Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2009

Acan


NHÂN VẬT KINH THÁNH
Sách Giôsuê – Acan
Giôsuê 6.17-19; 7.1-26; 22.20

Phần giới thiệu:
Bài học tối nay đem đến cho chúng ta những gì tôi tin là một trong những câu chuyện đáng buồn nhất trong mọi câu chuyện trong Kinh Thánh.
Câu chuyện nói tới Acan – đây là câu chuyện nói tới sự bất tuân và những hậu quả của sự bất tuân.
Điều chi thực sự là đáng buồn về câu chuyện nầy, ấy là câu chuyện ấy đã có trong Hội Thánh nhiều lần lắm (nghĩa là, nhiều người chưa học bài học mà Đức Chúa Trời đã dự trù khi cho lồng câu chuyện nầy trong Kinh Thánh).
Nhiều Cơ đốc nhân không dành thì giờ để dừng lại và suy nghĩ về tác động mà những tư tưởng và hành động của họ đã có trên dân sự của Đức Chúa Trời, trên kẻ bị hư mất, trên bản thân họ, hay trên gia đình của họ. Kết quả, họ thường bị lèo lái bởi xác thịt và đưa ra những sự lựa chọn sai lầm dẫn tới những hậu quả thảm hại. Đấy là trường hợp trong đời sống của Acan.
I. ACAN LÀ AI!?! (Giôsuê 7.1)
Acan là một trong số con cái của Israel.
Ông ta xuất thân từ chi phái Giuđa, chi phái mà từ đó Đức Chúa Jêsus Christ đã chào đời.
Cha của ông ta là Cạtmi, cha Cạtmi là Xápđi, cha Xápđi là Xêrách, cha của Xêrách là Giuđa.
Ông ta xuất thân từ một trong các gia đình có nhiều ảnh hưởng và uy tín nhất trong Israel để trở thành một người có tên tuổi được gắn với sự bất tuân và rắc rối.
Tên của ông ta có nghĩa là “rắc rối”, “gây rắc rối” hay “quấy rối”.
A. Acan vốn biết rõ quyền phép của Đức Chúa Trời.
1. Ông ta biết rõ quyền phép của Đức Chúa Trời đã được sử dụng để cứu chuộc Israel ra khỏi vòng nô lệ của xứ Ai cập (Phục truyền luật lệ ký 6.20-25)
Các nạn dịch chống lại Pharaôn và Ai cập đương nhiên đã ở bên tai của ông.
Ông ta đã nghe nói thể nào quyền phép của Đức Chúa Trời đã biến dòng sông ra huyết và đã đem đến các trận dịch về ếch nhái, muỗi mòng, ruồi, dịch lệ cho thú đồng, ghẻ chốc, mưa đá, cào cào, bóng tối tăm và thiên sứ sự chết giáng trên con đầu lòng.
2. Ông ta vốn biết rõ quyền phép của Đức Chúa Trời đã được sử dụng trong việc băng qua Biển Đỏ.
3. Ông ta vốn biết rõ quyền phép của Đức Chúa Trời đã được sử dụng để tiếp trợ cho Israel trong đồng vắng. Ông ta vốn biết rõ cách Đức Chúa Trời đã tiếp trợ mana để ăn, nước để uống và đã bảo toàn áo xống của họ.
4. Ông ta vốn biết rõ quyền phép của Đức Chúa Trời đã được sử dụng trong việc băng qua sông Giôđanh (nghĩa là, các thầy tế lễ khiêng hòm giao ước làm chia nước ra làm hai).
5. Ông ta vốn biết rõ quyền phép của Đức Chúa Trời đã được sử dụng để mang lại sự hủy diệt các bức tường thành Giêricô.
Acan vốn biết rõ quyền phép của Đức Chúa Trời.
B. Acan vốn biết rõ những đòi hỏi của Đức Chúa Trời.
1. Ông ta vốn biết rõ Đức Chúa Trời đòi hỏi sự tận hiến hoàn toàn.
Phục truyền luật lệ ký 6.4-5: “Hỡi Y-sơ-ra-ên! hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai. Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi”.
2. Ông ta vốn biết rõ Đức Chúa Trời đòi hỏi sự vâng phục hoàn toàn (Phục truyền luật lệ ký 30.15-20)
C. Acan vốn biết rõ sự sửa phạt của Đức Chúa Trời.
(nghĩa là, ông ta biết rõ Đức Chúa Trời xem tội lỗi là trầm trọng)
1. Ông ta vốn biết rõ về 3000 người bị giết trên Núi Sinai (Xuất Êdíptô ký 32)
2. Ông ta vốn biết rõ Côrê, Đathan, Abiram và mọi người liên quan tới họ đã bị đất hả miệng nuốt mất và 250 người bị lửa của Đức Chúa Trời thiêu rụi (Dân số ký 16).
3. Ông ta biết rõ thể nào Đức Chúa Trời đã phán xét 14.700 người Israel đồng mưu với Côrê.
4. Ông ta vốn biết rõ cha mẹ ruột của ông đã bị hư mất trong đồng vắng vì cớ bất tuân.
Thế hệ 20 tuổi sắp lên đã bị hư mất trừ ra Môise, Giôsuê và Calép.
5. Ông ta vốn biết rõ thể nào khi Môise đập hòn đá một khi Đức Chúa Trời bảo ông ấy phán với hòn đá, ông ấy đã bị xét đoán vì cớ sự bất tuân.
Vậy, Acan là ai? – Ông ta là một con cái của Israel, là người đã nhìn biết rõ ràng hơn là làm những gì ông ta đã làm.
ACAN LÀ AI!?!
II. ACAN ĐÃ Ở ĐÂU!?!
Ông ta có mặt ngay giữa nơi Đức Chúa Trời đang hành động!
A. Ông ta là một người tham gia vào trận chinh phục thành Giêricô.
(nghĩa là, bức tường thành Giêricô đã sụp xuống qua sự vâng lời của dân sự).
B. Ông ta là một người tham gia vào sự hủy diệt lạ lùng thành Giêricô bằng Lời của Đức Chúa Trời.
III. ACAN ĐÃ LÀM GÌ!?!
Ông ta đã không vâng theo những huấn thị của CHÚA! (Giôsuê 7.11, 21)
A. Acan đã tham lam (câu 21)
Ông ta đã phạm phải điều răn thứ mười: Xuất Êdíptô ký 20.17: “Ngươi chớ tham. . .”
Giacơ 1.14-15: “Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình. Đoạn, lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác; tội ác đã trọn, sanh ra sự chết”.
Tham lam lôi cuốn chúng ta ra khỏi những gì Đức Chúa Trời đang dành cho chúng ta.
Khi chúng ta tham lam, mọi sự thèm khát của chúng ta chiếm lấy chỗ của Lời Đức Chúa Trời.
Thi thiên 119.36: “Xin hãy khiến lòng tôi hướng về chứng cớ Chúa, Chớ đừng hướng về sự tham lam”.
Luca 12.15: “Đoạn, Ngài phán cùng chúng rằng: Hãy giữ cẩn thận chớ hà tiện gì hết; vì sự sống của người ta không phải cốt tại của cải mình dư dật đâu”.
Êphêsô 5.3: “Phàm những sự gian dâm, hoặc sự ô uế, hoặc sự tham lam, cũng chớ nên nói đến giữa anh em, theo như cách xứng đáng cho các thánh đồ”.
Côlôse 3.5: “Vậy hãy làm chết các chi thể của anh em ở nơi hạ giới, tức là tà dâm, ô uế, tình dục, ham muốn xấu xa, tham lam, tham lam chẳng khác gì thờ hình tượng”.
Hêbơrơ 13.5: “Chớ tham tiền; hãy lấy điều mình có làm đủ rồi, vì chính Đức Chúa Trời có phán rằng: Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu”.
Ồ, chúng ta phải lấy làm thỏa lòng với những gì Đức Chúa Trời đang ban cho chúng ta!
B. Acan đã thắc mắc uy quyền của Đức Chúa Trời.
Ông ta đã tỏ ra những hành động của mình cho thấy ông ta không tin theo Lời của Đức Chúa Trời.
C. Acan đã nắm lấy những gì Đức Chúa Trời đã phán rất gốm ghiếc.
(nghĩa là, một cái áo xống tốt đẹp của người Babylôn)
Cụm từ “gớm ghiếc” có ý nói tới điều chi sẽ bị diệt vong.
D. Acan đã nắm lấy những gì thuộc về Đức Chúa Trời (Giôsuê 6.19)
(nghĩa là, 200 siếc-lơ bạc và 50 siếc-lơ vàng)
E. Acan đã nắm lấy những gì thuộc về dân sự của Đức Chúa Trời.
1. Ông ta đã đánh mất nhân lực của họ – 36 linh hồn (câu 5)
2. Ông ta đã tước của họ chiến thắng – thành Ahi (câu 5)
3. Ông ta đã làm cho họ mất đi sức mạnh (các câu 6-7)
4. Ông ta đã làm cho họ mất đi ơn phước của Đức Chúa Trời (các câu 11-12)
F. Acan đã neo tội lỗi trong đời sống của ông.
(nghĩa là, ông ta đã hành động như chẳng có gì sẽ xảy ra hết)
IV. ACAN ĐÃ CHỊU KHỔ RA SAO!?!
Ông ta bị hủy hoại hoàn toàn!
A. Ông ta đã gánh chịu thất bại với Israel.
Các ơn phước của Đức Chúa Trời đã bị cầm lại đối với dân sự của Đức Chúa Trời cả thảy vì cớ tội lỗi của một người nầy.
B. Ông ta đã chịu sự sĩ nhục (Giôsuê 7.19-20)
Dân số ký 32.23: “. . . tội chắc sẽ đổ lại trên các ngươi”.
C. Ông ta gánh chịu sự chết (Giôsuê 7.24-25)
1. Sự chết cho bản thân ông ta.
(Đối chiếu, I Giăng 5.16 – tội lỗi đến nỗi chết”)
2. Sự chết của gia đình ông.
D. Ông ta gánh chịu mất mát hết mọi sự.
Ông ta mất hết mọi sự ông ta đã có bao gồm những gì ông đã khao khát nhiều đến nỗi ông ta bằng lòng bất tuân Đức Chúa Trời để có được những thứ đó.
Phần kết luận:
Tội lỗi chúng ta tác động trên chúng ta. Tội lỗi chúng ta tác động trên gia đình chúng ta. Tội lỗi chúng ta đang tác động trên người khác.
Tội lỗi của Ađam đã tác động trên toàn thể nhân loại.
Rôma 5.12: “Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội”.
Tội lỗi của 10 thám tử đã tác động trên toàn bộ con cái Israel.
Acan đã từ chối không chịu xử lý tội lỗi của mình và nó đã dẫn đến sự chết. Sự sửa phạt của Đức Chúa Trời đôi khi có thể rất khắc nghiệt.
Bạn sẽ nghĩ rằng con cái của Đức Chúa Trời sẽ tiếp thu bài học đó. Tuy nhiên, câu chuyện nói tới Acan đã được lặp đi lặp lại nhiều lần lắm.
Những hoàn cảnh cho sự bất tuân của chúng ta có thể khác nhau, nhưng đấy vẫn là bất tuân.
Những hậu quả của tội lỗi chúng ta có thể khác nhau, tuy nhiên chúng rất là thảm hại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét