Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

CHÚNG TÔI BA VUA



CHÚNG TÔI BA VUA
- Mathiơ 2:1-12
Chắc chắn một trong những truyện tích rất hay trong lễ Giáng Sinh là câu chuyện nói tới sự thăm viếng của mấy thầy bác sĩ đến từ Đông phương. Bất cứ đâu câu chuyện nói tới sự ra đời của Chúa Jêsus được thuật lại, cũng một thể ấy câu chuyện rất hay nầy được kể lại về những người khách lạ từ một vùng đất xa xôi, họ đem những tặng phẩm đến cho con trẻ Jêsus.
Từ thời xa xưa từng hoạt cảnh Giáng Sinh của thiếu nhi phải có mấy thầy bác sĩ nầy – Giôsép, Mary và Chúa Jêsus ở giữa, mấy gã chăn chiên ở bên trái, mấy thầy bác sĩ ở bên phải. Luôn luôn có ba em trai bồn chồn giả trang giống như những người bên Đông phương đem vàng và hai món quà khác mà họ không thể công bố ra.
Câu chuyện đến với chúng ta chỉ có ở Tin Lành Mathiơ. Mọi sự khác được biết về mấy thầy bác sĩ chúng ta thấy có ở chương 2. Họ xuất hiện ở câu 1 và biến mất ở câu 12, để lại đàng sau nhiều thắc mắc không trả lời được:
Những bài học về chức năng lãnh đạo của Chúa Jêsus
Bob Briner và Ray Pritchard phát hiện ra những bài học về chức năng lãnh đạo quan trọng từ đời sống của Đấng Christ, dựa theo sách Tin Lành Mác.Có thể ứng dụng cho bất cứ ai muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi hơn.
Nhận thêm các chi tiết
1. Mấy thầy bác sĩ là ai và họ đến từ đâu?
2. Có mấy người cả thảy?
3. Ngôi sao nào họ đã gặp và nó dẫn họ đến thành Bếtlêhem bằng cách nào?
4. Bao lâu sau khi Chúa Jêsus ra đời thì họ đến tại thành Jerusalem?
5. Làm sao họ biết con trẻ sẽ là Vua của dân Do thái?
Vì cớ lẽ mầu nhiệm và những thắc mắc không trả lời được, những truyền thuyết rất hay được dựng lên nói về họ. Trải qua nhiều thế kỷ, mấy thầy bác sĩ đã được đặt tên cho – Caspar, Melchior và Balthasar. Họ đã được người ta tôn kính như hạng thánh đồ và một truyền thống phát sinh có tên gọi là Sự Tôn Thờ của Mấy Thầy Bác Sĩ. Thực vậy, nếu bạn đến Đại Giáo Đường ở Cologne, nước Đức, bạn sẽ thấy những thánh tích được vịn vào và cho là các di tích của mấy thầy bác sĩ.
Sau khi bạn thấy khó xử đối với hầu hết những thắc mắc và cứ vòng vo trong trí hàng tá tá lần, cuối cùng bạn có nhiều sự kín nhiệm y như bạn đã có vào lúc ban đầu. Và đây là phần rất lôi cuốn luôn luôn tái diễn trong truyện tích Giáng Sinh nầy.
12 NGÀY TRONG DỊP LỄ GIÁNG SINH
Hết thảy đều khởi sự theo cách nầy:
“Khi Đức Chúa Jêsus đã sanh tại thành Bết-lê-hem, xứ Giu-đê, đang đời vua Hê-rốt, có mấy thầy bác sĩ ở đông phương đến thành Giê-ru-sa-lem, mà hỏi rằng: Vua dân Giu-đa mới sanh tại đâu? Vì chúng ta đã thấy ngôi sao Ngài bên đông phương, nên đến đặng thờ lạy Ngài” (Mathiơ 2:1-2).
Ngay lập tức chúng ta khám phá ra một điều rất thú vị. Mấy thầy bác sĩ – dù họ là ai – đã xuất hiện tại thành Jerusalem sau sự ra đời của Chúa Jêsus. Điều nầy đi ngược lại với quan niệm cho rằng mấy gã chăn chiên và mấy thầy bác sĩ đến tại thành Bếtlêhem cùng một lúc. Không phải thế đâu. Mấy gã chăn chiên đã có mặt trong đêm Chúa Jêsus ra đời. Mấy thầy bác sĩ đã đến một thời gian sau đó.
Nhưng mà bao lâu? Không một ai thực sự biết rõ. Có thể là vài tháng sau. Có người nghĩ là cả năm hoặc lâu hơn. Có người gợi ý: Ít nhứt là mấy ngày sau đó vì Mấy thầy bác sĩ tìm gặp Chúa Jêsus đang ở với mẹ Ngài trong một ngôi nhà tại thành Bếtlêhem, chớ không còn ở trong máng cỏ nữa.
Theo cách nầy thì phù hợp với truyền khẩu của Giáo Hội Chính Thống Đông Phương, họ cho rằng mấy thầy bác sĩ đã đến 12 ngày sau Giáng Sinh – vào ngày 6 tháng Giêng. Và đấy là lý do tại sao ngày 6 tháng Giêng được gọi là ngày Epiphany (Lễ Hiển Linh) trong Năm của Giáo Hội. Ngày Epiphany kỷ niệm sự tỏ ra của Đấng Christ cho các dân Ngoại.
Giống như là một chú thích, đấy là chỗ mà 12 ngày Giáng Sinh xuất thân. Theo truyền khẩu, 12 ngày của việc trao tặng quà dẫn bạn từ chỗ ra đời của Ngài nhằm vào ngày 25 tháng Chạp cho tới sự đến của mấy thầy bác sĩ nhằm vào ngày 6 tháng Giêng. (Như tôi đã nói, đây là một truyền thống duy nhứt, nhưng là truyền thống rất xa xưa, và có thể nó rất chính xác).
NHỮNG KẺ XEM SAO ĐẾN TỪ ĐÔNG PHƯƠNG
Hãy chú ý là mấy thầy bác sĩ nầy được gọi là “Magi từ Đông phương”. Đấy là toàn bộ những gì chúng ta được biết về họ. Thuật ngữ “Magi” hoàn toàn là một từ ngữ Batư đề cập đến một giai cấp đặc biệt các thầy tế lễ trong Đế quốc Batư.
Chúng ta biết từ những nguồn khác nữa, rằng Magi đã tồn tại trong mấy trăm năm trước thời điểm của Đấng Christ. Họ có thứ tôn giáo riêng biệt (họ thường nghĩ mình là môn đồ của Bái Hỏa Giáo, “Zoroastrianism”), chức năng thầy tế lễ của họ, những tác phẩm của chính họ. Từ sách của Đaniên, cho thấy họ đã tồn tại trong thời của ông và dường như là Đaniên đã được chỉ định là đầu giai cấp Magi vào thời Vua Darius. Sự thực ấy sẽ giúp chúng ta trong một phút.
Magi là ai? Họ là hạng giáo sư, triết gia trong thời của họ. Họ là hạng học giả rất sáng láng, có giáo dục cao, họ được đào tạo theo ngành y, lịch sử, tôn giáo, nói tiên tri và thiên văn. Họ cũng được đào tạo trong bộ môn mà chúng ta gọi là chiêm tinh học.
Trong thời buổi của chúng ta, môn chiêm tinh nhận được ít đáp ứng nhứt. Nhưng lúc ban đầu, môn chiêm tinh nầy được gắn với công tìm kiếm Đức Chúa Trời của con người. Những người xa xưa đã nghiên cứu bầu trời để tìm kiếm những câu trả lời cho các thắc mắc quan trọng của cuộc sống – Tôi là ai? Tại sao tôi có mặt ở đây? Tôi sẽ đi đâu?
Có một sự khác biệt giữa môn thiên văn và chiêm tinh học. Môn thiên văn là khoa nghiên cứu các vì sao. Còn chiêm tinh là niềm tin cho rằng có một sự kết nối giữa vị trí của các ngôi sao và vận mệnh của con người. Magi là những chuyên gia trong cả hai bộ môn: thiên văn và chiêm tinh và họ xưng mình có khả năng tiên đoán tương lai.
Sự kiện quan trọng cho chúng ta phải nhìn biết, ấy là họ có ảnh hưởng rất lớn tại xứ Batư. Thực vậy, họ là những mưu sĩ cho nhà vua. Trong khi họ không phải là vua, sẽ không sai lầm khi gọi họ là vua – những người sáng tạo vì họ mang chức năng tư vấn về chính trị cho những vì vua xứ Batư.
Sau cùng, họ là hạng người có giáo dục rất cao, họ suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống và kết quả hoàn toàn xứng đáng khi gọi họ là “Mấy Thầy Bác Sĩ”.
TÌM KIẾM CON TRẺ
Thế nhưng sao họ là phải đi xa quê nhà như vậy? Đây là một chuyến hành trình cả ngàn dặm đường từ Batư đến Israel. Tại sao họ phải thực hiện một chuyến hành trình nguy hiểm như thế chứ?
Câu trả lời là, họ đã đến để gặp nhà vua mới ra đời của người Do thái. Điều nầy khá thú vị đây! Họ vốn biết rõ một con trẻ mới hạ sanh, song họ chẳng biết tại đâu!?! Họ biết rõ Ngài là một vì Vua nhưng không biết danh tánh của Ngài.
Vì vậy, họ đến tại thành Jerusalem – thủ đô – tìm kiếm sự trợ giúp. Họ cũng cho rằng mọi người đều biết rõ về con trẻ nầy. Song một sự kinh ngạc lớn lao đang đợi họ.
NGÔI SAO KỲ DIỆU
Câu 2 thêm một chi tiết đã ngăn trở và kích thích tính tò mò của các học giả Kinh Thánh và những nhà thiên văn trong 2.000 năm: Vì chúng ta đã thấy ngôi sao Ngài bên đông phương, nên đến đặng thờ lạy Ngài.
Đâu là “ngôi sao Ngài bên Đông phương?” Họ đã nhìn thấy cái gì và làm sao họ biết đấy là ngôi sao Ngài và họ gắn nó với Israel như thế nào?
Thật là nâng đỡ khi nhớ lại rằng Mấy thầy bác sĩ là học viên về bầu trời. Nói như thế có nghĩa là họ sẽ không sợ hãi hay lui đi bởi cái gì bất thường thình lình hiện ra với họ. Cũng rất là nâng đỡ khi nhìn biết rằng vào thời buổi ấy không có gì là bất thường khi kết sự ra đời của một vì vua vĩ đại với hiện tượng bất thường ở trên trời. Ngôi sao – dù nó là sao gì – sẽ tạo ra ý nghĩa trọn vẹn cho họ và hoàn toàn phù hợp rất thực với những gì họ đã tin theo rồi. Bạn có thể nói rằng Đức Chúa Trời muốn tạo ra một sứ điệp cho những thầy tế lễ ngoại giáo nầy, Ngài đã chọn một phương thức thật trọn vẹn.
Nhưng, ngôi sao ấy là sao gì chứ? Mỉa mai thay, chúng ta không biết. Từ Hylạp đặc biệt (aster) là một từ ngữ rất phổ thông. Nó đề cập tới bất kỳ vật sáng láng nào trên bầu trời. Nó có thể đề cập tới một ngôi sao hay một hành tinh hoặc sao băng hay thậm chí một sao chổi.
Trải qua nhiều năm trời, có bốn lý thuyết chính sau đây:
1. Sao chổi Halley. Không may thay, sự xuất hiện gần nhứt là vào năm 11TC, quá sớm so với sự ra đời của Đấng Christ.
2. Sao băng. Đây là một ngôi sao bị nổ tung, thình lình đầy dẫy bầu trời với ánh sáng của tia chớp sáng rực làm mù mắt. Loại nầy khó tiên đoán, rất hiếm và chẳng có một ghi chép gì trong bất cứ tường trình nào về thiên văn nói tới một sao băng trong những năm tháng xoay quanh sự ra đời của Đấng Christ.
3. Sự giao hội của các hành tinh. Có lẽ đây là lý thuyết phổ biến nhất. Một tường trình cho rằng vào năm thứ 7TC, Sao Mộc, Sao Hỏa và Sao Thổ cùng gặp gỡ trong một sự giao hội hiếm có chỉ xảy ra 125 năm một lần. Một điều khả thi khác nữa là sự giao hội của Sao Mộc và Sao Kim vào năm 2TC (Điều nầy là điều được đề nghị bởi phần trình bày về “Ngôi Sao Kỳ Diệu” tại Cung Thiên văn Adler ở Chicago). Lý thuyết giao hội ưu đãi cho điều nầy: Nó sẽ giải thích tại sao Magi đã nhìn thấy nó mà người Do thái thì không nhìn thấy. Những sự giao hội không lôi cuốn sự chú ý của người nào không thường quan sát bầu trời. Đấy chẳng phải là những hiện tượng thấy được bằng mắt thường như sao chổi hay sao băng. Nhưng đối với bất kỳ người nào đã quan sát các vì sao thường trực, một sự giao hội gồm “ba ngôi sao” giống như vầy vào năm 7TC chắc chắn sẽ lôi cuốn sự chú ý thật phi thường.
4. Một ánh sáng siêu nhiên. Lý thuyết nầy cho rằng “ngôi sao” không phải là một hiện tượng tự nhiên gì hết, mà thay vì thế là một ánh sáng do Đức Chúa Trời đặt để trong bầu khí quyển đặc biệt cho mấy thầy bác sĩ nhìn thấy. Người nào giữ theo quan điểm nầy (bản thân tôi cũng có khuynh hướng muốn nghiêng theo) chỉ ra sự vinh hiển shekinah của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước. Ở những thời điểm nhất định trong lịch sử, Đức Chúa Trời đã tự tỏ mình ra như một ánh sáng rực rỡ để dẫn dắt dân sự của Ngài. Trong phạm trù nầy, chúng ta phải nghĩ tới trụ lửa mà với nó Đức Chúa Trời đã dẫn dắt dân Israel trong đồng vắng.
ĐANIÊN VÀ MẤY THẦY BÁC SĨ
Sự thực là, chúng ta không biết chắc “ngôi sao” ấy là gì!?! Cho phép tôi đưa lẽ mầu nhiệm nầy sâu xa thêm một bước nữa. Chỉ một ngôi sao thôi sẽ không nói cho mấy thầy bác sĩ biết mọi sự họ cần phải biết. Họ biết rõ phải đến tại thành Bếtlêhem để tìm kiếm vì vua mới hạ sanh của dân Do thái. Họ không tiếp thu điều đó từ trên bầu trời đâu!?! Vì thế đây là thắc mắc lớn lao hơn: Làm sao họ biết ngôi sao (dù là sao gì) nói tới điều gì đó quan trọng chứ?
Chúng ta rất được nâng đỡ bởi sự thực nầy: Chúng ta biết rằng người Do thái và người Batư đã sống trộn lẫn với nhau ít nhất là 500 năm. Dường như là họ đã xem Đaniên (ông là một người Do thái nhơn đức) là một người đồng bào của họ vậy. Kể từ thời của Đaniên, người Batư đã biết người Do thái đang trông mong một Đấng Mêsi. Có thể là họ biết rõ lời tiên tri về “70 tuần lễ” ở Đaniên 9 là thời điểm thích ứng về sự xuất hiện của Ngài. Cái điều họ không biết rõ, ấy là thời gian chính xác. Khi họ nhìn thấy ngôi sao, họ biết rõ thời điểm đã đến.
Bây giờ, e rằng điều nầy giống như một suy tưởng, cho phép tôi nói theo cách nầy: Mọi sự chúng ta biết về người Do thái, mấy thầy bác sĩ và lịch sử của vùng Cận Đông xưa làm cho câu chuyện nầy ra thích ứng ngay:
– Chúng ta biết người Do thái đang trông chờ một Đấng Mêsi
– Chúng ta biết mấy thầy bác sĩ nhìn vào các vì sao để nhận được sự hướng dẫn
– Chúng ta biết người Do thái và mấy thầy bác sĩ đã sống trộn lẫn với nhau ít nhất là 500 năm
– Chúng ta biết mấy thầy bác sĩ sẽ chú ý vào bất kỳ dấu lạ nào từ trên trời
– Vì thế, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy mấy thầy bác sĩ đi qua thành Jerusalem để chào thăm vị Tân Vương nầy.
Câu chuyện ở Mathiơ 2 phù hợp hoàn toàn với mọi sự mà chúng ta nhìn biết.
CÁI NẮM BẮT SAU CÙNG CỦA MỘT NGƯỜI SẮP CHẾT
Phản ứng của Hêrốt rất là tích cực. Mathiơ 2:3 chép rằng “Nghe tin ấy, vua Hê-rốt cùng cả thành Giê-ru-sa-lem đều bối rối”. Từ ngữ “bối rối” thực sự có ý nói “lay động mạnh”. Hêrốt đã bị lay động rất mạnh.
Chúng ta biết ông ta đã già và hay đau bịnh. Ông ta gần chết, ngồi không vững trên một ngai vàng không ổn định. Ý tưởng về vị vua “mới sanh” của người Do thái là một sự đe dọa trực tiếp đối với ông ta.
Ông ta cũng rất lo sợ nữa, vì mấy thầy bác sĩ cũng là một đe dọa đối với ông ta. Chúng ta không biết có phải là ba vua hay không, nhưng cho dù vậy, chắc chắn là họ không đi một mình.
BA VỊ VUA
Hầu hết mọi hình ảnh của chúng ta có về ba vị vua đang cỡi lạc đà băng ngang qua sa mạc. Không một điều gì tách rời khỏi thực tại. Chẳng có một phương thức nào khác ở dưới trời, mấy thầy bác sĩ phải tự mình băng ngang qua sa mạc 1.000 dặm. Toàn bộ ý tưởng nầy quả là đáng cười. Trong thời buổi ấy, cách duy nhứt bạn phải đi trong sa mạc là với một đoàn người hành hương thật lớn.
Mấy thầy bác sĩ đã lướt qua thành Jerusalem với sự phô bày và nghi thức long trọng, bao phủ với bụi bặm cả ngàn dặm. Tối thiểu thì họ phải mang theo với mình một lực lượng quân sự hộ tống cùng với những tôi tớ của họ. Toàn bộ đoàn người nầy có thể lên tới 300 người. Không có gì phải lấy làm lạ khi dân cư thành Jerusalem đã nhốn nháo lên.
Đồng thời, thật là thú vị khi mấy thầy bác sĩ chẳng lấy gì làm bối rối khi diện kiến với Hêrốt. Sự kiện nầy chứng thực cho tầm quan trọng của họ.
CÁI ĐIỀU MICHÊ BIẾT THÌ HÊRỐT KHÔNG BIẾT
Vì thế, Hêrốt cho triệu tập các thầy thông giáo và thầy tế lễ để tư vấn. Ông ta chỉ có một câu hỏi mà thôi: Con trẻ mới ra đời ở đâu? Các thầy thông giáo không dám ngước nhìn lên. Họ biết rồi câu trả lời: 700 năm trước, tiên tri Michê đã loan báo sự ra đời của Đấng Mêsi tại thành Bếtlêhem. Đấy là sự hiểu biết rất phổ thông trong xứ Israel. Những đứa trẻ nhỏ đều học biết điều đó trong Trường Sabát trước khi chúng được 6 tuổi. Thật là khó tin khi Hêrốt không biết điều đó.
Nếu bạn thêm những điều mấy thầy thông giáo biết với những điều mấy thầy bác sĩ hình dung ra, chắc chắn bạn sẽ kết luận rằng những dấu hiệu chỉ ra sự đến của Chúa Jêsus là rõ ràng đủ cho bất cứ ai muốn thấy. Có khi phải nói rằng Đức Chúa Trời luôn luôn phán lớn tiếng đủ cho cái lỗ tai bằng lòng lắng nghe. Nhất định Ngài đã làm điều đó ở đây. Mấy thầy bác sĩ vốn biết rõ và đã làm một việc quan trọng; mấy thầy thông giáo vốn biết rõ và chẳng làm gì hết.
NHỮNG TOAN TÍNH ĐỘC ÁC
Giờ đây Hêrốt đang làm một việc mà chúng ta sẽ nghĩ là lạ lùng. Ông ta triệu mấy thầy bác sĩ đến rồi hỏi họ lần đầu tiên ngôi sao hiện ra với họ vào lúc nào!?! Câu Kinh Thánh (câu 7) cho thấy rằng ông ta muốn biết chính xác thì giờ. Ông ta không nói cho họ biết lý do tại sao ông ta muốn biết và bạn phải đọc trong câu chuyện để tìm ra câu trả lời:
Khi Hêrốt nhìn biết mình bị mấy thầy bác sĩ lừa, ông ta đã điên tiết lên, rồi ra lịnh giết hết thảy con trẻ nam tại thành Bếtlêhem và vùng phụ cận từ hai tuổi sấp xuống, phù hợp với thời điểm ông ta học biết được từ mấy thầy bác sĩ (câu 16).
Rõ ràng là mấy thầy bác sĩ đã nói cho Hêrốt biết lần đầu tiên ngôi sao hiện ra với họ cách hai năm trước. Như thế, thì Chúa Jêsus đã ra đời cách đó hai năm? Hoặc ngôi sao đã hiện ra cách hai năm trước để cung ứng cho họ nhiều thời gian để thực hiện cuộc hành trình? Có lẽ họ đã mất hai năm thực hiện chuyến đi từ xứ Batư. Chúng ta không dám chắc. Dường như là Hêrốt cho rằng ngôi sao lần đầu tiên xuất hiện khi đứa trẻ ra đời. Nếu mấy thầy bác sĩ nói cho ông ta biết ngôi sao lần đầu tiên xuất hiện cách đây hai năm, thì điều nầy giải thích lý do tại sao Hêrốt đã ra lịnh phải giết hết thảy con trẻ nam dưới hai tuổi tại thành Bếtlêhem.
Bây giờ, chúng ta không biết chính xác về sự ấy … cả Hêrốt cũng không. Cái điều chúng ta có ở điểm nầy là một tính huống rất thú vị:
– Mấy thầy bác sĩ không nhìn thấy con trẻ Jêsus, tuy nhiên họ không biết Ngài mấy tuổi.
– Mấy thầy thông giáo biết rõ nơi Ngài phải chào đời, nhưng rõ ràng họ không tin mấy thầy bác sĩ biết họ đang nói tới điều gì.
– Đồng thời, Hêrốt biết nơi con trẻ ra đời, nhưng không rõ Ngài mấy tuổi, vì vậy để cho chắc chắn ông ta giết được Ngài, ông ta ra lịnh tàn sát hết thảy những con trẻ nam tại thành Bếtlêhem. Trong lý trí, ông ta bằng lòng giết hết thảy để cho chắc chắn ông ta giết được người mà ông ta muốn giết.
DỐI TRÁ, DỐI TRÁ, GIẬN DỮ ĐANG Ở TRÊN NGỌN LỬA
Hết thảy chúng ta đều biết rõ những gì đã diễn ra kế đó. Hêrốt yêu cầu mấy thầy bác sĩ đi đến thành Bếtlêhem như những đại biểu của Ngài, tìm cho ra nơi con trẻ ở, rồi báo cáo cho ông ta biết để ông ta sẽ đến mà thờ lạy Ngài. Hêrốt chẳng tỏ ra điều chi là xấu xa hết, và đối với sự khôn ngoan của họ mấy thầy bác sĩ đã bị rơi vào bẫy của ông ta. Nhưng tại sao họ không lọt bẫy chứ? Nếu họ từ xa đến đặng thờ lạy con trẻ, tại sao Hêrốt là chẳng chịu đi như thế? Họ chẳng có lý do nào để nghi ngờ động lực của ông ta.
LẤP LÁNH, LẤP LÁNH, NGÔI SAO NHỎ
Ở điểm nầy, có một việc bất thường đang xảy ra. Khi mấy thầy bác sĩ hướng tới thành Bếtlêhem, chỉ cách thành Jerusalem 6 dặm về phía Nam, ngôi sao họ đã nhìn thấy ở đông phương thình lình lại hiện ra. Tôi nghĩ lần đầu tiên họ nhìn thấy nó ở Đông phương, hướng dẫn hành trình họ đến tại thành Jerusalem, và không còn nhìn thấy nó nữa mãi cho tới khi họ rời Jerusalem để đến thành Bếtlêhem.
Câu 9 là một câu rất đặc biệt. Câu ấy nói ngôi sao đã đi trước họ cho tới khi nó đến rồi đứng lại trên chính ngôi nhà có con trẻ Jêsus ngự. Đấy là sự cần thiết vì, mặc dù họ biết con trẻ đang ở tại thành Bếtlêhem, họ không biết ở chỗ nào tại thành Bếtlêhem, vì vậy ngôi sao dẫn họ đến đúng với ngôi nhà đó.
Nghe như thế thì chẳng giống với bất kỳ một ngôi sao nào khác. Nghe như thế giống như một ngôi sao lạ lùng được Đức Chúa Trời dựng nên để hướng dẫn mấy thầy bác sĩ đến với một ngôi nhà đặc biệt. Không có gì lạ lùng khi họ vui mừng với sự mừng vui cực độ. Cứu cánh của chuyến hành trình nhọc nhằn, lâu dài của họ đã trong tầm tay rồi.
NHÀ VUA NẰM TRONG NÔI
Câu 11 nói cho chúng ta biết rằng “Khi vào đến nhà, thấy con trẻ cùng Ma-ri, mẹ Ngài, thì sấp mình xuống mà thờ lạy Ngài”.
Bạn có thể đưa ra thắc mắc: Sau cùng, mấy thầy bác sĩ tìm gặp Chúa Jêsus, họ có thất vọng không? Có thể họ đã thất vọng đấy. Sau hết mọi điều họ đã trải qua, sau một chuyến hành trình lâu dài như thế, sau khi vòng qua thành Jerusalem, có phải những gì họ tìm được dường như ngược với mong đợi không? Có thể là như thế lắm:
– Ngài chẳng trông giống với một vì vua.
– Ngôi nhà của Ngài trông không giống với cái chuồng bò.
– Ngài chẳng có cây trượng nào trong tay, chẳng có quân đội nào để ra lịnh, chẳng có một bài diễn văn nào được ban ra, chẳng có một luật lệ lễ nghi nào hết. Ngài không thể đi đứng hay trò chuyện được. Không một chiếu chỉ hoàng gia nào được thốt ra từ môi miệng của Ngài.
– Chẳng có một điều chi làm cho bạn nghĩ Ngài là một vì Vua cả. Đối với con mắt bề ngoài, Ngài chẳng là gì hết mà chỉ là một đứa trẻ nhà quê chào đời trong sự nghèo khó.
– Còn đối với mấy thầy bác sĩ, Ngài đã là một vì Vua.
– Ngài sở hữu nét vương giả trong cái nôi kia còn hơn Hêrốt sở hữu trong cung điện vàng son của ông ta. Ngài còn uy nghi trong độ tuổi thơ ấu của Ngài còn hơn cả Louis XIV. Là một đứa trẻ Ngài còn quyền lực hơn cả Napoleon trong vai trò một Hoàng đế.
Nhưng dường như không phải là như thế. Con mắt xác thịt chẳng nhìn thấy điều gì khác hơn một đứa trẻ bình thường, nói líu lo và thầm thì, cứ quơ quơ hai bàn tay, vói lấy ngực của mẹ mình.
Không cứ cách nào đó mấy thầy bác sĩ nhìn thấy xuyên qua cõi hiện tại rồi bước vào thì tương lai và với đức tin thật sâu sắc, họ đã thờ lạy Ngài. Họ đã nhìn thấy con trẻ nầy một ngày kia sẽ cai trị thế gian và họ sẽ không bị xấu hổ khi sấp mình xuống ở trước mặt Ngài.
Cho phép tôi đóng ngoặc đơn câu nói của một nhà chú giải Kinh Thánh: Mặc dù chúng ta đọc thấy mấy thầy bác sĩ đã gặp gỡ Hêrốt, chúng ta không đọc thấy họ đã thờ lạy ông ta. Nhưng khi họ tìm gặp con trẻ nầy, chưa đầy hai tuần tuổi, còn bồng ẳm trên của mẹ nó, hạng người cao trọng nầy đã sấp mình xuống trước mặt Ngài. Đối với con trẻ nầy, họ đã dành vinh dự xứng đáng với một vì Vua. Những gì Hêrốt thèm thuồng, Con Trẻ đã nhận được.
NHỮNG MÓN QUÀ XỨNG ĐÁNG CHO MỘT VÌ VUA
Giờ đây, chúng ta đến với chi tiết sau cùng, cái điều mà mấy thầy bác sĩ được ghi nhớ nhiều nhất: Tiếp đến, họ mở của báu ra rồi dâng lên Ngài với những tặng phẩm: vàng, nhũ hương và một dược. (Câu 11) Những tặng phẩm đối với bản thân họ là loại tặng phẩm đắt tiền và tiêu biểu cho một sự cống nạp xứng đáng. Nhưng còn hơn thế nữa, có một truyền khẩu rất xa xưa xem các tặng phẩm nầy là biểu tượng cho địa vị mà con trẻ nầy sẽ trở thành.
Các giáo phụ của Hội Thánh đầu tiên nói rằng vàng tiêu biểu cho sự giàu có và quyền lực của một vì vua. Nhũ hương được sử dụng trong sự thờ phượng Đức Giêhôva tại đền thờ. Nó tiêu biểu cho thần tính của Ngài – Ngài thực sự là Đức Chúa Trời ra đời trong xác thịt con người. Kế đó, có một dược – một loại dầu được làm bằng lá hoa hồng. Nó được sử dụng trong những cách làm đẹp, nhưng khi được trộn với giấm, nó trở thành loại thuốc gây tê. Sau khi một người qua đời, một dược được sử dụng để xức trên thi thể và sửa soạn nó để đem đi chôn. Giăng 19:39 thuật lại cho chúng ta biết thi thể của Chúa Jêsus được quấn bằng vải gai mịn ướp với 75 cân một dược và lư hội. Vì vậy, món quà một dược phác họa ra sự thương khó và sự chết của Ngài.
– Vàng chỉ ra nét oai nghi của Ngài … vì Ngài là Vua.
– Nhũ hương chỉ ra thần tính của Ngài … vì Ngài là Đức Chúa Trời.
– Một dược chỉ ra nhân tính của Ngài … vì Ngài bị định cho phải chịu thương khó và chịu chết.
Bạn thắc mắc, có phải mấy thầy bác sĩ vốn hiểu rõ mọi sự nầy? Không, họ chẳng hiểu chi hết đâu. Song Đức Chúa Trời đã sắp đặt như thế để các món quà của họ trao cho Con Trẻ Thánh sẽ chỉ cho chúng ta thấy Ngài là ai và lý do tại sao Ngài ngự đến.
Tác giả bài thánh ca vốn hiểu rõ sự ấy rất trọn vẹn. Hãy lắng nghe lời của ông:
Một vì Vua ra đời tại thành Bếtlêhem,
Tôi mang vàng đến tôn cao Ngài
Vua đời đời, không hề dứt,
Cai trị trên hết thảy chúng ta.
Nhũ hương tôi đem đến dâng,
Mùi thơm bay đến thần linh.
Hết thảy mọi người hãy chổi dậy,
hãy cầu nguyện và ngợi khen
Hãy thờ lạy Ngài, Đức Chúa Trời ở trên cao.
Nhũ hương là của tôi, loại dầu cay đắng của nó
Hà hơi ảm đạm vào cuộc sống,
Buồn rầu, thở dài, máu đổ, chết chóc
Được đóng ấn trong huyệt mộ bằng đá lạnh lùng.
Tiếp đến là câu cuối:
Giờ đây vinh hiển thay, kìa, Ngài đã lại sống,
Là Vua, Đức Chúa Trời và Của Lễ,
Halêlugia, Halêlugia
Âm thanh vang dội cả đất trời.
BA LẼ THẬT VĨNH CỮU
Tôi đưa ra ba lẽ thật vĩnh cửu từ câu chuyện nầy để cho bạn xem xét:
1. Nếu mấy thầy bác sĩ có thể tìm gặp Chúa Jêsus, cũng một thể ấy đối với bạn đấy.
Hãy suy nghĩ xem có bao nhiêu ngăn trở họ phải vượt qua để đến với Chúa Jêsus. Có một ngăn trở về văn hóa, ngăn trở về xa xôi, ngăn trở về ngôn ngữ, ngăn trở về chủng tộc, ngăn trở về tôn giáo, chưa nói tới một vua hay thù nghịch và các cấp lãnh đạo tôn giáo dửng dưng. Thật là không dễ dàng gì cho họ tìm gặp Chúa Jêsus, nhưng họ đã tìm gặp.
Nếu họ đã tìm được Ngài, thì bạn cũng một thể ấy.
2. Nếu Đức Chúa Trời có thể sử dụng một ngôi sao để đến với những nhà thiên văn ngoại giáo nầy, thì Ngài có thể sử dụng bất cứ điều chi để đến với bất kỳ ai.
Có khi chúng ta thất vọng không nhìn thấy bạn bè mình đến với Đức Chúa Trời vì không một điều gì chúng ta nói dường như có chút tác động nào trên họ. Câu chuyện nầy đáng phải cung ứng cho chúng ta nhiều hy vọng hơn. Đức Chúa Trời của chúng ta là Đấng sáng tạo vô hạn trong những vụ việc mà Ngài có thể sử dụng để làm tan vỡ những kẻ dường như rất xa xôi đối với Ngài. Ngài có thể sử dụng một ngôi sao, một quyển sách, một chứng đạo đơn, một chương trình truyền hình, một bài hát, một cây cung và một mũi tên, một cơ hội, hay bất cứ điều chi Ngài mong muốn.
Nếu Đức Chúa Trời có thể đến với mấy thầy bác sĩ, Ngài có thể với tới bất cứ ai.
3. Nếu mấy thầy bác sĩ đã dâng cho Chúa Jêsus những món quà thích nghi với một vì Vua, thì chúng ta cũng thế.
Thật lấy làm phải khi nhớ rằng truyền thống trao quà trong dịp lễ Giáng Sinh không khởi sự với ông già Santa Claus. Nó khởi sự với mấy thầy bác sĩ. Thường thì chúng ta dính dáng vào việc biếu và nhận quà quen thuộc đến nỗi chúng ta quên đi công việc ấy đã bắt đầu từ đâu.
Thật lấy làm tốt khi trao những món quà cho nhau; thậm chí tốt hơn là trao những món quà cho Chúa Jêsus. Thật lấy làm tốt khi tỏ ra tình yêu thương với những người mà chúng ta yêu thương; tốt hơn nữa là tỏ ra tình yêu thương cho Đấng đã yêu chúng ta khi chúng ta chẳng đáng yêu chút nào.
Thật thế, đây là ý nghĩa chính của câu chuyện. Năm nay và từng năm một, và hết thảy suốt cả năm, chúng ta được mời trở lại với thành Bếtlêhem. Một Con trẻ nằm ở đó, Ngài là Vua, là Đức Chúa Trời và là Của lễ. Nhà Vua đang nằm trong máng cỏ. Thần Linh được quấn trong mấy cái tả lót. Của lễ đang yên nghỉ trong vòng tay của mẹ Ngài. Thế rồi, Ngài sẽ chổi dậy lo làm công việc Ngài và thế gian sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy. Từ giây phút nầy, Con Trẻ nằm ngủ tại thành Bếtlêhem, vây quanh là những món quà xứng với một vì Vua và những con mắt lạ lùng đang mở to với sự kinh ngạc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét