NGÃ TƯ ĐƯỜNG CỦA CUỘC SỐNG
VẬT TRANG TRÍ TRONG NHÀ THỜ
Các phân đoạn Kinh thánh chọn lọc
1. Khi chúng ta khởi sự cách đây hơn hai năm với Hội thánh Cornerstone, tôi đã ngồi với cây bút chì cùng mẫu giấy trắng rồi vẽ nguệch ngoạc cho tới khi tôi phác hoạ sơ dấu hiệu hay logo của nhà thờ chúng ta. Don Ketelle, là chuyên viên đồ hoạ và Internet rất giỏi đã lấy bản phác thảo của tôi và vẽ ra đẹp hơn nhiều. Dấu hiệu không những là một logo rất đẹp giúp nhận ra nhà thờ của chúng ta, mà nó còn có ý nghĩa sâu sắc hơn. VÒNG NGOÀI tiêu biểu cho sự hiệp một của thân thể Đấng Christ, là gia đình của Đức Chúa Trời, người được chuộc trong mọi thời đại. VÒNG TRONG chỉ ra sự hiệp một của chúng ta là Hội thánh địa phương. VẦNG ĐÁ nằm ở trung tâm tiêu biểu cho Đấng Christ là Hòn Đá Góc của chúng ta, Vầng Đá vững chải và là sự chúng ta phục theo các lẽ thật cơ bản của Kinh thánh. Ngay chính giữa của biểu tượng nầy, bạn nhìn thấy THẬP TỰ GIÁ. Nó nhắc cho chúng ta nhớ đến sứ điệp Tin lành vinh hiển mà Chúa Jêsus đã chịu chết vì tội lỗi chúng ta, bị chôn và đã sống lại (I Côrinhtô 15.4-5). Sứ điệp nói tới thập tự giá là vật trang trí của nhà thờ chúng ta. Lý do chính cho sự tồn tại của chúng ta là nhấc cao thập tự giá của Đấng Christ trong một thế giới chưa được cứu. Thắc mắc quan trọng đặt trước mặt chúng ta hôm nay là "Còn chúng ta thì sao?"
2. Khi chúng ta tiếp tục loạt bài được gọi là Ngã Tư Đường Của Cuộc Sống, tôi muốn nói rất đơn giãn với Hội thánh chúng ta về các trách nhiệm chúng ta có trong vai trò những người lính canh của Tin Lành. Ở I Timôthê 3.15, Phaolô nói rằng "Hội thánh của Đức Chúa Trời hằng sống" là "trụ và nền của lẽ thật". Hôm nay, chúng ta sẽ xem xét phần thách thức, sứ mệnh và sự phục theo thập tự giá.
I. Sự thách thức của thập tự giá (I Côrinhtô 2.1-5).
A. Bộ yếu đuối và quyền phép của vị Sứ đồ:
1. Phaolô nhắc cho người thành Côrinhtô nhớ rằng ông đã đến "chẳng dùng lời cao xa hay khôn sáng". Bản Kinh thánh NCV dịch câu nầy như sau: "lời lẽ lôi cuốn hay một sự tỏ ra khôn ngoan của loài người". Nói cách khác: "Tôi không tìm cách làm loé mắt anh em với khả năng diễn đạt xuất sắc và một trí khôn sáng láng hơn trí khôn của anh em". Phaolô không tìm cách khoác lấy một sự trình diễn.
2. Thay vì thế, ông trung tín tuyên bố "chứng cớ" của Đức Chúa Trời. Ông không đến đó để tán dương bản thân mình mà là để tán dương Đức Chúa Trời.
3. Phaolô nói cho họ biết rằng ông "đã đoán định rằng giữa anh em…". Ông không thích lao vào những cuộc tranh luận về chính trị, triết lý hay khoa học.
4. Phaolô nói, mục tiêu duy nhứt của ông là "Đức Chúa Jêsus Christ, và Đức Chúa Jêsus Christ bị đóng đinh trên cây thập tự". Lẽ đạo trong sự rao giảng của Phaolô không phải là năm bước để tô bóng mình. Ông đã rao giảng về thập tự giá.
5. Phaolô không những rao giảng các sứ điệp có tính cách truyền đạo. Ông bảo các trưởng lão thành Êphêsô trong Công vụ các sứ đồ 20.27: "Vì tôi không trễ nải một chút nào để tỏ ra cho biết hết thảy ý muốn của Đức Chúa Trời". Công vụ các sứ đồ 18.11 chép về chức vụ của ông ở thành Côrinhtô: "Phao-lô ở lại đó một năm sáu tháng, dạy đạo Đức Chúa Trời trong đám họ". Tuy nhiên, bất luận đề tài của ông là gì, ông luôn luôn trực chỉ đến với thập tự giá.
6. Ở câu 3, Phaolô nói ông đến với họ "bộ yếu đuối, sợ hãi, run rẩy". Phaolô không phải là một con người rụt rè, nhút nhát đâu. Ông không hề sợ hãi ở thành Côrinhtô, ông kỉnh kiền ở trước mặt Chúa. Đối với ông, sứ điệp nói tới thập tự giá là sứ điệp có quyền phép, rất quan trọng, ông nhìn xem thập tự giá với hết lòng tôn kính.
7. Vì lẽ đó, ông không đến tại thành Côrinhtô với "lời cao xa hay khôn sáng". Ông không đến với một túi tiếp thị bóng bẩy để vận động người ta đâu. Thay vì thế, ông đã đến "với sự tỏ ra Thánh Linh và quyền phép". Ông đã đến trong sự nương cậy hoàn toàn vào công việc của Đức Thánh Linh khi ông công bố thập tự giá ra.
8. Ông đã làm như vậy để đức tin của họ sẽ không lập "trên sự khôn ngoan loài người, bèn là trên quyền phép Đức Chúa Trời". Ông không muốn vận động người ta, mà là tán dương thập tự giá.
B. Những vấn đề về sự thích ứng và xã hội.
1. Thời gian thay đổi, xã hội tiến triễn, nhiều mốt đổi thay. Chắc chắn thời đại của chúng ta cũng có những vấn đề nầy. Hãy xét xem chúng ta đã thay đổi như thế nào trong 50 qua.
2. Chúng ta đã đổi từ một nước lập nền trên lẽ thật của Kinh thánh đến một xã hội bị thả trôi bềnh bồng trong một đại dương chạy theo thuyết tương đối vô mục đích, ở đó chẳng có một điều gì được biết là chắc chắn cả.
3. Kinh thánh và Hội thánh không còn được tôn trọng trong xã hội chúng ta nữa. Người ta từng có một đạo đức năng động mạnh mẽ, ở đó ai nấy lo làm phần của mình. Giờ đây chúng ta được đánh dấu bởi thái độ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thái độ duy lý "tôi trước đã". Người ta không đến với nhà thờ rồi nói: "Tôi phục vụ như thế nào ở đây?" mà nói: "Nhà thờ nầy làm cho tôi điều gì?"
4. Người ta thường có một cái nắm bắt cơ bản về lẽ thật trong Kinh thánh. Cách đây một thế hệ, quí vị có thể rao giảng trong một buổi nhóm công cộng với độ tin cậy rằng ít nhất khán thính giả sẽ nhìn biết quí vị đang nói cái gì. Không còn như thế nữa đâu, ngay cả trong nhà thờ đã có một sự "câm nín" về sự mù mờ Kinh thánh. Người ta không còn mong muốn hình thái giảng đạo mạnh mẽ nữa.
5. Giờ đây chúng ta đang sống với một tốc độ nhanh như thế, chúng ta hiếm khi có thì giờ để suy gẫm về Đức Chúa Trời cùng những vấn đề của cõi đời đời.
6. Chúng ta đang sống trong thời đại đa nguyên, ở đó ai nấy đều có quyền tin những gì mình muốn tin vì chẳng có một lẽ thật nào là tuyệt đối cả.
7. Chúng ta đang sống trong một xã hội rất khác biệt hơn chúng ta đã sống cách đây 50 năm. Vì xã hội của chúng ta đã thay đổi rất nhiều, chúng ta phải thích nghi để theo kịp nó. Hãy tưởng tượng một vị giáo sĩ đến với một xã hội khác, nhưng từ chối không chịu học ngôn ngữ xem. Ông ấy chẳng biết gì về phong tục của dân chúng, cứ mặc chiếc áo jacket cùng chiếc cà vạt rồi giảng bằng tiếng Anh theo cổ ngữ từ bảng Kinh thánh King James. Chẳng có ai nghe người giảng hết. Nếu chúng ta cứ trói buộc với những truyền thống cổ xưa, chẳng có ai sẽ chịu nghe chúng ta đâu.
8. Chúng ta hãy đọc I Côrinhtô 9.19-23. Hãy gạch dưới những gì ông đã nói trong câu 22: "tôi đã trở nên mọi cách cho mọi người, để cứu chuộc được một vài người không cứ cách nào". Bất cứ nơi nào vị sứ đồ đi đến, ông đã thích nghi với và khiến cho mình phù hợp với xã hội ở đó.
C. Tính cần thiết của lẽ thật và sự chính thống.
1. Trong những điều tôi tin là một nổ lực chân thành phải "trở nên mọi cách cho mọi người" hầu cho một số nhà thờ không bị tẻ tách ra khỏi sứ điệp nói tới thập tự giá. Họ xem trọng "khẫu tài" và “sự khôn ngoan” theo triết học của con người. Họ biết nhiều thứ nhưng lại chẳng nói gì về "Đấng Christ và Đấng bị đóng đinh trên cây thập tự". Họ lo nhiều về tiếp thị và nhiều "lời lẽ có tính thuyết phục" nhưng lại thiếu "sự tỏ ra của Thánh Linh và quyền phép". Kết quả là, nhiều người đặt đức tin họ nơi "sự khôn sáng của con người" thay vì đặt nơi "quyền phép của Đức Chúa Trời". Chúng ta cần phải thay đổi sao cho thích đáng với thời đại của chúng ta, nhưng chúng ta không thể thay đổi hay bất chấp sứ điệp nói tới thập tự giá.
Mới đây tôi có đọc thấy Joseph Stowell đã ngồi lại với Billy Graham để bàn bạc những điều cần phải thay đổi về phương thức chúng ta giảng đạo khi so sánh với thập kỷ 1950. Ông nói ông mong mỏi một số phân tích quan trọng và bối cảnh thăng trầm của xã hội chúng ta. Thay vì thế, nhà truyền đạo lỗi lạc kia đáp: "Không một điều gì thực sự thay đổi nơi các khoảng nhu cần của con người. Bất cứ đâu hay bất cứ gì ông giảng, ông phải nhắc cho người ta nhớ về tội lỗi của họ, hãy giảng cho họ biết về thiên đàng và địa ngục, hãy chỉ cho họ thấy Thập tự giá rồi giục giã họ chạy đến với Đấng Cứu Thế" (Shepherding the Church, p.55).
2. Có một mối nguy hiểm nằm trong ước vọng của chúng ta muốn đến với nhiều đám đông và ảnh hưởng nhiều đời sống, khi ấy chúng ta quên sự biến đổi chân chính trong đời sống của những người nam và người nữ bị chiếm hữu bởi quyền phép của thập tự giá. Đây là lý do tại sao thập tự giá phải thực sự là vật trang trí trong nhà thờ của chúng ta.
D. Sự cân đối sứ điệp và các phương pháp.
1. Vậy thì chúng ta cần phải làm gì? Chúng ta cần phải phân biệt giữa các phương pháp và sứ điệp, giữa hình thức và công thức. Chúng ta phải nhìn biết điều nào là quan trọng và điều nào không quan trọng.
2. Sứ điệp nói tới thập tự giá phải luôn luôn là trọng tâm. Sứ điệp phải luôn luôn y nguyên như thế. Chúng ta phải vận dụng nó trong "sự kính sợ và run rẩy".
3. Tuy nhiên, các phương pháp, các hình thức phải luôn luôn thay đổi. Chúng ta không nên bị khoá trái trong việc thực thi những việc đáng phải làm vì các nhà thờ đã làm những việc ấy rồi trong một thời gian dài. Bảy từ sau cùng của của một Hội thánh dãy chết là: "We’ve never done it that way before" (Chúng tôi không làm việc gì theo cách đã làm trước đó).
4. Thách thức của chúng ta là nâng cao thập tự giá chớ không phải nâng cao truyền thống.
II. Sứ mệnh của thập tự giá (Mathiơ 28.18-20).
Chúng ta nâng cao thập tự giá như thế nào? Chúng ta làm theo Sứ Mệnh Cao Cả. Phân đoạn Kinh thánh nầy là tuyên bố rất súc tích về mạng lịnh tiến quân của Hội thánh. Chúa Jêsus bảo chúng ta rằng vì cớ thập tự giá, sự chết, sự chôn và sự sống lại của Ngài "hết cả quyền phép" đã được giao cho Ngài. "Vì lẽ đó" chúng ta cần phải ra đi. "Vậy" có nghĩa là "trên cơ sở đó". Trên cơ sở của sự thực Chúa Jêsus đã đắc thắng trận đánh tại thập tự giá và có "hết cả quyền phép" chúng ta cần phải ra "đi" đến với "muôn dân". Chúng ta cần một sự đầu phục lớn lao đối với Sứ Mệnh Cao Cả! Chúng ta hãy chú ý ba yếu tố của Sứ Mệnh ấy:
A. Truyền giáo.
1. Trước tiên, Chúa Jêsus phán chúng ta cần phải "dạy dỗ muôn dân". Nói như thế có nghĩa là "biến những người học hỏi" hay "dạy dỗ".
2. Lời phán về sứ mệnh của Chúa Jêsus được thấy ở Luca 19.10: "Bởi Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất". Chúng ta không sống gần gũi với tấm lòng của Đức Chúa Trời hơn khi chúng ta chia sẻ "những tin tức tốt lành".
3. Chúng ta đang sống trong thời buổi khó khăn khi phải chia sẻ đức tin của mình. Thuyết tương đối, thuyết đa nguyên, hình thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cùng nhiều yếu tố khác làm cho việc chia sẻ tin lành ra khó khăn. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng tin lành đã phát triễn vào thế kỷ thứ nhứt trong một xã hội còn thù nghịch sâu sắc hơn thời đại của chúng ta nữa.
4. Mới đây, tôi đã xem phim Gladiator (Đấu Sĩ) trong đó Russell Crowe đóng vai Maximus một Tướng lãnh La mã phản bội trở thành vị anh hùng lỗi lạc trong đấu trường. Có một vài cảnh đánh nhau và thú dữ trong đấu trường. Khi tôi quan sát, tôi không thể làm chi được mà chỉ nhớ rằng phần nhiều tổ phụ của chúng ta trong đức tin đã bị giết giống như thế. Cơ đốc giáo đã lan rộng như thế nào trên bề mặt của sự bắt bớ như thế chứ?
Stowell viết: “Chiến lược của Tân Ước trong phạm trù ấy chỉ là phục theo việc thể hiện ra các nguyên tắc công bình trong một phương thức những kết quả của lối sống công bình – những việc lành của tín đồ – trở thành chứng cớ cho đức tin thực của họ, nghĩa là những kẻ sống trong thế gian sự bất công của họ đã mang lại sự tan rã và thất vọng. Khi đem đối chiếu hai hạng người thì thấy sự khác biệt giữa họ ngay" (p.46).
5. Chúa Jêsus phán trong Mathiơ 5.14-16 rằng chúng ta cần phải trở nên "sự sáng của thế gian". Sự sáng của Ngài cần phải chiếu sáng qua chúng ta trong một phương thức để nhiều người khác sẽ "nhìn thấy việc lành của các ngươi mà tôn vinh Cha các ngươi ở trên trời". Yếu tố chính không phải là chúng ta nói quá nhiều cách chúng ta sinh sống.
6. Tuy nhiên, chúng ta cần phải làm chứng luôn về Đấng Christ. Chúng ta cần phải cầu thay cho kẻ bị hư mất, nói cho họ biết về đức tin của chúng ta và tận dụng cơ hội. Hỡi Hội thánh, chúng ta phải giữ Tin Lành ngay đúng ở vị trí trung tâm! Trong quyển A Passion for God, Ray Ortlund đã viết: "Hãy hình dung Hội thánh Tin Lành mà không có tin lành xem … Chúng ta đã thay thế trung tâm điểm của Tin lành bằng một thứ gì khác, thật tự nhiên… Thí dụ, một sự thu hút trong nội tâm với sự phục hồi những tổn thương về tình cảm trong quá khứ. Hoặc một tình cảm dâng hiến cho lý tưởng nào đó trong cuộc sống. Hay một sự vận động đầy tin tưởng về kỷ thuật quản lý hiện đại. Hoặc một nổ lực đối với sự phát triễn của Hội thánh và sự ‘thành công’. Hay một mối quan tâm sâu sắc dành cho thể chế gia đình. Hoặc một sự lôi cuốn với các ân tứ bất thường của Đức Thánh Linh. Hoặc một lời kêu gọi đến với sự bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng bằng cách hiến cho một loại sinh hoạt Cơ đốc đắt giá … Hay một quyết định đưa nước Mỹ trở lại với gốc rễ Cơ đốc của nó qua quyền lực chính trị … Nói cách khác, những người tin lành sẽ cách ly ra khỏi nhịp điệu phát triễn của xã hội hoặc đánh mất tin lành mà vẫn tất tả trong cuộc sống của họ, có lẽ cho sự hư mất của họ". Ông kết luận: "Mỗi thế hệ Cơ đốc nhân phải dạy đi dạy lại thật năng động các lẽ thật cơ bản nói tới đức tin của chúng ta. Hội thánh luôn luôn là một thế hệ xa rời với tin lành … Thay vì thế, cần phải cẩn trọng hơn với Tin Lành, chúng ta phải giảng dạy Tin lành một cách xông xáo, cụ thể, đầy đủ và thật tình cảm …" (pp.205-208).
B. Gắn bó chặt chẽ.
1. Thứ hai, Chúa Jêsus phán chúng ta cần phải làm "nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ". Trong kỷ nguyên Hội thánh đầu tiên, chịu phép báptêm là công khai đồng hoá với Đấng Christ. Họ không có lối đi nào hay thẻ môn đồ nào khác để ký kết nữa hết. Mục đích của việc gắn bó chặt chẽ với Đấng Christ và Hội thánh của Ngài là phép báptêm.
2. Phép báptêm không cứu được chúng ta, phép ấy đồng hoá chúng ta.
3. Có người hiểu rằng phép báptêm là một biểu tượng nhưng lại tin không đúng rằng phép ấy không quan trọng.
4. Nếu quí vị đã đến với Đấng Christ nhưng chưa công khai đứng chung hàng với Ngài qua phép báptêm, tại sao không đứng chung hàng chứ?
C. Địa vị môn đồ.
1. Thứ ba, Chúa Jêsus phán chúng ta cần phải "dạy họ giữ" hết mọi điều mà Ngài đã “truyền cho”.
Vào mùa xuân, Deb và tôi đã thưởng thức việc làm vườn khó nhọc. Chúng tôi bỏ phân, tưới nước và cắt cỏ. Chúng tôi trồng và chăm sóc những khóm hoa, bụi cây và các loại cây khác. Ngày kia, Deb trồng mấy luống cây khi tôi ra thị trấn. Tôi thường đảm nhận việc tưới nước mà nàng đã quên. Thời tiết nóng cùng những luồng gió khô đã luộc chúng cho tới khi chúng gần chết hết. Cũng một ý nghĩa ấy, nếu những tân tín hữu không được chăm sóc, họ sẽ lui đi.
2. Hãy chú ý, khi nào trên cơ sở quyền phép của Ngài, chúng ta ra đi truyền giáo, đồng hoá và môn đồ hoá người ta, chúng ta có thể nhận biết Ngài sẽ luôn luôn ở cùng chúng ta mặc lấy quyền phép cho chúng ta (câu 20b).
III. Sự phục theo thập tự giá (Rôma 1.14-16).
A. Chúng ta là những kẻ mắc nợ.
Một người kia gọi cảnh sát rồi báo cáo rằng tất cả những thẻ tín dụng của vợ mình đã bị đánh cắp. Khi ấy, ông ta nói thêm: "Nhưng đừng mắc công tìm kiếm tên trộm. Hắn ta dữ ít hơn là vợ tôi đấy".
1. Phaolô không nói rằng ông mắc một món nợ bằng tiền bạc, nhưng ông đã bị "trói buộc bởi bổn phận". Ông mắc nợ về việc chia sẻ Tin Lành.
2. Tôi là một kẻ "mắc nợ" đối với nhiều nhà truyền đạo. Tôi đứng trên vai của những người như Jonathan Edwards, Charles Spurgeon và G. Campbell Morgan. Tôi mắc nợ nhiều người thuộc thế hệ của tôi như Jerry Coffman.
3. Là một tín đồ, vì cớ Đấng Christ đã cứu tôi, tôi mắc một món nợ đối với hạng người bất chấp tình trạng sống của họ để chia sẻ sứ điệp nói tới thập tự giá. Quí vị cũng như vậy đấy.
B. Chúng ta cần phải sắn sàng. Phaolô nói: "Ấy vậy, hễ thuộc về tôi, thì tôi cũng sẵn lòng rao Tin Lành". Ông rất sôi nổi với Tin Lành. Có phải quí vị "sẵn sàng" chia sẻ Tin Lành ngày hôm nay không?
C. Chúng ta không cần phải xấu hổ. Phaolô nói: "Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu". Ông đã nhìn thấy tất cả thế giới đều phải phục theo và ông nhìn biết rằng sứ điệp nói tới thập tự giá là chân thật.
Cách đây không lâu, một tấm ảnh hài hước vẽ Mục sư của Hội thánh Walden đang bàn bạc với cặp vợ chồng kia. Ông hỏi: "Nào, xin ông bà cho biết, ông bà thích gì về Hội thánh Walden? Đừng làm thinh nhé – tôi biết chọn một Hội thánh là điều rất khó đấy". Người chồng hỏi: "Thưa Mục sư, ông áp dụng phương pháp nào ở đây? Tin Lành truyền thống chăng?" Mục sư đáp: "Với một phương pháp, tôi thích mô tả phương pháp ấy là 12 bước Cơ đốc giáo … Về cơ bản, tôi tin rằng hết thảy chúng ta đều lo phục hồi hàng tội nhân. Chức vụ của tôi nói tới sự chối bỏ đắc thắng, tái đầu phục, về sự cứu chuộc. Tất cả đều có ghi ở đây nè". Người vợ xen vào: "Xin chờ một phút – tội nhân ư? Cứu chuộc ư? Mọi sự ấy không ám chỉ … tội lỗi sao?" Vị Mục sư đáp ngay: "Thưa phải, tôi nương vào việc thỉnh thoảng kích thích họ hầu giữ bầy chiên đừng đi lạc. Tội lỗi là một phần trong đó!" Người chồng đăm chiêu: "Tôi không biết. Có quá nhiều tiêu cực trong thế gian". Người vợ đáp: "Đúng thế, chúng ta tìm kiếm một Hội thánh biết cảm thông, một nơi mà chúng ta có thể cảm thấy an lòng về bản thân mình. Tôi không dám chắc việc tội lỗi nầy đang tác động vì chúng ta". Người chồng nói: "Mặt khác, em thích chơi quần vợt …" Người vợ ngắt ngang: "Anh ơi, tín đồ tin theo thuyết nhất thể cũng chơi quần vợt mà. Chúng ta tìm quanh đây xem". Thập tự giá, một là vật trang trí cho chức vụ của chúng ta hoặc không phải như thế. Quí vị chọn điều nào?
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét