Công vụ Các Sứ đồ – Sự làm chứng của Hội Thánh
Bàn tay không thấy được
Công vụ Các Sứ đồ 1.12-26
Một buổi sáng sớm trong tuần nầy, tôi mở TV lên thì thấy tin diễn ra đêm qua trong cuộc chiến với Iraq. Tôi bị kéo vào phần bắt đầu cuộc phỏng vấn một gia đình có người con trai 21 tuổi đã bị chết trong trận đánh. Người cha là một phát ngôn viên, một nhà truyền đạo da đen, tóc đã hoa râm ở tuổi sấp xỉ 60. Ông ta nói với điệu bộ quen thuộc và lối phát âm của một nhà truyền đạo da đen từ miền Nam. Với tư thế phát biểu rất lưu loát, ông đưa ra phần mô tả chi tiết về cuộc trao đổi qua điện thoại ông ta có với đứa con trai cách đấy vài ngày. Con trai ông rất tự hào phục vụ và cảm nhận mình có đủ tư cách xứng đáng. Ông ta nói con trai đã "cầu nguyện" và sẵn sàng gặp Chúa. Nhân viên phỏng vấn hỏi vị Mục sư nầy đức tin ông có giúp đỡ cho ông không!?! Ông cho biết đại loại như sau: "Trong 17 năm, tôi đã xin Đức Chúa Trời ban cho tôi một đứa con trai. Tôi xin, nếu Ngài ban cho tôi một đứa trai, tôi sẽ dâng nó lại cho Ngài. Tôi không mong dâng nó lại theo cách nầy. Nhưng tuy nhiên, Đức Chúa Trời là nhơn từ và tôi mong được gặp lại nó".
Người cha buồn khổ kia đã bám lấy lời hứa trong thần học rằng chẳng có điều chi xảy ra là do tình cờ cả, mà Đức Chúa Trời Toàn Năng đang nắm quyền tể trị từng sắc thái của cuộc sống trên hành tinh Địa Cầu nầy. Chúng ta đề cập tới vấn đề nầy là Chủ Quyền của Đức Chúa Trời. Có lẽ quan niệm nầy đã được tỏ ra hay nhất ở Rôma 8.28: "Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định".
Vào đầu thập niên 1990, Ken Burns đã đưa ra một tập tài liệu rất hay nói về cuộc Nội Chiến. Tài liệu nầy được chiếu trên truyền hình công khai và đạt được nhiều giải thưởng lắm. Cuốn phim trình bày ra nhiều điều trích từ một số thư từ đã được những người lính ở cả hai miền Nam, Bắc viết về nhà. Các bức thư nầy đều ghi lại nhiều câu với từ "Thượng đế". Trước khi đánh trận, họ sẽ viết thư cho vợ hay cha mẹ rồi nói họ giao thác mạng sống mình cho "hai bàn tay của Thượng đế". Thượng đế gần như luôn luôn được nhắc tới vì trong tâm trí họ từ ngữ nầy nhắc tới chính mình Đức Chúa Trời. Thượng đế là cách bày tỏ bàn tay không thấy được của Đức Chúa Trời đang lèo lái và dẫn dắt mọi vụ việc của con người.
Châm ngôn 16.9 nói tới Thượng đế khi ở đây chép như vầy: "Lòng người toan định đường lối mình; Song Đức Giê-hô-va chỉ dẫn các bước của người". Giống như Đức Chúa Trời đang chỉ dẫn các bước chân của con người theo cách riêng, bàn tay không thấy được của Ngài đang giáng trên Hội Thánh theo cách chung nhất. Hãy chú ý Công vụ Các Sứ đồ 11.21: "Tay Chúa ở cùng mấy người đó, nên số người tin và trở lại cùng Chúa rất nhiều".
Sáng nay, chúng ta tiếp tục ở chỗ chúng ta chừa lại tuần qua trong phần nghiên cứu giải thích sách Công vụ Các Sứ đồ. Trong phân nửa thứ nhì của chương 1, tôi muốn chỉ cho bạn thấy ba phương thức trong đó "Tay Chúa" đã ở với các tín hữu giữa sự thăng thiên của Chúa Jêsus và sự mặc lấy quyền phép của Đức Thánh Linh vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Chúng ta cũng mong sẽ tiếp thu được một số nguyên tắc về phương thức bàn tay không thấy được của Chúa đang dẫn dắt Hội Thánh chúng ta nữa.
I. Chúng ta nhìn thấy bàn tay của Đức Chúa Trời trong sự ràng buộc của Hội Thánh (các câu 12-14).
A. Đức Chúa Trời ràng buộc họ lại với nhau tại thành Jerusalem (các câu 12-13a).
Câu 12 tìm ra các môn đồ khi họ "trở về thành Jerusalem" sau khi nhìn thấy Chúa Jêsus thăng thiên về trời trên hòn "núi gọi là Ôlive". Chúa Jêsus đã dặn họ "đừng ra khỏi thành" nhưng hãy "chờ điều Cha đã hứa", sự hiện diện bên trong, mặc lấy quyền phép của Đức Thánh Linh (câu 4). Ngài phán: "Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta" (câu 8). Ngài dặn họ điều nầy sẽ xảy ra "trong ít ngày" (câu 5).
Vì vậy, giờ đây họ trở về lại thành Jerusalem. Họ từ Núi Ôlive xuống, băng ngang qua Trũng Kít-rôn rồi trở về lại thành Jerusalem. Đoạn đường nầy không xa lắm đâu, chỉ "một quảng đường ước đi một ngày Sabát", hay theo Giôsuê 3.4, quảng đường nầy chừng 2.000 cubits [1 cubit=45,72 cm] hoặc chừng 3.000 feet, khoảng 1.000 yards [1 yard=0,914m] hay chưa đầy nửa dặm đường. Câu 13 chép họ: "lên một cái phòng cao kia, là nơi họ thường ở", nằm ở sườn phía Đông của thành phố.
"Phòng cao" được nhắc tới trong câu 13 có lẽ chính là "phòng cao" mà Chúa Jêsus đã dự Tiệc Thánh với các môn đồ Ngài. Có một mạo từ xác định trong bản văn Hy lạp. Đây không phải là một phòng cao, mà là căn phòng cao, dường như đề cập tới một phòng cao rất đặc biệt. Nếu thực như thế, thì rất thích ứng và đẹp đẽ dường bao vì chính trong căn phòng cao nầy mà Chúa Jêsus đã hứa với họ ở Giăng 14.16-17: "Ta lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng Yên ủi khác, để ở với các ngươi đời đời, tức là Thần lẽ thật, mà thế gian không thể nhận lãnh được, vì chẳng thấy và chẳng biết Ngài; nhưng các ngươi biết Ngài, vì Ngài vẫn ở với các ngươi và sẽ ở trong các ngươi".
Trong chính địa điểm nầy họ sẽ nhận lãnh sự ứng nghiệm của lời hứa phước hạnh đó! Căn phòng nầy cũng là một căn phòng rất rộng nữa. Câu 15 chép: "số người nhóm lại ước được một trăm hai mươi người". Có lẽ đây là một cái nền cao của ngôi nhà một người giàu có, dường như là mẹ của Giăng Mác, là nơi mà Hội Thánh đầu tiên đã nhóm lại theo Công vụ Các Sứ đồ 12.12. Ở bất cứ trường hợp nào, Đức Chúa Trời đã nhóm lại những hạt nhân nhỏ bé nầy của Hội Thánh lại với nhau tại một địa điểm.
B. Đức Chúa Trời ràng buộc họ lại với nhau trong sự hiệp một (các câu 13b-14).
Phân nửa sau của câu 13 liệt kê ra từng người trong số 11 môn đồ còn lại, giờ đây là các sứ đồ. Mặc dù những con người nầy được liệt kê ra theo thứ tự khác nhau trong các sách Tin Lành, ở đây dường như họ được liệt kê ra theo địa vị lãnh đạo của họ. Mục đích, ấy là tất cả họ đều có mặt. Chẳng có một người nào lạ trong số đó.
Câu 14 nhắc tới "các người đàn bà" cũng đã có mặt nữa. Những người nầy gồm có Mary Mađơlen, Mary Cờ-lê-ô-pa, Su-xa-na, Gioan-ne, Salômê, Mary xứ Bêthany và Mathê người chị bận rộn của Mathê. Chẳng có gì phải hồ nghi, đã có những phụ nữ khác nữa mà chúng ta không biết hết như con cái, gia đình của những tín hữu đầu tiên. 120 người, cũng nhiều như bất cứ Hội Thánh nhỏ nào có ngày hôm nay.
Câu 14 cũng nói "anh em Ngài", nghĩa là, các em của Chúa Jêsus đã có mặt. Mác 6.3 liệt kê ra bốn người trong số họ: Giacơ, Giôsê, Giuđa và Simôn. Đây là các con trai theo tự nhiên của Mary và Giôsép sanh ra sau sự ra đời từ người nữ đồng trinh của Chúa Jêsus. Bạn có thể hình dung việc lớn lên cùng với Chúa Jêsus là người anh cả của bạn không? Hãy nói về Ông Trọn Vẹn!
Có lẽ Mary luôn luôn nói: "Sao con không sống giống như Jesus?" Chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi chúng ta đọc ở Giăng 7.5: "Bởi chưng chính các anh em Ngài không tin Ngài". Thực vậy, theo Mác 3, dường như họ nghĩ Ngài là điên. Tuy nhiên, nhiều việc đã thay đổi sau khi có sự sống lại. I Côrinhtô 15.7 chép Ngài đã hiện ra theo cách riêng cho Giacơ. Có thể Ngài cũng đã hiện ra cho nhiều người khác nữa. Chúng ta không biết được.
Dẫu thế nào đi nữa, vào thời điểm nầy, họ đã được biến đổi rồi. Giacơ tiếp tục trở thành Mục sư trưởng của Hội Thánh Jerusalem. Chúng ta sẽ học biết nhiều về ông sau nầy trong phần nghiên cứu nầy. Ông đã viết ra thư tín mang tên ông. Giuđe, cũng được biết là Jude, cũng viết một thư tín trong Tân Ước.
Câu 14 cũng nói rằng "Mari là mẹ Đức Chúa Jêsus" đã có mặt với họ trên phòng cao. Đây là LẦN NHẮC SAU CÙNG về Mary trong Kinh Thánh. Chúng ta không biết điều chi khác về bà. Bà không được nhắc lại nữa trong sách Công vụ Các Sứ đồ hay trong bất kỳ một thư tín nào. Điều nầy rất quan trọng đấy! Nếu Mary là điều mà Giáo hội Công giáo La mã xưng tặng, một người cầu thay giống như nữ vương mà chúng ta phải cầu nguyện với, bạn không nghĩ còn có điều gì khác hơn về bà sao? Nếu Hội Thánh chúng ta cần phải cầu nguyện với bà Mary, bạn không nghĩ Hội Thánh đầu tiên đã cầu nguyện với bà Mary sao? Chúa Jêsus nói rất rõ ràng rằng gia đình thuộc thể của Ngài chẳng có một địa vị thuộc linh nào đặc biệt hết. Mác 3.31-35 chép: "Mẹ và anh em Ngài đến, đứng ngoài sai kêu Ngài. Đoàn dân vẫn ngồi chung quanh Ngài. Có kẻ thưa rằng: Nầy, mẹ và anh em thầy ở ngoài kia đang tìm thầy. Song Ngài phán cùng họ rằng: Ai là mẹ ta, ai là anh em ta? Ngài lại đưa mắt liếc những kẻ ngồi chung quanh mình mà phán rằng: Kìa là mẹ ta và anh em ta!Ai làm theo ý muốn Đức Chúa Trời, nấy là anh em, chị em, và mẹ ta vậy".
Ở Luca 11.27-28, chúng ta đọc: "Đức Chúa Jêsus đang phán những điều ấy, có một người đàn bà ở giữa dân chúng cất tiếng thưa rằng: Phước cho dạ đã mang Ngài và vú đã cho Ngài bú! Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Những kẻ nghe và giữ lời Đức Chúa Trời còn có phước hơn!'"
Chúng ta kết luận rằng Mary quả thực là một người đàn bà phước hạnh khi mang thai Đấng Mêsi. Tuy nhiên, giống như từng thành viên khác trong gia đình nhân loại, bà là một tội nhân có cần một Đấng Cứu Thế (Luca 1.46-50).
C. Đức Chúa Trời ràng buộc họ lại với nhau trong sự cầu nguyện (câu 14a).
Câu 14 chép về nhóm người nầy: "Hết thảy những người đó bền lòng đồng một ý mà cầu nguyện". Họ đã hiệp một trong sự kỉnh kiền mà cầu nguyện. Ý tưởng cho thấy rằng cầu nguyện là hoạt động chính của họ trong mấy ngày nầy. A.T. Robertson mô tả ý nghĩa của cụm từ nầy là "họ hăng hái cầu nguyện lắm".
Tại sao họ cầu nguyện chứ? Họ cầu xin điều gì? Nhiều người sẽ nói họ đang cầu xin Đức Thánh Linh mau đến. Tuy nhiên, không có chỗ nào Chúa Jêsus bảo họ phải cầu xin Đức Thánh Linh, thay vì thế Ngài phán: "HÃY CHỜ điều Cha đã hứa". Sự đến của Đức Thánh Linh không nương vào những lời cầu xin của họ mà nương vào lời hứa của Đức Chúa Cha.
Chúng ta hãy suy nghĩ về điều nầy trong một phút xem. Họ đã có mặt theo phần xác trong sự hiện diện của Chúa Jêsus khi họ trở lại đạo. Đối với họ, Cơ đốc giáo luôn luôn sống động trong sự hiện diện thực sự, có thể xác minh được của Đấng Christ. Còn bây giờ, Đấng Christ đã đi rồi. Ngài đã thăng thiên về trời. Họ không thể nhìn thấy Ngài. Họ không thể chạm đến Ngài. Họ không thể nghe thấy giọng nói quen thuộc của Ngài nữa. Họ biết họ phải chờ đợi. Họ biết một việc gì đó sẽ xảy ra. Nhưng đồng thời, mọi sự họ có thể làm là cầu nguyện. Lúc bấy giờ phương tiện duy nhứt của họ để giao thông với Chúa Jêsus là sự cầu nguyện. Có lẽ họ đã nhớ lại sự dạy nầy từ Giăng 14.11-14: "... ta đi về cùng Cha. Các ngươi nhân danh ta mà cầu xin điều chi mặc dầu, ta sẽ làm cho, để Cha được sáng danh nơi Con. Nếu các ngươi nhân danh ta xin điều chi, ta sẽ làm cho".
Nguyên tắc: Đức Chúa Trời vẫn ràng buộc Hội Thánh của Ngài lại với nhau! Giống như Hội Thánh đầu tiên, chúng ta là một nhóm người nhóm lại bởi tình yêu và sự nương cậy của chúng ta vào Đức Chúa Jêsus Christ. Giống như bàn tay không thấy được của Đức Chúa Trời dẫn dắt các tín hữu đầu tiên kia, Thượng đế thiêng liêng đang dẫn dắt chúng ta ngày hôm nay. Buổi tối kia trong sự nhóm lại hàng tuần của lứa tuổi Trung lão, tôi đã hỏi: "Quí vị thấy điều chi là nhu cần quan trọng nhất trong Hội Thánh". Có người đáp: "Chúng ta cần phải tập trung nhiều hơn nữa vào sự cầu nguyện". Tôi rất đồng ý. Với một phương thức tin kính, tôi rất tự hào về Hội Thánh chúng ta. Chúng ta đang học biết để làm cho nhiều việc ra đúng đắn. Tuy nhiên, cầu nguyện hiệp một, tập trung phải là ưu tiên hàng đầu của chúng ta.
II. Chúng ta nhìn thấy bàn tay của Đức Chúa Trời trong cái chết của Giuđa (các câu 15-20).
A. Nan đề của Giuđa đã được tỏ ra (các câu 15-16).
Thắc mắc còn đọng lại trong lý trí của mỗi người trong những ngày chờ đợi và cầu nguyện ấy phải là: "Còn Giuđa thì sao?" Câu 13 liệt kê ra tên của 11 sứ đồ, rõ ràng con số chỉ ra một sự bất toàn. Họ lấy làm lạ phải thay thế ông ta bằng cách nào!?! Họ đã lấy làm lạ về những gì đã xảy ra cho ông ta, thể nào ông ta đã bán Chúa Jêsus!?! Họ đã lấy làm lạ làm sao mà Đức Chúa Trời lại để cho một việc như thế xảy ra!?! Có lẽ một số người đã giận dữ lắm đối với Giuđa. Cho phép tôi chỉ cho bạn thấy hai cách nan đề của Giuđa đã được chỉ ra.
Thứ nhứt, MỘT LÃNH TỤ NẮM LẤY QUYỀN HÀNH (câu 15).
"Trong những ngày đó", thời điểm giữa sự thăng thiên của Chúa Jêsus và sự đến của Đức Thánh Linh, vào lúc có sự nhầm lẫn về Giuđa: "Phi-e-rơ đứng dậy giữa các anh em". Câu nói nầy làm tiêu biểu cho Phierơ. Ông là một "gã hay đứng dậy". Đức Chúa Trời đặc biệt đã dựng nên và ban ơn cho Phierơ để làm một lãnh tụ. Trong đêm trước khi Chúa Jêsus bị bắt, Ngài đã nói trước về sự Phierơ chối bỏ Ngài. Tuy nhiên, Cứu Chúa đã phán cùng Phierơ trong Luca 22.32: "Song ta đã cầu nguyện cho ngươi, hầu cho đức tin ngươi không thiếu thốn. Vậy, đến khi ngươi đã hối cải, hãy làm cho vững chí anh em mình". Về sau, sau khi có sự sống lại, tại xứ Galilê qua bữa điểm tâm bằng cá, Chúa Jêsus phán cùng Phierơ trong Giăng 21.16: "Hãy chăn chiên ta". Đức Chúa Trời dấy lên những cấp lãnh đạo vào đúng thì, đúng chỗ. Trong nhiều năm trời, tôi đã cầu nguyện xin Đức Chúa Trời dấy lên một nhóm lãnh đạo tin kính để giúp đỡ tôi dẫn dắt và dạy dỗ Hội Thánh nầy. Ngài đã và đang làm như thế hôm nay!
Thứ hai, KINH THÁNH LÀ KIM CHỈ NAM (câu 16).
Khi vị lãnh tụ nầy đứng dậy nói, việc đầu tiên ông nói đến là gì vậy? Ông nói: "Hỡi anh em ta, Lời Kinh Thánh phải được ứng nghiệm". Phierơ không phát biểu từ thẩm quyền riêng của mình. Bây giờ Chúa Jêsus không còn ở với họ nữa, ông không tìm cách chiếm lấy vị thế của Chúa Jêsus. Ông đã nói từ Kinh Thánh. Ông đã làm bài tập ở nhà của mình. Ông đã học hỏi. Giờ đây ông đã sẵn sàng hiến mưu luận về Kinh Thánh cho nan đề liên quan tới Giuđa .
Tôi muốn bạn gạch dưới mệnh đề đặc biệt trong câu 16: "Hỡi anh em ta, lời Đức Thánh Linh đã nhờ miệng vua Đa-vít mà nói tiên tri trong Kinh Thánh … phải được ứng nghiệm". Đây là phần mô tả ngắn gọn về sự cảm thúc của Kinh Thánh. Đức Thánh Linh đã nói trước về Giuđa, nhưng đã nói như thế qua lời lẽ của David. Đức Thánh Linh cảm thúc con người viết ra Kinh Thánh. 2 Phierơ 1.21 chép: "Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời".
Chúng ta sẽ xem xét các phần Kinh Thánh đặc biệt nầy ở câu 20, song giờ đây hãy xem lại câu 16. Phierơ nói về Giuđa rằng hắn "là đứa đã dẫn đường cho chúng bắt Đức Chúa Jêsus". Sự Giuđa phản bội Đấng Christ không làm cho Đức Chúa Trời phải mất ý thức. Phierơ đang nói rằng hết thảy mọi điều nầy đều đã được nói trước nhiều thế kỷ rồi.
B. Sự mật thiết với Giuđa đã được nói ra (câu 17).
Câu 17 chép: "Vì nó vốn thuộc về bọn ta, và đã nhận phần trong chức vụ nầy". Khi tôi đọc câu nầy, tôi thấy buồn lắm. Đối với chúng ta, Giuđa luôn luôn là tên tội phạm. Chúng ta đặt tên cho con trai mình theo tên của các vị sứ đồ, nhưng chúng ta không đặt cho chúng tên Giuđa. Tuy vậy, đối với các môn đồ, Giuđa là một người bạn thân, một phần trong vòng tròn bên trong của họ. Ông ta đã ở với họ đêm liền ngày trong hơn ba năm trời. Họ đã chia sẻ với nhau mọi thứ. Họ biết rõ và tin cậy ông ta. Thực vậy, ông ta là thủ quỹ của cả nhóm (đối chiếu Giăng 13.29).
Sự thực là, Giuđa không bao giờ được cứu. Thậm chí trong sự hiện diện về phần xác của Đấng Christ, ông ta vẫn chưa biến đổi về mặt thuộc linh. Ông ta là cỏ lùng ở giữa lúa mì, một con sói đội lốt chiên. Động lực của ông ta khi đi theo Chúa Jêsus hoàn toàn là ích kỷ. Hãy xem Giăng 6.64, 70-71: " ... Vì Đức Chúa Jêsus biết từ ban đầu, ai là kẻ không tin, ai là kẻ sẽ phản Ngài ... Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ta há chẳng đã chọn các ngươi là mười hai sứ đồ sao? Mà một người trong các ngươi là quỉ! Vả, Ngài nói về Giu-đa con Si-môn Ích-ca-ri-ốt; vì chính hắn là một trong mười hai sứ đồ, sau sẽ phản Ngài". Chúa Jêsus cầu nguyện với Đức Chúa Cha ở Giăng 17.12: "Đang khi Con còn ở với họ, Con gìn giữ họ, trừ đứa con của sự hư mất ra, thì trong đám họ không một người nào bị thất lạc, hầu cho lời Kinh Thánh được ứng nghiệm".
Thắc mắc đã hoành hành tâm trí của các Cơ đốc nhân đầu tiên vẫn còn được nêu ra ngày nay: Nếu Đức Chúa Trời biết rõ Giuđa sẽ làm gì và bàn tay không thấy được của Ngài đang lèo lái mọi sự, vậy thì sao Đức Chúa Trời không chịu trách nhiệm về tội lỗi của Giuđa? Câu trả lời, tuyệt đối là không! Đức Chúa Trời vốn rất ghét tội lỗi. Ngài không bao giờ là tác giả của điều ác. Giacơ 1.13 chép: "Chớ có ai đang bị cám dỗ mà nói rằng: Ấy là Đức Chúa Trời cám dỗ tôi; vì Đức Chúa Trời chẳng bị sự ác nào cám dỗ được, và chính Ngài cũng không cám dỗ ai". Giuđa đã đưa ra những sự lựa chọn của chính mình. Tất nhiên Đức Chúa Trời vốn biết trước những sự lựa chọn của Giuđa và đã sử dụng tội lỗi của ông ta để hoàn thành ý chỉ thiêng liêng của chính Ngài. Đức Chúa Trời có thể lấy ác báo thiện. Giôsép đã nói với các anh là những kẻ đã bán ông làm nô lệ: "Các anh toan hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời lại toan làm điều ích cho tôi, hầu cho cứu sự sống cho nhiều người, y như đã xảy đến ngày nay, và giữ gìn sự sống của dân sự đông đảo" (Sáng thế ký 50.20).
Sự phản bội của Giuđa là tội cố ý. Ông ta biết rõ làm như thế là sai. Ông ta sau đó bị tội lỗi lèo lái đến nỗi ông ta đã tự vẫn. Vì Đức Chúa Trời biết rõ Giuđa sẽ phạm tội và biết rõ Ngài sẽ sử dụng tội lỗi của Giuđa, Ngài làm thế phải chăng Ngài không có tình yêu thương? Tuyệt đối không! Chúa Jêsus đã cung ứng cho Giuđa từng cơ hội để thay đổi điều chi có ở trong lòng ông ta. Ở một mặt, chúng ta có thể nói rằng Chúa Jêsus đã bị bắt, bị đánh đòn và bị đóng đinh trên thập tự giá vì tội phản bội của Giuđa. Tuy nhiên, ở mặt khác chúng ta khẳng định những gì Phierơ sẽ nói ở 2.23, rằng Ngài bị "nộp theo ý định trước và sự biết trước của Đức Chúa Trời". Sự phản bội là tình nguyện, nhưng bàn tay giàu ơn của Thượng đế đã sử dụng tội tình nguyện kia để đem lại ơn cứu rỗi cho chúng ta!
C. Sự chết của Giuđa được mô tả (các câu 18-19).
Các câu 18-19 là phần giải thích nằm trong dấu ngoặc và không nằm trong sự dạy của Phierơ. Luca giải thích một số chi tiết về sự Giuđa tự tử cho Thêôphilơ biết. Bằng cách so sánh hai câu nầy với Mathiơ 27.3-10, chúng ta có được toàn bộ bức tranh. Mặc dù Luca nói: "Tên đó lấy tiền thưởng của tội ác mình mà mua một đám ruộng". Mathiơ 27.7 cho chúng ta biết các thầy tế lễ cả đã mua miếng ruộng với 30 đồng bạc, "số tiền huyết" của Giuđa. Ý so sánh cho thấy có lẽ họ đã mua miếng ruộng với tên của Giuđa "để chôn những khách lạ".
Luca chép về Giuđa: "rồi thì nhào xuống, nứt bụng và ruột đổ ra hết". Mathiơ 27.5 chép: "Giu-đa … liền trở ra, đi thắt cổ". Ý so sánh cho thấy khi ông ta tự treo cổ mình hay nhánh cây bị gãy thì thân thể ông ta rơi xuống trên một vật nhọn, có lẽ là hòn đá và nó khiến cho huyết và ruột của ông ta đổ ra trên đất. Chỗ nầy thường được biết là "Ruộng của kẻ làm đồ gốm" (Mathiơ 27.7). Tôi giả định như thế là vì có đất sét tốt ở đó để làm ra nhiều bình gốm. Nhưng từ khi đó trở đi, cư dân thành Jerusalem đã gọi ruộng đó là "Hakeldama, nghĩa là, ruộng huyết".
D. Kinh Thánh nói về Giuđa đã được xem xét (câu 20).
In câu 20, chúng ta trở lại với sự dạy của Phierơ. Ông nói: "Trong sách Thi thiên cũng có chép rằng: Nguyền cho chỗ ở nó trở nên hoang loạn, chớ có ai ở đó; lại rằng: Nguyền cho có một người khác nhận lấy chức nó". Quả thực các dẫn chứng nầy là "do miệng của David" trong sách Thi thiên. Dẫn chứng thứ nhứt là từ Thi thiên 69.25 và dẫn chứng thứ nhì ở Thi thiên 109.8. Hai câu nầy không những làm cho dễ hiểu cái chết của Giuđa, mà còn hướng dẫn Hội Thánh đầu tiên thay thế ông và phục hồi lại con số 12 sứ đồ.
Nguyên tắc: Đức Chúa Trời có thể lấy ác báo thiện!
Rôma 8.28 cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời khiến cho "mọi sự" hiệp lại làm ích cho chúng ta. Thậm chí Ngài có thể sử dụng những thứ dường như là tồi tệ nữa. Ngài có thể sử dụng những thứ tội lỗi. Trong năm qua, là Hội Thánh, chúng ta từng trải qua những thời điểm khó khăn. Vì sự bất đồng trong lẽ đạo, một số người tôi yêu mến và tin cậy đã rời khỏi Hội Thánh chúng ta. Lúc đầu, tôi không biết chúng ta phải bước đi thế nào mà không có họ. Sự việc dường như rất, rất tồi tệ. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã hiệp mọi sự lại vì ích cho chúng ta. Giờ đây chúng ta là một Hội Thánh mạnh mẽ, hiệp một trong sự hiểu biết Kinh Thánh của chúng ta. Đức Chúa Trời đã dấy lên nhiều cấp lãnh đạo mới. Đức Chúa Trời đã sai nhiều người mới vào mối tương giao của chúng ta.
III. Chúng ta nhìn thấy bàn tay của Đức Chúa Trời trong sự lựa chọn Mathia (các câu 21-26).
Bạn sẽ lấy làm lạ: "Còn Phaolô thì sao? Sao ông ấy không phải là vị sứ đồ thứ 12?" Mười hai sứ đồ có một chức vụ tựu trung vào Israel chưa được cứu chuộc. Phaolô có chức vụ sứ đồ đặc biệt nhắm vào thế giới dân Ngoại.
A. Các đặc tính của chức vụ sứ đồ (các câu 21-22).
Khi Phierơ tiếp tục dạy dỗ, ông đề ra hai đức tính quan trọng cho chức vụ sứ đồ.
Thứ nhứt, người ấy phải lãnh hội sự dạy của Chúa Jêsus theo cách riêng (các câu 21- 22a).
Như Phierơ đã nói: "Vậy, nội những kẻ đã theo cùng chúng ta trọn lúc Đức Chúa Jêsus đi lại giữa chúng ta, từ khi Giăng làm phép báp-tem cho đến ngày Ngài được cất lên khỏi giữa chúng ta...". Một vị sứ đồ phải đồng đi và nói năng với Chúa Jêsus. Người ấy phải được Chúa dạy dỗ theo cách riêng. Đây là lý do tại sao không có sự kế tục về địa vị sứ đồ.
Thứ hai, người ấy phải chứng kiến sự sống lại của Chúa Jêsus theo cách riêng (câu 22b).
Câu 22 thêm rằng ông phải có "một người làm chứng cùng chúng ta về sự Ngài sống lại". Trọng tâm của Tin lành là sự sống lại của Đấng Christ. Những người nầy tuyệt đối phải biết chắc rằng Ngài đã sống lại. Việc nhìn thấy Chúa phục sinh đã làm thay đổi họ. Việc ấy làm thay đổi đường lối họ giảng đạo, cầu nguyện, và tin tưởng. Việc ấy cung ứng cho họ một triễn vọng, mục đích và sứ mệnh mới.
Như một chú thích ngoài lề, giống như một ứng viên cho chức vụ nầy trong Hội Thánh đầu tiên phải thoả mãn những đức tính nhất định ấy, các chức viên trong Hội Thánh ngày nay phải thoả mãn các đức tính theo Kinh Thánh. Tít 1 và I Timôthê 3 cho chúng ta biết tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời cho những ai phục vụ trong Hội Thánh với vai trò trưởng lão và chấp sự. Chúng ta không chọn họ theo cơ sở bề ngoài hay sự ân cần của họ. Chúng ta chọn họ vì họ đủ tư cách theo Kinh Thánh và được ơn về mặt thuộc linh.
B. Các đại biểu cho chức vụ sứ đồ (các câu 23).
Từ 120 người, hai người nổi bật thoả mãn các đức tính. Tên của họ là "Giôsép tức Ba-sa-ba (cũng gọi là Giúc-tu), và Mathia". Kinh Thánh không nói cho chúng ta biết điều chi khác về họ. Ba-sa-ba có nghĩa là "con của ngày sabát", Mathia có nghĩa là "ân ban của Đức Chúa Trời".
C. Sự lựa chọn vị Tân sứ đồ (các câu 24-26).
Cả hai đều là người nhơn đức. Họ vốn nhìn biết Chúa Jêsus từ khi "phép báptêm của Giăng" cho thấy họ là môn đồ đầu tiên của Giăng Báptít. Họ đã trung tín đi theo Ngài qua chức vụ trên đất của Ngài. Họ đã nhìn thấy Ngài bằng thân thể phục sinh qua nhiều lần Ngài hiện ra "trong thời gian bốn mươi ngày" và đã nghe Ngài phán bảo "những sự về Nước Đức Chúa Trời" (câu 3).
Bạn chọn giữa hai người nhơn đức nầy bằng cách nào? Nếu họ chỉ chọn lấy một, thì phương án loại sẽ như thế nào? Trước tiên, họ đã cầu nguyện rồi họ bỏ thăm. Câu 24 bắt đầu "rồi cầu nguyện …". Phierơ biết rõ đây không phải là Hội Thánh của ông. Đấng Christ là đầu. Quyết định thuộc về Chúa. Họ đã tìm kiếm mặt Ngài. Họ đã cầu xin sự dẫn dắt của Ngài. Họ muốn có sứ bảo đảm của Ngài.
Họ nói: "Lạy Chúa, Ngài biết lòng mọi người". Đức Chúa Trời nhìn thấy bên kia vẻ bề ngoài của chúng ta thấu tận người bề trong của chúng ta. Ngài biết rõ mọi tư tưởng và động lực của chúng ta. Khi Đức Chúa Trời sai tiên tri Samuên đến xức dầu cho một trong các con trai của Gie-sê làm Vua trên Israel, ông nói: "Đức Giê-hô-va chẳng xem điều gì loài người xem; loài người xem bề ngoài, nhưng Đức Giê-hô-va nhìn thấy trong lòng" (I Samuên 16.7).
Họ cầu nguyện: "xin tỏ ra cho chúng tôi nội hai người nầy ai là người Chúa đã chọn, đặng dự vào chức vụ sứ đồ, thay vì Giu-đa đã bỏ đặng đi nơi của nó". Khi đến lúc phải chọn lựa cấp lãnh đạo cho Hội Thánh, Đức Chúa Trời có một sự lựa chọn. Người nầy không tốt bằng người kia. Đây không phải là sự lựa chọn phức tạp đâu. Đức Chúa Trời đang phân biệt. Đức Chúa Trời vốn long trọng về những người nào lãnh đạo Hội Thánh và Ngài biết rõ họ theo cách riêng.
Sau khi cầu nguyện "họ bắt thăm". Đây là cách làm thông thường trong Cựu Ước để đưa ra quyết định. Châm ngôn 18.18 chép: "Sự bắt thăm dẹp điều tranh tụng, và phân rẽ những kẻ có quyền thế". Châm ngôn 16.33 chép: "Người ta bẻ thăm trong vạt áo; Song sự nhất định do nơi Đức Giê-hô-va mà đến". Có lẽ họ đặt một số hòn đá có đánh dấu trong một cái chén y như chúng ta đổ súc sắc ngày nay trong trò chơi Yahtzee vậy.
Bạn sẽ hỏi: "Thưa Mục sư, tại sao chúng ta không bóc thăm ngày nay? Tại sao chúng ta không búng đồng tiền khi Hội Thánh chúng ta cần phải đưa ra một quyết định hôm nay?" Câu trả lời nằm ở chương 2. Bạn thấy đấy, đây là lần nhắc đến sau cùng về việc bóc thăm trong Kinh Thánh. Mấy câu kế đó nói tới sự đến của Đức Thánh Linh. Chúng ta có Thánh Linh của Đức Chúa Trời cùng với Kinh Thánh để dẫn dắt chúng ta trong việc đưa ra quyết định hôm nay. Vì vậy, họ đã "bắt thăm" và "thăm trúng nhằm Mathia; người bèn được bổ vào mười một sứ đồ". Tôi rất vui sướng cho Mathia, nhưng lòng tôi ray rứt cho Ba-sa-ba. Ông đã rơi lại. Ông đã rơi lại, không những bởi Hội Thánh mà còn bởi Chúa nữa! Chắc chắn ông ngã lòng và buồn bã lắm. Bạn có nghĩ ông ấy sẽ rời khỏi Hội Thánh không? Bạn có nghĩ ông cố gắng lãnh đạo một phần trong Hội Thánh đi theo ông và bắt đầu một Hội Thánh khác không? Đừng có như thế trên đời sống của bạn nhé! Theo cách riêng, ông đã được Chúa Jêsus dạy dỗ. Ông đã chứng kiến sự sống lại. Ông đã có mặt ở đó vào ngày lễ Ngũ Tuần và đã nhận lãnh quyền phép của Đức Thánh Linh. Không nghi ngờ chi nữa, ông đã nhận lãnh các ân tứ thuộc linh siêu nhiên và đã chứng kiến nhiều dấu kỳ phép lạ. Còn nhiều hơn thế nữa, tội lỗi của ông đã được tha. Ông đã được mặc lấy sự công bình của Đấng Christ. Ông đã có một ngôi nhà trên thiên đàng và một phần thưởng đời đời. Đừng cảm nhận không tốt về Ba-sa-ba. Hãy cảm tạ Đức Chúa Trời về tấm gương của một người giàu ơn đã nhận lãnh quyết định của Chúa cách khiêm nhường.
Nguyên tắc: Đức Chúa Trời khôn ngoan dẫn dắt các quyết định của Hội Thánh ngày hôm nay!
Qua sự nghiên cứu Ngôi Lời và tìm kiếm Chúa trong sự cầu nguyện, các bậc trưởng lão luyện tập sự giám sát Hội Thánh theo Kinh Thánh. Chúng ta muốn toàn bộ Hội Thánh phải "đồng tâm" và phải cầu nguyện trong sự tin kính để chúng ta có thể nhìn biết và làm theo ý chỉ của Chúa. Giờ đây mười hai người một lần nữa đã trọn vẹn rồi. Thời gian chờ đợi gần như đã qua. Tuần tới chúng ta nghiên cứu sự đến của Đức Thánh Linh khi Ngài đến để mặc lấy quyền phép cho Hội Thánh!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét