Mấy thầy bác sĩ đến thờ lạy nhà Vua
Mathiơ 2:1-12
Đâu là sứ điệp của Tin Lành Mathiơ? Đấng Mêsi đã đến. Trong Mathiơ 1, chúng ta đọc câu chuyện nói tới sự ra đời của Chúa Jêsus, Ngài được mô tả là Đấng Christ, Đấng Chịu Xức Dầu, Đấng Mêsi. Ngài là Đấng Mêsi đã được hứa cho và chẳng có Đấng nào khác nữa. Mặc dù có người vẫn còn đang trông đợi một Đấng Mêsi, họ phải nhìn biết rằng Đấng Mêsi đã đến trong Đức Chúa Jêsus Christ, Con Vua David, con của Ápraham.
Trong những bài nghiên cứu trước đây, chúng ta đã lưu ý từ Mathiơ 1 rằng Chúa Jêsus Đấng Mêsi ra đời bởi nữ đồng trinh, ý nói Ngài là Con của Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng học biết rằng Ngài là Đấng Cứu Thế, là Đấng đã cứu dân Ngài ra khỏi tội lỗi của họ, và "dân Ngài" không những là dân Do thái mà cũng là dân Ngoại nữa. Và, sau hết, chúng ta đã thấy rằng Chúa Jêsus được biết đến là Emmanuên, nghĩa là "Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta".
Tìm kiếm nhà Vua
Ở Mathiơ 2:1-12, chúng ta đọc thấy có những người đến để thờ lạy Đức Chúa Jêsus Christ, Con Vua David, là vua mới hạ sanh của người Do thái. Những kẻ đến thờ phượng nầy là ai vậy? Có phải họ là dân Do thái ở vùng phụ cận thành Jerusalem, đến từ thành Bếtlêhem không? Không. Trước sự ngạc nhiên của chúng ta, khi chúng ta nghiên cứu chương nầy, chúng ta thấy rằng những kẻ thờ phượng nầy là dân Ngoại đến từ Đông phương.
Thế thì, việc đầu tiên chúng ta học biết từ phân đoạn Kinh Thánh nầy, ấy là Đức Chúa Jêsus Christ đã được hết thảy mọi người trên thế gian thờ phượng Ngài. Như tôi đã nói rồi, cụm từ "dân Ngài" bao gồm cả các dân Ngoại cũng như người Do thái. Chương trình của Đức Chúa Trời là cứu người ta từ các nước. Chúng ta đọc thấy điều nầy ở Mathiơ 28:18-20, ở đó Vua Jêsus ban ra một sứ mệnh cho các môn đồ Ngài: "Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế". Đức Chúa Trời kêu gọi người ta từ các nước; vì lẽ đó, mấy người dân Ngoại nầy được kêu gọi đi từ Đông phương đến để thờ lạy vị Tân Vương mới sanh của họ.
Chào đời tại thành Bếtlêhem
Mathiơ bắt đầu chương thứ hai của ông bằng cách nói rằng Chúa Jêsus ra đời tại thành Bếtlêhem xứ Giuđê. Tại sao ông kể ra thông tin nầy? Ông làm vậy vì ông có khuynh hướng muốn viết ra lịch sử cuộc đời Chúa Jêsus, chớ không nhằm vào việc bịa ra một truyền thuyết đâu. Vì lẽ đó, ở chương hai sách Tin Lành nầy, ông thuật lại cho chúng ta chính xác nơi Chúa Jêsus ra đời! Nhưng tại sao ông lại ghi rõ thành Bếtlêhem trong xứ Giuđê? Lúc bấy giờ cũng có thành Bếtlêhem trong xứ Galilê nữa, nằm ở phía Bắc Israel. Chúa Jêsus ra đời tại thành Bếtlêhem nằm ở phía Nam, vì vậy Mathiơ đã ghi "Bếtlêhem xứ Giuđê" để cho rõ ràng.
Thành Bếtlêhem như thế nào trong thời điểm đó? Danh xưng Bếtlêhem có nghĩa là “nhà đầy bánh”. Những cánh đồng phì nhiêu của Bếtlêhem sản xuất ra một lượng lớn lúa gạo, và Bếtlêhem là vựa chứa nhiều lượng lúa gạo trong đó, được chế biến thành bánh để nuôi dưỡng được nhiều người. Và chúng ta phải lưu ý rằng trong sự sắp đặt của Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Jêsus Christ, là bánh hằng sống, Ngài trưởng dưỡng linh hồn chúng ta, đã ra đời ở thành Bếtlêhem, là nhà đầy bánh.
Thành Bếtlêhem nằm cách 5 dặm phía Nam thành Jerusalem. Ở đó Giacốp đã chôn cất người vợ yêu dấu của ông là Rachên sau khi nàng qua đời vì sanh con và Bôô đã lo thu hoạch các vụ mùa của mình rồi gặp gỡ và cưới Rutơ làm vợ, từ đó mà ra tới David. Ở đây, chính mình David đã chào đời và chính dòng nước mát từ cái giếng của thành Bếtlêhem mà David đã tỏ ra ước ao muốn uống một ngụm từ II Samuên 23. Khi kỳ được trọn, Đức Chúa Jêsus Christ, là nước hằng sống, Ngài dập tắt nổi khát thuộc linh của mọi người trên thế gian, cũng chào đời tại thành Bếtlêhem.
Bếtlêhem ấp nhỏ đã được định cho sự vinh hiển, và sự vinh hiển đã đến với nó qua sự ra đời của con Vua David, là Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng Mêsi. Điều nầy không phải là một sự kinh ngạc đối với các học giả Do thái nào lo nghiên cứu tỉ mỉ Kinh Thánh. Bảy trăm năm trước sự ra đời của Chúa Jêsus, Đức Chúa Trời đã phán qua tiên tri Michê rằng Đấng Chăn của Israel, nhà vua, sẽ xuất thân từ thành Bếtlêhem trong xứ Giuđê. Vì vậy, chính Chúa Jêsus là Đấng đã ban sự vinh hiển cho thành Bếtlêhem, và cũng phương thức ấy Ngài làm vinh hiển cho những ai có chỗ cho Ngài.
Trong thời Vua Hêrốt
Với ước muốn tạo ra một bản tường trình chính xác về mặt lịch sử, khi ấy Mathiơ mới ghi lại thời điểm Chúa Jêsus ra đời. Ông viết: "Khi Đức Chúa Jêsus đã sanh tại thành Bết-lê-hem, xứ Giu-đê, đang đời vua Hê-rốt. . .". Đấy là lý do tại sao tôi nói Cơ đốc giáo chiếu theo một câu chuyện có tính lịch sử, chớ không nhắm vào một huyền thoại. Nền tảng của nó đặt nơi những biến cố đã xảy ra trong không gian và thời gian.
"Vua Hêrốt" được đề cập tới Đại Đế Hêrốt. Chúng ta có thể gọi ông là con cáo già Hêrốt, vì Chúa Jêsus đã gọi con của ông ta là, Hêrốt Antiba, là chồn cáo ở Luca 13:32. Hêrốt Đại Đế là cha của Hêrốt Antiba, cũng là cha của Hêrốt Philíp I, Hêrốt Philíp II, và Achêlau, một vị vua tàn bạo đã cai trị xứ Giuđê từ 4TC-6SC.
Hêrốt Đại Đế là một người Êđôm, chớ không phải là người Do thái. Ông là con trai của Antipater và vợ người Ảrập. Hêrốt ra đời vào năm 73TC và đã qua đời vào năm 4TC. Ông bắt đầu cai trị vào năm 40TC khi quyền lực được chuyển cho ông bởi Thượng Viện Lamã và hiển nhiên trở thành vua của mọi người ở xứ Palestine. Ông rất giàu có, có tài, ác độc, có khả năng, và quỉ quyệt lắm. Ông là một nhà chính trị rất lanh lợi và là một nhà xây dựng rất lỗi lạc. Vào năm 20TC Hêrốt bắt đầu cho tái thiết đền thờ thứ nhì, một dự án đã hoàn tất trong 68 năm sau khi ông băng hà. Mặc dù sở thích của ông trong việc tái thiết đền thờ, người Do thái rất bực tức Hêrốt vì ông ta là một người Êđôm và là một kẻ tiếm quyền.
Hêrốt là một nhà chính trị rất lanh lợi, ông không tin vào những điều vượt quá những giới hạn. Ông sẽ giết bất cứ người nào có tư thế đe dọa đối với địa vị của ông ta, trong thực tế hay trong sự tưởng tượng của ông ta. Ông ta đã giết chết vợ mình là Mariamne, mẹ vợ là Alexandra, con cả là Antipater, và hai người con khác nữa là Alexander và Aristobulus. Ông ta đã giết anh vợ, bác ruột và hàng ngàn người khác để bảo đảm rằng ông và chỉ một mình ông sẽ là vua của xứ Palestine. Ông đã giết chết nhiều con trẻ nam ở thành Bếtlêhem, như chúng ta đã đọc thấy trong chương nầy. Thực vậy, Hêrốt đã ra lịnh theo ý muốn của ông, rằng nhằm ngày ông qua đời, bạn bè ông phải bắt hết những công dân hàng đầu xứ Palestine kêu án họ rồi giết hết. Tại sao chứ? Ông muốn sự khóc than long trọng trong xứ khi ông qua đời, và ông biết rõ chẳng có một người nào sẽ đổ lệ vì cớ ông qua đời.
Chính trong sự cai trị của Hêrốt Đại Đế nầy mà mấy thấy bác sĩ – hạng người khôn ngoan từ Đông phương – đã đến tại thành Jerusalem. Có thể là khoảng năm 5TC, "đang đời Vua Hêrốt", câu gốc chép: "có mấy thầy bác sĩ ở đông phương đến thành Giê-ru-sa-lem, mà hỏi rằng: Vua dân Giu-đa mới sanh tại đâu? Vì chúng ta đã thấy ngôi sao Ngài bên đông phương, nên đến. . .". Và tại sao mấy người dân Ngoại nầy đến đúng thời điểm nầy? Họ đã đến vì mục đích rất đơn giản là thờ lạy Đức Chúa Jêsus Christ.
Mấy thầy bác sĩ tìm kiếm Ngài
Mấy thầy bác sĩ là thuộc viên của giai cấp thầy tế lễ của xứ Batư, hay Babylôn, họ được giáo dục về triết học, y học, khoa học và giải mộng. Họ là những nhà tiên tri của thời đại, mấy thầy bác sĩ.
Kinh Thánh nói về mấy thầy bác sĩ của xứ Aicập và xứ Babylôn rồi phác họa họ là những đối tượng cho sự chế giễu. Tại sao chứ? Mặc dù họ liên tục được triệu tập bởi những vì vua để giải thích những gì Đức Chúa Trời của Israel sẽ làm, họ luôn luôn thất bại trong công việc đó. Họ đã làm cho Pharaôn, Nêbucátnếtsa và Bênxátsa phải buồn lòng. Kinh Thánh chế giễu nơi sự họ hoàn toàn bất khả phân biệt thời thế và giải thích những gì Đức Chúa Trời sẽ làm.
Tuy nhiên, dường như là một số trong hạng người khôn ngoan nầy, mấy thầy bác sĩ, đã có ước ao muốn biết sự thực về Đức Chúa Trời của Israel và dò tìm theo sự thực ấy. Có lẽ họ đã được trợ giúp trong cuộc tìm kiếm đó bằng sự tiếp xúc của họ với cộng đồng Do thái ở Đông phương. Phân đoạn Kinh Thánh nầy ở Mathiơ 2 cho chúng ta thấy Đức Chúa Trời đã chọn mấy thầy bác sĩ, những người dân Ngoại nầy đến từ Đông phương, để nhìn biết sự thực. Ngài đã dẫn dắt họ theo cách siêu nhiên đến tại xứ Palestine để thờ lạy Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng Cứu Thế của trần gian, là nguồn lẽ thật duy nhứt.
Chúng ta có thể vui mừng nơi sự Đức Chúa Trời chọn lựa mấy thầy bác sĩ nầy để nhìn biết Ngài. Cho phép tôi quyết chắc với bạn, không một người khôn ngoan nào theo ý riêng mình mà nhìn biết Đức Chúa Trời chơn thật và hằng sống đâu. Ở I Côrinhtô, Đức Chúa Trời đã phán qua sứ đồ Phaolô về hạng người khôn ngoan của thế gian và những điều họ đang làm. Ở I Côrinhtô 1:19-21, Phaolô viết: "Cũng có lời chép rằng: Ta sẽ hủy phá sự khôn ngoan của người khôn ngoan, tiêu trừ sự thạo biết của người thạo biết. Người khôn ngoan ở đâu? Thầy thông giáo ở đâu? Người biện luận đời nay ở đâu? Có phải Đức Chúa Trời đã làm cho sự khôn ngoan của thế gian ra dồ dại không? Vì, tại thế gian cậy sự khôn ngoan mình, chẳng nhờ sự khôn ngoan Đức Chúa Trời mà nhận biết Đức Chúa Trời, nên Ngài đành lòng dùng sự giảng dồ dại của chúng ta mà cứu rỗi những người tin cậy". Và câu 26: "Hỡi anh em, hãy suy xét rằng ở giữa anh em là kẻ đã được gọi, không có nhiều người khôn ngoan theo xác thịt. . .". Chẳng có nhiều kẻ khôn ngoan đạt tới mức nhìn biết Đức Chúa Trời. Nhưng chúng ta phải lưu ý với sự vui mừng cả thể rằng Phaolô không nói "chẳng có ai" mà nói "không có nhiều". Ở đây, chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời đã chọn mấy người khôn ngoan nầy, mấy thầy bác sĩ nầy, những kẻ thông thái thời bấy giờ, để tìm kiếm Ngài.
Đức Chúa Trời chọn lựa và dẫn dắt
Khi những kẻ được Đức Chúa Trời lựa chọn đó từ cõi đời đời để thờ lạy Đức Chúa Jêsus Christ, mấy thầy bác sĩ đã được phép ước ao muốn thờ lạy nhà vua mới sanh của người Do thái. Họ được phép của Đức Chúa Trời đi hàng trăm dặm đường, thực hiện một chuyến hành trình dài đầy cam go có lẽ mất cả năm trời. Họ đã để ra nhiều thì giờ, tiền bạc, và sức lực nhắm vào việc tìm kiếm Đấng Christ.
Đức Chúa Trời đã ban cho mấy thầy bác sĩ nầy một hệ thống hướng dẫn rất siêu nhiên để đưa họ đến với nhà vua mới sanh. Cũng chính Đức Chúa Trời ấy là Đấng đã dẫn dắt Israel trong suốt cuộc xuất Aicập ngang qua những đồng vắng vào đất hứa bằng trụ lửa và trụ mây, giờ đây đã dẫn dắt mấy người dân Ngoại nầy đến với Đức Chúa Jêsus Christ, là Vua của người Do thái, bằng một ngôi sao.
Ngôi sao nầy kín nhiệm như thế nào? Tôi nhất trí với những ai nói rằng mọi nổ lực để giải thích ngôi sao là một hiện tượng thiên nhiên là không thích hợp và phí thì giờ. Hãy đọc Mathiơ 2:9. Ở đây chép rằng ngôi sao đã đi trước mặt họ đã dừng lại ngay trước nhà của Giôsép, Mary và Chúa Jêsus. Một sự giao hợp của các hành tinh, một hiện tượng sao băng, một hiện tượng sao chổi, hay một hiện tượng UFO (các vật lạ bay trong trong không gian không xác nhận được) hết thảy đều là những lý do không thích nghi cho một sự xuất hiện như vầy. Ngôi sao nầy là một hệ thống hướng dẫn siêu nhiên, một ngôi sao sáng từ Đức Chúa Trời treo lơ lửng trên khung trời rồi di chuyển ở phía trước mấy thầy bác sĩ, dẫn họ trước tiên đến tại thành Jerusalem, rồi đến thành Bếtlêhem và sau cùng, đến tại chính ngôi nhà của Vua Jêsus.
Hạng người khôn ngoan thật
Mấy thầy bác sĩ là hạng người khôn ngoan thật, không phải hạng người gian trá và lang băm như mấy kẻ mà chúng ta đã đọc thấy ở những phân đoạn Kinh Thánh khác. Tôi nói họ khôn ngoan ở chỗ nào? Số người nầy đã tin vào sự mặc khải của Kinh Thánh về vị Vua của người Do thái và đã trải nhiều cam khổ để tìm và thờ lạy Ngài. Tại sao chứ? Họ kính sợ Đức Chúa Trời. Khi chúng ta đọc ở Châm ngôn 9:10: "Kính sợ Đức Giê-hô-va, ấy là khởi đầu sự khôn ngoan; Sự nhìn biết Đấng Thánh, đó là sự thông sáng".
Hạng người khôn ngoan thật đều kính sợ và thờ lạy Nhà Vua. Chúng ta đọc thấy điều nầy ở Thi thiên 2:10-12: "Vì vậy, hỡi các vua, hãy khôn ngoan; Hỡi các quan xét thế gian, hãy chịu sự dạy dỗ. Khá hầu việc Đức Giê-hô-va cách kính sợ, và mừng rỡ cách run rẩy. Khá hầu việc Đức Giê-hô-va cách kính sợ, và mừng rỡ cách run rẩy. Hãy hôn Con, e Người nổi giận, và các ngươi hư mất trong đường chăng; Vì cơn thạnh nộ Người hòng nổi lên. Phàm kẻ nào nương náu mình nơi Người có phước thay!"
Mấy người khôn ngoan nầy biết kính sợ Đức Giêhôva. Vì vậy, họ đã đi suốt con đường từ quê hương của họ đến tại thành Jerusalem để hỏi thăm về nhà vua mới hạ sanh. Có lẽ họ đã tiếp tục đi ngang qua thành Jerusalem, đi theo ngôi sao đến tại thành Bếtlêhem, nhưng có lẽ họ đã dừng lại vì họ nghĩ Vua của người Do thái phải được tìm gặp ở thủ đô mới phải. Và trong khi họ đến tại thành Jerusalem, Hêrốt đã nghe họ hỏi thăm: "Vua dân Giu-đa mới sanh tại đâu?" họ nói: “Vì chúng ta đã thấy ngôi sao Ngài bên đông phương, nên đến đặng thờ lạy Ngài".
Các giáo sĩ đến từ Đông phương
Mấy người khôn ngoan nầy thực sự là những giáo sĩ đi từ Đông sang Tây. Đâu là những tin tức họ đem đến tại thành Jerusalem? Vua của các bạn mới hạ sanh! Chúng tôi đã nghe nói Vua dân Do thái mới hạ sanh, và dù chúng tôi là dân Ngoại, chúng tôi muốn thờ lạy Ngài. Thực vậy, chúng tôi đã đến từ xa xa lắm để thờ phượng Ngài. Vậy thì, Vua dân Do thái đang ở đâu?
Nói cách khác, mấy thầy bác sĩ đang công bố rằng những sự trông mong về Đấng Mêsi của người Do thái giờ đây đã ứng nghiệm trong sự ra đời của Đấng Christ. Không một sự chờ đợi nào nữa là cần thiết. Đây là lúc phải vui mừng! Đây là lúc phải nói về Êsai 52:7: "Những kẻ đem tin tốt, rao sự bình an, đem tin tốt về phước lành, rao sự cứu chuộc, bảo Si-ôn rằng: Đức Chúa Trời ngươi trị vì, chân của những kẻ ấy trên các núi xinh đẹp là dường nào!"
Có phải người Do thái đang nói tới con trẻ Jêsus nầy? Không. Đức Chúa Trời đã chọn những người dân Ngoại đến từ Đông phương và dẫn dắt họ suốt con đường đến tại thành Jerusalem, để nói với Siôn: "Vua ngươi mới hạ sanh!" Qua mấy thầy bác sĩ nầy, những tin tức tốt lành của Tin Lành được đem đến cho người Do thái, đến với thành Jerusalem, đến với bậc vua chúa của Jerusalem và đến với những học giả của thành Jerusalem. Đâu là Tin Lành? "Hãy vui mừng đi, ớ Siôn! Vua các ngươi – là vị Vua mà các ngươi đã trông đợi, là vị Vua sẽ chăn dắt, giải phóng, yên ủi, và ban bình an cho các ngươi – đã hạ sanh! Những ngày sầu thảm của các ngươi đã qua rồi và những ngày cứu rỗi đang hiện có đây. Hãy vui mừng lên!"
Phản ứng trước Những Tin Tức Tốt Lành
Dân chúng tại thành Jerusalem đã phản ứng ra sao trước các vị giáo sĩ nầy? Thứ nhứt, chúng ta hãy nhìn vào Hêrốt xem! Kinh Thánh chép, ông ta nói ông ta rất bối rối và chao đảo khi nghe thấy những việc như thế, và Kinh Thánh nói thêm, cả thành Jerusalem đều bối rối với ông ta. Tại sao dân cư thành Jerusalem phải bối rối? Họ vốn biết rõ Vua Hêrốt độc ác kia khi bị ngã lòng, ông ta có thể làm nhiều việc tàn ác lắm. Vì thế, khi cư dân Jerusalem bối rối, Hêrốt đã triệu tập những học giả lại, Tòa Công Luận rồi hỏi họ: "Hãy nói cho ta biết, Đấng Christ sẽ chào đời tại đâu?" Sau khi nghiên cứu những vụ việc nầy trong nhiều năm trời, họ sẵn sàng đáp: "Bếtlêhem xứ Giuđê", cách thành Jerusalem 5 dặm về phía Nam.
Sau khi trao đổi với những học giả xong, Hêrốt đã gặp kín mấy thầy bác sĩ rồi hỏi họ đã nhìn thấy ngôi sao lần đầu tiên chính xác vào lúc nào!?! Kế đó, ông ta dặn họ cứ đến tại thành Bếtlêhem rồi tìm kiếm kỹ càng để gặp nhà Vua, rồi báo cho Hêrốt biết đặng ông ta cũng đến thờ lạy nữa. Nhưng Hêrốt có thực sự muốn thờ lạy Đấng Christ không? Ồ không đâu! Ông ta là một kẻ không có lòng thương xót. Ông ta muốn giết chết Ngài. Ông ta rất giống với hạng người đến với nhà thờ rồi nói họ muốn thờ phượng. Họ sẽ đứng dậy nói: "Tôi tiếp nhận Đức Chúa Jêsus Christ", và lập lời thề hứa, nhưng, giống như Hêrốt, họ có một phương sách khác.
Thờ lạy hay giết
Chúng ta chẳng có gì phải ngạc nhiên khi thấy Hêrốt bị bối rối nơi những tin tức nói về sự ra đời của Chúa Jêsus. Vua Jêsus đến để quấy rối và làm cho chúng ta phải chao đảo. Ngài quấy rối sự an nhàn của chính chúng ta để chúng ta sẽ tiếp nhận sự yên ủi của Ngài. Nhưng chúng ta nên phản ứng thế nào? Chúng ta có nên giết Chúa Jêsus, giống như Hêrốt đã làm không? Không. Chúng ta phải sấp mình xuống trước mặt Ngài. Khi Chúa Jêsus đến, chúng ta phải ăn năn và chào tạm biệt với mọi ý tưởng không nhắm vào Đức Chúa Jêsus Christ. Đấy là ý nghĩa của sự ăn năn. Chúng ta phải tự hạ mình xuống. Chúng ta phải hạ xuống và Ngài phải thăng lên. Một mình Ngài là Chúa, là Vua, và là Đấng Christ. Một mình Ngài là Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta và chúng ta phải công nhận Ngài y như thế. Như Thi thiên 2 chép, chúng ta cần phải hôn Con, e Ngài nổi giận cùng chúng ta, và chúc phước cho những ai biết nương náu nơi Ngài.
Thờ lạy hay giết. Chỉ có hai phản ứng đối với Đức Chúa Jêsus Christ mà thôi. Hêrốt đã từ chối không chịu hôn Con và vì thế ông ta đã hoạch định thủ tiêu Chúa Jêsus. Như tôi đã nói trước, Hêrốt sẽ không chấp nhận sự cạnh tranh, dù thực hay tưởng tượng. Nhưng còn chúng ta thì sao? Một số người trong chúng ta không làm theo việc ấy? Tại sao bạn nghĩ người ta không muốn tin theo Đức Chúa Jêsus Christ? Vì họ không chấp nhận sự cạnh tranh. Nhưng chỉ một mình Ngài là Chúa. Mọi người khác phải hạ mình xuống mà tôn vinh Ngài.
Hêrốt là dòng dõi của con rắn mà chúng ta đã đọc ở Sáng thế ký 3. Ông ta không thần phục Đức Chúa Jêsus Christ và chẳng chịu thờ lạy Ngài. Nhưng Đức Chúa Trời không e sợ Hêrốt đâu. Ơn cứu rỗi nằm trong kế hoạch và mục đích thiêng liêng và một mình Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị. Những gì Ngài dự định, Ngài hoàn thành, và không một ai có thể ngăn trở kế hoạch của Ngài. Ngài làm mọi sự tùy theo mưu luận của ý chỉ Ngài. Các nước, các vương quốc, và các quân đội đều là hư không ở trước mặt Ngài. Thế lực của con người – thế lực của một Pharaôn hay một Nêbucátnếtsa, một mình vị vua già Hê rốt người Yđumê kia – chẳng là gì hết ở trước mặt Ngài. Hết thảy loài người chỉ là lớp sương mờ, là hơi nước, và là thứ cỏ mỉa mà thôi.
Không lâu sau sự ra đời của Đấng Christ, Hêrốt đã chết một cái chết rất khốn khổ và đã bước vào một số phận đời đời đau đớn. Tại sao chứ? Ông ta đã từ chối không chịu tin theo và thờ lạy Chúa Jêsus.
Tòa Công Luận vô tâm
Tòa Công Luận phản ứng thế nào trước những tin tức của mấy thầy bác sĩ cho rằng Chúa Jêsus mới vừa hạ sanh? Các thành viên của Tòa Công Luận đều là hạng học giả lỗi lạc, họ rất tỉ mỉ khi nghiên cứu Kinh Thánh. Lúc Hêrốt hỏi họ Đấng Mêsi sẽ sanh tại đâu, ngay lập tức họ đưa ra câu trả lời chính xác dựa theo sự hiểu biết Kinh Thánh của họ, và tôi dám chắc ông ta đã có ấn tượng bởi tri thức lỗi lạc của họ.
Thế nhưng sự chính thống của hạng học giả bậc thầy nầy không cứu được họ. Họ chẳng thú vị gì nơi Vua dân Do thái mới hạ sanh. Họ đã kiếm được sự sống của họ bằng cách ngồi quanh đó bàn bạc thần học theo một phương thức thần học, nhưng họ chẳng được ích gì về Đức Chúa Jêsus Christ. Họ vốn biết rõ mấy thầy bác sĩ của Đông phương đã đi một hành trình thật dài để đến xứ Palestine, được dẫn dắt cách siêu nhiên bởi một ngôi sao, nhưng họ sẽ không đi với mấy thầy đó thậm chí chỉ có 5 dặm đến thành Bếtlêhem để thờ lạy Nhà Vua mà mấy thầy bác sĩ đã đi thật xa để tìm gặp. Họ từ chối không chịu tin theo sứ điệp Tin Lành mà mấy thầy bác sĩ dân Ngoại nầy mang tới. Họ sẽ không ăn năn và hạ mình xuống. Họ sẽ không sấp mình xuống mà thờ lạy. Họ sẽ không hôn Con. Tại sao vậy? Giống như Hêrốt, họ đã bị định cho sự hủy diệt. Sự vô tín và dửng dưng của họ đã minh chứng cho số phận đáng thương của họ.
Kẻ đầu sẽ nên rốt
Trong Mathiơ 19 và 20, Chúa Jêsus đã hai lần phán rằng kẻ đầu sẽ nên rốt và kẻ rốt sẽ nên đầu. Đây là trình tự theo Kinh Thánh. Vua Hêrốt và hạng học giả Do thái, những người đã có nhiều tiệc ích của Israel, đều là rốt.
Chúa Jêsus đã đến với dân mình, nhưng Giăng nói: "song dân Ngài chẳng nhận Ngài" (Giăng 1:11). Ồ, hạng học giả nầy đã tìm kiếm và nghiên cứu Kinh Thánh rất tỉ mỉ, nhưng họ đã bỏ sót sứ điệp rõ ràng của họ. Sứ điệp đó là đâu nào? Rằng Đức Chúa Trời sẽ sai một Đấng Mêsi đến, và đấy là Chúa Jêsus, Con Vua David, con của Ápraham, Con của Đức Chúa Trời; Chúa Jêsus, Ngài là Emmanuên, Cứu Chúa của thế gian; Chúa Jêsus, Ngài cứu dân Ngài ra khỏi tội của họ.
Ở Mathiơ 12:41-42, Chúa Jêsus phán về dòng dõi vô tín: "Đến ngày phán xét, dân thành Ni-ni-ve sẽ đứng dậy với dòng dõi nầy mà lên án nó,. . .". Dân thành Ninive đều là dân Ngoại, nhưng hãy chú ý: "vì dân ấy đã nghe lời Giô-na giảng và ăn năn; mà đây nầy, có một người tôn trọng hơn Giô-na! Đến ngày phán xét, nữ hoàng nam phương sẽ đứng dậy với dòng dõi nầy mà lên án nó, vì người từ nơi cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan vua Sa-lô-môn; mà đây nầy, có một người tôn trọng hơn vua Sa-lô-môn!" mấy thầy bác sĩ ở Đông phương đã đi suốt một hành trình dài đến đặng thờ lạy Đấng khôn ngoan hơn hết thảy mọi người.
Mấy thầy bác sĩ thờ lạy nhà Vua
Sau cùng, mấy thầy bác sĩ đã đạt được cứu cánh của hành trình thật dài của họ. Ngôi sao dẫn đường cho họ đến ngay tại chỗ có Chúa Jêsus, Giôsép và Mary đang ở. Đức Chúa Trời không cần Tòa Công Luận hướng dẫn mấy thầy bác sĩ đâu. Họ bắt đầu hành trình của họ với ngôi sao rồi kết thúc hành trình ấy với ngôi sao. Ngôi sao đã dừng lại trên mái nhà của vị Vua mới hạ sanh, giờ đây là một ngôi nhà, chớ không phải hang đá nữa.
Mấy thầy bác sĩ đã bước vào, nhìn thấy con trẻ, mẹ Ngài là Mary, và hãy chú ý, con trẻ đã được nhắc tới trước tiên. Tại sao chứ? Ngài là Đấng phải được nhấn mạnh đến. Mấy thầy bác sĩ đã làm gì khi họ bước vào nhà? Họ đã sấp mặt xuống đất trước con trẻ và đã thờ lạy Ngài.
Chúng ta phản ứng thế nào khi chúng ta gặp Chúa Jêsus? Ồ, nhiều người trong chúng ta không muốn sấp mình xuống đâu. Chúng ta muốn ngồi trên ngai của mình mà cai trị cho tới chừng cơn thạnh nộ của Đấng nầy lóe lên. Chúng ta không muốn Ngài lật đổ hay khuấy đảo chúng ta. Chúng ta sống như Caiphe, ông ta cũng không muốn bị khuấy đảo bởi Chúa Jêsus. Vậy thì giải pháp của Caiphe là gì vậy? Ông ta nói: "Chúng ta hãy giết hắn".
Nhưng những người dân Ngoại đến từ phương Đông bước vào nhà, sấp mình xuống rồi thờ lạy Chúa Jêsus. Hãy lưu ý, họ không thờ lạy Mary. Bản thân Mary phải thờ lạy Chúa Jêsus. Một mình Ngài là Vua, là Đấng Cứu thế, là Christ. Một mình Ngài là Emmanuên, là Con của Đức Chúa Trời. Một mình Ngài xứng đáng được thờ lạy mà thôi.
Sự thờ lạy chân chính phải trả giá
Không những mấy thầy bác sĩ đã sấp mình xuống trong sự chúc tụng và thờ phượng, mà họ còn dâng lên những báu vật cho Con Trẻ nữa. Đây là sự thờ phượng chân chính. Sự thờ lạy ấy khiến họ phải trả giá thật là nhiều – một chuyến hành trình thật dài, khó khăn đủ điều trong chuyến đi ấy và thời gian một năm trời. Thế nhưng mấy thầy bác sĩ đã kính mến Vua của dân Do thái nhiều đến nỗi giờ đây, thêm vào với thời gian và nổ lực, họ vui vẻ trình dâng cho Ngài những món quà đã khiến họ phải trả giá thật nhiều: vàng, nhũ hương, xứng đáng cho một vị Vua Ngài là Đức Chúa Trời, và một dược, xứng đáng cho Đấng bị định cho phải chịu thương khó.
Sự thờ phượng chân chính rất đắt giá. Bạn có nhớ khi nào Vua David có cơ hội dâng của lễ cho Đức Chúa Trời mà chẳng tốn tiền bạc không? Chúng ta đọc về việc nầy ở II Samuên 24. David đã nói thế nào? "Ta không muốn dâng cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời ta những của lễ thiêu không đáng giá chi" (II Samuên 24:24). Nói cách khác, David đang nói rằng ông sẽ không dâng của lễ trừ phi món dâng ấy khiến ông phải trả giá đắt – không phải để mua lấy ơn cứu rỗi cho mình, mà để dâng sự cảm tạ cho Đức Chúa Trời vì đã cứu ông.
Ở Giăng 12, chúng ta đọc về Mary, em của Laxarơ và Mathê, nàng đã ngồi nơi chơn của Chúa Jêsus và đã tin nhận Ngài làm Cứu Chúa của nàng. Trong buổi ăn tối khoản đãi Chúa Jêsus, nàng đã đến với chai dầu cam tòng hương – một loại dầu thơm đắt tiền – đập vỡ chai dầu rồi đổ nó ra nơi chơn của Chúa Jêsus. Đây là sự thờ phượng rất đắt giá. Người nào thờ lạy Chúa Jêsus đều thích dâng cho Ngài một cách quá mức trong thái độ cảm tạ vì họ đã được cứu.
Mấy thầy bác sĩ nầy đã đến tìm kiếm Ngài là Vua dân Do thái mới hạ sanh và là Cứu Chúa của thế gian. Họ đã gặp Ngài, đã thờ lạy Ngài, và đã kính mến Ngài. Và khi làm như vậy, mấy người dân Ngoại nầy đã hiệp cùng Mary, Giôsép, Simêôn, Anne, mấy gã chăn chiên, và những tín hữu Do thái khác. Họ đã tìm kiếm, họ đã gặp, và họ rất đỗi vui mừng.
Số phận của kẻ dại
Bạn đang hết lòng tìm kiếm điều gì vậy? Hầu hết người ta đang tìm kiếm tiền bạc, danh tiếng, quyền lực và khoái lạc. Trong quốc gia nầy chúng ta buộc phải theo đuổi hạnh phúc và hầu hết chúng ta đều đang ra sức để có được nó dù là cách nầy hay cách khác. Còn Đức Chúa Jêsus Christ, Ngài là Vua dân Do thái mới hạ sanh, đã căn dặn các môn đồ Ngài hãy trước hết tìm kiếm Nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài.
Có phải bạn giống như Hêrốt, không tin theo những gì quá quắc, cứ muốn ngồi lì với quyền lực bất chấp mọi sự, và thủ tiêu mọi người mà bạn có thể, kể cả Chúa Jêsus? Nếu thực vậy, bạn sẽ chết một cái chết khốn khổ rồi bước vào một cõi đời đời đầy đau khổ. Có phải bạn giống như mấy thầy thông giáo, luôn luôn nghiên cứu Kinh Thánh, luôn luôn nói tới thần học, tuy nhiên lại hoàn toàn dửng dưng với những tin tức long trọng nhứt từng được rao ra mà thậm chí chỉ cách có 5 dặm là tìm ra điều đó có thật hay không? Đây là sự cứng lòng.
Đâu là sự cuối cùng của hạng người nầy? Hêrốt đã chết và đã bước vào số phận khổ ải đời đời của mình. Mấy thầy thông giáo đã kinh nghiệm y như thế. Họ tưởng họ khôn ngoan, quyền thế, nhưng họ là những kẻ dại. Nhưng chúng ta đã đọc ở Thi thiên 36, những kẻ dại chẳng có lòng kính sợ Đức Chúa Trời ở trước mắt họ.
Số phận của mấy thầy bác sĩ
Bạn đang tìm kiếm điều chi vậy? Bạn có nhìn biết rằng Vua của dân Do thái đã hạ sanh chưa? Ơn cứu rỗi thuộc về người Do thái, và trong Vị Vua nầy, mọi gia đình của trần gian đều sẽ được phước. Tại sao chứ? Không những Ngài đã hạ sanh, mà Ngài còn chịu chết vì tội lỗi chúng ta và đã sống lại xưng công bình cho chúng ta nữa. Vì lẽ đó, chúng ta hãy chổi dậy ra khỏi ngai của mình, hãy hiệp cùng mấy thầy bác sĩ ở Đông phương, sấp mình xuống, rồi thờ lạy Đấng Christ: "Hãy đến, đặng chúng ta chúc tụng Ngài!"
Sẽ ra sao nếu bạn không thể mang vàng, nhũ hương và một dược đắt tiền theo? Điều đó không thành vấn đề đâu. Đức Chúa Trời đã có mọi sự ấy rồi và Ngài sẽ ban cho chúng ta Ngài những thứ nầy. Bạn phải nhìn biết rằng ơn cứu rỗi rất phong phú và miễn phí. Như John Newton đã viết: "Ân điển đáng kinh ngạc, nghe dịu dàng thay, đã cứu một kẻ khốn khổ giống như tôi!" Có thể bạn không có khả năng mang theo vàng, nhũ hương hay một dược đến với Vị Vua nầy, nhưng bạn có thể dâng cho Ngài tấm lòng của bạn như một của lễ và hãy hết lòng, hết ý, hết linh hồn và hết sức lực mà kính mến Ngài. Hãy hôn Con của Ngài và vui mừng nơi ơn cứu rỗi rời rộng của Ngài!
Cho phép tôi hỏi bạn: Bạn có khôn ngoan không? Thế thì hãy kính sợ Chúa, vì người nào thực sự khôn ngoan sẽ thờ lạy Vua các vua và Chúa các chúa. Không lâu nữa, một ngày sẽ đến, được gọi là ngày của Đức Giêhôva, là ngày mà "mọi đều gối [sẽ] quì xuống. . . và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha" (Philíp 2:10-11). Tôi khuyên bạn hãy quì gối xuống ngay bây giờ thì bạn sẽ được cứu. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét