Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

BA VỊ SỨ ĐỒ



NHÂN VẬT KINH THÁNH
BA VỊ SỨ ĐỒ
Phần giới thiệu.
Chúng ta đang nghiên cứu qua 12 vị Sứ đồ của Đức Chúa Jêsus Christ.
1. Phierơ, nhân vật sốt sắng
2. Anhrê, người chinh phục linh hồn
3. Giacơ, người có cái đầu nóng nảy
4. Giăng, người được yêu thương
5. Philíp, Sứ đồ năng động
6. Bathêlêmy, hay Nathanaên như được gọi trong sách Tin Lành Giăng
7. Mathiơ, nhân viên thâu thuế đã trở thành người tường trình Tin Lành
8. Tuần tới, là Thôma.
Tối nay, chúng ta tập trung vào ba nhân vật mà chúng ta biết rất ít. Nhưng nói như thế không có nghĩa là họ không quan trọng. Nói như thế cũng không có nghĩa là chẳng có gì để học hỏi từ mấy người nầy.
Chúng ta sẽ quan sát ba vị sứ đồ nầy tối nay, rồi tuần tới, khi Chúa cho phép, chúng ta sẽ nghiên cứu đời sống của Giuđa Íchcariốt. Rốt lại, chúng ta sẽ để ra một ít thời gian nghiên cứu đời sống của Sứ đồ Phaolô.
Chúng ta không những quan sát bản thân mấy người ấy, mà còn quan sát cái chạm mà Đức Chúa Jêsus Christ đã có trên đời sống họ, và kế đó là cái chạm mà mấy nhân vật nầy có trên thế gian.
Chúng ta có thể gọi ba Sứ đồ mà chúng ta quan sát tối nay là những Sứ đồ vô danh, nhưng có lẽ không phải là một phương thức hay để nói tới họ. Đức Chúa Trời vốn biết rõ họ, nhưng chúng ta chẳng biết chi nhiều về họ hết.
Ba người nầy ít được nhắc tới trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, Chúa Jêsus phán Ngài đã chọn không phải chỉ có 9 người, mà là 12 người (Giăng 6.70) để theo Ngài, và làm đảo lộn cả thế gian.
Vì vậy, nơi ba người nầy phải có đôi điều cho chúng ta học đòi theo!
Ba nhân vật nầy là ai mà chúng ta ít biết đến? Chúng ta gọi họ là các Môn Đồ Vô Danh.
I. CHÚNG TA BIẾT TÊN CỦA HỌ. (Mathiơ 10.1-3; Mác 3.18; Luca 6.15-16; Công Vụ các Sứ đồ 1.13)
Giacơ, con của A-phê hay Giacơ nhỏ.
Tha-đê cũng được biết là Lebbaeus và như Giu-đê, chớ không phải Íchcariốt, anh của Giacơ.
Simôn người Canaan, cũng được biết là Simôn Xê-lốt.
A. Giacơ, con của A-phê hay Giacơ nhỏ.
1. Ông là Giacơ thứ nhì trong nhóm các Sứ đồ.
2. Ông chỉ được biết là “Giacơ, con của A-phê”.
3. Chúng ta không biết điều chi về Ông A-phê, nhưng chúng ta biết ông có hai (và có lẽ ba người con trai) trong chức vụ (đúng là một thành tựu).
1) Giacơ nhỏ.
2) Và Giu-đê anh của Giacơ, cũng được biết là Tha-đê, và Lebbeus
3) Mathiơ, người thâu thuế
Không ai trong số người nầy là “lớn” mà Chúa kêu gọi vì cớ khả năng của họ. Thay vì thế, Chúa kêu gọi họ vì Ngài muốn tỏ ra những gì Ngài có thể làm với BẤT CỨ AI!
Điều ấy quả là một sự khích lệ cho hết thảy chúng ta!
Đấy là phương thức và lý do tại sao Đức Chúa Trời kêu gọi kẻ “chẳng ra gì” để trở thành “ra gì” cho Ngài – để đem lại sự vinh hiển cho Ngài; với:
B. Lebbaeus, họ của ông là Tha-đê, cũng được biết là Giu-đe, anh của Giacơ hay Giu-đa, không phải Íchcariốt.
1. Tại sao người ta có 3 hay nhiều tên hơn tôi – nhưng nhiều người có nhiều tên lắm. Tôi nghĩ vì lý do nộp thuế hay vì lúc chúng ta gặp rắc rối. (Bất cứ khi nào tôi nghe mẹ tôi gọi tôi là “Jerry Nelson Thrower” tôi biết mình đã gặp rắc rối!)
2. Hầu như tôi đều có ba tên: Jerry, và Nelson, và Thrower.
3. Có người có bốn hay NĂM tên (Thí dụ: Cựu Tổng Thống George Herbert Walker Bush).
4. Có người cha Hà lan kia đặt tên cho con trai ông: “Phierơ, Anhrê, Giacơ, John, Philíp, Bathêlêmy, Thôma, Mathiơ, Giacơ, Thađê, Simôn, Giu-đa” (đọc theo Anh ngữ) – bạn có thể tưởng tượng được cú sốc cho những ai phải ghi lại giấy khai sinh cho đứa trẻ ấy không? Tôi dám chắc có lẽ họ sẽ gọi nó là Phierơ khi họ cần đến họ!
5. Nói ra những cái tên.
Có một người kia đặt tên cho các con trai mình là: Ed. Khi hỏi lý do tại sao, ông ấy đáp: “Phải rồi, bộ ông không nghe: “Hai ‘Eds’ thì tốt hơn một sao”!?!
Ở Los Angeles, một Thẩm phán liên bang Yankwich phải xử lý với một trường hợp khiến cho một người kia phải bật khóc.
Luther Wright và Hermann Rongg trình diện trước Thẩm phán liên bang Leon Yankwich, đòi hỏi quyền làm chủ một bằng sáng chế
Vì thẩm phán tuyên bố: “Được rồi, một trong hai người phải là sai”.
Rongg tuyên bố: “Đúng thế, tôi là Rongg, và tôi đúng”.
Khi ấy Ông Wright xen vào: “Không được, hắn sai, thưa ông, tôi đúng, và Rongg sai”.
Sau khi xem xét chứng cớ kỹ rồi, Thẩm phán Yankwich chấp dứt tranh cãi bằng luật định:
“Cái điều nghịch lý là đây, trong trường hợp nầy, Ông Write sai, còn Rongg thì đúng, và tôi bắt đầu xử đây!"
6. Giu-đe chỉ được biết đến vì lợi lộc của ông khi Chúa tỏ chính mình Ngài ra cho các tín đồ sau khi Ngài chịu chết (Giăng14.20-24)
a) Nếu họ chịu ở lại trong tình yêu thương với Chúa – rất quan trọng.
b) Và trụ lại trong sự vâng giữ Lời của Ngài – tin cậy khi sự việc đang ở chỗ tối tăm nhất.
c) Họ sẽ nhìn biết và kinh nghiệm tình yêu của Đức Chúa Trời.
d) Và sẽ được đầy dẫy với Thân vị của Chúa.
e) Là điều Lễ Ngũ Tuần đang nói tới
7. Cũng thực như thế cho chúng ta.
a) Chúng ta cần phải yêu thương và rồi trụ lại trong tình yêu thương với Chúa Jêsus.
b) Chúng ta cần phải bền đỗ trong việc tuân giữ theo Lời của Ngài – sống theo Lời của Ngài – tin cậy Ngài hoàn toàn sống chơn thật với Lời Ngài.
c) Và khi ấy chúng ta sẽ thưởng thức bông trái của một đời sống riêng tư, mật thiết, đầy dẫy Đức Thánh Linh!
C. Simôn người Canaan, cũng được biết là Simôn Xê-lốt.
Cả hai tên nầy gắn Simôn với đảng cách mạng cực đoan giữa vòng người Do thái. Nếu ông sống ở Anh quốc trong thời buổi chiến tranh cách mạng, ông sẽ được gọi là người yêu nước!
Đảng Xê-lốt là một nhóm người cuồng tín, họ tuyên bố rằng Rome không những đã hủy diệt hoàn toàn tình trạng độc lập của Israel, mà còn tạo ra khó khăn cho họ không tuân giữ đúng những nghi thức đã được Luật pháp Môise mô tả.
Từ trung tâm đầu não của họ trong xứ Galilê, họ đã khuấy đảo gây loạn lạc, nổi dậy và trong từng cơ hội, nắm bắt bất cứ điều chi họ có thể để kích động dân sự chống lại kẻ chinh phục họ.
Đảng Xê-lốt đứng riêng một mình, và sẵn sàng chống cự chính quyền Lamã, thậm chí với hai cánh tay trần. Có nhiều lúc họ đã được dân chúng tán thưởng nhiệt liệt.
Tuy nhiên, dưới cái tên Xê-lốt nầy, vô số kẻ giết người, và tình trạng gian ác kinh khủng bị phạm phải dưới danh xưng Xê-lốt.
Simôn là một người trong đảng nầy trước khi ông trở lại đạo, và vẫn giữ lấy cái tên sau đó. Điều nầy không may đã ngăn trở đối với ông.
Nhưng lòng sốt sắng của ông giờ đây đã dành cho Chúa, chớ không cho công cuộc giải phóng xứ sở quê hương ra khỏi quyền thống trị của người Lamã, mà cho công cuộc giải phóng nhiều linh hồn ra khỏi vòng nô lệ cho tội lỗi.
Cảm tạ Chúa, lý tưởng của ông đã được thay đổi không còn trả thù và báo thù nữa, để dọn đường cho dân tộc sẽ được cứu ra khỏi địa ngục!
Vì thế tên tuổi của họ đã được ghi khắc trong Kinh Thánh cho mọi thời đại và cho cõi đời đời (Thi thiên 119.89).
Tên tuổi của họ đã được công bố trên thiên đàng – được ghi trong Sách Sự Sống (Luca 10.20) – Tại sao? Vì chẳng có lý do nào khác hơn:
Vì họ đã đáp ứng lại với sự kêu gọi của Đấng Christ phải theo Ngài (Luca 5.27; Giăng 6.70).
Đây là lời kêu gọi bất cứ thời điểm nào – Hãy Theo Ta.
Đây chính là mục tiêu bất cứ thời điểm nào – khiến họ ra khác hơn trước.
Nếu chúng ta không theo Chúa Jêsus, chúng ta có quyền gì để được gọi là Cơ đốc nhân?
CHÚNG TA BIẾT TÊN CỦA HỌ.
II. CHÚNG TA BIẾT HỌ LÀ SỨ ĐỒ.
A. Họ có một công việc đặc biệt phải lo làm: làm cho Hội Thánh Tân Ước phát triển – và họ đã làm được như thế bởi quyền phép của Đức Thánh Linh.
B. Họ có những khả năng đặc biệt để thực thi công việc: các phép lạ; các dấu lạ.
Sự thể cứ tấn triển cho tới khi Tân Ước đã hoàn tất.
III. CHÚNG TA HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ BA NGƯỜI NẦY?
A. Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời.
1. Ơn kêu gọi cho 3 người nầy cũng rõ ràng như ơn kêu gọi cho Phierơ, Giacơ, và Giăng!
2. Ấy chẳng phải họ làm gì, hay họ đã có chức vụ gì (tước hiệu: sứ đồ), mà là Đức Chúa Trời đã kêu gọi họ phải làm gì, và họ có làm những việc ấy hay không!?!
3. Hãy nghĩ xem – đâu là ơn kêu gọi của bạn trong cuộc sống?
4. Có phải bạn đang bước theo ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời, hay có phải bạn đang làm những gì bạn có thể làm?
5. Chẳng có gì lớn lao hơn là làm phu phỉ kế hoạch của Đức Chúa Trời trong đời sống của bạn.
6. Thắc mắc là, có phải bạn đang làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, từng chút một, từng ngày một không?
Ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời.
B. Quy định của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời lập ba người ít được biết đến nầy làm một đội. Không những họ là những cá nhân, mà họ còn là một chi thể trong đội nữa.
Có đủ loại người trong một đội – có người rất nổi bật, có người chẳng nổi tiếng chi hết – nhưng họ được cần đến trong một đội.
Cũng y như thế trong chiến tranh – các binh sĩ nơi tuyến đầu, các vị Tướng lãnh, những anh tài xế, các tay thợ máy, phi công, và – tất cả hiệp lại thành một đội quân.
Đức Chúa Trời kêu gọi Cơ đốc nhân phải “hiệp lại với nhau” để chúng ta có thể là một đội, giống như quân đội, giống như một bộ phận gồm các tín đồ, có thể tạo ra một sự khác biệt trong một thế giới đang xuống dốc!
Ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời.
Quy định của Đức Chúa Trời.
C. Mối quan tâm của Đức Chúa Trời.
Họ đang làm theo những gì Ngài kêu gọi họ phải lo làm – không một việc gì là nhỏ đâu. Làm việc chi nhỏ, sẽ là phí đời đi.
IV. HỌ ĐÃ TẠO RA KHÁC BIỆT GÌ?
Đến năm 95SC, cả thế giới được biết thời bấy giờ đã nghe giảng Tin Lành (Côlôse 1.4-6).
Đến năm 300SC, phân nửa Đế quốc Lamã đã là Cơ đốc nhân! Hoàng đế Constantine vì thế phải nhượng bộ và hiệp họ lại trong trật tự để giữ nguyên quyền lực.
Điều nầy chẳng xảy ra vì tình cờ đâu, hoặc chỉ do Phierơ giảng đạo, hay thậm chí cả Phaolô nữa. Việc ấy đã xảy ra vì số đông Cơ đốc nhân đã bằng lòng dâng đời sống họ để cho mọi người có thể nghe được những tin tức tốt lành!
Nhưng việc ấy chỉ xảy ra khi chúng ta hiệp lại như một đội. Các sứ đồ và Hội Thánh đầu tiên đã hiệp lại như một đội!
Việc ấy chỉ xảy ra khi các Hội Thánh hiệp lại làm việc ủng hộ các giáo sĩ.
Việc ấy chỉ xảy ra khi có nhiều việc làm ít người biết.
Truyền khẩu nói rằng Simôn Xê-lốt đã giảng Tin Lành ở một xứ xa xôi Mauritania, trên bờ biển Tây Phi, và đến tận Anh quốc, ông bị đóng đinh trên thập tự giá ở Anh quốc, vào năm 74SC.
Tha-đê đã giảng đạo và hoàn toàn bị đóng đinh trên thập tự giá tại một thị trấn có tên là Edessa, Macedonia, vào năm 72SC.
Những người “vô danh” nầy chiếm được chiếc ghế hợp pháp ngồi gần Chiên Con, và có một tầng trong Jerusalem Mới được đặt theo tên của họ!
Mặc dầu họ không phải là quan trọng nhất trong hàng các sứ đồ – họ vẫn thực thi được những công việc rất tốt đẹp!
Phần kết luận:
Đâu sẽ là kết quả của đời sống bạn khi đời sống ấy qua đi? Một số tiền trong tài khoản ngân hàng mà con cái chúng ta sẽ tranh giành ư? Một đời sống ích kỷ, lấy cái tôi làm trọng, tự lo liệu cho bản thân, tội nghiệp? Một đời sống trống rỗng chẳng có gì khác hơn tiền bạc hay khả năng của chúng ta?
Chúa Jêsus đã chịu chết để ban cho chúng ta một đời mới được kể cho cõi đời đời – sự sống dư dật. Mọi sự đã được làm ra trong xác thịt có chi khác biệt khi so với cõi đời đời? CHẲNG CÓ GÌ HẾT!!!
Thế giới nầy đang cần nghe thấy một lần nữa về công tác đã hoàn tất của Đức Chúa Jêsus Christ vì cớ tội lỗi của con người! Thế giới KHÔNG PHẢI chỉ được nghe thấy những bài giảng của Phaolô và Phierơ, mà còn phải nghe thấy những điều Simôn, Tha-đê và Giacơ nhỏ lo bận rộn vì cớ Đức Chúa Trời nữa! Có phải bạn được khích lệ vì bạn không thể tỏ ra bất cứ điều chi QUAN TRỌNG mà đời sống bạn phải lo toan không?
1. Trở nên một chi thể trong đội – một chi thể trong các chức dịch của Hội Thánh nầy.
2. Mọi sự phải bắt tay vào – phải có lòng thương xót cho những linh hồn, và chinh phục linh hồn, và dạy dỗ, giúp đỡ người ta nhìn biết Chúa Jêsus.
3. Bạn sẽ không bao giờ sống như trước đây nữa, tấm lòng bạn cũng thế!
Chúng ta cần phải nhớ đấy chẳng phải là sự thành tựu là đáng kể đâu, mà là lòng trung tín!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét