chẳng phải rao giảng để kiếm sống). Amốt không phải là con trai của một vị tiên tri, ông cũng không phải là con trai của thầy tế lễ. Ông không thuộc về dòng tiên tri, ông cũng không được ăn học trong trường tiên tri.
Tuy nhiên, chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng ông là một người của Đức Chúa Trời, ông được Đức Chúa Trời đại dụng. Mặc dù đời sống của ông được hiến cho sự hầu việc Chúa và cung cách sống của ông đã phản ảnh được sự tận hiến đó, ông chỉ là một người thế tục biết đầu phục Đức Chúa Trời và được Ngài sử dụng.
Ông xưng rằng ông chỉ là một người chăn chiên khiêm nhường, ông cũng là người lo chăm sóc cho mấy cây vả hoang gọi là cây sung ở ngoại biên xứ Giuđê. Ông xuất thân từ thành Thêcôa, nằm ở phía Tây của Biển Chết và 12 dặm phía Nam thành Jerusalem.
Là một người chăn khiêm nhường, thật là dễ dàng cho ông (nói theo con người) khi trụ lại ở Thêcôa – lo làm công việc, chu cấp cho gia đình, và thờ lạy Đức Chúa Trời mình. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cho Amốt một sự hiện thấy về tương lai và nói cho ông biết phải đem sứ điệp đến cho Israel, là Vương Quốc ở phía Bắc (1.1-2; 7.14-15). Chức vụ tiên tri đã thôi thúc ông. Amốt vâng theo Đức Chúa Trời, và vì thế ông chứng minh rằng ông là người của Đức Chúa Trời.
Chẳng có chút nghi ngờ nào, đời sống trong hoang mạc của Amốt đã có một tác dụng và ảnh hưởng rất lớn trên đời sống của ông. Giống như David, ông có nhiều thì giờ để suy gẫm, cầu nguyện và thờ lạy Đức Chúa Trời đang khi lo chăn bầy chiên của mình.
Tên “Amốt” có nghĩa là: “một người với gánh nặng hay người vác gánh nặng”. Tên nầy rất xứng với Amốt vì ông mang gánh nặng của sứ điệp mà Đức Chúa Trời muốn gửi đến Israel.
Ông là người đồng thời với Ôsê và đã nói tiên tri trong thời Ôxia, vua xứ Giuđa và trong thời của Vua Giêrôbôam II của Israel.
Sứ điệp của Amốt đã có cái chạm trên dân sự Đức Chúa Trời xuyên suốt nhiều thế kỷ, và tôi tin sứ điệp ấy vẫn còn đáng cho nhiều cá nhân và xứ sở phải được nghe hôm nay.
Mặc dù Israel có sự phân cách đối với anh chị em của họ ở phía Nam trong xứ Giuđa, mười chi phái phía Bắc nầy vẫn còn là dân sự của Đức Chúa Trời. Vào thời điểm Amốt viết sách nầy, họ đang tận hưởng nền thịnh vượng về kinh tế và hòa bình. Thế nhưng sự thịnh vượng đã khiến cho họ trở nên ích kỷ và thiên về với vật chất. Họ chỉ biết lấy cái tôi làm trọng và dửng dưng đối với Đức Chúa Trời.
Họ đang sống bên dưới lớp vỏ mộ đạo giả dối. Chẳng có gì lầm lẫn về điều nầy, ở ngoài mặt họ tỏ ra rất tôn giáo, song họ đã rời bỏ bất kỳ đức tin thật nào nơi Đức Chúa Trời cũng như bất cứ một sự kính sợ nào dành cho Đức Chúa Trời.
Họ rất bận rộn dính dáng với việc thể hiện ra sinh hoạt tôn giáo của họ, nhưng họ thiếu mất tính ngay thẳng thuộc linh và cách hành đạo của họ thiếu mất lòng vâng phục đối với Đức Chúa Trời. Họ chỉ tham gia vào nghi thức, những nghi thức nầy thiếu mất những điều Đức Chúa Trời mong muốn có nơi họ.
Sự dính dáng của họ vào việc thờ lạy hình tượng và sự áp bức của họ đối với người nghèo cũng đã khiến Đức Chúa Trời chú ý đến nữa.
Vì vậy Đức Chúa Trời đã sai Amốt đến với họ. Amốt là người chăn hăng say, không biết đến sợ hãi, và thành thật từ phía Nam, ông đối diện họ với tội lỗi của họ và cảnh cáo họ về sự phán xét hầu đến của Đức Chúa Trời.
Amốt là vị tiên tri đầu tiên loan báo sự phu tù của Israel và rao giảng sự Đức Chúa Trời chối bỏ tuyển dân của Ngài.
Sách nầy mở ra với Amốt đang trông coi bầy chiên của ông. Khi ấy, Đức Chúa Trời ban cho ông một sự hiện thấy về những gì sắp xảy ra cho xứ sở Israel. Đức Chúa Trời đã xét đoán tất cả các nước nào đã phạm tội nghịch cùng Ngài và các nước nào đã hãm hại dân sự Ngài.
Khởi sự với Syri, Amốt xét đoán quốc gia theo tà giáo nầy rồi chuyển xét đoán nhanh qua xứ Philitin, Tyrơ, Êđôm, Ammôn, và Môáp. Khi tất cả các nước nầy bị xét đoán, chúng ta hầu như có thể nghe dân Israel hô lớn tiếng lên “Amen!”
Đến khi ấy, Amốt đã rao giảng nghịch cùng xứ Giuđa, là quê hương của chính ông, khi Đức Chúa Trời kể họ vào hạng người phản bội Ngài (2.4-5). Tất nhiên các chi phái phương Bắc cũng rất thích nghe như thế nữa. Họ chẳng quan tâm gì đến các anh em của họ ở phía Nam kể từ khi vương quốc chia làm hai sau thời của Vua Solomon.
Tuy nhiên, thình lình Amốt xây sang dân sự của Israel và loan báo sự phán xét giáng trên họ!
Thực vậy, lần theo bốn chương Amốt đã liệt kê và mô tả mọi tội lỗi của họ.
Không lâu sau đó, Amaxia, một thầy tế lễ, đã tìm cách can thiệp và không cho ông giảng đạo nữa (7.10-13).
Các tiên tri như Amốt thường bị xem là phản bội vì họ nói nghịch với nhà vua và các cố vấn của ông ta, hạ thấp uy quyền và tỏ ra tội lỗi của họ. Nhà vua thường xem các tiên tri là kẻ thù thay vì là phát ngôn viên của Đức Chúa Trời, là người thực sự đang tìm cách giúp đỡ nhà vua và xứ sở.
Tuy nhiên, ngay bề mặt của sự hăm dọa, Amốt cứ tiếp tục dạn dĩ nói với sự thẳng thừng khi công bố ra tội lỗi. Ông va chạm với các cấp lãnh đạo tôn giáo giả hình trong thời của ông và không bị hăm dọa bởi thầy tế lễ hay nhà vua. Ở chương 8 và 9, ông đã phân phát những sự hiện thấy nói tới sự phán xét trong tương lai mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông.
Sau tất cả các chương nói tới sự phán xét, quyển sách sau cùng kết luận với một sứ điệp đầy hy vọng. Chắc chắn, Đức Chúa Trời sẽ phục hồi dân sự Ngài và khiến họ được nên cao trọng lại (9.8-15).
Khi chúng ta xem xét quyển sách nầy, chúng ta cần phải tự đặt mình vào vị trí của dân Israel nầy và hãy lắng nghe sứ điệp của Đức Chúa Trời.
Có phải chúng ta càng tự mãn giống như họ lúc nào cũng thêm tự mãn không?
Phải chăng các mối quan tâm khác chiếm lấy chỗ xứng đáng của Đức Chúa Trời trong đời sống chúng ta như họ đã có trong đời sống của họ không?
Có phải chúng ta xem thường những kẻ đang sống trong tình trạng có cần y như họ đã bất chấp không?
Phần nhiều tình trạng trong xứ Israel suốt thời buổi của Amốt rất rõ ràng trong xã hội của chúng ta ngày nay.
Quyển sách nầy có thể được tóm gọn lại rất đơn giãn thành bốn phần:
1. Loan báo sự phán xét (1.1-2.16)
2. Các lý do cho sự phán xét (3.1-6.14)
3. Các sự hiện thấy về sự phán xét (7.1-9.10)
4. Sự phục hồi Israel (9.11-15)
Khi bạn đọc sách Amốt, bạn sẽ thấy bốn lý do quan trọng mà ông đã đề ra.
I. TỘI LỖI LÀ TỘI LỖI TRONG TÌNH TRẠNG ĐEN TỐI CỦA NÓ, NGHỊCH LẠI CÁI NỀN ĐEN SÁNG LÁNG CỦA ÂN ĐIỂN ĐỨC CHÚA TRỜI.
Đức Chúa Trời rất giàu ơn đối với xứ sở Israel. Ân điển nầy làm cho tội lỗi càng trầm trọng thêm. Họ đang phạm tội nghịch lại ân điển của Đức Chúa Trời.
II. CHỈ NGHI THỨC THÔI THÌ KHÔNG LÀM ĐẸP LÒNG ĐỨC CHÚA TRỜI ĐÂU!
Chính sự thờ phượng của Israel là tội lỗi (Amốt 4.4-5; 5.21-24)
Israel tưởng Đức Chúa Trời là Đấng vốn ưa thích các thứ của lễ, hình thức bề ngoài, và những câu nói sáo rỗng.
Amốt chẳng có chi hết trừ ra sự xem khinh hoàn toàn đối với các hình thức tôn giáo không quấy rối lương tâm con người hay làm thay đổi đời sống của con người.
III. HƯ MẤT TRẦM TRỌNG NHẤT, CẢ XỨ SỞ VÀ CON NGƯỜI, KHÔNG NẰM TRONG CHỖ NGHÈO KHÓ, MÀ Ở CHỖ THỊNH VƯỢNG.
Sự thịnh vượng của Israel đã cung ứng tình trạng mất trí thuộc linh của nó. Nó đã quên Đức Chúa Trời mình! Phục truyền luật lệ ký 6.10-12; 8
IV. NHỮNG CÁCH XỬ LÝ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VỚI CON NGƯỜI LÀ ĐỂ KỶ LUẬT HỌ, CHỚ KHÔNG PHẢI ĐOẠ ĐÀY HỌ.
Kỷ luật, nếu không chịu chú ý, chỉ mau chóng dẫn đến chỗ đọa đày mà thôi.
Đấy là lý do tại sao Amốt được gọi đúng là “vị tiên tri của luật pháp thiên thượng”.
TIÊN TRI AMỐT
Phần giới thiệu.
Mặc dù ông là một trong những tiên tri xưa nhất trong các tiên tri, chúng ta biết rất ít về tiên tri Amốt. Chúng ta chỉ biết những gì ông nói cho chúng ta biết về bản thân ông trong quyển sách mang tên ông.
Khi chúng ta nghe nói ai đó là “người của Đức Chúa Trời”, thường thì chúng ta nghĩ đến một vị Mục sư, nhà truyền đạo, hay Giáo sĩ hoặc người nào khác có thiên hướng lo giảng đạo và dạy dỗ Lời của Đức Chúa Trời.
Khi chúng ta nhìn vào Amốt, chúng ta thấy ông chẳng phải là “tiên tri chuyên nghiệp”, (nghĩa là, ông chẳng phải rao giảng để kiếm sống). Amốt không phải là con trai của một vị tiên tri, ông cũng không phải là con trai của thầy tế lễ. Ông không thuộc về dòng tiên tri, ông cũng không được ăn học trong trường tiên tri.
Tuy nhiên, chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng ông là một người của Đức Chúa Trời, ông được Đức Chúa Trời đại dụng. Mặc dù đời sống của ông được hiến cho sự hầu việc Chúa và cung cách sống của ông đã phản ảnh được sự tận hiến đó, ông chỉ là một người thế tục biết đầu phục Đức Chúa Trời và được Ngài sử dụng.
Ông xưng rằng ông chỉ là một người chăn chiên khiêm nhường, ông cũng là người lo chăm sóc cho mấy cây vả hoang gọi là cây sung ở ngoại biên xứ Giuđê. Ông xuất thân từ thành Thêcôa, nằm ở phía Tây của Biển Chết và 12 dặm phía Nam thành Jerusalem.
Là một người chăn khiêm nhường, thật là dễ dàng cho ông (nói theo con người) khi trụ lại ở Thêcôa – lo làm công việc, chu cấp cho gia đình, và thờ lạy Đức Chúa Trời mình. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cho Amốt một sự hiện thấy về tương lai và nói cho ông biết phải đem sứ điệp đến cho Israel, là Vương Quốc ở phía Bắc (1.1-2; 7.14-15). Chức vụ tiên tri đã thôi thúc ông. Amốt vâng theo Đức Chúa Trời, và vì thế ông chứng minh rằng ông là người của Đức Chúa Trời.
Chẳng có chút nghi ngờ nào, đời sống trong hoang mạc của Amốt đã có một tác dụng và ảnh hưởng rất lớn trên đời sống của ông. Giống như David, ông có nhiều thì giờ để suy gẫm, cầu nguyện và thờ lạy Đức Chúa Trời đang khi lo chăn bầy chiên của mình.
Tên “Amốt” có nghĩa là: “một người với gánh nặng hay người vác gánh nặng”. Tên nầy rất xứng với Amốt vì ông mang gánh nặng của sứ điệp mà Đức Chúa Trời muốn gửi đến Israel.
Ông là người đồng thời với Ôsê và đã nói tiên tri trong thời Ôxia, vua xứ Giuđa và trong thời của Vua Giêrôbôam II của Israel.
Sứ điệp của Amốt đã có cái chạm trên dân sự Đức Chúa Trời xuyên suốt nhiều thế kỷ, và tôi tin sứ điệp ấy vẫn còn đáng cho nhiều cá nhân và xứ sở phải được nghe hôm nay.
Mặc dù Israel có sự phân cách đối với anh chị em của họ ở phía Nam trong xứ Giuđa, mười chi phái phía Bắc nầy vẫn còn là dân sự của Đức Chúa Trời. Vào thời điểm Amốt viết sách nầy, họ đang tận hưởng nền thịnh vượng về kinh tế và hòa bình. Thế nhưng sự thịnh vượng đã khiến cho họ trở nên ích kỷ và thiên về với vật chất. Họ chỉ biết lấy cái tôi làm trọng và dửng dưng đối với Đức Chúa Trời.
Họ đang sống bên dưới lớp vỏ mộ đạo giả dối. Chẳng có gì lầm lẫn về điều nầy, ở ngoài mặt họ tỏ ra rất tôn giáo, song họ đã rời bỏ bất kỳ đức tin thật nào nơi Đức Chúa Trời cũng như bất cứ một sự kính sợ nào dành cho Đức Chúa Trời.
Họ rất bận rộn dính dáng với việc thể hiện ra sinh hoạt tôn giáo của họ, nhưng họ thiếu mất tính ngay thẳng thuộc linh và cách hành đạo của họ thiếu mất lòng vâng phục đối với Đức Chúa Trời. Họ chỉ tham gia vào nghi thức, những nghi thức nầy thiếu mất những điều Đức Chúa Trời mong muốn có nơi họ.
Sự dính dáng của họ vào việc thờ lạy hình tượng và sự áp bức của họ đối với người nghèo cũng đã khiến Đức Chúa Trời chú ý đến nữa.
Vì vậy Đức Chúa Trời đã sai Amốt đến với họ. Amốt là người chăn hăng say, không biết đến sợ hãi, và thành thật từ phía Nam, ông đối diện họ với tội lỗi của họ và cảnh cáo họ về sự phán xét hầu đến của Đức Chúa Trời.
Amốt là vị tiên tri đầu tiên loan báo sự phu tù của Israel và rao giảng sự Đức Chúa Trời chối bỏ tuyển dân của Ngài.
Sách nầy mở ra với Amốt đang trông coi bầy chiên của ông. Khi ấy, Đức Chúa Trời ban cho ông một sự hiện thấy về những gì sắp xảy ra cho xứ sở Israel. Đức Chúa Trời đã xét đoán tất cả các nước nào đã phạm tội nghịch cùng Ngài và các nước nào đã hãm hại dân sự Ngài.
Khởi sự với Syri, Amốt xét đoán quốc gia theo tà giáo nầy rồi chuyển xét đoán nhanh qua xứ Philitin, Tyrơ, Êđôm, Ammôn, và Môáp. Khi tất cả các nước nầy bị xét đoán, chúng ta hầu như có thể nghe dân Israel hô lớn tiếng lên “Amen!”
Đến khi ấy, Amốt đã rao giảng nghịch cùng xứ Giuđa, là quê hương của chính ông, khi Đức Chúa Trời kể họ vào hạng người phản bội Ngài (2.4-5). Tất nhiên các chi phái phương Bắc cũng rất thích nghe như thế nữa. Họ chẳng quan tâm gì đến các anh em của họ ở phía Nam kể từ khi vương quốc chia làm hai sau thời của Vua Solomon.
Tuy nhiên, thình lình Amốt xây sang dân sự của Israel và loan báo sự phán xét giáng trên họ!
Thực vậy, lần theo bốn chương Amốt đã liệt kê và mô tả mọi tội lỗi của họ.
Không lâu sau đó, Amaxia, một thầy tế lễ, đã tìm cách can thiệp và không cho ông giảng đạo nữa (7.10-13).
Các tiên tri như Amốt thường bị xem là phản bội vì họ nói nghịch với nhà vua và các cố vấn của ông ta, hạ thấp uy quyền và tỏ ra tội lỗi của họ. Nhà vua thường xem các tiên tri là kẻ thù thay vì là phát ngôn viên của Đức Chúa Trời, là người thực sự đang tìm cách giúp đỡ nhà vua và xứ sở.
Tuy nhiên, ngay bề mặt của sự hăm dọa, Amốt cứ tiếp tục dạn dĩ nói với sự thẳng thừng khi công bố ra tội lỗi. Ông va chạm với các cấp lãnh đạo tôn giáo giả hình trong thời của ông và không bị hăm dọa bởi thầy tế lễ hay nhà vua. Ở chương 8 và 9, ông đã phân phát những sự hiện thấy nói tới sự phán xét trong tương lai mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông.
Sau tất cả các chương nói tới sự phán xét, quyển sách sau cùng kết luận với một sứ điệp đầy hy vọng. Chắc chắn, Đức Chúa Trời sẽ phục hồi dân sự Ngài và khiến họ được nên cao trọng lại (9.8-15).
Khi chúng ta xem xét quyển sách nầy, chúng ta cần phải tự đặt mình vào vị trí của dân Israel nầy và hãy lắng nghe sứ điệp của Đức Chúa Trời.
Có phải chúng ta càng tự mãn giống như họ lúc nào cũng thêm tự mãn không?
Phải chăng các mối quan tâm khác chiếm lấy chỗ xứng đáng của Đức Chúa Trời trong đời sống chúng ta như họ đã có trong đời sống của họ không?
Có phải chúng ta xem thường những kẻ đang sống trong tình trạng có cần y như họ đã bất chấp không?
Phần nhiều tình trạng trong xứ Israel suốt thời buổi của Amốt rất rõ ràng trong xã hội của chúng ta ngày nay.
Quyển sách nầy có thể được tóm gọn lại rất đơn giãn thành bốn phần:
1. Loan báo sự phán xét (1.1-2.16)
2. Các lý do cho sự phán xét (3.1-6.14)
3. Các sự hiện thấy về sự phán xét (7.1-9.10)
4. Sự phục hồi Israel (9.11-15)
Khi bạn đọc sách Amốt, bạn sẽ thấy bốn lý do quan trọng mà ông đã đề ra.
I. TỘI LỖI LÀ TỘI LỖI TRONG TÌNH TRẠNG ĐEN TỐI CỦA NÓ, NGHỊCH LẠI CÁI NỀN ĐEN SÁNG LÁNG CỦA ÂN ĐIỂN ĐỨC CHÚA TRỜI.
Đức Chúa Trời rất giàu ơn đối với xứ sở Israel. Ân điển nầy làm cho tội lỗi càng trầm trọng thêm. Họ đang phạm tội nghịch lại ân điển của Đức Chúa Trời.
II. CHỈ NGHI THỨC THÔI THÌ KHÔNG LÀM ĐẸP LÒNG ĐỨC CHÚA TRỜI ĐÂU!
Chính sự thờ phượng của Israel là tội lỗi (Amốt 4.4-5; 5.21-24)
Israel tưởng Đức Chúa Trời là Đấng vốn ưa thích các thứ của lễ, hình thức bề ngoài, và những câu nói sáo rỗng.
Amốt chẳng có chi hết trừ ra sự xem khinh hoàn toàn đối với các hình thức tôn giáo không quấy rối lương tâm con người hay làm thay đổi đời sống của con người.
III. HƯ MẤT TRẦM TRỌNG NHẤT, CẢ XỨ SỞ VÀ CON NGƯỜI, KHÔNG NẰM TRONG CHỖ NGHÈO KHÓ, MÀ Ở CHỖ THỊNH VƯỢNG.
Sự thịnh vượng của Israel đã cung ứng tình trạng mất trí thuộc linh của nó. Nó đã quên Đức Chúa Trời mình! Phục truyền luật lệ ký 6.10-12; 8
IV. NHỮNG CÁCH XỬ LÝ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VỚI CON NGƯỜI LÀ ĐỂ KỶ LUẬT HỌ, CHỚ KHÔNG PHẢI ĐOẠ ĐÀY HỌ.
Kỷ luật, nếu không chịu chú ý, chỉ mau chóng dẫn đến chỗ đọa đày mà thôi.
Đấy là lý do tại sao Amốt được gọi đúng là “vị tiên tri của luật pháp thiên thượng”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét