ĐẤNG CỨU THẾ RA ĐỜI
- Luca 2:11
Tôi mới vừa nhận được e-mail từ một người đến dự chương trình Cơ đốc có chủ đề là “Hai Điều Từ Xứ Galilê” do ban âm nhạc của chúng ta trình bày cách đây mấy tuần. Ông ta cho biết đã thưởng thức chương trình ấy tận tường là dường nào, và kế đó thêm một câu nầy: “Đức Chúa Trời rất đúng trong những việc làm gây kinh ngạc”. Chúa nhựt đó — cách hôm nay hai tuần — tôi đã giảng về “Không máng nào thay cho chiếc giường: Đức Chúa Trời của mọi hoàn cảnh”, và tôi đã cố gắng trình bày từng chi tiết về sự ra đời của Đấng Christ — ngay cả những việc dường như là “tiêu cực” như chẳng có một chỗ nào trong nhà quán — mà Đức Chúa Trời đã sắp đặt. Không một việc gì xảy ra do tình cờ hết — mọi sự đều khít khao với chương trình của Đức Chúa Trời hầu đem sự cứu rỗi đến cho thế gian. Nhưng đa phần trong đó đều chẳng có ý nghĩa gì vào thời điểm chương trình ấy xảy ra. Vì thế, bạn tôi đã viết về cuộc giải phẩu tim mới đây, và liệu pháp vật lý ông ấy phải luyện tập, và bố mẹ già của ông ấy sống cách Chicago cũng rất xa. Cuộc sống không phải là dễ dàng. Sau khi lắng nghe bài giảng của tôi, ông ấy đã đến với phần kết luận nầy: “Nếu Giôsép và Mary đã chờ một tháng hay Caesar đã ra chiếu chỉ một tháng sau, Chúa Jêsus sẽ chào đời trong một nhà quán và sự xếp đặt phòng ốc sẽ được giải quyết theo con mắt của con người”. Thế rồi ông ta nói thêm lời bình nầy: “Thật là ngạc nhiên, Đức Chúa Trời vận hành theo thì thuận tiện của Ngài khi điều tệ hại nhất trông giống như điều tốt đẹp nhất ở đó vậy”.
Chỉ là một đôi hàng để cho ông biết ông đã chọn bài giảng Chúa nhựt qua là cho tôi. Lễ Giáng Sinh nầy rất khác biệt đối với tôi. Tôi đã qua một Lễ Giáng Sinh ở Việt Nam trên con thuyền đi dọc theo bờ sông và chẳng thấy ý nghĩa gì, tuy nhiên năm nay lòng tôi chùng xuống đến chỗ tệ hại nhất. Tôi đã ngồi trên chiếc ghế ở công viên mà khóc! Sức khỏe tôi có vấn đề, những nan đề sức khỏe của gia đình, đang chờ một việc làm mới, và có thể mất ai đó. Tôi đang tận hưởng Lễ Giáng Sinh! Trước đây hai tuần, rầu rĩ và tối tăm, sao lại có sự thay đổi như thế chứ? Bài giảng của ông — Giôsép cũng đã không có gì nhiều trong một lễ Giáng Sinh. Tôi đã nghe kể câu chuyện ấy hàng tỉ lần và năm nay — một năm tai họa làm cho tôi tỉnh thức. Vì thế, khi ông làm kinh ngạc, tại sao ông chọn bài giảng đó có nhiều ý tưởng … ông đã chọn nó là vì tôi và tôi cảm ơn ông! Đức Chúa Trời của mọi hoàn cảnh! Nếu đấy không phải là sự khích lệ, thì ông có thể có chiếc ghế lạnh lùng trong công viên — tôi không còn cần đến nó nữa. Chúc ông một ngày tốt lành!!!
Bạn tôi đã đúng. Có lúc chúng ta không tán thưởng những tin tức tốt lành cho tới khi chúng ta nhìn ngược lại với cái phông những tin tức xấu. Đôi khi cần phải có một “năm tai họa” để đánh thức chúng ta trước sự nhơn từ của Đức Chúa Trời. Sự đến của Đấng Christ với trần gian là những tin tức tốt nhứt mà thế giới đã từng nghe thấy — nhưng như bạn tôi đã nói — đã nghe tin tức đó hàng tỉ lần rồi, chúng ta có thể bị cám dỗ khiến tâm trí chúng ta tản mạn rồi nói: “Tối nay ăn gì?”
Tôi muốn tập trung vào một câu Kinh Thánh đưa chúng ta đến với trọng tâm Lễ Giáng Sinh: “ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là Christ, là Chúa” (Luca 2:11). Có bốn chi tiết trong câu nầy, và mỗi chi tiết dạy cho chúng ta biết một việc rất quan trọng về lý do tại sao Đấng Christ đã đến với trần gian và sự đến của Ngài có ý nghĩa như thế nào cho mỗi một người chúng ta.
I. Lời tiên tri nói tới sự đến của Ngài
Hãy chú ý cụm từ — "tại thành David đã sanh”. Thành David không phải là thành Jerusalem — đấy là thành Bếtlêhem, nằm ở phía Nam Jerusalem 6 hay 7 dặm. Tôi đã đến đó ba lần. Ngày nay Bếtlêhem là một thị trấn Ảrập dưới quyền điều khiển của người Palestine, nhưng khi Chúa Jêsus ra đời, đó là một cộng đồng nhỏ người Do thái. Bếtlêhem ngày nay là một thị trấn rất rộn ràng, đầy dẫy hàng ngàn người chen lấn nhau khi họ đi qua những đường phố chật hẹp. Ngành kinh doanh chính của Bếtlêhem là du lịch (khi không có chiến tranh diễn ra), và bối cảnh quan trọng nhất là Nhà Thờ Holy Nativity tại trung tâm thành phố. Xây dựng trên bối cảnh truyền thống sự ra đời của Chúa Jêsus, đây là một trong những ngôi nhà thờ cổ nhất ở Đất Thánh, lần đầu tiên được xây dựng tại bối cảnh đó cách đây 1.700 năm, rồi cứ xây lên, thêm thắt, và phục hồi nhiều lần trải qua nhiều thế kỷ.
Vào năm 1865, một vị mục sư ở Boston có tên là Phillips Brooks đến viếng Đất Thánh trong kỳ lễ Giáng Sinh. Khi trở về, ông viết bài thánh ca Giáng Sinh, vị ca trưởng của ca đoàn đặt nhạc cho buổi hòa nhạc Giáng Sinh vào năm 1867. Chúng ta vẫn còn hát bài ấy hôm nay: “Thôn Bêlem còn yên giấc mơ màng khắp nơi chìm trong màn tối. Trên cao soi ánh sao đêm xa vời vẫn đang nhẹ lướt khung trời”. Ông viết lời bài ca đó vì cách đây 140 năm, khi Bếtlêhem vẫn còn là một ngôi làng nhỏ — một nơi rất yên bình. Bếtlêhem được gọi là “thành David” vì David đã lớn lên ở đây cùng với cha của ông là Giesê và với 7 người anh của mình. Thực vậy, David đã chăn chiên trong những cánh đồng bên ngoài ngôi làng giống như mấy gã chăn chiên đang chăn bầy trong đêm thiên sứ hiện ra với họ.
Có một sự kiện khác nữa mà bạn cần phải biết. Bảy trăm năm trước Đức Giêhôva đã phán qua tiên tri Michê và công bố rằng Đấng Mêsi sẽ chào đời tại thành Bếtlêhem. Đây là phân đoạn Kinh Thánh chính xác trích từ Michê 5:1 —
“Hỡi Bết-lê-hem Ép-ra-ta, ngươi ở trong hàng ngàn Giu-đa là nhỏ lắm, song từ nơi ngươi sẽ ra cho ta một Đấng cai trị trong Y-sơ-ra-ên; gốc tích của Ngài bởi từ đời xưa, từ trước vô cùng”.
Hãy chú ý cụm từ “ngươi ở trong hàng ngàn Giuđa là nhỏ lắm”. Lời tiên tri đó đã đến từ Đức Giêhôva vào năm 700TC, khi Bếtlêhem là một ngôi làng nhỏ, tầm thường lắm. Không một người nào dám đặt tên làng ấy vào Top Ten những địa điểm nghỉ hè trong xứ Israel. Nếu bạn đi đến đó, bạn sẽ thấy một vài ngôi nhà nhỏ và chỉ có bấy nhiêu thôi. Khi Chúa Jêsus ra đời, Bếtlêhem vẫn như thế. Tuy nhiên, người Do thái vốn biết rõ rằng Đấng Mêsi sẽ ra đời tại nơi ấy. Mathiơ 2 cho chúng ta biết khi mấy thầy bác sĩ đến với Hêrốt trong thành Jerusalem, họ hỏi: “Vua dân Giuđa mới sanh tại đâu? Vì chúng ta đã thấy ngôi sao Ngài bên đông phương, nên đến đặng thờ lạy Ngài”. Thắc mắc thật hay. Đấng Mêsi mới sanh tại đâu? Hêrốt đã triệu tập hội đồng thần học của mình lại rồi hỏi họ chính câu hỏi ấy. Họ đáp bằng cách trưng dẫn Michê 5:1 (bạn có thể tìm được phân đoạn nầy ở Mathiơ 2:1-6). Đấy là điều tôi muốn nói, sự thực là người Do thái vốn biết rất rõ. Đức Chúa Trời đã nói cho họ biết 700 năm trước một cách chính xác nơi Đấng Christ sẽ chào đời. Chẳng có gì kín nhiệm về việc nầy hết.
Giống như một chú thích bên lề, tôi luôn bị lôi cuốn bởi sự thực mặc dù mấy thầy bác sĩ thình lình xuất hiện tại thành Jerusalem, và dù những nhà thần học biết rõ con trẻ sẽ ra đời, và dù Bếtlêhem chỉ ở phía Nam mấy dặm cách thành Jerusalem, sâu xa như chúng ta biết, không một ai trong số họ quan tâm đủ để kiểm tra cho chính mình. Họ hoàn toàn dửng dưng với sự ra đời của Đấng Mêsi. Họ đã bỏ sót biến cố quan trọng nhất trong lịch sử thế giới vì họ không muốn bị phiền hà.
Khi chúng ta đọc về “thành David”, chúng ta nên nhớ rằng Chúa Jêsus đã chào đời trong sự ứng nghiệm một lời tiên tri đã được đưa ra từ 700 năm trước. Điều đó cũng nhắc cho chúng ta nhớ rằng chỉ tri thức thôi thì không bao giờ đủ để cứu chúng ta. Ấy chẳng phải bạn biết điều gì, nhưng những gì bạn làm với điều chi bạn biết đang tạo ra sự khác biệt.
II. Thực tại về sự đến của Ngài
Chúng ta một lần nữa hãy nhìn vào câu gốc. Thiên sứ phán: “ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi”. Chỉ tập trung vào cụm từ nầy — "hôm nay đã sanh”. Họ nói ra sự thực những gì đã xảy ra tại thành Bếtlêhem chẳng có gì khác hơn là sự chào đời của Con Đức Chúa Trời.
Có hai phương diện trong lẽ thật nầy mà chúng ta cần phải nhắc tới. Thứ nhứt, ấy là chẳng có phép lạ nào gắn với sự ra đời theo phần xác của Đức Chúa Jêsus Christ. Mặc dù chúng ta thường nói tới Sự Ra Đời Bởi Nữ Đồng Trinh của Đấng Christ, cái điều quan trọng phải ghi nhớ là phép lạ thực sự đã diễn ra chín tháng trước đó khi Đức Thánh Linh che phủ Mary với kết quả: mặc dù nàng còn đồng trinh, song nàng đã chịu thai. Đấy là phép lạ lớn lao chưa bao giờ được nhắc lại trong lịch sử của thế gian. Trải qua nhiều thế kỷ, sự ra đời bởi nữ đồng trinh của Đức Chúa Jêsus Christ đã được xem là lẽ đạo nền tảng bởi những Cơ đốc nhân của từng hệ phái. Cả hai, Mathiơ và Luca mô tả đơn sơ sự thai dựng Đức Chúa Jêsus Christ với hành động của Đức Thánh Linh. Mathiơ sử dụng cụm từ “nhờ Đức Thánh Linh” và “từ Đức Thánh Linh” để mô tả những gì đã xảy ra. Luca thêm một cụm từ có tính kích thích sự tò mò khi ông ghi lại lời lẽ của thiên sứ Gápriên nói với Mary: “Đức Thánh Linh sẽ đến trên ngươi, và quyền phép Đấng Rất Cao sẽ che phủ ngươi dưới bóng mình” (Luca 1:35). Động từ “che phủ” nói tới sự hiện diện cá nhân, trực tiếp của Đức Chúa Trời. Đâu là ý nghĩa Chúa Jêsus được thai dựng bởi Đức Thánh Linh? Kể từ khi Chúa Jêsus được Mary sanh hạ, chúng ta biết rằng Ngài là con người thực sự. Kể từ khi Ngài được Đức Thánh Linh thai dựng, chúng ta biết rằng Ngài còn hơn là một con người. Sự ra đời bởi nữ đồng trinh là phương thức Đức Chúa Trời công bố cho thế gian biết rằng Chúa Jêsus quả thực là Con của Đức Chúa Trời. Qua sự ra đời bởi nữ đồng trinh, Con của Đức Chúa Trời đã bước vào dòng giống con người, khoác lấy trên chính mình Ngài mọi phương diện của con người thật, tuy nhiên không phạm tội, và không phục theo bất kỳ một khía cạnh thần tính nào của Ngài. Như vậy, Con Trẻ nằm trong máng cỏ thực sự là Đức Chúa Trời Toàn Năng đến từ trời. Ngài là Đức Chúa Trời trọn vẹn và là con người trọn vẹn cùng một lúc. Thần tính và nhân tính song hành với nhau. Đức Thánh Linh đã đóng vai trò nào? Qua một số phương tiện mà chúng ta không biết được, trong khi “che phủ”, Ngài đã tạo ra trong lòng của Mary sự sống con người của Đức Chúa Jêsus Christ. Đây là một phép lạ thanh sạch với trình tự cao nhất. Không một ai có thể giải thích hay sao y lại việc ấy. Không một điều gì có thể sánh với việc ấy vì chẳng có một sự thai dựng nào khác — hoặc có thể — giống với việc ấy.
Theo sau sự thai dựng lạ lùng, sự mang thai của Mary theo đúng chuổi bình thường sự mang thai của cả loài người dẫn tới cái đêm tại thành Bếtlêhem, khi nàng hạ sanh Chúa Jêsus trong một cái chuồng chiên. Mặc dù Luca chẳng cung ứng chi tiết nào, chúng ta có thể an toàn giả định rằng sự sanh hạ đó cũng bình thường như vậy. Hay ít nhất là bình thường giống như bao đứa trẻ khác dưới những hoàn cảnh y như thế. Từ lúc nầy đến lúc khác, chúng ta đã đọc về những phụ nữ đã sanh con ở những nơi chốn khác nhau — trong xe hơi, trên máy bay, ở siêu thị, trong nhà hàng — có khi chỉ có một mình, có khi được trợ giúp bởi người chồng. Những trường hợp như thế là những lần sanh con bình thường diễn ra trong những hoàn cảnh cực kỳ phi thường. Sự ra đời của Chúa Jêsus rơi vào phạm trù đó — một sự kiện có thật đã diễn ra theo cách bình thường trong một tình huống thật khác thường.
Không giống như “Chúa tể của những chiếc nhẩn”
Thứ hai, thật là quan trọng khi tự nhắc nhớ mình ở cụm từ “hôm nay”, có ý nói rằng sự việc đã thực sự xảy ra. Francis Schaeffer thường nói tới lẽ thật “không quan trọng” và lẽ thật “tối quan trọng”. Lẽ thật “không quan trọng” được dàn dựng bằng những sự kiện của lịch sử — ai, cái gì, khi nào và ở đâu của những biến cố thực sự xảy ra , ở một địa điểm, ở một thời điểm nhất định nào đó cho một dân tộc đặc biệt. Ngược lại, lẽ thật “tối quan trọng” đề cập tới những truyền thuyết và truyện tích — giống như truyền thuyết nói tới Aesop — mà ai nấy đều biết là không thật, song là phương tiện để dạy dỗ lẽ thật trong tôn giáo. Nhiều người ngày nay đọc Luca 2 và gọi đó là lẽ thật “tối quan trọng”. Phân đoạn ấy quá tưởng tượng không thể tin nổi, hay họ nói như thế. Một vị giáo sư gọi phân đoạn ấy là “huyển hoặc thần học" — nghĩa là, một câu chuyện được dựng lên bởi Hội Thánh đầu tiên để giải thích tính có một không hai của Chúa Jêsus.
Một số người trong các bạn đã nghe nói về “Học Viện Jesus" — một nhóm các học giả theo phái tự do, họ sử dụng những hòn đá nhỏ đầy màu sắc để bỏ thăm cho trường hợp những truyện tích Tin Lành nói tới Chúa Jêsus có thật hay là không!?! Khi họ đến với phần nầy trong câu chuyện nói tới Chúa Jêsus, họ đã bỏ 24-1 chống lại câu chuyện theo Kinh Thánh nói về Sự Ra Đời Bởi Nữ Đồng Trinh. Điều nầy không làm cho chúng ta phải ngạc nhiên, một khi luôn luôn có những kẻ chỉ trích phê phán, họ tấn công bản tường trình của Kinh Thánh. Tuy nhiên, những cuộc tấn công đó, Hội Thánh Cơ đốc đã luôn luôn xưng nhận niềm tin của mình về lẽ thật nói tới Sự Ra Đời Bởi Nữ Đồng Trinh. Bản tín điều xưa nói theo cách nầy: “được thai dựng bởi Đức Thánh Linh, sanh bởi nữ đồng trinh Mary”. Đây là một lẽ thật luôn luôn được tin theo bởi tất cả những Cơ đốc nhân ở khắp mọi nơi. Sử dụng thuật ngữ của Francis Schaeffer, sự ra đời của Chúa Jêsus là lẽ thật “không quan trọng” vì nó rất thực và thực sự đã xảy ra.
Vì vậy, khi chúng ta đọc “ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi”, chúng ta hãy nhớ rằng câu ấy chỉ ra một sự việc có thật — một biến cố thực sự đã xảy ra rồi. Không phải là truyền thuyết hay một huyền thoại hoặc một câu chuyện được kể lại rất hay đâu. Nói theo thuật ngữ đương thời, Sự Ra Đời Bởi Nữ Đồng Trinh không phải như “Chúa tể của những chiếc nhẩn” đâu. Quyển sách của Tolkien đúng là nổi tiếng và phim ảnh rất là ngoạn mục, nhưng cốt chuyện không được xem là lịch sử. Mọi sự trong câu chuyện của Kinh Thánh nói tới sự ra đời của Chúa Jêsus đều là sự thật, kể cả lẽ thật chính cho rằng thực sự có một con trẻ chào đời tại thành Bếtlêhem, Con Trẻ ấy quả thực là Con của Đức Chúa Trời.
III. Kết quả sự đến của Ngài
Giờ đây, chúng ta đến với đỉnh cao của câu Kinh Thánh nầy: “một Đấng Cứu Thế, là Christ, là Chúa”. Đây là một sự kiện rất thú vị đến từ bản Hylạp Luca 2. Khi Luca viết ra câu chuyện nầy, ông không sử dụng bất kỳ một mạo từ nào để mô tả Chúa Jêsus là ai!?! Cây ấy đọc như vầy: Đấng Cứu Thế … Christ … Chúa.
Mỗi từ rất là quan trọng. Đấng Cứu Thế thực sự là một từ Cựu Ước có ý nói “Đấng giải phóng dân sự Ngài”. Christ là tiếng Hy lạp chuyển ngữ từ Mêsi tiếng Hybálai, có ý nói tới “Đấng chịu xức dầu”. Chúa là một thuật ngữ nói tới Thần Linh. Chữ ấy đồng nghĩa với từ ngữ Đức Chúa Trời.
Chúng ta đang cần lắm một Đấng Cứu thế, có phải không? Khi thiên sứ loan báo sự ra đời của Chúa Jêsus cho Giôsép biết, Ngài phán: “ngươi khá đặt tên là Jêsus, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội” (Mathiơ 1:21). Cách đây mấy ngày tôi có nhận được một bức thư gửi đến từ một tù nhân ở Wisconsin, ông ta đã đọc bài Cái Neo Cho Linh Hồn. Là con cả trong năm anh em, ông ta xuất thân từ một gia đình chỉ có mẹ thôi. Sau khi tìm cách được tôn trọng và chấp nhận, ông ta tham gia vào một băng đảng khi còn là thanh niên. Khi ông ta bỏ học ở lớp 9, ông ta không thể đọc hay viết. Ông ta rơi vào rắc rối trầm trọng khi vừa 17 tuổi. Ông ta bị bắt, bị xét xử rồi bị kết án giết người cấp 1. Bị kết án phải sống trong tù, ông ta đã sống sau những chấn song sắt trong 19 năm trời. Đây là lời chia sẻ của ông ta: “Thưa Mục sư Pritchard, nhiều người đã bỏ rơi tôi, song Đức Chúa Trời chẳng hề như vậy! Người ta nói với tôi rằng tôi sẽ không bao giờ là một người đáng kể, nhưng Đức Chúa Trời lại nói khác. Người ta nói với tôi là tôi sẽ tìm cái chết ở trong tù, nhưng thay vì thế tôi đã tìm được sự sống đời đời”. Những nhân viên điều tra mới đây đã tìm ra DNA và bằng chứng dấu tay khác rõ ràng minh chứng ông không phạm tội ác. Không bao lâu sau đó ông hoàn toàn được giải tội và được tha ra khỏi tù. Ông cảm nhận thế nào về 19 năm trời sống đang sau những chấn song sắt kia?
Tôi đã được che phủ bởi ân điển và sự thương xót của Đấng Christ — tôi đã được cung ứng cho một chỗ thật kỳ diệu vượt quá mọi sự hiểu biết. Tôi tuyệt đối tin chắc rằng nếu tôi không bị bỏ tù, cuộc đời tôi sẽ hoàn toàn bị tàn phá không thể sửa chữa được. Giờ đây, sau khi trải qua 19 năm tống giam và những năm tháng nầy là những năm tháng thật tươi mới và soi sáng cho đời sống tôi — tôi thực sự được phước không lời nào mô tả được.
Chỉ có ân điển của Đức Chúa Trời mới có thể giúp cho một người thốt ra được những lời như thế. Ông tiếp tục nói, ông đang viết một quyển sách về câu chuyện cuộc đời ông có đề tựa là Được Cứu Bởi Xà Lim. Đấy là lý do tại sao Đấng Christ đã ngự đến — trở thành một Đấng Cứu Thế cho những ai chịu xây lại với Ngài.
Ngài là Đấng Cứu Thế, Ngài là Chúa, và Ngài là Đấng Christ — là Đấng được sai đến từ Đức Chúa Trời. Đây là trọng tâm của Lễ Giáng Sinh. Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta đủ để sai chính Con độc sanh của Ngài đến. Hãy suy nghĩ việc ấy theo cách nầy:
Ngài không sai một hội đồng đến.
Ngài không viết ra một quyển sách.
Ngài không sai một người nào thay thế.
Khi Đức Chúa Trời đã sẵn sàng để cứu thế gian, Ngài đã sai phái hạng tốt nhứt mà Ngài đã có —Con một duy nhứt của Ngài. Và khi sai phái Chúa Jêsus, thực sự Ngài đã sai chính mình Ngài đến. Đây là lẽ thật thật diệu kỳ của lễ Giáng Sinh — Emmanuên — Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta.
IV. Mục đích sự đến của Ngài
Câu gốc của chúng ta chứa một lẽ thật cuối cùng trong bốn lần tra xét của chúng ta: “ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi”. Hãy xem xét ba chữ: “cho các ngươi”. Hãy dừng lại trong một phút rồi xem xét ai đang nói và ai được nói đến. Khi mấy gã chăn chiên nghe xong mấy lời nầy từ thiên sứ, họ rất đỗi sửng sốt. Chúng ta quên rằng mấy gã chăn chiên đã ở gần đáy trình tự xã hội của Israel xưa kia. Họ vốn rất nghèo khó, không học vấn, và một số thì quá trẻ. Không phải ai cũng có thể điền từ “chăn bầy” trên mẫu đơn xin việc làm của họ đâu. Có nhiều cách dễ dàng hơn để kiếm sống trong xứ Israel xưa kia. Vì vậy, khi thiên sứ phán: “sanh cho các ngươi”, Ngài thực sự đang phán” “Đấng Christ ngự đến vì những người chăn thấp hèn”. Nhưng còn những nhà thần học ở trong thành Jerusalem thì sao, họ vốn biết rõ song chẳng quan tâm? Ngài cũng ngự đến vì họ nữa, nhưng họ cùng nhau bỏ qua sự ấy.
Khi Đấng Christ đến, sự ra đời của Ngài trước tiên đã được công bố cho những kẻ bị xã hội ruồng bỏ. Họ là hạng người đầu tiên nghe được những tin tức tốt lành nói tới sự Giáng Sinh. Có một bài học quan trọng ở chỗ nầy cho hết thảy chúng ta. Chúa chúng ta đã đến vì hạng người bị quên lãng trên đất và hầu hết thời gian họ là những kẻ tiếp nhận Ngài với sự vui mừng hỉ hả nhất. Hạng người giàu có thường không có thì giờ cho Đấng Christ, nhưng kẻ nghèo hoan nghênh Ngài như một khách vinh dự.
Ngài đã đến vì bạn
Giờ đây, cho phép tôi đưa ra một ứng dụng. Thiên sứ phán: “ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế” “Cho các ngươi” “Cho bạn”. Ngài đã đến vì bạn đấy. Đây là chỗ lễ Giáng Sinh trở thành tư riêng. Nói trên lý thuyết rằng bạn tin Đấng Christ đã ngự đến thì chưa đủ đâu. Hàng triệu người nói như thế và vẫn bị hư mất trong tội lỗi của họ. Nói rằng Đấng Christ đã ngự đến cho ai đó cũng chưa đủ đâu.
Bạn không bao giờ được cứu cho tới khi nào bạn nói: “Đấng Christ đã ngự đến vì tôi. Ngài đã chịu chết thay tôi. Ngài đã sống lại từ kẻ chết vì tôi”.
Ngài đã ngự đến vì bạn. Bạn có tin thế không?
Trong bốn ngày lễ Giáng Sinh được tổ chức ở đây. Nhiều gia đình sẽ nhóm lại quanh cây Giáng Sinh để mở quà của họ ra. Một số trẻ con đang đếm từng giờ cho tới chừng giây phút vui mừng đến. Khi bạn nhận lấy quà của mình trong dịp Giáng Sinh nầy, bạn sẽ làm gì? Liệu bạn sẽ chẳng mở nó ra sao? Một món quà có ích gì khi chẳng được mở ra?
Cách đây hai ngàn năm, Đức Chúa Trời đã gửi một món quà được quấn bằng mấy tấm tả lót và đặt nằm trong chiếc máng cỏ. Chúa Jêsus là quà Giáng Sinh của Đức Chúa Trời cho bạn đó. Nhưng bạn sẽ chẳng bao giờ kinh nghiệm lễ Giáng Sinh cho tới chừng nào bạn tiếp nhận cho riêng mình món quà của Đức Chúa Trời — là Đức Chúa Jêsus Christ. Khi tôi viết thư cho các tù phạm, tôi thường nói cho họ biết có nhiều loại nhà tù — và không phải hết thảy những nhà tù đều được canh gát với những khẩu súng đâu. Một số nhà tù đang có ở bên trong tấm lòng của con người, ở đó chúng ta bị chính tội lỗi của mình bắt mình làm phu tù. Và có người ở trong nhà tù được tự do trong khi có người ở ngoài nhà tù lại bị nhốt tù bởi hành vi tự hủy diệt của họ. Đấng Christ đã ngự đến để cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của chúng ta — nhưng ngay cả sự chết của Ngài trên thập tự giá không thể cứu chúng ta cho tới chừng nào chúng ta chịu tin nhận Ngài.
Một người đi từ chỗ xa xôi kia đến dự cuộc phỏng vấn với một học giả rất đặc biệt. Ông bước vào phần nghiên cứu của người kia, ở đó ông nói: “Thưa Tấn sĩ, tôi để ý thấy các bức tường nghiên cứu của ông đang song hành với mấy quyển sách xếp từ trần nhà xuống đất. Chắc chắn ông đã đọc hết các quyển sách đó. Tôi biết ông đã viết nhiều sách cho chính mình. Ông đã đi đây đi đó nhiều, và chắc chắn ông có đặc ân trao đổi với một số trong hạng người khôn ngoan nhất của thế giới. Tôi đi đường xa đến để hỏi ông chỉ một câu thôi. Hãy nói cho tôi biết xem, về mọi sự ông đã học đòi, điều chi là một việc có giá trị nhất mà ông biết?” Đặt tay mình lên vai của vị khách, vị học giả kia đáp lại với tình cảm trong giọng nói của mình: “Anh yêu dấu ơi, trong mọi việc tôi đã học đòi, chỉ có hai điều tôi biết thực sự là có giá trị nhất. Thứ nhứt, tôi là một tội nhân, và thứ hai, Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng Cứu Thế!”
Nếu bạn biết chỉ hai điều đó theo cách riêng, bạn đang nhìn biết những tin tức tốt đẹp nhứt trong cả thế gian, rằng một Đấng Cứu thế đã ra đời vì bạn, Ngài là Christ, là Chúa!
Phước Cho Nhân Loại, Chúa Ta Ra Đời. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét