NHÂN VẬT KINH THÁNH
TIÊN TRI GIÊRÊMI
GIÊRÊMI – CA THƯƠNG
Phần giới thiệu.
Đức Chúa Trời đã ban cho tiên tri Giêrêmi một phần việc mà chẳng ai muốn ao ước hết.
Ông đã được kêu gọi để phân phát sứ điệp của Đức Chúa Trời cho một dân sẽ không chịu nghe ông. Trong 40 năm, ông đã phục vụ trọng vai trò phát ngôn viên của Đức Chúa Trời cho xứ Giuđa. Nhưng khi Giêrêmi nói, thẳng ai thèm nghe ông.
Chức vụ của ông đã diễn ra ngay trước khi xứ Giuđa sa vào cảnh phu tù.
Măc dù xứ Giuđa vẫn còn một sức mạnh quân sự nào đó, nền tảng thuộc linh của họ đã bị xói mòn đến nỗi Đức Chúa Trời đã chọn sửa phạt họ với sự phu tù cho người Canhđê (cũng được biết là người Babylôn).
Dân sự xứ Giuđa đã sẵn sàng đánh trận cho xứ sở và quyền tự do của họ, nhưng Giêrêmi được truyền cho phải phân phát sứ điệp nói tới số phận của họ. Ông đã nói nghịch gần như từng sự việc mà nhà vua mong muốn thực hiện.
Giêrêmi đã tìm cách khích lệ họ đừng đánh trận, song phải chấp nhận tình trạng phu tù. Sứ điệp của ông đã khiến cho ông bị người ta gọi là kẻ phản bội rồi kết quả là ông bị bỏ tù. Đời sống của ông là một đời sống buồn thảm và cô độc.
Ông bị những người lân cận, gia đình, các thầy tế lễ và tiên tri giả trong xứ, bạn bè, khán thính giả và các vị vua chối bỏ.
Nhiều sứ điệp của ông đã được rao ra bằng những bài học riêng tư đề ra lẽ thật theo một phương thức rất ấn tượng. Ông đã khóc lóc trước số phận của quê hương yêu dấu mình và đấy là lý do tại sao ông được gọi là tiên tri khóc lóc. Chúng ta sẽ nhìn thấy đời sống ông có nhiều bài học dành cho chúng ta.
I. LAI LỊCH CỦA GIÊRÊMI (Giêrêmi 1.1-3).
A. Tên của Giêrêmi có nghĩa là “Đức Giêhôva là cao cả” hay “Đức Chúa Trời đáng tán dương”.
Trong bản Kinh Thánh Anh ngữ. Jeremiah, Jeremy, và Jeremias (Giêrêmi) hết thảy là cùng một tên.
Có 8 người được nhắc tới bằng tên nầy trong Kinh Thánh.
1. Một người là cư dân của Líp-na, con gái người là Ha-mu-ta, là vợ của Giô-sia và là mẹ của Giô-a-cha (II Các Vua 23.31; 24.18; Giêrêmi 52.1)
2. Một người thuộc chi phái Manase và là trưởng tộc của một gia đình (I Sử ký 5.24)
3. Một người thuộc chi phái Bêngiamin đã hiệp với David tại Xiếc-lác (I Sử ký 12.4)
4. Một người thuộc cho phái Gát cũng hiệp với David (I Sử ký 12.10)
5. Một người khác nữa thuộc chi phát Gát (I Sử ký 12.13)
6. Một thầy tế lễ đã đóng ấn giao ước với Nêhêmi (Nêhêmi 10.2; 12.1, 12, 34.)
7. Một dòng dõi của Giônađáp, con trai của Rêcáp (Giêrêmi 35.3)
8. Tiên tri Giêrêmi, là nhân vật mà chúng ta sẽ xem xét tối nay.
B. Gia đình của Giêrêmi (Giêrêmi 1.1)
1. Cha ông là Hinh-kia, xuất thân từ dòng thầy tế lễ Abiatha, thuộc thành A-na-tốt.
a. Đây là gia đình mạnh mẽ nhất trong dòng thầy tế lễ.
b. Có lẽ cha của Giêrêmi là thầy tế lễ thượng phẩm trong thời của Giô-sia (đối chiếu, II Các Vua 22.4, 8)
c. Bản thân Giêrêmi cũng là thầy tế lễ theo huyết thống, nhưng ông đã trở thành thầy tế lễ do ơn kêu gọi thiêng liêng của Đức Chúa Trời.
2. Giêrêmi không có vợ con.
a. Đức Chúa Trời đã cấm ông lấy vợ (đối chiếu Giêrêmi 16.1-7)
b. Điều nầy cung ứng tầm quan trọng cho tình trạng của xứ Giuđa.
C. Thời điểm chức vụ của Giêrêmi (Giêrêmi 1.2-3)
1. Ông đã khởi sự chức vụ mình trong triều đại của Vua Giôsia.
a. Giôsia là một vị vua tin kính, là người đã dẫn dắt xứ sở đến với một thời kỳ phấn hưng tuy ngắn ngủi (dù cơn phấn hưng gần như chỉ là bề ngoài).
b. Khi Giôsia băng hà, dân chúng đã quay trở lại với đường lối cũ của họ.
c. Hiển nhiên là dân chúng đã bị tác động bởi nhân cách của ông nhiều hơn những gì ông chủ trương.
d. Giêrêmi đã phục vụ 18 năm dưới triều đại của Giôsia.
2. Chức vụ của Giêrêmi tiếp tục với bốn vị vua khác nữa.
a. Giêhôgiakim và Xêđêkia đã được nhắc tới.
b. Giôacha là người đã trị vì ba tháng và Giêhôakim cũng trị vì trong ba tháng không được nhắc tới.
II. SỰ KÊU GỌI VÀ SỨ MỆNH CỦA GIÊRÊMI (Giêrêmi 1.4-19)
A. Ông đã được tấn phong làm tiên tri trước khi ra đời (Giêrêmi 1.4-6)
1. Sự tuyển chọn của Đức Chúa Trời phải thực hiện với sự thờ phượng.
2. Sự tuyển chọn của Đức Chúa Trời phải được thực hiện với những mạng lịnh đời đời và không chiếu theo đời sống thuộc linh trước đây của một cá nhân (như hệ phái Mormons công bố)
3. Giêrêmi đã đáp ứng bằng cách cho rằng mình chẳng xứng đáng với phần việc (Giêrêmi 1.6). Đáp ứng của ông giống rất nhiều với đáp ứng của Môise.
B. Đức Chúa Trời tái khẳng định ơn kêu gọi của Ngài đối với Giêrêmi (Giêrêmi 1.7-9)
1. Giêrêmi được truyền cho rằng ông sẽ đi nơi nào Đức Chúa Trời sai đi và nói ra những điều Đức Chúa Trời cho ông biết dưới sự bảo hộ của Đức Chúa Trời (Giêrêmi 1.7-8)
2. Đức Chúa Trời đã đặt lời của Ngài trong miệng của Giêrêmi (Giêrêmi 1.9)
C. Ơn kêu gọi của Giêrêmi đã được loan báo ra (Giêrêmi 1.10)
1. Ông đã được lập trên các dân các nước (nghĩa là, ông sẽ trở nên quan trọng hơn các vì vua)
2. Ông có quyền nhổ, phá, diệt, đổ.
a. Đây là mặt tiêu cực của chức vụ.
b. Những việc nào phạm Luật của Đức Chúa Trời đều sẽ bị xử lý.
3. Ông có quyền dựng và trồng.
a. Đây là mặt tích cực của chức vụ.
b. Khi việc của đất được đề ra, thì việc xây dựng sẽ đến.
D. Giêrêmi được dạy cho biết phải tin cậy Đức Chúa Trời và chẳng e sợ dân chúng (Giêrêmi 1.17-19)
III. NHỮNG YẾU TỐ TỪ ĐỜI SỐNG VÀ CHỨC VỤ CỦA GIÊRÊMI.
A. Ông phải xử lý với tội lỗi của dân Israel.
1. Ông xét đoán tội lỗi của họ nghịch lại Đức Chúa Trời (Giêrêmi 2.1-13)
2. Ông nói nghịch với sự thờ lạy hình tượng (Giêrêmi 2.26-29)
3. Ông xét đoán tình dục và tội tà dâm (Giêrêmi 5.8-9)
4. Ông nói tới sự giả dối trong tấm lòng của con người (Giêrêmi 17.9)
5. Ông xét đoán tình trạng người Do thái bắt người Do thái làm nô dịch (Giêrêmi 34.1-22)
B. Ông kêu gọi dân chúng phải ăn năn.
1. Ông kêu gọi họ phải ăn năn với tư thế cả nước (Giêrêmi 3.12-14)
2. Ông kêu gọi họ phải ăn năn nơi người bề trong đối với những cá nhân.
C. Ông hứa sự sửa phạt hầu đến của Đức Chúa Trời (Giêrêmi 5.14-31)
1. Ông nói trước rằng Babylôn sẽ đánh bại Giuđa và thúc giục dân chúng đừng đánh trận (Giêrêmi 21.1…).
2. Ông nói trước 70 năm phu tù (Giêrêmi 25.12)
3. Ông nói cho những kẻ bị bắt đi làm phu tù biết nên ổn định cuộc sống trong 70 năm (Giêrêmi 29.1-29)
4. Ông kêu gọi nhà vua nên đầu hàng và dung thứ cho thành phố (Giêrêmi 38.14-23) (sau lần phu tù tứ nhứt).
D. Sự xáo trộn bên trong mà Giêrêmi đã kinh nghiệm.
1. Ông đã rao giảng nhưng dân chúng chẳng khứng nghe (Giêrêmi 7.27-28)
2. Ông có sự hối tiếc rất lớn cho tình trạng của dân sự (Giêrêmi 8.18…).
3. Ông được truyền cho không nên cầu thay cho dân sự trong một thời gian (Giêrêmi 11.14; 14.11)
4. Ông muốn thôi không nói tiên tri nữa, nhưng không thể được (Giêrêmi 20.7-9)
5. Ông tan nát cõi lòng (Giêrêmi 23.9)
6. Những cảm xúc bề trong của ông được tỏ ra (Ca thương 3)
E. Những sự bắt bớ và hoạn nạn mà Giêrêmi đã gánh chịu.
1. Ông bị dân mình đe dọa phải chết (Giêrêmi 11.19-23; 26.10-16)
2. Dân sự đã âm mưu nghịch lại ông (Giêrêmi 18.18-23)
3. Ông bị thầy tế lễ Phasurơ đánh đòn (Giêrêmi 20.1-6)
4. Ông bị bỏ tù suốt cuộc vây thành Jerusalem (Giêrêmi 32.1-5)
5. Ông bị bỏ tù hòng chết như một kẻ phản bội (Giêrêmi 38.1-6)
F. Ông liên quan đến nhiều dấu kỳ sự lạ.
1. Dấu hiệu cái đai gai (Giêrêmi 13.1-11)
a. Đức tin của dân chúng từng trong trắng như cái đai gai. Tuy nhiên, sự kiêu ngạo đã khiến cho họ ra vô dụng.
b. Giống như cái đai được đào lên, đức tin của họ giờ đây bị xé toạc ra. Sự kiêu ngạo làm cho tấm lòng chúng ta bị thối rửa cho tới chừng nào chúng ta mất đi tình trạng hữu dụng cho Đức Chúa Trời.
2. Dấu hiệu cái bình gốm (Giêrêmi 18.1-17)
Dấu nầy minh họa quyền tể trị của Đức Chúa Trời trên xứ sở. Đức Chúa Trời có quyền trên đất sét (xứ Giuđa), và Ngài tiếp tục làm việc với nó để biến nó ra thành cái bình hữu dụng.
Giống như người thợ gốm nắn đất sét trên cái bàn xay, những khuyết điểm sẽ lộ ra. Thợ gốm có quyền trên đất sét, chấp nhận các khuyết điểm hay nắn lại cái bình.
3. Dấu hiệu cái bình vỡ (Giêrêmi 19.1-15). Đức Chúa Trời sẽ đập vỡ Giuđa giống như Giêrêmi đã đập vỡ những cái bình bằng đất sét.
4. Dấu hiệu giỏ trái vả (Giêrêmi 24.1-10). Những trái vả tốt tiêu biểu cho dân sót của Đức Chúa Trời. Những trái vả xấu là số dân bị bỏ lại đàng sau.
5. Dấu hiệu xiềng và ách (Giêrêmi 27.1-11)
Nêbucátnếtsa đã từng bao vây xứ Giuđa và đã bắt đem đi nhiều phu tù. Giêrêmi đã mang lấy cái ách (một cái khung bằng gỗ thường mắc vào đôi bò để cày đất) làm dấu hiệu chỉ ra tình trạng nô lệ.
Đây là một bài học có chủ đích, dạy cho dân sự biết họ phải tự đặt mình dưới ách của Babylôn hay bị hủy diệt.
6. Dấu hiệu mua lấy cơ nghiệp (Giêrêmi 32.6…)
Đức Chúa Trời bảo Giêrêmi mua lấy sở ruộng ở ngoài thành Jerusalem. Thành phố đã chịu bao vây cả năm trời, và Giêrêmi đã mua đất mà những người lính chiếm lấy rồi, điều nầy bị xem là một sự đầu tư nghèo nàn.
Thêm nữa, Giêrêmi là một tù nhân trong cung điện lúc bấy giờ. Nhưng Giêrêmi đã tỏ ra cho dân sự thấy đức tin của ông đặt vào những lời hứa của Đức Chúa Trời đưa dân sự về lại xứ sở và tái thiết thành Jerusalem.
7. Dấu hiệu viết trên cuộn giấy (Giêrêmi 36.1-32)
Mặc dù nhà vua đã cắt bỏ rồi thiêu đốt cuộn giấy, ông ta không thể hủy diệt được Lời của Đức Chúa Trời.
Ngày nay, nhiều người tìm cách gạt Lời Đức Chúa Trời qua một bên hay nói rằng Lời ấy chứa nhiều sai lầm và vì thế không đáng tin cậy. Người ta có thể từ chối lời Đức Chúa Trời, song họ không thể hủy diệt được Lời ấy!
Lời của Đức Chúa Trời còn mãi cho đến đời đời! Thi thiên 119.89: “Hỡi Đức Giê-hô-va, lời Ngài được vững lập đời đời trên trời”.
8. Dấu hiệu cục đá lớn (Giêrêmi 43.8-13)
E sợ không muốn vâng theo Chúa, nhiều người đã trốn sang Ai cập, thậm chí buộc cả Giêrêmi phải cùng đi với họ (Lý luận của họ: ấy là Đức Chúa Trời sẽ buông tha họ bao lâu Giêrêmi còn ở với họ).
Những cục đá đánh dấu địa điểm mà Nêbucátnếtsa sẽ dựng lên ngai vàng của ông ta khi Đức Chúa Trời để cho ông ta chinh phục xứ Ai cập.
Nêbucátnếtsa đã bao vây xứ Ai cập vào năm 568 – 567TC. Giống như xứ Giuđa, Ai cập đã nổi loạn chống lại ông ta và mau chóng bị chà nát.
Xứ Giuđa đã đặt hy vọng của họ vào Ai cập, còn Đức Chúa Trời đã đánh hạ họ xuống.
9. Dấu hiệu quyển sách bị chìm xuống sông (Giêrêmi 51.59-64)
Đức Chúa Trời đã tỏ ra rằng Babylôn chắc chắn sẽ chìm xuống không còn dấy lên được nữa.
Một lần nữa, ở đây chúng ta thấy hai lẽ đạo song sinh nói tới quyền tể trị của Đức Chúa Trời và sự phán xét của Ngài.
Xứ Babylôn đã được phép lấn lướt trên dân Israel, nhưng xứ ấy sẽ bị phán xét.
Mặc dù Đức Chúa Trời lấy ác báo thiện, Ngài không cho phép điều ác tồn tại mà không bị hình phạt. Kẻ ác có thể thành công trong một lúc, nhưng Đức Chúa Trời sẽ đem sự phán xét đến với họ.
IV. TÓM TẮT ĐỜI SỐNG CỦA GIÊRÊMI.
A. Ông sống trung tín với Đức Chúa Trời dưới những hoàn cảnh cật lực.
B. Ông bằng lòng chọn một chỗ đứng không thích hợp dầu ông đứng một mình.
C. Ông trung tín phục vụ một dân chuyên hiểu lầm ông.
D. Ông đã sống một đời sống buồn rầu nhưng đắc thắng.
E. Truyền khẩu cho rằng ông đã bị chính dân tộc mình ném đá cho tới chết sau khi ông được đem ra khỏi Ai cập.
F. Chắc chắn người tôi tớ nầy của Đức Chúa Trời đã đón nhận một phần thưởng rất lớn khi ông về đến quê hương ở trên trời.
G. Trong sách Giêrêmi, ông đã nhìn thấy và cảnh báo sự phán xét hầu đến. Trong sách Ca thương, ông đã nhìn thấy và than khóc về sự phán xét đã đến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét