Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

SỨ ĐỒ PHAOLÔ



NHÂN VẬT KINH THÁNH
SỨ ĐỒ PHAOLÔ
Công Vụ các Sứ đồ 9-28; Rôma 7.15-25;
II Côrinhtô 4; Galati 1.10-14;
Êphêsô 4; II Timôthê 4
Phần giới thiệu.
Muốn xử lý với từng phương diện của đời sống Phaolô, điều nầy đòi hỏi một loạt bài học thật dài. Chúng ta có nhiều thông tin trong Kinh Thánh về Phaolô hơn bất kỳ một nhân vật nào khác trừ ra chính mình Đức Chúa Jêsus Christ.
Chẳng một ai, trừ ra chính mình Chúa Jêsus, đã nắn đúc lịch sử Cơ đốc giáo như sứ đồ Phaolô.
Thậm chí trước khi ông là một tín đồ, mọi hành động của ông đều rất quan trọng. Sự bắt bớ của ông đối với nhiều Cơ đốc nhân theo sau cái chết của Êtiên đã khiến cho Hội Thánh khởi sự trong việc tuân theo Sứ Mệnh Cao Cả.
Sự gặp gỡ riêng tư của Phaolô với Chúa Jêsus đã làm thay đổi đời sống ông cách cực kỳ. Chúng ta có thể mô tả sự thay đổi ấy là 180o, nhưng ông không để mất xúc cảm mãnh liệt của mình. Ít nhất ông đã tỏ ra mình có nhiều năng lực, để làm việc cho lý tưởng của Đấng Christ như ông đã làm khi nghịch lại lý tưởng của Đấng Christ trước khi ông được cứu.
Trong bài học nầy, chúng ta sẽ xử lý chủ yếu với phương diện cá nhân của nhân vật.
Mục tiêu chính của chúng ta sẽ được thấy rõ, từ góc cạnh con người, những gì đã cảm động hay tác động con người nầy trong một tư thế khiến ông trở thành một Cơ đốc nhân vĩ đại mà ông đã trở thành.
Trong bài học, chúng ta cũng sẽ thấy được một số việc về các nổ lực truyền giáo cùng các tác phẩm của ông.
I. LAI LỊCH CỦA PHAOLÔ (Công Vụ các Sứ đồ 21.39; 22.3)
A. Ý nghĩa cái tên của ông (Công Vụ các Sứ đồ 13.9)
1. Saulơ, là tên Hêbơrơ của ông, có nghĩa là "đã xin cho".
2. Phaolô, là tên hiệu sứ đồ của ông, có nghĩa là "nhỏ" hay "đứa nhỏ".
B. Lai lịch gia đình của ông.
1. Bố mẹ ông là người Do thái, chúng ta biết rất ít về họ.
2. Ông có một người chị được nhắc tới trong Kinh Thánh và một cháu trai (Công Vụ các Sứ đồ 23.16).
3. Sự thực cho thấy Phaolô đã lao động như một người may trại sẽ thêm vào phần kết luận rằng cha của ông đã lao động trong chính cái nghề đó (Công Vụ các Sứ đồ 18.1-3).
C. Đời sống và học vấn của ông trước kia.
1. Ông lớn lên ở Tạtsơ, một thành phố ở Cilicia (Công Vụ các Sứ đồ 21.39).
Đây là một thành phố rất thịnh vượng với nhiều điều phải kinh nghiệm.
Ông rất quen thuộc với thị trường nô lệ, ở đó ông đã nhìn thấy nhiều nô lệ nhận lấy "dấu hiệu" trên trán và tay của họ.
Điều nầy, nói theo con người, sẽ chỉ rõ cách dùng từ ngữ của ông, nô lệ, để minh họa cho mối quan hệ của ông với Đấng Christ.
Điều nầy có thể nhận thấy qua các tư tưởng của ông khi ông viết Galati 6.17.
Khi nhìn thấy binh lính Lamã trong thành phố, chỉ rõ cách ông dùng nhiều hình ảnh quân sự trong các tác phẩm và cách rao giảng của ông (II Côrinhtô 10.4; Êphêsô 6).
Các trung tâm thể lực ở Tạtsơ sẽ cung ứng nhiều cơ hội để tham dự và/hay xem chỉ rõ các hình ảnh ông đã sử dụng trong I Côrinhtô 9.24-26.
Ở Tạtsơ, ông được xem là một người "Hy lạp" hay người Do thái nói tiếng Hy lạp.
2. Lai lịch Do thái của ông vốn cần thiết hoàn toàn và đã được kêu gọi vì học tập nghiêm ngặt trong mọi vấn đề trong tôn giáo Hybálai.
a. Ông là một người Pharisi và là con trai của một người Pharisi (Công Vụ các Sứ đồ 23.6).
b. Ông tự mô tả mình thuộc về chi phái Bêngiamin, một người Hêbơrơ trong những người Hêbơrơ (Philíp 3.5).
c. Ông là học trò của Gamaliên, một trong những giáo sư giỏi nhất về luật Do thái trong thời của ông (Công Vụ các Sứ đồ 22.3; Galati 1.14).
d. Ông là một sinh viên về văn học Hy lạp cũng như Do thái (Công Vụ các Sứ đồ 17.28; Tít 1.12).
e. Học vấn của Phaolô đã phân biệt ông đối với các vị sứ đồ khác.
(1) Lai lịch về học vấn của ông có phần cao siêu.
(2) Ông rất thích hợp, qua sự ra đời, học vấn cùng những kinh nghiệm để trám vào một chỗ đặc biệt trong sự phát triển của Hội Thánh đầu tiên.
D. Phaolô đã giữ sự phân biệt là một công dân Lamã rồi từ đó, là một người tự do (Công Vụ các Sứ đồ 22.24-29).
1. Trong thời ấy, đại đa số người ta đều là nô lệ và quyền công dân được đánh giá rất cao.
2. Phaolô đã thực thi quyền công dân của mình để đòi hỏi ông phải được xét xử ở Rome thay vì ở thành Jerusalem.
3. Sự thực cho thấy rằng Phaolô và gia đình ông đều là công dân Lamã không khiến cho họ phải từ chối hay đoạn tuyệt với tính cách Do thái của họ.
E. Tình trạng hôn nhân của Phaolô.
Hiển nhiên là Phaolô không có một người vợ trong suốt thời gian chức vụ sứ đồ của ông (I Côrinhtô 7.1-8; 9.5-6).
F. Diện mạo của Phaolô.
1. Các phần mô tả mà chúng ta đang có đều rút ra từ các nguồn thuộc thế kỷ thứ tư (thông tin từ một bản tường trình và tấm huy chương tìm thấy trong một nghĩa trang của người Lamã và cái đĩa thủy tinh trong viện bảo tàng Anh quốc ở Luân đôn). Chúng ta cũng có các tham khảo về diện mạo của Phaolô trong Kinh Thánh.
2. Từ các nguồn nầy, phần mô tả sau đây được cung ứng cho:
a. Ông cao không quá 5 feet.
b. Ông có bờ vai rộng của một lực sĩ.
c. Ông bị hói đầu.
d. Ông có chân mày liên mi và hàm râu rậm.
e. Mũi ông quặp xuống.
3. Ở Lít-trơ, Phaolô được xem là thần Mercurius, một vị thần đôi khi được mô tả là nhỏ và hoạt bát (Công Vụ các Sứ đồ 14.12).
II. KINH NGHIỆM TÔN GIÁO CỦA PHAOLÔ VÀ SỰ CỨU RỖI CỦA ÔNG.
A. Là một người yêu nước Do thái, ông là kẻ sốt sắng bắt bớ Hội Thánh.
1. Lần nhắc tới ông đầu tiên trong Kinh Thánh là sự ông dính dáng vào việc ném đá Êtiên (Công Vụ các Sứ đồ 7.58-60).
2. Ông dấn thân vào sự bắt bớ làm tan tác Hội Thánh tại thành Jerusalem (Công Vụ các Sứ đồ 8.3-4).
3. Ông mô tả bản thân mình là kẻ cố tình bắt bớ (Công Vụ các Sứ đồ 26.9-11; Galati 1.13).
4. Rõ ràng ông cảm thấy sự dạy Cơ đốc đã đe đọa mọi đặc điểm quan trọng của Do thái giáo (khi người Pharisi hiểu rõ những sự dạy đó). Vì thế, ông cảm thấy Cơ đốc giáo cần phải bị tiêu trừ đi.
B. Kinh nghiệm cứu rỗi của ông (Công Vụ các Sứ đồ 9.3-8,15).
1. Tầm quan trọng ơn cứu rỗi của Phaolô được thấy trong sự kiện có bốn câu chuyện đầy đủ trong Kinh Thánh (Công Vụ các Sứ đồ 9.3-19; 22.6-21; 26.12-18; Galati 1.11-17).
2. Chúng ta hãy xem xét kinh nghiệm cứu rỗi của ông (Công Vụ các Sứ đồ 9.3).
a. Ông đang trên đường đến thành Đa-mách. Hành trình nầy gồm 6 ngày trên lưng ngựa.
b. Khi đang đi, một ánh sáng chiếu từ trời xuống (Công Vụ các Sứ đồ 9.3).
c. Rõ ràng ông đã nhìn thấy Chúa Jêsus cách cá nhân cũng như ông đã nghe thấy tiếng phán của Ngài (I Côrinhtô 9.1).
d. Chúa Jêsus đã hỏi Phaolô tại sao ông bắt bớ Ngài (Công Vụ các Sứ đồ 9.4-5b).
e. Chúa Jêsus đã hỏi Phaolô tại sao ông đá lại mũi đót (Công Vụ các Sứ đồ 9.5c).
Mũi đót là những lời cảnh cáo hay bằng chứng mà ông đã chối bỏ hay bất chấp.
(1) Banaba đã được cứu và có người nghĩ họ là bạn hữu trước khi Phaolô được cứu (Công Vụ các Sứ đồ 9.27; 11.25).
(2) Bài diễn thuyết của Ga-ma-li-ên, thầy của ông (Công Vụ các Sứ đồ 5.33-40).
(3) Sự biện hộ và cái chết của Ê-tiên (Công Vụ các Sứ đồ 7.9-60).
(4) Sự bắt bớ cuồng tín của ông đối với các Cơ đốc nhân cho thấy rằng ông rất bấp bênh với Do thái giáo.
3. Phaolô xưng Chúa Jêsus là Chúa (Công Vụ các Sứ đồ 9.6).
III. SỰ PHAOLÔ TẤN TỚI TRONG VAI TRÒ CƠ ĐỐC NHÂN.
A. Ông bị hạ xuống trong ba ngày mù lòa và sống không ăn uống chi hết (Công Vụ các Sứ đồ 9.9).
B. Ông bị đưa đến gặp Anania, ở đây ông được đầy dẫy Đức Thánh Linh và chịu phép báptêm (Công Vụ các Sứ đồ 9.10-18).
C. Ông vào xứ Arabia trước khi đến thành Jerusalem để gặp Phierơ cùng nhiều người khác nữa (Galati 1.16-18).
1. Ông ở trong xứ Arabia ba năm là điều khả thi.
2. Khi ở tại đó, ông không bàn với thịt và máu.
a. Điều nầy khiến thẩm quyền của ông được độc lập với mọi người trừ ra chính mình Chúa.
b. Đức Chúa Trời đã chuẩn bị cho ông một công tác rất đặc biệt.
3. Các chi tiết sự ông ở lại đó không ai biết hết, song có thể giả định rằng ông ở lại đó đặng nghiên cứu Kinh Thánh.
4. Tri thức sâu sắc của ông về Cựu Ước đã được nâng cao bởi tri thức mới mẻ về Đấng Christ.
D. Phaolô đã được chọn để trở thành sứ đồ cho dân Ngoại (Galati 2.8; Rôma 15.8-16; Côlôse 1.25-27)
1. Lẽ mầu nhiệm của kỷ nguyên Hội Thánh đã được tỏ ra cho Phaolô (Êphêsô 3.1-12).
2. Lẽ mầu nhiệm của Tin Lành nói tới Đức Chúa Jêsus Christ đã được tỏ ra cho Phaolô (Rôma 16.25-26).
IV. CHỨC VỤ CỦA PHAOLÔ TRONG VAI TRÒ SỨ ĐỒ.
A. Bí quyết thành công của Phaolô là sự ông hoàn toàn nương cậy vào Đức Chúa Jêsus Christ (II Timôthê 1.12).
B. Chức vụ của Phaolô gồm ba chuyến hành trình truyền giáo:
1. Ông ra đi với sự dẫn dắt của Chúa.
2. Ông đủ tư cách phục vụ cho dân sự ở mọi ngã đường trong cuộc sống.
3. Ông gánh chịu mọi kiểu cách thử thách và bắt bớ (II Côrinhtô 11.23-31).
C. Chức vụ của Phaolô gồm cả viết lách.
1. Ông viết 14 sách trong Tân Ước, nếu sách Hêbơrơ được gán cho ông.
2. Chín trong các tác phẩm của ông viết cho các Hội Thánh và xử lý với địa vị của họ trong Đấng Christ.
a. Sách Rôma, viết từ thành Côrinhtô, nhấn mạnh sự xưng công bình trong Đấng Christ.
b. Sách I Côrinhtô, được viết từ thành Êphêsô, nhấn mạnh sự nên thánh trong Đấng Christ.
c. Sách II Côrinhtô, được viết từ thành Philíp, nhấn mạnh sự yên ủi trong Đấng Christ.
d. Sách Galati, được viết từ thành Côrinhtô, nhấn mạnh sự tự do trong Đấng Christ.
e. Sách Êphêsô, được viết từ thành Rôma, nhấn mạnh sự tôn cao trong Đấng Christ.
f. Sách Philíp, được viết từ thành Rôma, nhấn mạnh sự vui mừng trong Đấng Christ.
g. Sách Côlôse, được viết từ thành Rôma, nhấn mạnh sự trọn vẹn trong Đấng Christ.
h. Sách I Têsalônica, được viết từ thành Côrinhtô, nhấn mạnh sự chuyển biến trong Đấng Christ.
i. Sách II Têsalônica, được viết từ thành Côrinhtô, nhấn mạnh sự khích lệ trong Đấng Christ.
3. Sách I và II Timôthê và Tít đã được viết ra để dạy dỗ và khích lệ các vị Mục sư trẻ.
4. Sách Philêmôn đã được viết ra như một bức thư riêng vì ích cho một nô lệ bỏ trốn.
D. Người ta tin Phaolô đã bị Hoàng đế Nero chặt đầu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét