Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

SỨ ĐỒ GIACƠ: CON TRAI CỦA XÊBÊĐÊ



NHÂN VẬT KINH THÁNH
SỨ ĐỒ GIACƠ
CON TRAI CỦA XÊBÊĐÊ
–PHẦN 1
Phần giới thiệu.
Chúng ta đang nghiên cứu các Sứ đồ của Đấng Christ trong loạt bài “Nhân Vật Kinh Thánh”.
Chúng ta nhìn thấy gì khi chúng ta xem xét hạng người nầy?
1. Chúng ta thấy những con người thật.
2. Chúng ta thấy một số đời sống thật mà họ đã sống – cách đây khoảng 2.000 năm.
3. Chúng ta nhìn thấy sự thay đổi thật khi Chúa Jêsus tác động vào họ – chẳng có cách thức nào để một người cứ giữ nguyên không bị tác động khi Chúa Jêsus ngự vào đời sống của họ.
Chúng ta đã nói các “Sứ Đồ” là:
1. Hạng người đặc biệt được sai đi – bởi Chúa Jêsus.
2. Mục đích của họ là phải thiết lập Hội Thánh Tân Ước và đặt nền tảng cho Hội Thánh ấy, là điều họ đã làm trong thế kỷ đầu tiên.
a. Đức Chúa Jêsus Christ là hòn đá góc.
b. Các sứ đồ đã đặt nền tảng theo hòn đá góc đó.
c. Họ từng hoàn thành xong phần việc của họ, họ đã qua đời rồi.
d. Chúng ta chỉ xây dựng trên cái nền mà họ đã đặt – chẳng cần quay trở lại rồi thay đổi nó, hoặc ra sức cải thiện trên cái nền ấy.
3. Chẳng cần thêm các sứ đồ nữa – chẳng cần phải truyền đi từ thế hệ nầy sang thế hệ khác.
Chúng ta đã xem qua đời sống của Simôn Phierơ, và Anhrê em người trước đây rồi.
Tối nay, chúng ta nhìn xem Giacơ, là em của sứ đồ Giăng.
I. LAI LỊCH CỦA SỨ ĐỒ GIACƠ.
A. Có ba Giacơ được nhắc tới trong Kinh Thánh (Mathiơ 10.1-4)
Giacơ, con của Xêbêđê, một người anh của sứ đồ Giăng.
Giacơ, con của A-phê, sứ đồ, nhưng ít biết về ông (Giacơ nhỏ).
Giacơ, em kế của Chúa Jêsus, lãnh đạo Hội Thánh tại thành Jerusalem và là tác giả của sách Giacơ.
Giacơ là cái tên rất phổ thông.
Theo tiếng Hy lạp thì tên nầy nói tới “Jacob” (Giacốp) có nghĩa là “kẻ chiếm đoạt”.
B. Chúng ta biết gì về Giacơ, con trai trong gia đình Xêbêđê?
1. Gia đình của Giacơ rất giàu có (Mác 1.19-20).
Xêbêđê, là một ngư phủ người xứ Galilê và hiển nhiên rất giàu có, khi Kinh Thánh chép rằng ông đã thuê nhiều tôi tớ để trợ giúp trong việc quản lý các chiếc thuyền của ông.
2. Gia đình của Giacơ có địa vị (về mặt xã hội) (Giăng 18.13-16)
Xêbêđê có một ngôi nhà trong thành Jerusalem và ai cũng biết ông là bạn của Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm Caiphe, và người nhà của ông ta. Điều nầy đánh dấu ông là một người có địa vị xã hội.
3. Tên của mẹ Giacơ là Salômê.
Truyền khẩu cho rằng bà là chị em của Nữ đồng trinh Mary, điều nầy có thể giúp chiếu sáng trên mối quan hệ của các con trai bà với Chúa Jêsus. Nếu điều nầy là thực, thì Giacơ sẽ là anh em bà con với Chúa Jêsus theo phần xác.
C. Chúng ta biết gì về Giacơ trước chức vụ Sứ đồ của ông?
Giacơ là một ngư phủ. Ông đã sống theo nghề nghiệp của gia đình.
Giacơ đã cùng làm việc với cha, em và Simôn Phierơ.
Ông rất bận rộn với thuyền và lưới khi sự kêu gọi của Đấng Christ đến với ông.
II. SỰ KÊU GỌI CỦA SỨ ĐỒ GIACƠ (Mathiơ 4.18-22; Luca 5.10).
Đây là sự kêu gọi tương tự như sự kêu gọi của những người khác mà Chúa Jêsus đã gọi!
Sự kêu gọi là “theo”. Sự kêu gọi chúng ta cũng là “theo”.
Sự kêu gọi không phải là bắt chước – theo hành động, hay phỏng theo – có đủ nhiều người ở chung quanh.
Nhưng thay vì thế, sự kêu gọi là phải trở nên giống như Chúa Jêsus! Cứ hướng mắt chúng ta nhìn về Chúa Jêsus và học theo Ngài!
Nghe và đáp trả với sự kêu gọi nầy thì dòng sự sống của mình được thay đổi cho đến đời đời!
Tên của Giacơ được gắn liền với em ông là Giăng trong danh sách các sứ đồ, điều nầy có nghĩa là khi họ được sai đi từng đôi một, Giacơ và Giăng sẽ là một cặp.
Rõ ràng, họ là hạng người có tánh khí mà Chúa Jêsus đã nói là “con trai của sấm sét”.
III. PHẦN ĐÀO TẠO CỦA GIACƠ.
Như vậy, chúng ta biết rõ Giacơ có một nghề nghiệp – ông là một ngư phủ. Ông lớn lên gần biển cả.
Thế rồi ông đã để ra khoảng 3 năm với Chúa Jêsus. Trong thời gian đó:
a. Ông đã học biết nhìn xem cuộc ống qua cặp mắt của Đấng Christ!
b. Ông đã học biết cách thức đối mặt với bất cứ việc gì trong cuộc sống, và chỉ thắng hơn bởi đức tin mà thôi!
IV. MỐI QUAN HỆ CỦA GIACƠ VỚI CHÚA JÊSUS LÀ CHI THỂ CỦA VÒNG TRONG.
A. Chúng ta thấy ông có mặt tại Núi Hóa Hình (Mathiơ 17.1)
B. Chúng ta thấy ông có mặt khi con gái Giairu được chữa lành (Mác 5.37)
C. Chúng ta thấy ông đang tiếp thu về kỳ đại nạn hầu đến (Mác 13)
D. Chúng ta thấy ông tại Vườn Ghếtsêmanê (Mác 14.33)
V. CÁ TÁNH CỦA GIACƠ ĐƯỢC TỎ RA.
Những gì chúng ta sắp sửa nhìn thấy trong đời sống của Giacơ không nằm trong “mặt thuộc linh”.
Đây là sự thể hiện ra người cũ hiện đang có sẵn trong hết thảy chúng ta. Nếu chúng ta thành thực, có lẽ chúng ta sẽ phải nói có toàn bộ thể cách của Giacơ trong hết thảy mọi người chúng ta.
Có hai sự cố chúng ta muốn nhìn thấy chúng minh họa con người bề trong của Giacơ.
Ông nắm giữ áp lực với cơn giận.
Ông tìm cách nổi trội lên (Mác 10.35-41)
Chính trong hai sự cố nầy Chúa thực sự bắt đầu nắn đúc và thay đổi tánh tình của Giacơ – và thậm chí ông không biết được sự ấy – ít nhất cho tới sau khi có sự sống lại!
Ngay cả Chúa Jêsus đặt tên lại cho cả Giacơ và Giăng là “Bô-a-nẹt” hay “con trai của sấm sét” cho thấy rằng họ mau nổi nóng hay mau phản ứng (Mác 3.17).
A. Ông đã giận lên khi bị áp lực (Luca 9.51-56)
1. Lai lịch của những gì đã diễn ra (Luca 9.51-54)
a. Đã 3 năm ½ kể từ khi Chúa Jêsus khởi sự chức vụ dạy dỗ, chữa lành có phương pháp, chứng tỏ rằng Ngài là Đấng Mêsi.
b. Giacơ, cũng như hết thảy 12 sứ đồ đã ở với Chúa Jêsus hầu hết trọn 3 năm ½ đó.
c. Đây là đoạn đường vất vả của đức tin – và chẳng có gì dễ dàng hết.
d. Bấy giờ, Chúa Jêsus không làm ra phép lạ nào nữa, và định lên thành Jerusalem cho kịp Lễ Vượt Qua.
e. Khi Ngài đi ngang qua xứ Samari, Chúa Jêsus gần như chẳng biết gì hết về các nhu cần ở quanh Ngài.
1) Dân sự được đưa đến với Chúa Jêsus cần được chữa lành.
2) Dân sự đang chờ đợi nghe Ngài giảng đạo.
3) Nhưng họ chỉ được tiếp đón với “Ta cần phải lên thành Jerusalem”.
4) Điều nầy khiến cho người Samari GIẬN DỮ.
a). Họ cảm thấy bị phản bội, tổn thương, bị chối bỏ.
b) Nhưng họ chỉ hậm hực.
c) Chúa Jêsus không đến để chủ yếu làm mọi sự đó.
d) Ngài chủ yếu đến để chịu chết cho hàng tội nhân.
f. Sự giận dữ của người Samari gây ra cơn giận trụ ở trong lòng hai vị Sứ đồ – nó tác động cả hai: Giacơ and Giăng.
g. Hãy xem điều họ muốn làm.
1) Họ xin Chúa Jêsus nếu được phép họ sẽ tỏ ra cho những người Samari VÔ ƠN, CHẲNG CÓ GIÁ TRỊ GÌ HẾT nầy nhìn biết thực sự Chúa Jêsus là AI!
2) Họ muốn phủ cơn giận của người Samari bằng cơn thạnh nộ của họ theo HÀNG SỨ ĐỒ!
3) Họ muốn tiến tới đối đầu với những kẻ “vô lại” nầy.
4) Thậm chí họ còn nhờ Kinh Thánh làm theo điều họ cảm nhận.
a. Họ đã chỉ ra thể nào Êli đã thiêu đốt những kẻ thù của ông.
b. Họ cảm thấy họ cũng có thể làm được y như vậy!
2. Đây là then chốt của bài học mà Chúa Jêsus đang xử lý với (Luca 9.55-56).
a. Chúa Jêsus đối diện với nan đề rất thực – một TÂM LINH SAI TRÁI!
1) Những thái độ sai trái có rất nhiều ở đây trong hoàn cảnh nầy.
2) Trạng thái của tâm thần mà họ đã có là một số cảm xúc không tốt.
3) Các thái độ, các quan điểm của Giacơ và Giăng đã chịu ảnh hưởng sai trái của một việc – ở điểm họ nghĩ “thổi tung cả ngôi làng ra khỏi tấm bản đồ” là việc phải lo làm!
b. Tâm thần sai trái đang gây thiệt hại cho sứ mệnh của Đấng Christ!
1) Hãy nhớ thể nào Môise đã tự mình bị áp đặt với một tâm thần sai trái? (Dân số ký 20.10-12).
2) Hãy nhớ thể nào Phierơ, ngay sau khi công bố Chúa Jêsus là Đấng Mêsi, là Con của Đức Chúa Trời, đã để cho tâm linh mình rơi vào chỗ sai trái (Mathiơ 16.23).
3) Tâm thần bị THƯƠNG TỔN của vợ Gióp (Gióp 2.9-10) đã khiến cho bà muốn CHỊU THUA và ngã chết.
4) Phaolô nói cho Timôthê biết rằng Đức Chúa Trời đã không ban cho chúng ta tâm thần sợ hãi (II Timôthê 1.7).
5) Phaolô có một tâm thần tôn giáo song sai trái trước việc nhìn bết Đấng Christ (Công Vụ các Sứ đồ 26.9-11).
c. Thế giới nầy đầy dẫy với nhiều tâm thần sai trái.
Không những các thế lực ma quỉ (Êphêsô 6.12), mà người nào sống toàn bộ đời sống của họ hiện đang bị các tâm linh sai trái ấy điều khiển!
d. Chúng ta cần ngược lại với việc có tâm linh sai trái.
1) Đaniên đã có một tâm linh rất xuất sắc (Đaniên 6.3).
2) Giôsép có Thánh Linh Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 41.38).
3) Phierơ nói tới một tâm thần nhu mì và bình tịnh nơi phụ nữ (I Phierơ 3.3-4).
4) Phaolô nói cho Timôthê biết chúng ta có một tâm thần đắc thắng (II Timôthê 1.7; Hêbơrơ 2.14,15; I Giăng 4.18).
e. Đây là lý do tại sao Đức Chúa Trời ban cho chúng ta THÁNH LINH của Ngài.
1) Để thay thế cho hết thảy các thái độ sai trái.
2) Để thắng hơn mọi tâm thần bất khiết trong đời sống chúng ta.
3. Hãy chú ý các sự kiện sau đây:
a. Người Samari đã sai trái trong thái độ CỦA HỌ đối với Chúa Jêsus.
b. Thái độ sai trái ấy đã ảnh hưởng các thái độ của những SỨ ĐỒ.
1) Điều đó có khả thi không? Lẽ nào CÁC SỨ ĐỒ của mọi người không sống “trên” thái độ đó sao? Tất nhiên rồi!
2) Nhưng kể từ khi họ không sống được như thế, bạn không nghĩ rằng bất cứ ai trong CHÚNG TA đều thoải mái đối với thất bại nầy hay sao?
c. Các sứ đồ thậm chí chẳng nhận ra họ cũng có một thái độ xấu nữa.
d. Thái độ xấu của họ không được đề cập tới như nan đề về thái độ, mà là nan đề về THUỘC LINH!
4. Chúa Jêsus đáp trả thế nào đối với phản ứng của Giacơ?
a. Hãy nhớ, thái độ nầy mà Giacơ và Giăng đã có không phải là một việc tốt đâu!
b. Chính một linh khác đang vận dụng toàn bộ cách nhìn của họ về sự sống, và các hoàn cảnh, và những nan đề.
c. Nan đề thái độ nầy nghiêm trọng đến nỗi Chúa Jêsus biết rõ nếu Ngài không xử lý nó nhanh chóng, nó sẽ lan khắp tất cả các sứ đồ.
d. Chúa Jêsus mau mắn xử lý với nan đề của họ.
Đức Chúa Trời tìm cách đưa CHÚNG TA đến chỗ làm chủ mọi thái độ của chúng ta (tâm linh chúng ta) giống như chúng ta sẽ tìm cách làm chủ cái cưa xích, hay xe hơi, hoặc một khẩu súng đã lên nòng, hay một đứa trẻ thiếu kỷ luật!
Châm ngôn 16.32: “Người chậm nóng giận thắng hơn người dõng sĩ; Và ai cai trị lòng mình thắng hơn kẻ chiếm lấy thành”.
Châm ngôn 25.28: “Người nào chẳng chế trị lòng mình, khác nào một cái thành hư nát, không có vách ngăn”.
Châm ngôn 15.18: “Người hay giận gây điều đánh lộn; Nhưng người chậm nóng giận làm nguôi cơn tranh cãi”.
Thi thiên 103.8: “Đức Giê-hô-va có lòng thương xót, hay làm ơn, Chậm nóng giận, và đầy sự nhân từ”.
Giacơ 1.19: “Hỡi anh em yêu dấu, anh em biết điều đó: người nào cũng phải mau nghe mà chậm nói, chậm giận”.
Châm ngôn 14.29: “Kẻ nào chậm nóng giận có thông sáng lớn; Nhưng ai hay nóng nảy tôn lên sự điên cuồng”.
Châm ngôn 19.11: “Sự khôn ngoan của người khiến cho người chậm nóng giận; Và người lấy làm danh dự mà bỏ qua tội phạm”.
Châm ngôn 16.19: “Thà khiêm nhượng mà ở với người nhu mì, Còn hơn là chia của cướp cùng kẻ kiêu ngạo”.
Rôma 12.21: “Đừng để điều ác thắng mình, nhưng hãy lấy điều thiện thắng điều ác”.
Từ những câu Kinh Thánh đó, những lẽ thật sau đây là rất hiển nhiên, rõ ràng:
1) Chúng ta sẽ trở thành xấu xa khi chúng ta để cho thái độ xấu của mình tỏ ra.
2) Chúng ta sẽ phạm tội khi chúng ta để cho các hành vi và thái độ xấu tác động vào thái độ và hành động CỦA CHÚNG TA.
3) Chúa rất chậm tỏ ra cơn giận của Ngài – vì vậy, chúng ta không có quyền hành động ngược lại với Ngài – nếu Ngài có ân điển. Thì chúng ta cũng phải như vậy.
5. Chúng ta cần phải sửa lại những trông mong không cần thiết chúng ta có đối với Chúa Jêsus.
a. Giacơ đã mong Chúa Jêsus muốn hủy diệt các kẻ thù của Ngài.
b. Giacơ đã mong Chúa Jêsus chỉ nghịch lại với tội lỗi của người khác, và sẽ bỏ qua tội lỗi của ông!
c. Sách Giacơ chép ở 1.22-26, phải thắng hơn tâm thần sai trái trong đời sống của chúng ta.
1) Chúng ta cần phải lắng nghe Lời của Đức Chúa Trời!
2) Chúng ta cần phải làm theo Lời của Ngài! – hãy sống theo Lời ấy, từng giờ trong từng ngày – không những khi dễ dàng hay tiện nghi.
3) Khi chúng ta nhìn thấy tội lỗi của mình được tỏ ra trong Quyển Sách nầy, chúng ta cần phải mau chóng ăn năn về điều đó, và cầu xin Đức Chúa Trời thay đổi chúng ta – MAU LÊN!
4) Điều nầy gồm cả việc Đức Chúa Trời dạy chúng ta phải KHỚP (kềm chế) lưỡi của mình nữa!
Phần kết luận:
Thi thiên 51.10: “Đức Chúa Trời ôi! xin hãy dựng nên trong tôi một lòng trong sạch, và làm cho mới lại trong tôi một thần linh ngay thẳng”.
Có ba thái độ mà người ta hay có:
1. Một số chẳng quan tâm – có nhiều người chẳng quan tâm đến Đức Chúa Trời, hay vâng theo Lời của Ngài.
2. Một số không biết – các thái độ của họ chẳng biết đến mọi sự ở chung quanh, giống như một người đang quay khẩu súng colt vậy.
3. Có người không muốn sống theo cách nầy!
Hãy nhớ, Giacơ KHÔNG sống theo cách nầy sau khi có sự chết, sự chôn và sự sống lại của Chúa Jêsus.
Sau khi ông nhìn thấy Chúa phục sinh, Giacơ không những trụ vững trong vai trò một môn đồ của Chúa Jêsus, mà còn sẵn sàng chịu chết cho Chúa của ông nữa! AMEN!
BẠN đang có tâm linh như thế nào vậy? Chồng của bạn, vợ của bạn thì như thế nào?
Có phải bạn đang có một kíp nổ ngắn chăng? Có phải bạn đang sống đầy sợ hãi và căng thẳng không? Có phải bạn đang sống rất tôn giáo – đầy dẫy các hành động ở bề ngoài, nhưng chẳng có gì nhiều ở bên trong?
Hãy xưng nó ra như tội lỗi, và cầu xin Chúa Jêsus đổi mới tâm linh ngay thẳng ở trong bạn!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét