Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

TIÊN TRI SAMUÊN



NHÂN VẬT KINH THÁNH
TIÊN TRI SAMUÊN
Phần giới thiệu.
Tối nay tôi muốn chúng ta bắt đầu nhìn vào các tiên tri trong Cựu Ước. Tân Ước có một số việc rất hay để nói tới các tiên tri trong Cựu Ước.
Hêbơrơ 1.1: “Đời xưa, Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri phán dạy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách”.
Rôma 1.1-2: “Phao-lô, tôi tớ của Đức Chúa Jêsus Christ, được gọi làm sứ đồ, để riêng ra đặng giảng Tin Lành Đức Chúa Trời, là Tin Lành xưa kia Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri Ngài mà hứa trong Kinh Thánh”.
Công Vụ các Sứ đồ 10.43: “Hết thảy các đấng tiên tri đều làm chứng nầy về Ngài rằng hễ ai tin Ngài thì được sự tha tội vì danh Ngài”.
Rôma 3.21-22: “Nhưng hiện bây giờ, sự công bình của Đức Chúa Trời, mà luật pháp và các đấng tiên tri đều làm chứng cho, đã bày tỏ ra ngoài luật pháp: tức là sự công bình của Đức Chúa Trời, bởi sự tin đến Đức Chúa Jêsus Christ, cho mọi người nào tin, chẳng có phân biệt chi hết”.
Giacơ 5.10: “Hỡi anh em, hãy lấy các đấng tiên tri đã nhân danh Chúa mà nói, làm mẫu mực về sự chịu khổ và nhịn nhục cho mình”.
Samuên là một trong những người rất nổi bật trong lịch sử của Israel. Sự ra đời của ông là câu đáp trả cho lời cầu nguyện và đời sống ông là một đời sống phục vụ cho Đức Chúa Trời và xứ sở. Ông đã xuất hiện trên bối cảnh vào thời điểm khi Israel đã ở trong tình trạng bị chà đạp, là kết quả của sự họ thờ lạy hình tượng. Ông là "nhân vật can đảm", ông xây họ lại rồi đưa họ ra khỏi lằn ranh hủy hoại.
I. LAI LỊCH CỦA TIÊN TRI SAMUÊN (I Samuên 1.1-3.21).
A. Lai lịch gia đình của Samuên.
1. Bố mẹ ông là và An-ne (1.1-2)
2. Sự ra đời của ông đã đến như một kết quả trực tiếp lời cầu nguyện của An-ne (1.17-18, 20)
3. Tên của ông có nghĩa là: “cầu xin từ Đức Chúa Trời”.
4. Sau khi ông thôi bú, ông đã được cho Đức Giêhôva "mượn" để phục vụ (1.27-28).
5. Ông được nuôi dạy trong nhà của Đức Giêhôva dưới thời thầy tế lễ Hê-li.
B. Thời thơ ấu của Samuên trong nhà của Đức Giêhôva.
1. Samuên bị đặt dưới lời thề Naxirê trước khi ông ra đời (1.11).
Từ ngữ “Naxirê” ra từ chữ “nazar” có ý nói tới “cung hiến”.
Lời thề Naxirê là một điều khoản bởi đó bất kỳ người nam người nữ nào trong Israel đều ao ước muốn thực hiện lời thề trước khi Đức Giêhôva thánh hóa người trong một khoảng thời gian để phục vụ Đức Chúa Trời.
Đôi khi Đức Chúa Trời quyết định trước khi đứa trẻ ra đời rằng đứa trẻ sẽ ở dưới lời thề Naxirê.
Trường hợp trong Cựu Ước – Samsôn – Các quan xét 13.7
Trường hợp trong Tân ước – Giăng Báptít – Luca 1.15
Thỉnh thoảng một lời thề như vậy sẽ được lập bởi cha mẹ vì ích cho con cái của họ, như trong trường hợp của Samuên (I Samuên 1.11), nhưng trường hợp ở đây là một hành động cung hiến được tình nguyện thực hiện bởi một người trưởng thành.
Đây là lời thề có bốn phần (Dân số ký 6.2-6)
a. Người Naxirê cần phải hoàn toàn biệt riêng ra cho Chúa.
b. Người Naxirê cần phải được biệt riêng ra không uống giống chi mạnh từ trái nho.
Điều nầy tỏ ra sự chối bỏ bản ngã và phân rẽ ra khỏi sự ham mê tình dục.
c. Người Naxirê không nên để dao cạo đưa qua đầu mình.
(1) Điều nầy sẽ phân biệt người đối với những kẻ sống chung quanh người.
(2) Điều nầy rằng dẫn tới sự quở trách của thế gian.
(3) Người ta bác bỏ vẻ trang nghiêm của kẻ có râu tóc chững chạc của ông.
d. Người Naxirê cần phải tránh những thi thể đã chết.
(nghĩa là, Ông cần phải tuyệt đối giữ sự thanh sạch).
Vì vậy, lời thề Naxirê nầy là một phần trong đời sống của Samuên.
2. Samuên đã phục vụ rất tốt khi còn là một đứa trẻ (2.18-19, 26).
a. Ông đã phục vụ trong êphót bằng vải gai.
Một êphót là thầy tế lễ thượng phẩm sẽ mặc khoác ngoài, theo sau là các thầy phó tế, và đây là đặc điểm của chức vụ ông.
b. Mẹ ông cũng may cho ông một chiếc áo choàng nhỏ mỗi năm.
c. Kinh Thánh chép rằng ông đã sống và phục vụ trong một tư thế như vậy để kiếm được ơn của Đức Chúa Trời và con người.
d. Ông đã không theo gương xấu của các con trai Hê-li.
(1) Ông không ngừng chống lại áp lực.
(2) Ông đã luyện tập tính ngay thẳng từ những ngày còn thơ ấu của mình.
C. Sự Đức Giêhôva kêu gọi Samuên (3.1-21)
1. Sự kêu gọi của ông đã đến vào một thời điểm khi Lời của Đức Chúa Trời rất là quí báu (3.1) (nghĩa là, Lời ấy rất có giá trị vì Lời ấy đã trở nên hiếm hoi).
2. Chúa đã ba lần kêu gọi dù Samuên không nhận ra ai đang kêu gọi (3.4-9).
a. Ông tưởng Hêli đang kêu gọi rồi đến với Hê-li (3.5, 6, 8a).
b. Sau tiếng gọi lần thứ ba, Hê-li nhận ra điều chi đã diễn ra rồi bảo Samuên phải biết cách trả lời (3.9).
3. Đức Giêhôva nói cho Samuên biết về sự phán xét mà Ngài sắp sửa giáng trên nhà của Hêli vì cớ cách sống của con trai ông ta (3.10-14).
4. Samuên nói cho Hê-li biết sứ điệp của Đức Chúa Trời về sự khăng khăng của Hê-li (3.15-18).
5. Samuên cứ tấn tới về mặt thuộc linh và hết thảy mọi người trong Israel đều công nhận ông là một vị tiên tri (3.19-20).
a. Sự hiện diện của Chúa đã ở với Samuên (3.19a).
b. Đức Giêhôva đã dẫn dắt lời lẽ của Samuên trong một tư thế chẳng có một lời nào của ông là những lời vô ích cả (3.19b; đối chiếu 9.6).
c. Chức vụ của Samuên trong vai trò một tiên tri của Chúa đã được thiết lập rất rõ ràng (3.20).
6. Đức Giêhôva đã hiện ra cùng Samuên một lần nữa tại Silô (3.21).
II. CHỨC VỤ CÓ BỐN PHẦN CỦA SAMUÊN.
A. Samuên phục vụ trong vai trò một tiên tri.
1. Trước Samuên đã có nhiều cá nhân, tỉ như Môise, ông đã có ân tứ nói tiên tri, nhưng chức vụ tiên tri dường như đã khởi sự với Samuên.
a. Môise là một tiên tri (Phục truyền luật lệ ký18.18)
b. Trước Samuên, tiên tri được gọi là đấng tiên kiến (9.9).
2. Rõ ràng Samuên đã thiết lập một trường tiên tri (đối chiếu 10.5; 19.20).
3. Samuên đã phục vụ trong vai trò tiên tri khi ông nói cho Hê-li biết sứ điệp của Đức Chúa Trời (3.15-18).
4. Samuên đã phục vụ trong vai trò tiên tri khi đưa ra sứ điệp của Đức Chúa Trời liên quan đến một vị vua (đối chiếu 8.22).
B. Samuên đã phục vụ trong vai trò đấng cầu thay.
1. Ông đã cầu nguyện xin Đức Chúa Trời ban sự giải cứu khỏi tay người Philitin (7.5-8).
2. Ông đã cầu xin Chúa về Israel muốn có một vị vua (8.6).
3. Ông đã cầu xin Chúa xử lý với dân sự về thái độ vô ơn của họ (12.17-23).
C. Samuên đã phục vụ trong vai trò thầy tế lễ.
1. Là thầy tế lễ, ông đã được xếp cùng đẳng cấp với Môise và Arôn (Thi thiên 99.6).
2. Là thầy tế lễ, ông được Đức Chúa Trời dạy dỗ để nắm lấy vị trí của hai con trai Hê-li (2.34-35).
3. Là thầy tế lễ, ông đã dâng các thứ của lễ (7.9-10; 13.8-10).
4. Là thầy tế lễ, ông đã xức dầu cho các vị vua (10.1; 16.13).
a. Ông đã xức dầu cho Saulơ với huấn thị của Đức Chúa Trời.
b. Ông đã xức dầu cho David để kế tục Saulơ với huấn thị của Đức Chúa Trời.
c. Kèm theo với việc xức dầu là những lời cảnh cáo và huấn thị về các vị vua (10.1; 16.13).
(1) Khi vấn đề về vị vua được đưa ra, ông đã cầu nguyện (8.6-9).
(a) Đức Chúa Trời khiến ông nhìn biết dân sự không chối bỏ Samuên mà là chối bỏ chính mình Đức Chúa Trời (8.7).
(b) Đức Chúa Trời đã truyền cho Samuên phải nghiêm trọng đề kháng lại và kế đó tỏ ra cho dân sự biết loại nhà vua mà họ nên phải có (8.9).
(2) Ông nói cho dân sự biết về các mối nguy hiểm khi có một vị vua (8.10-18).
(3) Đức Chúa Trời của ông đã bị chối bỏ (8.19-22).
D. Samuên đã phục vụ trong vai trò một quan án (7.15-17).
1. Ông đã xét đoán khắp cả xứ Israel.
2. Ông là vị quan án sau cùng trong Israel.
III. SỰ SỐNG VÀ SỰ CHẾT CỦA SAMUÊN.
A. Ông trung tín hầu việc Đức Chúa Trời và xứ sở kiếm được cả hai: tình cảm và sự tôn trọng.
B. Thất bại của ông đã được ghi lại, ấy là ông không dạy dỗ được con cái của mình (8.1-5).
1. Ông đã thất bại không tiếp thu được từ sự thất bại của Hê-li.
2. Thất bại của ông đã khiến cho Israel phải ước ao có một vị vua.
3. Sự chết của ông đã được cả Israel than khóc (25.1).
4. Sau cái chết của ông, ông còn nói chuyện với Saulơ (28.11-20).
IV. KINH THÁNH TÂN ƯỚC XỬ LÝ VỚI SAMUÊN.
A. Phierơ đã nói tới các vị tiên tri kể từ Samuên (Công Vụ các Sứ Đồ 3.24).
B. Phaolô đã nói tới Samuên là một vị tiên tri (Công Vụ các Sứ đồ 13.20).
C. Ông được liệt kê là một anh hùng của đức tin (Hêbơrơ 11.32).
Phần kết luận:
Mặc dầu Samuên đã có những thiếu sót, ông là một đại tiên tri của Đức Giêhôva.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét