Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

TIÊN TRI GIÔÊN: -- Phần 2



NHÂN VẬT KINH THÁNH
TIÊN TRI GIÔÊN
-- Phần 2

Phần giới thiệu:
Tuần qua, chúng ta khởi sự nhìn vào tiên tri Giôên. Chúng ta đã Ngài nói rằng tên Giôên là tên rất phổ thông của người Do thái và có nghĩa “Giêhôva là Đức Chúa Trời” hay “Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời”.
Mọi sự chúng ta được biết về tiên tri Giôên, ấy là tên của cha ông là Phê-thu-ên.
Giôên là tiên tri của cả xứ Israel, nhưng chủ yếu là cho nước Giu-đa.
Một trong những lẽ đạo chìa khóa của sách nầy là “Ngày của Đức Giêhôva”. Cụm từ nầy nói chung có ý nói tới ngày phán xét hay trừng phạt.
1. Lẽ đạo nầy có thể đề cập tới một việc xảy ra phi thường trong hiện tại (như dịch châu chấu).
2. Lẽ đạo nầy có thể đề cập tới một biến cố trong tương lai gần. (Như sự hủy diệt thành Jerusalem hay sự thất bại của các nước nghịch thù).
3. Lẽ đạo nầy có thể đề cập tới các biến cố trong tương lai sắp xảy ra trong thời kỳ cuối cùng của lịch sử:
a. Lẽ đạo nầy có thể đề cập tới bảy năm đại nạn.
b. Lẽ đạo nầy có thể đề cập tới ngày của chiến trận At-ma-ghê-đôn.
c. Lẽ đạo nầy cũng có thể đề cập tới sự trị vì ngàn năm của Đấng Christ ở trên đất.
Dù khi Ngày của Đức Giêhôva đề cập tới một biến cố trong hiện tại, nó cũng phác họa ngày sau rốt của Đức Giêhôva.
Nội dung phải quyết định khung thời gian nào đang ở trong tầm nhìn.
Một trận dịch châu chấu đã xảy đến để kỷ luật xứ sở. Giôên đã kêu gọi dân sự nên quay lại với Đức Chúa Trời trước khi có một sự phán xét xảy ra.
Sứ điệp của Giôên là đây: Đức Chúa Trời xét đoán dân sự vì tội lỗi của họ, song lại thương xót đối với những người quay trở lại với Ngài, và ban cho họ ơn cứu rỗi đời đời.
Sau đây là những gì chúng ta đã nhìn thấy tuần qua ở chương 1:
I. HỌA CHÂU CHẤU (1.1-20)
A. Sự hủy diệt có một không hai (1.1-3).
Chẳng có tai vạ nào giống với tai vạ nầy từng xảy ra trước đây với một cấp độ lớn lao.
B. Sự hủy diệt trọn vẹn (1.4)
Biến cố ở đây là một cuộc xâm nhập to lớn của bầy châu chấu đã hủy diệt trọn vẹn mùa màng trong xứ.
C. Sự hủy diệt lớn lao (1.5-12) C. Sự hủy diệt lớn lao (1.5-12)
1. Nó tác động đến rượu (1.5-7, 12)
2. Nó tác động đến cây vả (1.7, 12)
3. Nó tác động đến lúa mì (1.10-11)
4. Nó tác động đến cây cối (1.10, 12)
II. SỰ KÊU GỌI PHẢI ĂN NĂN (1.13-14)
A. Nịt lưng – (nghĩa là, với bao gai). Một hành động hạ mình.
B. Than khóc – “Bức tóc và đấm ngực (như người phương Đông tỏ ra khi đau buồn); hàm ý thương tiếc”.
C. Thở than – “kêu gào với giọng điệu đau buồn”.
D. Kiêng ăn – Một khoảng thời gian không có đồ ăn để ăn và dân sự đến gần Đức Chúa Trời với sự hạ mình, đau buồn vì cớ tội lỗi, và thành khẫn cầu nguyện.
E. Hội đồng trọng thể – Không thường được triệu tập đâu. Hầu hết được triệu tập trong lúc có khủng hoảng của xứ sở.
III. Ý NGHĨA CỦA NẠN DỊCH (1.15-20)
Nạn dịch châu chấu nầy có ý nghĩa vì vai trò của nó như làm hình bóng trước cho ngày phán xét trong tương lai – Ngày của Đức Giêhôva (nghĩa là, Thời Kỳ Đại Nạn).
A. Nạn dịch nầy có một không hai.
Mathiơ 24.21: “vì lúc ấy sẽ có hoạn nạn lớn, đến nỗi từ khi mới có trời đất cho đến bây giờ chưa từng có như vậy, mà sau nầy cũng không hề có nữa”.
B. Nạn dịch nầy cũng rất trọn vẹn.
Tác động từng phương diện của cuộc sống.
C. Nạn dịch nầy cũng rất lớn lao.
Tác động toàn thế giới.
Tối nay, chúng ta khởi sự chương 2:
IV. NGÀY ĐỨC GIÊHÔVA HẦU ĐẾN (2.1-11)
Trong tiểu đoạn nầy, lẽ đạo của Giôên 1.15 được phát triển đầy đủ hơn về ngày của Đức Giêhôva hầu đến đã được đưa ra.
Giôên đã nói đến Đức Giêhôva như một Chiến Binh-Vua mạnh sức đang lãnh đạo đoàn quân hùng dũng của Ngài vào chiến trận.
A. Tình trạng gần kề của đạo binh của Đức Giêhôva (2.1-2)
Kèn là sừng cừu đực, do người canh thổi lên để báo động cho dân sự mối nguy hiểm lớn lao.
Khi kèn thổi lên, nó sẽ gây sợ hãi trong tấm lòng của dân sự.
B. Quyền lực hủy diệt của đạo binh Đức Giêhôva (2.3-5)
Đạo binh nầy sẽ biến một đất màu mở thành đồng vắng trơ trụi.
C. Cuộc đột kích không thương xót của đạo binh Đức Giêhôva (2.6-9)
Không một khe hở nào trong hàng ngũ của họ. Thậm chí những kẻ phòng thủ có vũ trang cũng không thể ngăn chặn được họ.
D. Tính vô địch của đạo binh Đức Giêhôva (2.10-11)
Đạo binh nầy là vô địch vì Đức Giêhôva là Đấng đã sai phái chúng.
V. MỘT SỰ KÊU GỌI MỚI PHẢI ĂN NĂN (2.12-17)
Hy vọng duy nhứt của cả xứ là ngay lập tức xây lại với Đức Giêhôva trong sự ăn năn.
A. Lời kêu gọi phải thay đổi tấm lòng (2.12-14)
1. Lời kêu gọi (các câu 12-13a)
Chính mình Đức Giêhôva thúc giục dân sự Ngài phải ăn năn với sự thành thực và chân chính.
Ăn năn luôn luôn là hậu quả đáng ước ao của sự phán xét của Đức Giêhôva.
2. Sự tác động (các câu 13b-14)
Ơn thương xót, yêu thương, ân sũng của Đức Giêhôva là Đấng bằng lòng tha thứ cho những ai chịu ăn năn. Không những Ngài tha thứ, mà Ngài còn chúc phước với sự phục hồi nữa.
B. Lời kêu gọi cho cả nước (các câu 15-17)
Là một quốc gia, Israel đã phạm tội. Là một quốc gia, Đức Chúa Trời kêu gọi họ phải ăn năn.
Không những kèn (sừng cừu đực) đã được sử dụng để cảnh báo về cơn thạnh nộ hầu đến, mà nó còn được sử dụng để kêu gọi dân sự đến với những lần triệu tập về tôn giáo nữa.
Cả cộng đồng thờ phượng phải nhóm lại từ người trẻ nhất đến người già nhất. Thậm chí những kẻ mới lập gia đình cũng không được miễn trừ (Đối chiếu Phục truyền luật lệ ký 24.5).
Các thầy tế lễ phải dẫn đầu cuộc nhóm lại long trọng nầy bằng cách khóc lóc trước mặt Đức Giêhôva tại hành lang đền thờ và bằng cách dâng lời cầu nguyện xin giải cứu.
VI. ƠN THA THỨ VÀ SỰ PHỤC HỒI (2.18-27)
Tiểu đoạn Kinh Thánh nầy mô tả phần đáp ứng thiêng liêng trước sự ăn năn của xứ sở và ghi lại lời lẽ yên ủi của Đức Giêhôva cùng dân sự Ngài.
Mọi tác động của nạn dịch châu chấu từ chương 1 đã được đảo lại và cuộc xâm lược đầy đe dọa bị đẩy lùi.
A. Đáp ứng giàu ơn của Đức Giêhôva được mô tả (câu 18)
Trong phần đáp ứng với sự ăn năn chân chính của dân sự, Đức Giêhôva đã động lòng ghen vì đất của Ngài và tỏ ra ơn thương xót trên dân sự Ngài.
B. Lời hứa của Đức Giêhôva về phước hạnh được phục hồi (các câu 19-27)
VII. NHỮNG LỜI HỨA VỀ TƯƠNG LAI VINH HIỂN (2.28 – 3.21)
Sự giải cứu mà thế hệ của Giôên đã kinh nghiệm loan báo trước sự giải cứu trong kỳ tận thế.
Ngày của Đức Giêhôva sẽ bị đẩy lùi lại do sự ăn năn của Israel trong thời Giôên sẽ đến với một sức mạnh đầy đủ chống lại mọi kẻ thù của dân sự Đức Chúa Trời (nghĩa là, đoàn đông có mặt tại trận chiến At-ma-ghê-đôn).
Những lời hứa ở 2.19-27 sẽ tìm được sự ứng nghiệm tối hậu và tuyệt đối của chúng khi có ba việc xảy ra:
A. Đức Giêhôva can thiệp vì ích cho Israel (2.28-32)
Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, sứ đồ Phierơ đã trưng dẫn Giôên 2.28-32 gắn với sự đổ ra của Đức Thánh Linh (đối chiếu Công Vụ các Sứ đồ 2.17-21).
Lời giới thiệu của ông (đối chiếu Công Vụ các Sứ đồ 2.16: “Nhưng ấy là điều đấng tiên tri Giô-ên đã nói tiên tri rằng”) có thể khiến cho chúng ta phải nghĩ rằng ông đã xem lời tiên tri của Giôên như đã được ứng nghiệm hoàn toàn nhơn cơ hội đó.
Thế nhưng, rõ ràng là các biến cố trong ngày ấy, dù chúng rất là phi thường, chưa tưng ứng với những gì đã được nói trước bởi Giôên.
Chúng ta cần phải công nhận rằng trong các chương đầu tiên của sách Công Vụ các Sứ đồ, vương quốc một lần nữa đã được gắn cho Israel. Phierơ đã khuyên dân sự phải ăn năn hầu cho họ có thể nhận lãnh Đức Thánh Linh đã hứa cho (đối chiếu Công Vụ các Sứ đồ 2.38-39, ở đây ông đang trưng dẫn Giôên 2.32).
Nếu họ vâng theo, khi ấy Phierơ nhắc tới “kỳ thơ thái” và sự tái lâm của Đấng Christ đáp ứng lại với sự ăn năn của cả xứ (đối chiếu Công Vụ các Sứ đồ 3.19-21).
Mãi cho tới một thời gian ngắn sau đó, Phierơ đạt tới mức hiểu trọn vẹn hơn chương trình của Đức Chúa Trời dành cho dân Ngoại trong kỷ nguyên hiện tại (đối chiếu Công Vụ các Sứ đồ 10.44-48).
Khi ông lưu ý sự đổ ra của Đức Thánh Linh vào ngày Lễ Ngũ Tuần, ông đã nhận định đúng đây là chặng đầu tiên trong sự ứng nghiệm lời tiên tri của Giôên.
Ông đã tin rằng Vương quốc khi ấy được gắn cho Israel và sự đổ ra của Đức Thánh Linh đánh dấu thời kỳ Thiên Hi Niên. Tuy nhiên, sự ứng nghiệm trọn vẹn lời tiên tri (với cả hai: tầm cỡ công việc của Đức Thánh Linh cùng các chi tiết khác) đã bị chậm trễ vì cớ sự vô tín của người Do thái.
B. Đức Giêhôva xét đoán dứt khoát các kẻ thù của xứ (3.1-16a, 19)
Điều nầy đang nói tới Chiến Trận At-ma-ghê-đôn sắp tới.
C. Đức Giêhôva bảo đảm thiết lập dân sự Ngài trong xứ của họ (3.1, 16b-18, 20-21).
Điều nầy đang nói tới sự trị vì ngàn năm của Đấng Christ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét