Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

TIÊN TRI XACHARI



NHÂN VẬT KINH THÁNH
TIÊN TRI XACHARI

Phần giới thiệu.
Tuần qua, chúng ta đã xem qua Aghê, chúng ta đã biết ông là người đầu tiên trong ba vị tiên tri, họ đã nói tiên tri sau thời kỳ lưu đày bên xứ Babylôn. Chúng ta đã nói rằng Aghê được Đức Chúa Trời sai đi khích lệ dân sự của Đức Chúa Trời phải làm cho xong những gì họ đã khởi sự. Aghê đã nói cho dân sự biết rằng mọi trình tự của họ hết thảy đều sẽ bị ăn đòn và họ cần phải biết lý do tại sao họ không được phước là vì những trình tự ưu tiên sai trái của họ.
Tối nay, chúng ta xem qua nhân vật thứ hai trong ba vị tiên tri nầy, ông đã nói tiên tri sau cuộc phu tù, tiên tri Xachari, sách tiên tri thứ nhứt đã được phân phát ra hai tháng sau lời tiên tri đầu tiên của Aghê.
I. LAI LỊCH CỦA XACHARI.
Tên Xachari có nghĩa là “Đức Giêhôva ghi nhớ” hay “Đức Giêhôva rất nổi tiếng”.
Tên của ông là tên rất phổ thông trong các thời kỳ Kinh Thánh, kỳ thực có 27 người trong Kinh thánh có tên là Xachari.
Tiên tri Xachari được nói tới ở Exơra 5.1; 6.14 và Nêhêmi 12.4 là con trai của Yđô. Ở đây, trong chương 1.1, ông được gọi là con trai của Barachi, ông nầy là con trai của Yđô. Điều nầy không có gì là mâu thuẫn đâu, vì theo ý nghĩa của Kinh Thánh, chúng ta được xem là con cái của các tổ phụ (nghĩa là, chúng ta hết thảy đều là con cái của Ađam)
Yđô là một thầy tế lễ, vì vậy Xachari được sanh ra trong dòng dõi thầy tế lễ, và bản thân ông cũng là thầy tế lễ. Khác hơn điều nầy, chúng ta sẽ chẳng biết chi khác về lai lịch của ông.
II. SỨ MỆNH CỦA XACHARI.
Sứ mệnh của ông rất đa dạng.
A. Đức Chúa Trời đã dùng ông để gợi lên hoạt động tái thiết đền thờ trong dân sự.
B. Đức Chúa Trời đã dùng ông làm mới lại tinh thần theo thể chế thần quyền (nghĩa là, công nhận Đức Chúa Trời đang cai quản dân sự).
C. Đức Chúa Trời đã dùng ông để nhen lại đức tin và lòng trông cậy của dân tộc trong suốt sự hoang tàn sắp xảy đến.
D. Đức Chúa Trời đã dùng ông để tái tổ chức lại sự thờ phượng thật dành cho Đức Chúa Trời.
E. Đức Chúa Trời đã dùng ông để dời đi sự thờ lạy hình tượng ra khỏi xứ sở.
III. CÁC SỨ ĐIỆP CỦA XACHARI TRONG KHI ĐỀN THỜ SẮP ĐƯỢC TÁI THIẾT (1.1 - 8.23)
Xachari thường được cho là “tiên tri của hy vọng và thương xót”.
Giống như Aghê, Xachari cũng khích lệ dân sự cứ tiếp tục tái thiết đền thờ, trong gần 15 năm qua vẫn cứ còn nguyên như thế.
Và giống như Aghê, Xachari đã đánh trận chống lại. . .
tính hờ hững của dân sự,
tính thất vọng của dân sự đối với những áp lực từ kẻ thù của họ, và
tình trạng ngã lòng của dân sự về cấp độ nhỏ bé hơn của Đền Thờ mới.
Ông muốn dân sự nhìn thấy họ đã chễnh mãng các trình tự thuộc linh của họ và đấy là mối đe dọa quan trọng nhất mà họ phải đối mặt với!
Tôi dám nói với bạn rằng đấy cũng là mối đe doạ quan trọng nhất mà chúng ta đang đối diện với! Đấy là những gì sẽ giữ chúng ta không làm tròn mục đích của Đức Chúa Trời dành cho đời sống của chúng ta.
A. Sứ điệp của Xachari cho xứ Giuđa phải trở lại với Đức Giêhôva (1.1-6)
Qua Xachari, Đức Chúa Trời đã cánh cáo dân Israel không nên sống giống như tổ phụ của họ, là những kẻ bất trung!
Ngài muốn họ nhìn thấy họ phải chịu trách nhiệm trước mặt Đức Chúa Trời vì mọi hành vi của chính họ!
B. Những lần hiện thấy ban đêm của Xachari (1.7 – 6.8)
Đức Chúa Trời ban cho Xachari một loạt tám sự hiện thấy trong ban đêm, vạch ra sự phấn hưng sau cùng của Israel, sự an ninh và ơn phước sẽ thuộc về họ khi Đức Giêhôva trị vì trong thời kỳ thiên hi niên.
1. Sự hiện thấy về những người cỡi ngựa của Đức Giêhôva (Xachari 1.7-17)
Xachari nhìn thấy những người cỡi ngựa đang tường trình với Đức Chúa Trời rằng các nước chung quanh, họ đã lấn lướt xứ Giuđa đang sống trong sự thoải mái lơ đễnh và tội lỗi.
Israel đang đưa ra thắc mắc: “Sao Đức Chúa Trời không trừng phạt kẻ ác?”
Đức Chúa Trời muốn họ phải nhìn biết rằng các nước gian ác có thể thịnh vượng, nhưng chẳng phải là đời đời đâu.
Đức Chúa Trời quan phòng trên dân sự Ngài và Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ giáng sự phán xét trên các nước theo như họ đáng phải chịu.
2. Sự hiện thấy về bốn cái sừng (Xachari 1.18-21)
Xachari nhìn thấy bốn sừng thú tiêu biểu cho bốn quyền lực cấp thế giới đã lấn lướt và làm tan rãi dân xứ Giuđa và Israel–
Có người nói đó là Ai cập, Asiri, Babylôn, và Mêđi-Batư.
Nhiều người khác nói đó là Babylôn, Batư, Hy lạp, và Rôma.
Khi ấy, ông nhìn thấy bốn người thợ rèn, họ sẽ chặt mấy cái sừng kia.
Batư đã chà nát Babylôn.
Hy lạp đã chà nát Batư.
Rôma đã chà nát Hy lạp.
Chúa Jêsus sẽ chà nát Rôma.
Vì vậy, Đức Chúa Trời đang tỏ ra những gì Ngài sẽ làm với các nước gian ác nào đã lấn lướt trên dân sự của Ngài.
3. Sự hiện thấy về một người đang đo thành Jerusalem (Xachari 2.1-13)
Đức Chúa Trời đang tỏ ra rằng thành Jerusalem sẽ được phục hồi lại trong Vương quốc tương lai của Ngài và thành ấy sẽ đầy dẫy dân chúng trong ngày ấy và chính mình Đức Chúa Trời sẽ là bức tường bao quanh thành. Đức Chúa Trời sẽ là sự bảo hộ của họ!
4. Sự hiện thấy về thầy tế lễ cả (Xachari 3.1-10)
Hãy nhớ, tuần qua trong sách Aghê, chúng ta đã thấy Giêhôsua là Thầy tế lễ thượng phẩm của Israel khi số dân sót trở về thành Jerusalem và bắt đầu tái thiết các bức tường.
Ở đây, chúng ta xem một sự hiện thấy nói về người đang đứng trước mặt Đức Chúa Trời như là đại biểu cho xứ Israel vậy (đây là nhiệm vụ của thầy tế lễ),
Satan đang tìm cách chống cự người. Đức Giêhôva đã quở trách Satan.
Cái áo bẩn của Giêhôsua đã được thay đổi thành áo đẹp sạch sẽ. Điều nầy chỉ ra ơn thương xót và ơn tha thứ cao trọng của Đức Chúa Trời đối cùng những ai chịu tin theo Ngài.
Chiếc áo bẩn tội lỗi đã được thay thế với vải gai mịn công bình qua công tác đã hoàn tất của Đức Chúa Jêsus Christ!
Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể dời đi chiếc áo bẩn của chúng ta rồi ban cho chúng ta áo công bình của Ngài!
5. Sự hiện thấy về cái chơn đèn bằng vàng (Xachari 4.1-14)
Xachari nhìn thấy một chơn đèn bằng vàng liên tục được giữ cho cháy bằng cách tích trữ dầu không giới hạn, tiêu biểu cho sự đầy dẫy ân điển của Đức Chúa Trời.
Bức tranh nầy nhắc cho dân sự nhớ rằng chỉ qua Thánh Linh của Đức Chúa Trời mà họ sẽ thành công, chớ không phải bởi lý trí và tài nguyên của riêng họ.
Công việc của Đức Chúa Trời không thể được hoàn thành bởi sức lực của con người.
Bất cứ điều chi chúng ta đạt được bằng sức lực con người đều là công việc của chúng ta, chớ không phải của Đức Chúa Trời!
Khi chúng ta sống cho Đức Chúa Trời, chúng ta cần phải quyết định không tin cậy vào sức riêng hay khả năng của mình. Thay vì thế, chúng ta cần phải nương vào Đức Chúa Trời và làm việc trong quyền phép Thánh Linh Ngài.
6. Sự hiện thấy về cuốn sách bay (Xachari 5.1-4)
Đây là sự hiện thấy về các tội nhân bị xét đoán. Đặc biệt tội trộm cắp và thề dối nhơn danh Đức Giêhôva đã được nhắc tới ở đây.
Mục tiêu ở đây là nhắm vào tội lỗi của những cá nhân.
7. Sự hiện thấy về cái ê-pha và người đàn bà (Xachari 5.5-11)
Người đàn bà ngồi trên cái ê-pha tiêu biểu cho tình trạng gian ác của các nước.
Thiên sứ quăng người đàn bà xuống giữa ê-pha, rồi gửi bà ta trở lại xứ Sinêa (nghĩa là, Babylôn) đã trở thành một dấu hiệu cho trung tâm thờ lạy hình tượng và sự gian ác.
Đây là một bức tranh cho Xachari thấy rằng sự gian ác và tội lỗi sẽ được cất khỏi Israel; và một ngày kia tội lỗi sẽ được dời ra khỏi cả đất.
8. Sự hiện thấy về bốn cỗ xe (Xachari 6.1-8)
Những cỗ xe ngựa tiêu biểu cho sự phán xét của Đức Chúa Trời giáng trên thế gian.
Ngựa ô và ngựa bạch được sai đi phía Bắc, là hướng từ đó phần lớn kẻ thù của Giuđa xuất phát (Babylôn, Asiri, và trong tương lai là Gót và Magót)
Những cỗ xe ngựa nầy đã thực thi sự phán xét của Đức Chúa Trời ở nước phía Bắc.
Cỗ xe ngựa vá đi về xứ phương Nam (Ai cập)
Những cỗ xe ngựa khác được xem là trải đi qua lại khắp đất sẵn sàng thực thi sự phán xét theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời.
Sự phán xét sẽ giáng xuống những ai lấn lướt dân sự của Đức Chúa Trời – sự ấy sẽ đến theo thời biểu của Đức Chúa Trời và theo mạng lịnh của Ngài.
C. Lời lẽ khích lệ của Xachari (Xachari 6.9-15)
Sự hiện thấy nầy nói về Đấng Mêsi, Ngài sẽ vừa là Vua vừa là Thầy Tế Lễ.
Ngài sẽ trị vì trên dân sự Ngài và trong lòng của những ai chịu tin theo Ngài.
D. Lời suy gẫm và quở trách của Xachari (Xachari 7.1-14)
(Câu 1-7)
Trong 70 năm trước, khi xứ Giuđa còn ở trong cuộc lưu đày, dân sự đã giữ kiêng ăn vào tháng Tám và tháng Mười.
Kiêng ăn vào tháng Tám là để tưởng niệm sự hủy diệt thành Jerusalem (Giêrêmi 52.12-13).
Giữ kiêng ăn vào tháng Mười là để tưởng niệm việc giết quan Tổng Trấn thành Jerusalem, Ghêđalia đã bị giết (Giêrêmi 40.8; 41.1-3, 15-18)
Ở đây, chúng ta thấy một đoàn đại biểu được phái đi để hỏi thăm về những lần kiêng ăn nầy họ có nên giữ hay không!?! Họ muốn biết xem họ có nên liên tục những lần kiêng ăn nầy hay không, để khi họ trở về thành Jerusalem và có nhiều việc sẽ được tái thiết lại.
Đức Giêhôva, qua tiên tri Xachari, đã quở trách họ vì tính cách giả hình của họ.
Ông chỉ cho họ thấy rằng những lần kiêng ăn họ đã giữ là vì các mục tiêu riêng của họ, chớ không phải cho Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời đã tố cáo họ về việc không kiêng ăn và kiêng ăn theo cách họ nên có trong tất cả 70 năm phu tù của họ.
Không phải sự kiêng ăn hay tiệc tùng mà Đức Chúa Trời truyền phải tuân giữ được nhắc tới ở đây.
Những lần kiêng ăn được nhắc tới đều có việc phải làm với tai vạ giáng trên thành Jerusalem và số dân sót được chừa lại sau khi thành phố bị hủy diệt.
Họ không kiêng ăn vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, mà là vì bản thân họ. Đức Chúa Trời muốn họ phải nhìn thấy tính ích kỷ của họ.
(Câu 8-14)
Ở đây, Đức Chúa Trời tỏ ra cho họ thấy lý do tại sao những lời cầu nguyện của họ không được nhậm.
Sở dĩ như thế là vì cớ tội lỗi của họ, sự họ từ chối không chịu nghe, và tình trạng cứng lòng của họ đối với các tiên tri nào đến với họ trước cuộc lưu đày.
E. Lời lẽ phước hạnh của Xachari (Xachari 8.1-23)
(Câu 1-8)
Ở đây, Đức Chúa Trời tỏ ra rằng mục đích của Ngài là không thay đổi và xứ Giuđa sẽ được Ngài chúc phước cho.
Một ngày kia, Đấng Christ sẽ trị vì trong Vương quốc của Ngài ở trên đất.
Câu 6 – Đức Chúa Trời đang phán ở đây: “Cái điều dường như khó tin cho các ngươi, thì chẳng có gì lạ đối với Ta”. Với Đức Chúa Trời mọi sự đều khả thi!
(Câu 9-17)
Một lần nữa dân sự của Đức Chúa Trời được khích lệ phải bắt tay vào làm việc. Sự khích lệ nầy đến từ một nhận định về các ơn phước của Đức Chúa Trời xảy sắp đến nếu họ chịu vâng phục cứ tiếp tục luôn trong mọi công việc của họ và trong việc sống hiệp nghi.
(Câu 18-23)
Đức Chúa Trời phán rằng những kỳ kiêng ăn đã được tuân giữ trong quá khứ đánh dấu những thời kỳ tai vạ trong xứ Giuđa và tại thành Jerusalem, trong tương lai sẽ trở thành những ngày tiệc tùng vì những ơn phước lạ lùng giáng trên họ trong những ngày của Đấng Mêsi của họ.
Người Do thái nào lúc bây giờ bị nhiều người thù ghét sẽ được tôn trọng rất cao trên khắp thế giới.
Điều nầy kết thúc các sứ điệp đã được đưa ra trong khi Đền Thờ đang được tái thiết.
IV. CÁC SỨ ĐIỆP CỦA XACHARI SAU KHI ĐỀN THỜ ĐÃ ĐƯỢC TÁI THIẾT (9.1-14.21)
A. Kẻ thù của Israel sẽ bị xét đoán (9.1-8)
B. Đấng Mêsi của Israel sẽ ngự đến (9.9-17)
1. Sự đến lần đầu tiên (Câu 9; Đối chiếu Mathiơ 21.1-11)
Điều nầy nói tới sự đắc thắng vào thành của Đấng Christ, đã xảy ra trong lần đến thứ nhứt của Ngài.
2. Sự đến lần thứ hai (Câu 10-17; Đối chiếu Mathiơ 24)
C. Israel và Giuđa (10.1-12)
1. Hai Vương Quốc sẽ hiệp nhất lại (10.6)
2. Sự phân ly và tái nhóm lại của Israel (10.9-10)
3. Israel sẽ được Đức Giêhôva làm cho vững mạnh (10.12)
D. Hai kẻ chăn (11.1-17)
Trong sứ điệp nầy, chúng ta thấy Đức Chúa Trời yêu cầu vị tiên tri phải hành động tùy theo vai trò của hai loại chăn bầy khác nhau.
Người chăn thứ nhứt cần phải chứng tỏ thể nào Đức Chúa Trời chối bỏ dân sự của Ngài (nghĩa là, bầy chiên) vì họ chối bỏ Ngài (Câu 1-14)
Người chăn thứ hai cần phải chứng tỏ thể nào Đức Chúa Trời sẽ ban cho dân sự Ngài những kẻ chăn gian ác (Câu 15-17)
Israel không những chối bỏ Đấng Chăn thật, họ còn chấp nhận một kẻ chăn dại dột nữa.
Kẻ chăn nầy sẽ phục vụ cho những mối quan tâm riêng của mình thay vì các mối quan tâm của bầy mình, rồi sẽ hủy diệt chúng thay vì bảo hộ cho chúng.
E. Cuộc xâm lược sau cùng (12.1-14)
Chương nầy nhìn tới đàng trước đến trận đánh lớn trong tương lai nghịch lại thành Jerusalem, trận đánh Atmaghêđôn.
Người nào đi ngược lại với dân sự của Đức Chúa Trời sẽ không thắng hơn đâu. Ngài sẽ hủy diệt các kẻ thù của dân sự Ngài.
F. Thanh tẩy xứ sở (13.1-9)
Dòng suối là một hình ảnh nói tới một nguồn cung cấp không hề dứt!
Vì Vương quốc của Đấng Mêsi sẽ được thiết lập, sẽ có một sự thanh tẩy!
G. Vương quốc của Messiah trị vì (14.1-21)
Đức Chúa Jêsus Christ sẽ trị vì và cai trị trong một ngàn năm.
Phần kết luận.
Vì thế, chúng ta thấy rằng dù Xachari đã có những sứ điệp liên quan tới sự tái thiết lập của Israel trong xứ sau cuộc phu tù, sách nầy chủ yếu nói tới Đấng Mêsi trong sứ điệp của nó khi nó nhìn vào cuộc phấn hưng trong tương lai của Israel như quốc gia một lần nữa và nhìn vào sự phục hồi đời đời dưới quyền Đấng Mêsi.
Xachari đã khích lệ và cảm thúc xứ Giuđa trong sự phục hồi tức thì của họ và đoan chắc với họ về các ơn phước trong hiện tại và tương lai của Đức Chúa Trời trong sự ứng nghiệm các giao ước đã lập với các tổ phụ của họ
Điều ấy kết thúc các lời tiên tri của Xachari. Nguyện Chúa bằng lòng, chúng ta sẽ kết thúc bài nghiên cứu nầy vào thứ Tư tới khi chúng ta xem xét tiên tri Malachi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét