Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

GIÊHU, GIAHAXIÊN, VÀ ÊLIÊXE



NHÂN VẬT KINH THÁNH
GIÊHU, GIAHAXIÊN, VÀ ÊLIÊXE
II Sử ký 19.1-21.1
Phần giới thiệu:
Chúng ta tiếp tục loại bài nghiên cứu về “Nhân vật Kinh Thánh” là loại bài “Các tiên tri trong Cựu Ước”.
Chúng ta đã nhìn vào một số nhân vật nổi tiếng và một số nhân vật không nổi tiếng lắm trong Kinh Thánh.
Chúng ta đã nói có những nhân vật Kinh Thánh mà chúng ta biết rất ít hoặc không biết chi hết về họ, nhưng những câu chuyện của họ rất quan trọng trong chương trình và mục đích của Đức Chúa Trời trong lịch sử.
Trong hai phân đoạn cuối cùng, chúng ta đã nhìn thấy tiên tri Michê, ông chỉ có một lời tiên tri ngắn được ghi lại trong Kinh Thánh khi ông nói tiên tri về Aháp, Vua xứ Israel, và Giôsaphát, Vua xứ Giuđa, về việc ra trận với Syri để chiếm xứ Ramốt trong Galaát.
Tối nay, chúng ta xem xét lẽ thật nầy ở ba vị tiên tri, họ đã nói tiên tri về Giôsaphát – ấy là Giêhu, Giahaxiên, và Êliêxe.
I. SỨ ĐIỆP TỪ GIÊHU CHO GIÔSAPHÁT (II Sử ký 19.1-3)
Giôsaphát trở về an toàn và không bị thương từ cuộc chiến trong đó Aháp đã mất mạng sống mình.
Nhưng trên đường về, đấng tiên kiến Giêhu, con trai của Hanani, đã đón ông với một lời quở trách.
Bây giờ, hãy hiểu Giêhu đã chần chừ không quở trách Giôsaphát vì cớ cha ruột mình là Hanani, đã bị cầm tù vì đã quở trách Vua Asa (II Sử ký 16.7...).
A. Giêhu đã quở trách Giôsaphát vì đã trợ giúp Aháp bất kính.
Là vấn đề bàn bạc theo con người, cách xử sự của Giôsaphát trong việc hiệp cùng Aháp chống lại quân Syri không những có thể bào chữa được, mà còn dường như là việc khôn ngoan và cẩn thận phải lo làm nữa.
Nhưng theo quan điểm của Đức Chúa Trời, Aháp là một kẻ chuyên thờ lạy hình tượng, và đã giới thiệu vào xứ sở mình một thứ tà giáo mới mẻ rất đồi trụy. Điều nầy cũng đủ khiến cho Giôsaphát phải từ chối phần liên minh của mình. Thành công về mặt quân sự chỉ có thể đến từ ơn phước và sự bảo hộ của Đức Giêhôva mà thôi. Aháp không nằm trong một địa vị nhận lãnh ơn phước hay sự bảo hộ của Đức Chúa Trời và Giôsaphát phải nhìn biết như thế.
B. Giêhu nói cho Giôsaphát biết cơn thạnh nộ của Đức Giêhôva sẽ đổ trên ông.
Giôsaphát đã có một tiên vị về cơn thạnh nộ nầy rồi, khi trong chiến trận dành lấy Ramốt xứ Galaát, quân thù đã lấn lướt trên ông (II Sử ký 18.31).
Sau đó một thời gian, ông đã kinh nghiệm thêm cơn thạnh nộ đó, một phần trong cuộc đời ông, khi quân thù đến bao vây xứ sở ông (II Sử ký 20.1…).
C. Giêhu nói cho Giôsaphát biết có nhiều việc tốt lành được thấy có nơi ông.
Ông đã dở bỏ nhiều bụi cây ra khỏi xứ và ít nhất đã dọn lòng tìm kiếm Đức Chúa Trời.
Vì thế, chúng ta thấy một sứ điệp đơn sơ và lời cảnh cáo Vua xứ Giuđa phát ra từ Giêhu.
II. SỨ ĐIỆP TỪ GIÊHU TÁC ĐỘNG VÀO GIÔSAPHÁT.
Chúng ta thấy đó, ít nhất là trong một thời gian, Giôsaphát đã để cho sứ điệp của Đức Chúa Trời phải lắng xuống.
A. Ông đã đem dân sự về với Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời của tổ phụ ông (19.4)
B. Ông lập lên và ra huấn thị cho các quan xét trong xứ (19. 5-7)
C. Ông lập lên và ra huấn thị cho người Lêvi, các thầy tế lễ, và các cấp trưởng lão tại thành (19. 8-11)
D. Ông tự hạ mình xống và tự mình tìm kiếm Đức Giêhôva và công bố kiêng ăn khắp cả xứ (20.1-13)
III. SỨ ĐIỆP TỪ GIAHAXIÊN CHO GIÔSAPHÁT (20.14-17)
A. Chớ sợ, chớ kinh hãi vì sự lớn lao và tầm cỡ của quân thù (20.14-15)
Có thể chúng ta không đánh trận với quân thù bằng thịt và máu, nhưng mỗi ngày theo Êphêsô 6.12, chúng ta đánh trận “cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối nầy, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy”.
B. Trận chiến không thuộc về bạn, mà thuộc về Đức Chúa Trời (20.15)
Chúng ta cần phải ghi nhớ, là tín đồ, chúng ta có Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong chúng ta. Nếu chúng ta phục theo Đức Chúa Trời và cầu xin sự trợ giúp của Đức Chúa Trời khi chúng ta đối diện với những trận chiến, Đức Chúa Trời sẽ đánh trận thay cho chúng ta. Và Đức Chúa Trời luôn luôn đắc thắng.
Chúng ta để Đức Chúa Trời đánh trận thay cho chúng ta như thế nào?
1. Bằng cách nhìn biết chiến trận không thuộc về chúng ta, bèn là thuộc Đức Chúa Trời.
2. Bằng cách nhìn biết những giới hạn của con người và để cho sức lực của Đức Chúa Trời hành động qua những nổi sợ hãi và yếu đuối của chúng ta.
3. Bằng cách biết chắc chúng ta đang theo đuổi mọi ơn phước của Đức Chúa Trời chớ không theo đuổi mọi ham muốn ích kỷ của chúng ta.
4. Bằng cách cầu xin Đức Chúa Trời giúp đỡ trong các chiến trận hàng ngày của mình.
C. Đức Chúa Trời đã ban ra các huấn thị cho họ phải vâng theo (20.16-17)
IV. SỨ ĐIỆP TỪ GIAHAXIÊN TÁC ĐỘNG TRONG GIÔSAPHÁT (20.18-30)
A. Ông tự hạ mình xuống và thờ lạy Đức Giêhôva và khắp xứ Giuđa đã làm theo y như vậy (20.18-19)
B. Ông dạy bảo dân sự phải tin theo (nghĩa là, vâng lời) Đức Giêhôva và các tiên tri Ngài (20.20)
C. Ông chỉ định các ca viên phải hát ngợi khen Đức Giêhôva (20.21-22)
D. Đức Chúa Trời đã ban cho họ sự vinh hiển (20.23-25)
E. Họ đã chúc phước cho Đức Giêhôva (20.26)
F. Họ vui mừng trong Đức Giêhôva (20.27-28)
G. Đức Giêhôva đã ban cho họ được an nghỉ (20.29-30)
V. SỰ SỤP ĐỔ CỦA GIÔSAPHÁT (20.31-36)
A. Sự phân rẻ không được trọn (các câu 31-33)
B. Liên minh bất khiết (các câu 34-36)
VI. SỨ ĐIỆP TỪ ÊLIÊXE CHO GIÔSAPHÁT (20.37)
A. Ông nói tiên tri nghịch Giôsaphát.
B. Nhiều tàu bè bị đắm.
C. Giôsaphát qua đời (21.1)
Phần kết luận:
Thế là chúng ta đang xem xét ba vị tiên tri nầy của Đức Chúa Trời, họ trung tín phân phát ra các sứ điệp của họ cho Vua Giôsaphát.
Đức Chúa Trời cũng có một lời cho thế hệ nầy, là thế hệ chúng ta đang sinh sống trong đó. Sứ điệp được thấy có trong sách nầy – là Kinh Thánh.
Chúng ta cũng phải trung tín lo công bố Lời của Đức Chúa Trời cho những kẻ sống trong thế hệ của chúng ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét