Thứ Tư, 16 tháng 12, 2009

Sốt sắng hay nguội lạnh?



NGÃ TƯ ĐƯỜNG CỦA CUỘC SỐNG

Sốt sắng hay nguội lạnh?
Công vụ các sứ đồ 3-4;
Khải huyền 3.14-20
1. Vị luật sư bên nguyên của một thị trấn nhỏ mời nhân chứng đầu tiên đứng vào phiên xử, một phụ nữ lớn tuổi. Ông đến gần bà ta rồi hỏi: "Bà Jones, bà có biết tôi không?" Bà ta đáp: "Sao, có chứ, tôi biết ông mà, Ông Williams. Tôi biết ông từ khi ông còn là một thanh niên kia. Mà thiệt đó, ông là mối thất vọng lớn đối với tôi. Ông nói dối, ông lừa đảo vợ mình, ông lôi kéo người ta rồi nói về họ sau lưng họ. Ông nghĩ ông là một người quan trọng khi ông không có đầu óc để nhận ra mình chẳng có ý nghĩa gì khác hơn cái kẹp giấy kia kìa. Phải, tôi biết ông rõ đấy". Vị luật sư choáng váng. Không biết phải làm chi khác, ông ta chỉ khắp phòng rồi nói: "Bà Williams, bà có biết luật sư biện hộ không?" Bà ta đáp: "Sao chứ, tôi biết mà. Tôi biết rõ Ông Bradley từ khi ông ấy còn trẻ kia. Tôi thường trông ông ấy thay cho bố mẹ ông ấy kìa. Và ông ta, cũng là một mối thất vọng cho tôi. Ông ta biếng nhác, tin mù quáng, và ông ta có vấn đề với say xỉn. Một người không thể tạo ra mối quan hệ bình thường với ai khác, và cách thi hành luật của ông ta là một trong những thứ kém cõi nhất trong cả bang. Phải, tôi biết rõ ông ta đấy". Tới đây, quan toà gõ lệnh cho phòng xử phải im lặng rồi kêu gọi cả hai vị luật sư lên hội thẩm. Với giọng nói rất quả quyết, ông khẳng định: "Nếu một trong hai người hỏi bà ta có biết tôi không, quí vị sẽ bị nhốt vì tội khinh suất đấy!"
2. Chúa Jêsus phán với Hội thánh tại Lao-đi-xê: "Ta biết công việc của ngươi…". Ngài biết rõ mọi sự về chúng ta. Ngài biết rõ chúng ta hơn là chúng ta biết mình nữa. Ngài biết rõ Hội thánh nầy và thái độ của chúng ta đối với Ngài và sứ điệp Tin Lành. Ngài biết rõ chúng ta đang sốt sắng hay nguội lạnh.
3. Thái độ của chúng ta đối với Chúa và Tin lành là như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ xem xét hai Hội thánh cùng tình trạng thuộc linh của họ. Từ tấm gương của họ, chúng ta sẽ rút tỉa được vài điều có ý nghĩa cho Hội thánh đương thời.
I. Nghiên cứu trường hợp #1 – Hội thánh Jerusalem (Công vụ các sứ đồ 3-4).
A. Các vị sứ đồ đang ở trong tù (3.1-26 - 4.4). Bối cảnh được đặt ra ngay sau Lễ Ngũ Tuần, khi Hội thánh đang tấn tới với số lượng và chất lượng. Phierơ và Giăng đi lên Đền Thờ rồi gặp một người què đang ngồi ăn xin những kẻ vào đền. Họ chẳng có tiền bạc để bố thí cho ông ta, nhưng họ hiến cho ông ta sự chữa lành "nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ ở Naxarét". Đôi chân của người nầy được chữa lành bằng phép lạ và ông ta đi theo họ "vừa đi, vừa nhảy, vừa ngợi khen Đức Chúa Trời". Đoàn dân đông đã trông thấy phép lạ đáng sợ nầy và đã "bỡ ngỡ và sững sờ". Phierơ khi ấy đã mở ra phần giới thiệu đầy quyền năng của sứ điệp Tin lành. Tuy nhiên, khi các cấp lãnh đạo tôn giáo hay được những gì đã xảy ra, họ đã bắt Phierơ và Giăng rồi nhốt họ trong tù qua đêm.
B. Tin lành gặp thử thách (4.5-22). Qua ngày sau, các vị sứ đồ bị đem ra hầu trước toà. Các cấp lãnh đạo người Do thái hỏi: "Bởi quyền phép nào hay là nhân danh ai mà các ngươi làm điều nầy?" Phierơ nói cho họ biết chính "danh Đức Chúa Jêsus Christ ở Na-xa-rét, Đấng mà các ông đã đóng đinh trên thập tự giá" và chẳng có "danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu". Chính khi ấy người Do thái "nhìn thấy sự dạn dĩ của Phi-e-rơ và Giăng", họ "nhận biết hai người từng ở với Đức Chúa Jêsus". Họ cảnh cáo hai người một cách nghiêm ngặt "từ rày về sau, chớ lấy danh đó dạy dỗ không cứ là ai … chẳng cho nhân danh Đức Chúa Jêsus mà nói hay là dạy". Tuy nhiên, vị sứ đồ đáp: "Vì, về phần chúng tôi, không có thể chẳng nói về những điều mình đã thấy và nghe". Mặc dù vậy, toà án ngăm doạ họ nhiều lắm, "rồi tha ra" vì cớ dân chúng.
C. Hội thánh trong sự cầu nguyện (4.23-33).
1. Khi họ được thả ra rồi, Phierơ và Giăng quay trở lại với Hội thánh và "thuật lại" mọi sự đã xảy ra. Rồi họ còn làm gì nữa? Họ không thốt ra một lời than phiền nào về sự xâm phạm quyền tự do ngôn luận của họ. Họ không kêu gọi một cuộc họp báo. Họ không xem mình là nạn nhân. HỌ ĐÃ CẦU NGUYỆN! Nếu Hội thánh đầu tiên bị bắt bớ, họ đã cầu nguyện. Nếu họ bị thách thức, họ đã cầu nguyện. Họ có điều mà chúng ta đã đánh mất, đáp ứng theo bản năng cho bất kỳ tình huống nào là cầu nguyện.
2. Họ "một lòng cất tiếng lên cầu Đức Chúa Trời". Những âm thanh dộn dựt! Những âm thanh thật kỳ diệu! Chúng ta hãy đọc phần tóm tắt ngắn gọn về lời cầu nguyện của họ trong các câu 24-30. Họ đã cầu xin điều gì vậy? "Dạn dĩ" trong sự chứng đạo cùng "phép lạ và dấu kỳ" từ nơi Chúa.
3. Nơi nhóm lại "rúng động" và hết thảy họ "đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh". Ồ, chúng ta AI NẤY phải được đầy dẫy hay phục theo Thánh Linh của Đức Chúa Trời! Lời cầu nguyện của họ được nhậm vì họ đã "giảng đạo Đức Chúa Trời cách dạn dĩ".
4. Hàng ngàn tín đồ "cứ một lòng một ý cùng nhau". Họ được tự do chia sẻ với nhau và "kể mọi vật là của chung cho nhau". Đức Chúa Trời đã ban "quyền phép rất lớn" cho các sứ đồ và "hết thảy đều được phước lớn". Đúng là Hội thánh! Quí vị có thích Hội thánh nhà giống như thế ngày hôm nay không?
II. Nghiên cứu trường hợp #2 – Hội thánh Laođixê (Khải huyền 3.14-17a).
- Khi chúng ta mở ra ở Khải huyền 3, chúng ta nghĩ đến một thời gian khoảng chừng 50 năm. Tin lành phát xuất từ Hội thánh Jerusalem cho đến toàn thế giới vùng Địa Trung Hải, ngay cả đồng bằng Lycus xứ Phrygia đến Laođixê. Khoảng 100 dặm phía Đông thành Êphêsô, Laođixê nằm ngay trục của ba giao lộ chính, một trung tâm thương mại bận rộn với nhiều nhà băng và vốn tư bản. Họ sản xuất len giá trị cao cũng như nhiều thứ dược phẩm cổ. Họ xây dựng nhiều nhà hát, một sân vận động khỗng lồ, những nhà tắm công cộng rộng rãi và các trung tâm mua sắm. Đây là một loại Ngân hàng Mỹ, Siêu thị Mỹ và Dưỡng đường Mayo hết thảy cộng lại.
- Hội thánh Lao-đi-xê chưa hề được Phaolô thăm viếng, nhưng ông nhắc tới 4 lần trong sách Côlôse 4.16 cho thấy rằng ông đã viết cho họ một bức thư không nằm trong kinh điển. Ít nhất, rất sớm sủa đây là một Hội thánh lớn vì chẳng có một sửa đổi nào từ phía vị sứ đồ. Nhưng trải qua nhiều năm tháng, có chuyện đã xảy ra. Tình cảm của người tin Chúa đã nguội lạnh. Họ đã trở nên dửng dưng, nguội lạnh và thờ ơ. Chúa Jêsus mô tả Hội thánh ở đây bằng hai cách: HÂM HẨM và DỐI GẠT.
A. Hội thánh đã hâm hẩm (các câu 14-16).
1. Chúa Jêsus bảo Giăng viết cho "thiên sứ", sứ giả hay Mục sư của Hội thánh. Đây là sứ điệp cuối trong 7 sứ điệp cho các Hội thánh ở Á châu.
2. Chúa tiếp tục mô tả chính mình Ngài theo ba cách. Ngài là "Đấng Amen" hay đạo sau cùng. Ngài là "Đấng làm chứng thành tín chân thật". Ngài biết rõ muôn vật và chẳng che giấu điều gì. Giống như bà kia ở chỗ phải làm chứng, Ngài "làm chứng y như việc đã có vậy". Ngài là "Đấng làm đầu cội rễ cuộc sáng thế của Đức Chúa Trời". Chúa Jêsus là nguồn cội của muôn vật. Côlôse 1.17 chép: "Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài".
3. Một lần nữa, Chúa Jêsus phán: "Ta biết công việc ngươi". Ngài đang phán: "Chẳng có ai biết ngươi bằng Ta biết. Ta biết ngươi còn rõ hơn ngươi biết mình nữa. Ngươi không thể qua mặt ta được".
4. Chúa Jêsus bảo họ rằng họ "hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh". "Nóng" [hot] ở đây ra từ zestos, "sôi sụt". Chúng ta có từ ngữ "zest" [say mê] và "zeal" [sốt sắng] ra từ chữ ấy. Rôma 12.11 chép: "Hãy siêng năng mà chớ làm biếng; phải có lòng sốt sắng [zestos]; phải hầu việc Chúa". Hội thánh Jerusalem rất "nóng".
5. Chúa Jêsus cũng phán: "Ước gì ngươi lạnh hoặc nóng thì hay!" Sao phải là "lạnh?" Không xa lắm là Heirapolis, là dòng suối nước nóng tự nhiên. Côlôse cũng ở gần đó và ai cũng biết đây là suối nước lạnh ngầm dưới đất. Lao-đi-xê chẳng có gì hết. Thực vậy, họ đã nghĩ ra một cống dẫn nước ngầm dưới đất để đem nước vào thành phố của họ. Nước ấy trở nên ấm, hâm hẩm và du khách thường hốt nước lên rửa mặt chớ không nếm được.
6. Vì những tín đồ ở Lao-đi-xê không "nóng" trong tình cảm của họ đối với tin lành, họ cũng chẳng “lạnh” nữa, vì họ âm ấm, hâm hẩm, Chúa Jêsus phán Ngài sẽ "nhả" họ ra khỏi miệng của Ngài. Đây là một câu nói gay gắt hơn là "khạc, nhổ".
7. Họ “không nóng cũng không lạnh”; họ không phải là người theo tà giáo, nhưng cũng không phải là tín đồ chân thật; họ không chống đối Tin lành, họ cũng không bảo hộ cho tin lành đó; họ chẳng làm hại, cũng không làm chi tốt cho; họ không có tai tiếng xấu nhưng họ khó phân biệt bởi sự thánh khiết; họ không sống theo kiểu phi tôn giáo, nhưng họ cũng không lấy làm thích thú về công việc của Đức Chúa Trời. Nói một lời, nhà thờ là thứ mà họ đến vào những ngày Chúa nhựt và chỉ bấy nhiêu thôi.
B. Hội thánh bị dối gạt (câu 17).
1. Hãy gạch dưới hai cụm từ trong câu 17: "ngươi nói" và "ngươi không biết". Họ nói họ là thế nầy đây, còn Chúa Jêsus "Đấng làm chứng thành tín chân thật" phán: thực tế họ hoàn toàn ngược lại thế.
2. Những tín đồ Lao-đi-xê nói họ "giàu", "giàu có" và "không cần chi nữa". "Rich" [giàu] có ý nói tới một sự dư dật phước hạnh về vật chất, một ngân sách dày đặc với những cuộc đầu tư lớn. "Giàu có" có ý nói tới việc càng ngày càng giàu. Họ có nhiều thêm, nhiều thêm các thứ của cải. Họ "không cần chi nữa". Vì cớ tài khoản ngân hàng của họ, họ không cần phải hỏi ai thứ gì hoặc cầu xin thứ chi từ Đức Chúa Trời.
3. Theo những giới hạn của ngày hôm nay, đây sẽ là một Hội thánh với những toà nhà thật xinh đẹp, một ban trị sự có ơn, âm nhạc thật sinh động và sự kỉnh kiền của hội chúng … tuy nhiên Chúa Jêsus phán họ rất "khổ sở, khốn khó, nghèo ngặt, đui mù và lõa lồ".
4. "Khổ sở" có ý nói tới chỗ họ bị chai lì hay cứng lòng đối với lẽ thật. "Khốn khó" có ý nói tới việc làm đối tượng cho sự thương hại, giống như một kẻ vô gia cư vậy. "Nghèo ngặt" ở đây có ý nói tới "ăn mày", một kẻ phải ăn mày những miếng bánh vụn. "Đui mù" có ý nói tới việc mù loà thuộc linh không nhìn thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, sự khải thị của Ngài và sự thương xót của Ngài dành cho hạng người chưa tin Chúa. "Loả lồ" ra từ chữ Hy lạp, từ đó chúng ta có chữ "gymnasium", rách nát. Cách đây 125 năm, Charles Spurgeon đã viết về Hội thánh nầy: "Hội thánh nầy tự coi mình rất giàu có, hoàn toàn bị phá sản trong cách nhìn của Chúa. Nó không có sự vui mừng thật ở trong Chúa; nó tự mình vui mừng không đúng cách. Nó chẳng có một vẻ đẹp thánh khiết thực sự nào cả; nó nhầm lẫn trong sự thờ phượng theo hình thức, những toà nhà xinh đẹp và ca hát hài hoà vì sự xinh đẹp đó. Nó không có sự hiểu biết sâu xa đối với lẽ thật và không giàu có trong sự tin kính thật, nó làm sai lệch sự khôn ngoan theo đời nầy và dáng vẽ bề ngoài đối với những việc quí giá. Nó nghèo khó trong sự cầu nguyện kín nhiệm, là sức lực của bất cứ Hội thánh nào; nó rất cơ cực trong mối giao thông với Đấng Christ, đây là dòng máu sống động của tôn giáo; nhưng nó có cái bề ngoài của những ơn phước nầy rồi bước đi trình diễn trong hư không" (www.biblebb.com/files/spurgon/WARNLUKE.TEX).
5. Đâu là sự khác biệt trong chỗ "ngươi nói" và "ngươi không biết"? Tại sao họ nhìn thấy bản thân họ khác hơn cách Đấng Christ nhìn thấy họ? Họ đang suy xét bởi những tiêu chuẩn khác. Hãy tưởng tượng một đội bóng đá của thị trấn nhỏ Panhandle đang thi đấu trận chung kết của tiểu bang tại sân vận động Texas xem. Sau 10 phút họ đã có tỉ số 21-3. Vị huấn luyện viên cần hội ý và nhóm các cầu thủ của mình lại. Họ nói: "Wow, bộ đồng phục nầy há chẳng quan trọng sao?" "Tôi thấy tên của Lee Roy Jordan trên chiếc nhẫn danh dự kìa!" "Nào, tôi nhìn thấy bà nội tôi ngồi trên khán đài kia!" "Đấu như vầy, há chẳng vui sao"? Còn vị huấn luyện viên nói gì? Ông ta nói: "Hãy nhìn lên bảng tỉ số kìa. Chúng ta không có mặt ở đây để vui mà phải thắng trận đấu". Hỡi Hội thánh, có phải chúng ta thực sự đang tác động vào xã hội với Tin lành không? Chúng ta đang đánh đổi mấy con cá trong bình kia với thành công lớn, hay chúng ta đang thực sự tin theo quyền phép của Tin lành? Chúng ta xét mình bởi những tiêu chuẩn nào? Có phải chúng ta giống với Hội thánh Jerusalem hay Hội thánh Lao-đi-xê?
III. Mưu luận dành Hội thánh đương thời (Khải huyền 3.17b-20).
A. Hãy thấy mình sao cho đúng với thực trạng (câu 17b).
1. Một người đi khám bác sĩ làm những xét nghiệm, nhưng lại nói: "Thưa bác sĩ, đừng nói với tôi tình trạng xấu nhé, tôi không muốn biết đâu". Quí vị biết rõ tình trạng ấy xấu khi quí vị không muốn biết xấu như thế nào đấy thôi. Chúng ta cần phải nhìn rõ sự thực!
2. Hỡi Hội thánh, có phải chúng ta đang giống với Hội thánh Lao-đi-xê? Có sự khác biệt giữa những gì chúng ta nói hay suy nghĩ về Hội thánh chúng ta và những gì Chúa Jêsus biết toỏng về chúng ta!?!
3. Có thể chúng ta nghĩ chúng ta "giàu", "giàu có" và "không cần chi hết" nhưng Chúa Jêsus thì biết rất rõ. Ít nhất, theo phương thức nào đó Ngài biết chúng ta đang "khổ sở, khốn khó, nghèo ngặt, đui mù và lõa lồ".
B. Trở lại với thực trạng của chúng ta (các câu 18-19).
1. Chúa Jêsus phán: "Hãy mua vàng thử lửa của ta…". Câu nầy làm nhớ lại Êsai 55.1: "Hỡi những kẻ nào khát, hãy đến suối nước! Và người nào không có tiền bạc, hãy đến, mua mà ăn! Hãy đến, mua rượu và sữa mà không cần tiền, không đòi giá". Câu nầy có ý nói hãy nhận từ Chúa Jêsus những gì chỉ có Chúa Jêsus mới có thể ban cho.
2. Chúng ta cần phải nhận từ Chúa Jêsus "vàng đã được luyện trong lửa". Chúng ta cần phải thôi không tích trữ những thứ lấp lánh của thế gian (vàng của kẻ dại) và hãy tìm thứ vàng thực của thiên đàng, đức tin thật đã được luyện lọc nơi Đức Chúa Trời nhậm lời cầu nguyện của chúng ta! I Phierơ 1.7 chép: "hầu cho sự thử thách đức tin anh em quí hơn vàng hay hư nát, dầu đã bị thử lửa, sanh ra ngợi khen, tôn trọng, vinh hiển cho anh em khi Đức Chúa Jêsus Christ hiện ra".
3. Chúng ta cần phải nhận từ Chúa Jêsus loại "áo trắng". Những người tin Chúa được mặc lấy sự công bình của Đấng Christ, nhưng chúng ta cần phải mặc lấy sự công bình thực tế, sự thánh khiết cá nhân, những gì chỉ đến từ việc hết lòng tìm kiếm Chúa Jêsus.
4. Chúng ta cần phải nhận từ Chúa Jêsus "thuốc xức mắt". Nhiều người đã mắc phải bịnh đục nhãn cầu. Chúng ta thực sự không nhìn thấy Đức Chúa Trời trong một thời gian dài. Chúng ta cần một cái nhìn tươi mới về sự vinh hiển của Ngài và một tầm nhìn đẫm nước mắt thật sự về thế gian đang xa cách Ngài.
5. Chúa Jêsus phán rằng sở dĩ như thế là vì cớ "tình yêu thương" của Ngài dành cho chúng ta đến nỗi Ngài sẽ "quở trách, sửa phạt" chúng ta. Giống như một người cha đang sửa dạy con cái của mình, Đức Chúa Trời muốn chỉnh sửa chúng ta. Điều chính yếu là phải "có lòng sốt sắng và ăn năn". Chúng ta có ăn năn không?
C. Mở cánh cửa lòng ra cho Đấng Christ (câu 20).
1. Cách đây nhiều năm, tôi nhớ câu 20 là một phần của bài truyền giảng. Tuy nhiên, trong nội dung, bức tranh không phải là Đấng Christ đang gõ vào cánh cửa lòng của một tội nhân, mà Ngài đang gõ nơi cánh cửa của một Hội thánh đầy dẫy những thánh đồ!
2. "Đứng" và "gõ" là thì hiện tại, Chúa Jêsus cứ tiếp tục đứng và gõ. Mỗi lần Lời Chúa thuyết phục, từng lời cầu nguyện được nhậm, mỗi hoàn cảnh được chúc phước đều là những lần gõ của Ngài.
3. "Ăn bữa tối" có ý nói tới bữa ăn chính trong ngày, một bữa ăn tối riêng biệt. Ngài phán Ngài sẽ "ăn bữa tối với người, và người với ta". Khi chúng ta dọn phòng cho Chúa Jêsus, Ngài dọn tiệc. Khi Chúa Jêsus ngự vào ngôi nhà, chúng ta sẽ không còn "hâm hẩm" nữa. Quí vị đang sốt sắng hay đang nguội lạnh vậy!?!
Khi lớn lên, tôi nghe kể những câu chuyện về bố mẹ tôi xức "dầu dừa" khi họ bị bịnh. Đến thời của tôi, các công ty dược phẩm học biết rằng những đứa trẻ dùng thuốc dễ dàng hơn nhiều khi phải dùng đến. Chúa Jêsus đã kê toa thuốc cho chúng ta đúng liều lượng. Chúng ta cần phải "lấy lòng sốt sắng và ăn năn" chúng ta cần phải "mở cửa" rồi mời Ngài bước vào trong. Khi thực hiện điều nầy, chúng ta thấy không những có hiệu quả mà nó còn lấy làm ngọt ngào cho vị nếm của chúng ta nữa!
Hội thánh không thể mở cánh cửa ra, chỉ có những cá thể Cơ đốc nhân mà thôi. Về mặt tập thể chúng ta sẽ không nhìn thấy quyền phép của Tin lành, cho tới chừng nào chúng ta mỗi cá nhân biết chào đón Chúa Jêsus ngự vào lòng của Hội thánh.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét