Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2009

ABI



NHÂN VẬT KINH THÁNH
ABI – CON GÁI, VỢ, VÀ MẸ
II Các Vua 18.2; II Sử ký 29.1

Phần giới thiệu:
Ở cái nhìn đầu tiên, Abi dường như chẳng có gì sáng sủa và quan trọng cả. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã đặt tên của nàng ở đây vì một lý do.
Khi bạn nhìn vào phần lịch sử nói tới các Vua của xứ Giuđa và Israel, những bà mẹ của các Vua không luôn luôn được nhắc tới, thế nhưng khi họ được nhắc tới thì thường theo loại văn mạch mà chúng ta hiện có ở đây.
Theo sau tên của Abi và tên của con trai nàng ở đây trong Kinh Thánh là cụm từ quan trọng: “Người làm điều thiện trước mặt Đức Giê-hô-va”. Đây là một mệnh đề thường được lặp đi lặp lại trong sách Các Vua và Sử Ký trong danh sách nói tới các hoàng thái hậu, như mệnh đề đối nghịch.
Abi là ai?
Bà là con gái của Xachari, vợ của Acha gian ác, Vua xứ Giuđa, và là mẹ của nhà vua nhơn đức, Êxêchia, vua xứ Giuđa.
I. ABI LÀ CON GÁI CỦA XACHARI.
Xachari nầy là nhân vật được nhắc tới trong II Sử ký 26.5: “Trong đời Xa-cha-ri, là người thông hiểu các dị tượng của Đức Chúa Trời, thì Ô-xia rắp lòng tìm kiếm Đức Chúa Trời (Vua Ôxia là ông nội của Vua Acha). . .”.
Ông cũng là một trong những chứng nhân trung tín mà Êsai đã dùng trong Êsai 8.2 để ghi lại một phần của Lời Đức Chúa Trời: “Tôi đem theo những kẻ làm chứng đáng tin, tức là U-ri, thầy tế lễ, và Xa-cha-ri, con trai của Giê-bê-rê-kia”.
Tên của Xachari có nghĩa là: “Đức Giêhôva ghi nhớ” hay “Đức Giêhôva rất nổi bật”.
Tên Abi có nghĩa là: “Cha tôi là Đức Giêhôva” hay “Ý chỉ của Đức Chúa Trời”.
Vì thế, chúng ta thấy Abi đã có một cơ nghiệp tin kính và đã được ban cho một cái tên tin kính.
II. ABI LÀ VỢ CỦA VUA GIAN ÁC ACHA.
Hãy hiểu rằng mối hôn nhân của bà với Acha có lẽ là một cuộc hôn nhân đã được sắp đặt theo truyền thống.
Abi chẳng nói gì nhiều khi bước vào cuộc hôn nhân do cha bà sắp đặt.
Acha trở thành một vị vua gian ác, ông bóc lột Đền Thờ rồi dựng lên các bàn thờ cho sự thờ lạy hình tượng.
Theo quyển sách của Mục sư Herbert Lockyer có đề tựa: “Tất cả nhân vật trong Kinh Thánh”, tên của Acha nguyên là GiêhôAcha [JehoAhaz] theo tấm bia của người Asiri đề tên ông. JeoAhaz có nghĩa là: “Đức Giêhôva đã chiếm lấy hoặc nâng đỡ”. Acha là tên được ông sử dụng và là tên được tìm thấy trên chiếc nhẫn làm ấn của một triều thần của ông.
Người ta tin rằng sự thiếu sót phần đầu của cái tên “Jeho” có nghĩa là “Đức Giêhôva” là có chủ tâm vì cớ sự bội đạo đáng tởm của Acha.
Acha là một người Bêngiamin thuộc gia đình Saulơ (I Sử ký 8.35-36; 9.41-42).
Acha là con trai của Giôtham, cũng là vua của xứ Giuđa. Acha trở thành vị vua thứ 11 của xứ Giuđa và đã trị vì trong 16 năm (II Các Vua 16).
Ông không giống như cha mình là Giôtham, phần lớn đời sống người đã làm điều thiện trước mắt Đức Giêhôva (II Sử ký 27.2; II Các Vua 15.33-35).
Phải chăng sự thỏa hiệp của Giôtham đã tác động con trai ông? Tôi tin điều nầy là khả thi, nhưng Kinh Thánh không nói cho chúng ta biết.
Phải chăng mẹ của Acha không có một tác động tích cực nào trên con trai của bà? Kinh Thánh không nói cho chúng ta biết, nhưng bà không được nhắc tới. Thật là thú vị khi mẹ của cha ông được nhắc tới và mẹ của con trai ông được nhắc tới, còn mẹ của ông thì không được nhắc tới. Có thể là bà đã không có nhiều ảnh hưởng hay ảnh hưởng của bà thậm chí rất tiêu cực.
Lẽ nào những tật xấu về tôn giáo của Acha đã bắt nguồn từ cả hai: một quốc gia hủ bại và tình trạng băng hoại đã được tìm thấy trong sự thờ phượng ở đền thờ? (Êsai 1.1…).
Có khả năng Êsai 1.23 đang nói tới Acha không?
Lời tuyên bố có tính cách truyền giáo đầu tiên của Êsai nói tới sự đến của Emmanuên đã được lập ra cho Vua Acha. Vị tiên tri gửi một sứ điệp cho Acha đang có lòng kinh hãi, nhưng ông ta không chịu trở lại cùng Đức Chúa Trời và tin cậy ơn chửng cứu của Ngài. Để giúp phục hồi lại đức tin của nhà vua đang chao đảo nầy, Êsai đã thúc giục Acha xin một dấu lạ từ Đức Giêhôva, nhưng ông ta đã bác bỏ và từ chối sứ điệp đầy sự trông cậy và đã trả giá cho mọi hậu quả đến sau (Êsai 7).
Chúng ta hãy xem chi tiết tình trạng gian ác của Acha, là thanh niên lúc 20 tuổi khi ông bắt đầu trị vì.
1. “Người chẳng làm điều thiện trước mặt Đức Giê-hô-va” (II Các Vua 16.2; II Sử ký 28.1).
2. “Người đi theo con đường của các vua Y-sơ-ra-ên” (II Các Vua 16.3; II Sử ký 17.2).
Giôram – II Các Vua 8.18 (Người đi theo đường của Aháp)
Achaxia – II Các Vua 8.27
Giôách – II Sử ký 24.17-22 (đã giết thầy tế lễ Xachari là người đã nói ra sự thật).
3. Người làm những hình tượng đúc cho thần Baanh (II Sử ký 28.2).
Baanh là thần chính được dân xứ Canaan thờ lạy. Baalim là số nhiều của Baanh và cho thấy rằng Baanh có lẽ được thờ lạy dưới nhiều sự pha trộn khác nhau.
Dân Israel liên tục bị cám dỗ thờ lạy Baanh thay vì Đức Chúa Trời chơn thật của thiên đàng. Sự thờ lạy Baanh thường xuyên được nối kết với tình trạng phi luân, là một trong những lý do dân Israel bị cám dỗ theo chiều hướng nầy. Ma quỉ đã sử dụng và vẫn còn sử dụng tư dục của xác thịt để lôi kéo người ta xa khỏi Đức Chúa Trời.
4. “Người đưa con trai mình qua lửa” (II Các Vua 16.3)
“Người đốt hương trong trũng con Hi-nôm, và thiêu con cái mình nơi lửa, theo sự gớm ghiếc của các dân tộc mà Đức Giê-hô-va đã đuổi khỏi trước mặt dân Y-sơ-ra-ên” (II Sử ký 28.3).
Đây là cách làm thông thường của dân Ammôn cùng các dân ngoại đạo bản xứ Canaan mà dân Israel dưới thời Giôsuê chỉ trục xuất có một phần ra khỏi xứ.
Đây là cách làm mà Đức Chúa Trời đặc biệt truyền lịnh chống lại trong Lêvi ký 18.21: “Chớ bắt con cái mình đặng dâng cho thần Mo-lóc, chớ làm ô danh Đức Chúa Trời ngươi: Ta là Đức Giê-hô-va”.
Có thể Abi đã cứu Êxêchia ra khỏi số phận tương tự nơi tay của cha người? Kinh Thánh không nói cho chúng ta biết, song đây là điều khả thi.
5. “Người cũng cúng tế và xông hương trên các nơi cao, trên gò và dưới các cây rậm” (II Các Vua 16.4; II Sử ký 28.4).
6. “Người lấy khí tài trong nhà của Đức Giêhôva dùng theo ý riêng mình” (II Các Vua 16.8; II Sử ký 28.21, 24)
7. “Người cúng tế các thần của dân Đa-mách” (II Sử ký 28.22-23)
8. “Người làm cho xứ Giuđa bị hạ thấp” (II Sử ký 28.5, 19, 23)
III. ABI LÀ MẸ CỦA VUA ÊXÊCHIA NHƠN ĐỨC (II Sử ký 29.1-3)
Tên Êxêchia có nghĩa là “Mạnh mẽ trong Đức Giêhôva”. Không nghi ngờ chi nữa, mẹ ông là Abi đã nói nhiều trong khi lựa chọn một cái tên như thế, tên ấy tỏ ra thái độ tin cậy nơi Đức Giêhôva của bà.
Từ tình trạng gian ác nầy, Abi đã quản lý nuôi dạy con trai, là người biết làm điều thiện trước mặt Đức Giêhôva ngay từ năm đầu tiên sự trị vì của người. Tôi tin việc nầy tỏa sự sáng ra từ bổn tánh của Abi.
Tên của bà được Đức Chúa Trời nhắc tới trước khi nhắc tới Êxêchia biết làm điều thiện. Tôi nghĩ được như thế mà chẳng lẽ không có lý cớ nào. Tôi tin Abi đã có bàn tay trong cuộc sống của Êxêchia để nắn đúc ông.
Chúng ta hãy xem qua đời sống của Êxêchia và xem những điều mà ảnh hưởng của Abi mang tới:
1. Êxêchia “đã làm điều thiện trước mặt Đức Giê-hô-va, y theo mọi điều Đa-vít, tổ phụ người, đã làm” (II Các Vua 18.3; II Sử ký 29.2)
2. “Người phá hủy các nơi cao, đập bể những trụ thờ, đánh hạ các A-sê-ra, và bẻ gãy con rắn đồng mà Môi-se đã làm” (II Các Vua 18.4)
3. “Người mở các cửa đền của Đức Giê-hô-va, và sửa sang lại. Người đòi những thầy tế lễ và người Lê-vi đến, dọn họ ra thánh, dọn đền của Đức Chúa Trời cùng cất những điều dơ dáy khỏi nơi đền thánh đi” (II Sử ký 29.3-5)
4. “Người phục hồi lại các thứ của lễ và sự thờ phượng” (II Sử ký 29.21-36)
5. “Ê-xê-chia nhờ cậy nơi Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên; nên trong các vua sau người, hoặc trong những vua trước người, chẳng có một ai giống như người. Người tríu mến Đức Giê-hô-va, không xây bỏ Ngài, song gìn giữ các điều răn mà Đức Giê-hô-va đã truyền cho Môi-se” (II Các Vua 18.5-6)
“Trong khắp Giu-đa, Ê-xê-chia làm như vậy. Người làm những điều lành, ngay thẳng và chân thành” (II Sử ký 31.20).
6. “Đức Giê-hô-va ở cùng người; hễ người đi làm sự gì, đều được thành tựu. Người dấy nghịch với vua A-si-ri, không phục vua ấy nữa”(II Các Vua 18.7)
“Trong các việc người làm, hoặc quản lý sự phục dịch nơi đền của Đức Chúa Trời, hoặc theo luật pháp hay là điều răn đặng tìm kiếm Đức Chúa Trời của người, thì người hết lòng mà làm, và được hanh thông” (II Sử ký 31.21)
7. Êxêchia không phải là không lỗi lầm.
a. Sự hạ mình của người (II Các Vua 20.1-11)
Đức Giêhôva đã thêm cho ông 15 tuổi. Như một dấu lạ cho Êxêchia để ông biết hạ mình xuống, Đức Giêhôva đã làm cho cái bóng trên bàn trắc ảnh lùi lại 10o.
b. Sự kiêu ngạo của người (II Các Vua 20.12-19; II Sử ký 32.24-26)
Phần kết luận
Cần phải khen ngợi Abi vì con trai bà có một bổn tánh như thế. Mặc dù sự thờ lạy hình tượng và tình trạng gian ác của Acha, Abi vốn sống chơn thật với cái tên của bà, cứ bám chặt lấy địa vị Cha của Đức Chúa Trời rồi tìm cách làm theo ý chỉ của Ngài và tìm kiếm ý chỉ của Ngài cho con trai mình.
Không nghi ngờ chi nữa, bà có khả năng làm mất đi tác dụng của bất kỳ ảnh hưởng gian ác nào của Acha trên con trẻ Êxêchia.
Với tấm lòng dành cho Đức Chúa Trời, về Đấng mà ông đã tiếp thu được cách ứng xử nhơn đức từ người mẹ cao thượng của mình, Êxêchia đã mang lại một cơn phấn hưng cho xứ sở về tôn giáo rất mạnh mẽ.
Có nhiều bà mẹ giống như Abi trên thế gian, họ có những ông chồng bất kỉnh nhưng lại có nhiều đứa con Cơ đốc tin kính.
Không may thay, sự đảo ngược là thật vì những phụ nữ có đức lang quân tin kính song lại có những đứa con bất kỉnh.
Chúng ta không nên thu nhỏ tầm quan trọng của một đời sống và ảnh hưởng tin kính trong đời sống của con cháu của chúng ta.
Nguyện Đức Chúa Trời giúp đỡ chúng ta trở thành bậc cha mẹ ông bà hầu cho chúng ta cần trở thành chứng cớ cho con cháu, Hội Thánh và xứ sở của chúng ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét