Thứ Tư, 16 tháng 12, 2009

Thái độ của bạn và Tin Lành



NGÃ TƯ ĐƯỜNG CỦA CUỘC SỐNG
Thái độ của bạn và Tin Lành
Rôma 1.14-16
1. Vào giữa thập niên năm 1800, một nhóm những nhà thăm dò đi đến Bannock, Montana để tìm vàng. Khi đối mặt với những khó nhọc rất nghiêm trọng, vài người trong số họ đã chết trong cuộc thám hiểm. Họ bị những người da đỏ thù nghịch tấn công, chúng lấy đi tất cả ngựa rồi cảnh cáo họ nếu họ trở lại đất đai của người da đỏ một lần nữa, họ sẽ bị giết. Bị thất bại, ngã lòng và bị bức hiếp, họ từ từ lên đường trở lại Bannock bằng cách đi bộ. Một tối kia, khi họ cắm trại gần một dòng suối, một nhà thám hiểm đã tìm được một miếng quặng vàng tự nhiên có giá 12USD. Qua ngày sau, tất cả họ lội qua dòng suối đó rồi tìm được miếng vàng khác có giá trị 50USD. Khi họ trở lại Bannock để tìm mua sắm các thứ đồ đạt, họ đã đưa ra một lời thề trang trọng không nói với ai về những gì họ tìm được. Tuy nhiên, khi họ quay trở lại chỗ có vàng, khoảng 300 người đã đi theo họ. Ai đã tiết lộ những tin tức tốt lành? Không một ai cả! Gương mặt rạng rỡ của những nhà thám hiểm đã phản bội lại bí mật của họ!
2. Sự khám phá quan trọng nhất bất kỳ ai có thể dò kiếm được không phải là vàng trong dòng suối kia, mà là ơn cứu rỗi ở trong Đức Chúa Jêsus Christ. Khi bạn suy nghĩ đến sự thực Chúa Jêsus đã chịu chết vì tội lỗi của bạn, bị chôn rồi đã sống lại trong sự vinh hiển, sự tha thứ chắc chắn, sự bình an và một quê hương ở trên trời, có phải sự khám phá ấy đã làm cho bạn phải mĩm cười không? Có phải đức tin của bạn đang rạng rỡ trên gương mặt của bạn? Thái độ của bạn về Tin Lành như thế nào? Có phải bạn thực sự tin theo Tin Lành ấy chăng? Có phải bạn tin theo Tin Lành, là những tin tức tốt lành làm thay đổi đời sống không? Có phải bạn thực sự tin Chúa Jêsus là đường đi duy nhứt dẫn đến thiên đàng không?
3. Sứ đồ Phaolô đã tin Tin Lành mạnh mẽ đến nỗi không những nó rạng rỡ trên gương mặt của ông, mà nó còn nung đúc mọi tư tuởng của ông và đầy dẫy trong những cuộc trao đổi, bàn luận. Ông đã tin mạnh mẽ sứ điệp nói tới thập tự giá đến nỗi nó trở thành ưu tiên một hoàn toàn trong đời sống của ông. Ông đã dâng mình vào việc chia sẻ những tin tức tốt lành với bất cứ ai và với mọi người.
4. Trong sứ điệp sau cùng của loạt bài nói tới Tin Lành, Ngã Tư Đường Trong Cuộc Sống chúng ta sẽ xem xét GÁNH NẶNG, SỰ DẠN DĨ, và NIỀM TIN của Phaolô nơi Tin Lành và tiếp thu lấy một số ứng dụng cho đời sống của chúng ta.
I. Gánh nặng của Phaolô. Tôi là kẻ mắc nợ (câu 14).
A. ĐỊNH NGHĨA về việc trở thành "kẻ mắc nợ".
1. Phaolô bắt đầu bằng cách nói: "Tôi mắc nợ". "Kẻ mắc nợ" ra từ một từ Hy lạp có nghĩa là "người làm chủ" {owner}.
2. Quyển tự điển chú giải Tân Ước Vines xác định từ nầy là "người nầy làm chủ cái gì đó của người khác, chủ yếu là về tiền bạc" (p.269).
3. Chúa Jêsus đã sử dụng chính từ nầy trong Bài Cầu Nguyện Mẫu trong Bài Giảng Trên Núi ở Mathiơ 6.12, ở đây Ngài dạy chúng ta phải cầu nguyện "và tha nợ cho chúng tôi cũng như chúng tôi tha kẻ mắc nợ chúng tôi". Ở đây, nội dung chứa ý nghĩa của "tội lỗi".
4. Chúa Jêsus cũng sử dụng từ nầy để mô tả số lượng mắc nợ trong Thí dụ nói về tôi tớ không biết tha thứ trong Mathiơ 18.21-35.
5. Không một người nào cần phải giải thích ý tưởng về nợ nần cho những người Mỹ hiện đại cả. Nhiều người đã héo hon vì nợ nần. Dường như Lối Sống Của Người Mỹ là phải trả giá mọi sự trong sự trả góp mỗi tháng. Có người nói: "Lý do duy nhứt gia đình người Mỹ không có một con voi, ấy là họ phải trả góp mỗi tháng thay vì phải bỏ một đôla vào con voi".
6. Hết thảy chúng ta đều là kẻ "mắc nợ" đối với ai đó hoặc việc gì đó. Chúng ta mắc nợ món thế chấp, thuê mướn, xe cộ, các thứ thuế, các tiệc ích, và học phí, chưa nhắc tới chi tiêu hết mức nợ của thẻ tín dụng nữa. Một website về các thứ nợ cho biết như sau: "độ tin cậy của người Mỹ đặt trên — các thẻ tài khoản ngân hàng, các thứ thẻ siêu thị và xăng dầu, các thẻ nợ và thẻ ATM bằng nhựa ở một mức độ cao trọn thời gian. Người Mỹ trung bình mang trong người 9 thẻ, với một sự cân đối nhiều ngàn đôla".
7. Tôi nếm trải món nợ đầu tiên của mình khi tôi mua chiếc xe đầu tiên với giá 900USD. Tôi chỉ có 125USD, bố tôi buộc tôi phải trả mỗi tuần 100USD cho ông cho tới chừng nào món nợ đã trả đủ.
B. GIẢI THÍCH việc trở thành "kẻ mắc nợ"
1. Phaolô nói rằng ông cũng là một "kẻ mắc nợ". Câu nầy làm phát sinh thắc mắc: "Ông đã mắc nợ ai?" Phaolô không mắc nợ Visa, MasterCard hay American Express. Ông không mắc nợ công ty điện thoại hay ngân hàng. Phaolô nói cho chúng ta biết ông đã mắc nợ MỌI NGƯỜI. Ông nói ra sự ấy theo hai cách khác nhau:
a. Thứ nhứt, ông nói: "Tôi mắc nợ cả người Gờ-réc lẫn người dã man". Người "Gờ-réc" là người có học. Họ xây dựng nhiều thành phố, mở rộng nghệ thuật và các bộ môn khoa học, phát triển các bộ môn thể thao. "Người dã man" có ý nói tới "những người nói năng lỗ mãng, tục tằn và khó chịu". Người Gờ-réc sử dụng từ ngữ nầy để mô tả những kẻ không thuộc xã hội và ngôn ngữ của họ. Phaolô tự xem mình là "kẻ mắc nợ" cả người có học và người thất học.
b. Thứ hai, Phaolô nói: "Tôi mắc nợ … cả người thông thái lẫn người ngu dốt". Từ ngự Hy lạp nói tới "thông thái" là sophos, là người có chất lượng nhơn đức. Vì lẽ đó, "ngu dốt" có chất lượng phi đạo đức. Phaolô là "kẻ mắc nợ" cả người đạo đức lẫn người phi đạo đức. Ông là "kẻ mắc nợ" đối với MỌI NGƯỜI! Ông đã nói trong II Timôthê 1.11: "Ấy là vì Tin Lành đó mà ta đã được lập làm người giảng đạo, sứ đồ và giáo sư".
2. Chúng ta biết Phaolô đã mắc một món nợ. Chúng ta biết ông mắc một món nợ đối với mọi người. Thắc mắc kế tiếp rất hợp lý như sau: "Phaolô đã mắc nợ gì?" Ông không mắc nợ tiền bạc; ông mắc nợ Tin Lành. Khi ông xem xét ân điển đáng kinh ngạc của Đức Chúa Trời trong chính đời sống của ông, ông cảm thấy một sự bắt buộc tối thượng phải chia sẻ ân điển ấy với tha nhân.
C. ỨNG DỤNG việc trở thành "kẻ mắc nợ"
1. Bạn mắc “nợ” loại nào trong các thứ VẬT CHẤT? Có phải trả các hoá đơn đúng kỳ là quan trọng không? Có phải ai cũng biết bạn là kẻ hay “trả chậm” không? Tất nhiên là không rồi. Phần lớn chúng ta đều chịu khó làm việc khi chịu trách nhiệm về tài chính và có tài khoản hẳn hòi.
2. Bạn mắc loại “nợ” nào trong các vụ việc THUỘC LINH? Bạn đã kinh nghiệm chính ân điển mà Phaolô đã kinh nghiệm. Bạn là kẻ mắc nợ đối với mọi người giống như Phaolô đã mắc vậy. Ông đã nói trong Rôma 8.12: "Vậy, hỡi anh em, chúng ta chẳng mắc nợ xác thịt đâu, đặng sống theo xác thịt". Có phải bạn cảm thấy phải bó buộc phải trả món nợ thuộc linh giống như bạn phải trả các món nợ vật chất?
3. Tất cả các tín đồ đều là "kẻ mắc nợ" theo hai cách: Chúng ta là "kẻ mắc nợ" đối với ĐỨC CHÚA TRỜI. Chúng ta nợ Ngài đủ mọi thứ. Thứ hai, chúng ta là "kẻ mắc nợ" đối với CON NGƯỜI. Chúng ta mắc nợ Tin Lành đối với mọi người!
4. Món nợ của Phaolô đối với con người là một GÁNH NẶNG đối với ông. Ông lo lắng về món nợ ấy. Món nợ nầy luôn thường trực trong lý trí của ông. Chúng ta cũng cần có một GÁNH NẶNG như thế nữa. Thật là dễ ly dị mình ra khỏi thế giới hư mất. Thật là dễ vây quanh mình với các thân hữu Cơ đốc rồi quên kẻ bị hư mất đi. Thật là dễ sa vào tính xác thịt rồi hành động giống như kẻ bị hư mất. Nhu cần quan trọng nhất mà Hội Thánh chúng ta đang có là một gánh nặng rất to lớn, một nỗi đau dành cho những ai không có Đấng Christ!
5. Đây là bốn cách để bắt đầu trả món nợ thuộc linh của chúng ta:
a. Thứ nhứt, cầu nguyện đặc biệt cho kẻ bị hư mất mà bạn quen biết. Cầu nguyện là quyền phép lớn lao trong công tác chứng đạo.
b. Thứ hai, chịu khó làm việc để trở thành một tấm gương trung tín.
c. Thứ ba, tìm kiếm những cơ hội để chia sẻ Tin lành.
d. Thứ tư, ủng hộ công cuộc truyền giáo trên khắp thế giới bằng cách dâng hiến cho các hội truyền giáo và quí Mục sư của Hội Thánh chúng ta.
II. Sự dạn dĩ của Phaolô. Tôi sẵn lòng rao Tin Lành (câu 15).
A. ĐỊNH NGHĨA việc trở thành kẻ "sẵn lòng"
1. "Sẵn lòng" ra từ tiếng kép Hy lạp prothumos. Pro tất nhiên có nghĩa là "phần trước hay trước khi"; Thumos có nghĩa là "đam mê giống như đang thở nặng, mãnh liệt". Vì lẽ đó, "sẵn lòng" có ý nói "Một sự đam mê và khao khát đã định trước".
2. Chúng ta có thể nói rằng Phaolô đã chịu khó chờ đợi một cơ hội để rao Tin Lành cho bất cứ ai và mọi người!
3. Một trong những ký ức đáng ưa thích nhất của tôi khi còn nhỏ là sự tán thưởng buổi sáng Giáng Sinh và tất cả những gói quà. Một trong các niềm vui của bậc làm cha mẹ là nhìn thấy sự tán thưởng đó nơi chính con cái của mình.
4. Tôi vẫn còn có sự tán thưởng ấy hết lúc nầy tới lúc khác. Bình thường tôi không phải là người thức dậy sớm đâu, nhưng tôi chờ đợi tiếng chuông reo vào sáng sớm trong mùa lễ!
5. Sự tán thưởng sốt sắng ấy mô tả thái độ sẵn lòng muốn chia sẻ Tin Lành của Phaolô .
B. GIẢI THÍCH về việc trở thành kẻ "sẵn lòng"
1. Phaolô nói: "Ấy vậy, hễ thuộc về tôi, thì tôi cũng sẵn lòng rao Tin Lành cho anh em”. Ông có lòng đam mê đã định trước muốn chia sẻ sứ điệp nói tới thập tự giá.
2. Phaolô có một sự sốt sắng muốn chia sẻ Tin Lành với hạng người đặc biệt. Ông nói: "là người ở thành Rô-ma".
3. Vị giáo sĩ của cho thành Saint Petersburg, nước Nga, là Kevin Plaster vốn có loại gánh nặng ấy đối với người dân Nga. Khi chúng ta cầu nguyện và kéo đến gần Đức Chúa Trời, chúng ta phát triển một gánh nặng cho hạng người nhất định nào đó. Ai trong đời sống bạn Đức Thánh Linh đang hướng dẫn bạn phải chia sẻ Tin lành cho? Tôi nhớ khi đứng bên lề trận đấu bóng đá của trường đại học. Tôi thường cùng với người khác thay phiên nhau giữ vai trò hậu vệ. Khi vị huấn luyện viên muốn thay hậu vệ, ông ấy sẽ sai một người trong chúng tôi vào sân. Tôi luôn luôn ở lại bên cạnh ông và suy nghĩ: "Thưa huấn luyện viên, đến lượt tôi! Xin hãy sai tôi vào trận đi!" Đấy là cách thức Phaolô đã cảm nhận về việc rao Tin lành tại thành Rôma. Ông đang cầu nguyện: "Lạy Chúa, xin hãy sai con!"
C. ỨNG DỤNG việc trở thành kẻ "sẵn lòng"
1. Từ ngữ nói tới "rao" ở đây cũng chính là từ ngữ mà từ đó chúng ta mới có chữ "evangelism" [truyền giáo]. Từ nầy có nghĩa là: "loan báo những tin tức tốt lành", mà không nhất thiết từ một toà giảng!
2. Nếu có ai đó cần phải nói với bạn giống như viên cai ngục người thành Philíp nói với Phaolô: "Tôi phải làm chi để được cứu?" bạn có thể đáp trả lại người ấy chăng? Nếu không, bạn cần phải học biết cách thức để "rao Tin Lành" hay chia sẻ đức tin của bạn.
3. Phần lớn thời gian, người ta sẽ không tiếp cận với chúng ta, vì vậy chúng ta phải tiếp cận họ. Chúa Jêsus đã phán: "Vậy, hãy ĐI dạy dỗ muôn dân" (Mathiơ 28.19).
4. Có phải bạn đang có đủ một GÁNH NẶNG để có lòng DẠN DĨ với Tin lành chưa? Có phải bạn đang đừng bên lề rồi nói: "Lạy Chúa, xin hãy sai con!" hoặc có phải bạn đang núp ở đàng sau chỗ giải khát hy vọng Ngài sẽ quên bạn đang ở trong đội của Ngài?
III. Niềm tin của Phaolô. Tôi không hổ thẹn (câu 16).
A. ĐỊNH NGHĨA về việc trở thành kẻ không "hổ thẹn"
1. Phaolô nói: "Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu". "Hổ thẹn" có ý tưởng gốc rễ của nó khi cảm thấy mất ơn hay bối rối. Vì lẽ đó, Phaolô đang nói rằng ông không lúng túng hay xấu hổ bởi Tin Lành đâu. Bản Kinh Thánh TEV dịch cụm từ nầy như sau: "Tôi hoàn toàn tin tưởng nơi Tin lành".
2. Phaolô tin Tin Lành là TỐI THƯỢNG. Ba trường phái tư tưởng chính trong thời của ông là Rôma, Hy lạp và Hêbơrơ. Phaolô đã học tập về quyền lực của người La mã, sự khôn ngoan của người Hy lạp, cùng tôn giáo của người Do thái. Ông tuyệt đối tin chắc rằng Tin Lành quả thực trổi hơn hết thảy!
3. Khi chúng ta thực sự hiểu rõ ân điển của Đức Chúa Trời trong sứ điệp nói tới thập tự giá, chúng ta cũng phải tin rằng sứ điệp ấy là TỐI THƯỢNG trổi hơn hết thảy các tôn giáo và triết lý đương thời của thế gian.
4. Cơ đốc nhân sẽ không bao giờ cảm nhận như không hiểu biết trong một xã hội tri thức, mà phải như một khâm sai đến từ Đức Chúa Trời. II Côrinhtô 5.20 chép: "Vậy chúng tôi làm chức khâm sai của Đấng Christ, cũng như Đức Chúa Trời bởi chúng tôi mà khuyên bảo. Chúng tôi nhơn danh Đấng Christ mà nài xin anh em: hãy hòa thuận lại với Đức Chúa Trời".
B. GIẢI THÍCH việc trở nên kẻ "không hổ thẹn"
1. Phaolô đã "không hổ thẹn" về Tin Lành vì đó là SỨC MẠNH THUỘC LINH. Không những Tin Lành làm cho người ta biết ý thức và khôn ngoan, Tin Lành còn là "quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin" nữa. Từ ngữ "quyền phép" ra từ chữ Hy lạp dunamis, từ đó chúng ta có chữ "dynamite!"
2. Tôi thường gặp những người hay nói họ đến với nhà thờ hoặc với một buổi chứng đạo, thì họ đã quyết định rồi, họ sẽ không cảm động hay đưa ra một quyết định. Tuy nhiên, khi họ nghe giảng Tin Lành, "quyền phép của Đức Chúa Trời" đã cảm động họ đến với đức tin!
3. Phaolô không "hổ thẹn về Tin Lành" cũng là vì Tin Lành TÁC ĐỘNG VÀO MỌI NGƯỜI. Ông nói Tin Lành ấy là "quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin" và gồm cả "người Giu-đa" trước tiên vì Tin Lành trước tiên đang dành cho người Do thái, mà còn cho "người Gờ-réc" nữa.
4. Chúng ta rao giảng chính Tin Lành ấy ngày nay đã đưa người ta đến với đức tin trong hàng ngàn năm. Chính Tin Lành ấy chúng ta đang nắm giữ thật quí báu ở đây tại Amarillo, Texas đang cứu nhiều người ở Trung hoa, Ấn độ, Nga sô, và thậm chí ở bốn phương địa cầu nữa. Chúa Jêsus đã phán trong Công vụ Các Sứ đồ 1.8: "Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất". John Phillips đã viết: "Thế gian không cần một hệ thống giáo dục tốt hơn, cải tổ xã hội tốt hơn, hay những ý tưởng tôn giáo hay hơn. Thế giới ấy đang cần có Tin Lành. Sứ điệp Tin lành bắt lấy lý trí, đánh vào lương tâm, làm ấm áp cõi lòng, cứu lấy linh hồn rồi làm cho cuộc sống được nên thánh. Tin lành có thể làm cho kẻ say xỉn được mềm mại hơn, người cong quẹo ra ngay thẳng và người đàn bà trác táng ra thanh sạch. Tin lành là một sứ điệp đủ làm biến đổi đời sống của bất cứ người nào tin" (p.20). Darrell Scott, là cha của Rachel Scott, một nạn nhân của việc bắn giết ở trường Columbine in Littleton, Colorado, đã được mời đến phát biểu tại hội nghị ở the House Judiciary Committee năm ngoái. Ông đọc một bài thơ do ông viết: "Luật lệ của bạn bất chấp những nhu cần sâu sắc nhất, Lời lẽ của bạn là khoảng không không, Bạn đã quét sạch cơ nghiệp của chúng tôi, Bạn gạt bỏ lời cầu nguyện đơn sơ. Giờ đây tiếng súng nổ đầy phòng học của chúng tôi, và nhiều trẻ em quí báu đã ngã chết, bạn tìm kiếm giải đáp ở khắp mọi nơi, rồi đưa ra câu hỏi: "Tại sao?". Bạn đưa ra những luật cấm đoán qua tín ngưỡng, rồi bạn chẳng hiểu gì cả, vì Đức Chúa Trời là điều bạn đang cần đến!"
C. ỨNG DỤNG việc không "hổ thẹn". Một Cơ đốc nhân thực sẽ làm chứng đạo. Chúa Jêsus đã phán trong Mathiơ 10.33: "còn ai chối ta trước mặt thiên hạ, thì ta cũng sẽ chối họ trước mặt Cha ta ở trên trời". Thái độ của bạn thì sao nào? Khi Napoleon là một sĩ quan pháo binh trong cuộc bao vây thành Toulon, ông kiến thiết một khẩu đội pháo ở một vị trí lộ thiên mà người ta nói với ông là ông sẽ chẳng có người để giữ vị trí ấy nữa. Napoleon đưa ra một dấu hiệu rồi nói: "Khẩu đội pháo của hạng người không biết sợ hãi" và khẩu đội pháo luôn luôn được bố trí. Thắc mắc thực là: CÓ PHẢI CHÚNG TA TIN TIN LÀNH ĐỦ ĐỂ CHIA SẺ TIN LÀNH ẤY?
***

LÀM CHỨNG VỚI TẤM LÒNG SẴN SÀNG



NGÃ TƯ ĐƯỜNG CỦA CUỘC SỐNG
LÀM CHỨNG VỚI TẤM LÒNG SẴN SÀNG
Công vụ các sứ đồ 8.25-40
1. Kinh nghiệm chứng đạo đầu tiên của tôi là với một người có tấm lòng sẵn sàng chịu nghe. Tôi lớn lên cùng với Gary, bạn tôi. Bố của chúng tôi quen biết nhau. Ông nội của chúng tôi cũng quen biết nhau. Tôi có phước được nuôi dạy trong một gia đình Cơ đốc và tôi đi nhà thờ mỗi lần hai cánh cửa mở ra. Bố mẹ của Gary là hạng người nhơn đức, nhưng họ không đi nhà thờ. Chúng tôi có nhiều thời gian cùng với nhau săn bắn, câu cá và tôi mời anh ấy đi nhà thờ là điều rất tự nhiên. Chúng tôi sắp đến tuổi 16 và ham thích những thứ tự do mới tìm được. Tôi tin rằng không những đôi lúc tôi là tấm gương xấu cho Gary, mà tôi chẳng làm một điều gì để chia sẻ đức tin của mình với anh ấy nữa.
Một tối kia, sau buổi thờ phượng tối, người bạn khác và tôi để cho Gary ngồi ở giữa trên hàng ghế của chiếc xe tải rồi nói: "Bạn cần được cứu rỗi". Chúng tôi đã giải thích tối đa thể nào Chúa Jêsus đã chịu chết vì tội lỗi của anh ấy, bị chôn và đã sống lại. Chúng tôi khích lệ anh ấy kêu cầu nơi Chúa và anh ấy đã làm theo. Ngày nay, người bạn lâu dài của tôi đang năng động hầu việc Chúa trong vai trò một chấp sự ở Hội Thánh quê hương tôi. Mặc dù tôi được ơn chia sẻ Tin Lành với nhiều người trải qua nhiều năm tháng, tôi rất biết ơn vì kinh nghiệm đầu tiên của tôi là với một tấm lòng sẵn sàng.
2. Chúa Jêsus phán với các môn đồ của Ngài trong Giăng 4.35: "Các ngươi há chẳng nói rằng còn bốn tháng nữa thì tới mùa gặt sao? Song ta nói với các ngươi: Hãy nhướng mắt lên và xem đồng ruộng, đã vàng sẵn cho mùa gặt!" Có nhiều người ở quanh chúng ta tấm lòng của họ đã được Chúa sửa soạn cho rồi. Họ chỉ cần có ai đó đến chia sẻ với họ những tin tức tốt lành hầu cho họ có thể tin theo.
3. Hôm nay, chúng ta sẽ xem xét ba phương diện của câu chuyện lạ lùng nói tới sự biến đổi của hoạn quan người Ê-thi-ô-pi rồi khi đó học biết các bài học sau cùng về sự chứng đạo cho một tấm lòng sẵn sàng.
I. Đức Chúa Trời sửa soạn cho cuộc gặp gỡ (các câu 25-28).
A. Đức Chúa Trời luôn luôn đề xướng sự cứu rỗi.
1. Chúa Jêsus phán ở Luca 19.10: "Bởi Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất". Tôi đã được cứu, không phải vì tôi tìm kiếm Đức Chúa Trời mà vì Ngài đã tìm kiếm tôi. Rôma 3.11 chép: "Chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời". 1 Giăng 4.19 chép: "Chúng ta yêu, vì Chúa đã yêu chúng ta trước". Mối tương giao của tôi với Đức Chúa Trời bắt đầu vì Ngài trong quyền tể trị của Ngài đã kéo tôi đến với Ngài .
2. Có hai ngăn trở giữ con người lại không đến với Đức Chúa Trời. Thứ nhứt, có SỰ SA SÚT THUỘC LINH của chúng ta. Êphêsô 2.1 chép chúng ta "…đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình". Chúng ta không thể đáp ứng với sự kích thích thuộc linh. I Côrinhtô 2.14 chép: "Vả, người có tánh xác thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời; bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự dồ dại, và không có thể hiểu được, vì phải xem xét cách thiêng liêng". Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 6.44: "Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng ta".
3. Trở ngại thứ hai giữ con người không đến với Đức Chúa Trời là CHIẾN TRẬN THUỘC LINH. II Côrinhtô 4.3-4 chép: "Nếu Tin Lành của chúng tôi còn che khuất, là chỉ che khuất cho những kẻ hư mất, cho những kẻ chẳng tin mà chúa đời nầy đã làm mù lòng họ, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin Lành Đấng Christ, là ảnh tượng của Đức Chúa Trời". Ở Mathiơ 13.19, Chúa Jêsus mô tả Satan là "quỉ dữ" là kẻ "đến cướp điều đã gieo trong lòng mình".
4. Phương thức duy nhứt để cho người ta được cứu là bởi Đức Chúa Trời, với ân điển, với xuống kêu gọi người ấy cho chính mình Ngài. Đức Chúa Trời luôn luôn đề xướng sự cứu rỗi. Sự cứu ấy là do ân điển, không có những công việc của loài người. Trong phân đoạn Kinh Thánh gốc, chúng ta thấy một người được ân điển của Đức Chúa Trời kéo đến.
B. Đức Chúa Trời sử dụng Philíp (các câu 25-27a).
1. Philíp là một "môn đồ chuyên giảng đạo". Ông được biệt riêng ra như một chấp sự trong Công vụ các sứ đồ 6.5. Ở đầu chương 8, chúng ta thấy ông được Đức Chúa Trời đại dụng ở thành Samari. Chúng ta hãy đọc các câu 4-8.
2. Sau đó, sứ đồ Phierơ và Giăng hiệp với Philíp tại thành Samari. Trong câu 25, chúng ta thấy cơn phấn hưng đang lan rộng.
3. Ở giữa hành trình truyền giáo thành công nầy, "có một thiên sứ của Chúa phán cùng Phi-líp". Ngài bảo ông phải rời thành Samari rồi "đi qua phía Nam". Ông phải đi theo "trên con đường từ thành Giê-ru-sa-lem xuống thành Ga-xa". "Ga-xa" là một thành phố cổ của người Philitin. Thú vị thay, từ ngữ "phía Nam" cũng có nghĩa là "độ ban trưa" như đã được dịch trong Công vụ các sứ đồ 22.6. Thiên sứ đã nói: "Độ ban trưa đi qua phía Nam trên con đường đến thành Ga-xa".
4. Hãy lưu ý: "Đây là sa mạc" hay "một nơi hoang mạc". Thành cổ Ga-xa đã bị hủy diệt vào thế kỷ thứ nhứt TC, thành phố mới hơn đã được xây dựng gần bờ biển hơn. Có hai con đường dẫn đến Ga-xa, một con đường thường được sử dụng và một con đường gần như bị bỏ hoang, đi ngang qua thành phố cổ .
5. Philíp "chờ dậy và đi". Ông không đưa ra một lời cáo lỗi nào. Ông có thể nói: "Tôi đang ở giữa cơn phấn hưng rất thành công" hay "Không có ai đi con đường bỏ hoang đó đâu" hoặc "Chẳng có ai đi lúc nắng nóng ban ngày".
6. Một môn đồ chơn thật, một người nắm giữ quyền phép của Tin Lành không thắc mắc với Đức Chúa Trời. Ông bèn đi. Giống như Ápraham, ông "dậy sớm" ra đi và dâng con trai mình làm của lễ thiêu, người tín đồ được Đức Thánh Linh dẫn dắt ngay lập tức vâng theo lời của Chúa.
7. Đức Chúa Trời sử dụng những người nam người nữ biết lập tức vâng theo Lời!
C. Đức Chúa Trời sử dụng những thắc mắc trong tấm lòng của người Ê-thi-ô-pi (các câu 27b - 28a).
1. Khi Philíp làm theo lịnh lạc của Đức Chúa Trời, ông gặp "một người Ê-thi-ô-pi". Chữ Hy lạp nói tới "Ê-thi-ô-pi" có nghĩa là "mặt cháy thiêu". Những người da đen dịnh cư ở phía nam xứ Ai cập.
2. Vua người Ê-thi-ô-pi, người ta tin là ông ta đã giáng xuống từ mặt trời và được xem là thánh. Mọi vụ việc của triều đình do Thái Hậu nắm giữ, bà nầy có tước hiệu là "Can-đác" tương đương với Xê-sa hay Pha-ra-ôn.
3. Ông ta có "quyền lớn" và phục vụ dưới quyền Hoàng hậu lo "coi sóc hết cả kho tàng bà". Ông là Bộ Trưởng Tài Chính của hoàng gia, một VIP không nghi ngờ chi nữa là người có học vấn cao và có tính ngay thẳng về mặt đạo đức. Có lẽ ông ra đời mạnh giỏi, có ảnh hưởng và rất giàu có.
4. Ông được mô tả là một "hoạn quan". Nhiều triều đại cổ xưa đã sử dụng những người hoạn nam trong các chức vụ cao vì họ được coi là trung thành.
5. Viên hoạn quan đã "đến thành Giê-ru-sa-lem để thờ phượng". Mặc dầu ông rất giàu và có quyền lực, có một thứ đang trống không ở trong ông. Ông thấy thất vọng và vỡ mộng với cuộc sống. Ông không tìm được sự bình an trong tôn giáo bản xứ. Có lẽ ông đã trở thành những gì người Do thái gọi là một "người kính sợ Đức Chúa Trời" mong mỏi làm thoả mãn linh hồn mình. Sau cùng, ông đã đến tại "thành Jerusalem để thờ phượng".
6. Trong thành thánh, ông bị từ khước không cho tiếp cận với đền thờ vì ông là một người hoạn (Phục truyền luật lệ ký 23.1). Tuy nhiên, ông đã thờ lạy Đức Chúa Trời chơn thật tại cổng đền thờ.
7. Giống như nhiều người ngày nay, quan hoạn đã tìm kiếm Đức Chúa Trời rồi sống theo những gì ông ta biết về Đức Chúa Trời. Đức Giêhôva đã hứa trong Giêrêmi 29.13: "Các ngươi sẽ tìm ta, và gặp được, khi các ngươi tìm kiếm ta hết lòng". Hêbơrơ 11.6 chép: "Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài".
D. Đức Chúa Trời sử dụng quyển Kinh Thánh ở trong tay của người Ê-thi-ô-pi (các câu 28b).
1. Khi Philíp tìm gặp người Ê-thi-ô-pi, ông ta đang "ngồi trên xe mà đọc sách tiên tri Êsai".
2. Có lẽ ông đã bỏ ra một số tiền lớn để mua cuộn giấy da sách tiên tri Êsai. Có thể ông đã mua sách Êsai vì cớ sách ấy nói tới những người hoạn trong 56.3-5.
3. Sự hằng hữu của Đức Chúa Trời và các thuộc tánh của Ngài có thể được nhìn thấy trong thiên nhiên (Rôma 1.20) nhưng muốn hiểu biết về Đấng Christ, về Tin Lành thì chỉ có thể nhận biết được qua Lời của Ngài (Rôma 10.12-15).
4. Đức Chúa Trời đã vận hành dựng nên một tấm lòng sẵn sàng nơi người Ê-thi-ô-pi. Ngài đặt một sự khao khát trong tấm lòng của ông ta đến nỗi không sao thoả mãn được. Ngài kéo ông đến thành Jerusalem, là thành thánh. Ngài giúp cho ông ta kiếm được Ngôi Lời. Ngài sai phái Philíp đến đón ông trong con đường "hoang mạc", một chỗ chẳng ai ưa thích hết.
5. Đức Chúa Trời đã vận hành! Có thể Ngài đang vận hành trong đời sống của bạn hôm nay!
II. Philíp giới thiệu Tin Lành (các câu 29-35).
A. Philíp đã có sự dạn dĩ đầy dẫy Đức Thánh Linh (các câu 29-30a).
1. Trước tiên hãy lưu ý rằng "Đức Thánh Linh phán cùng Philíp…". Trong câu 26 chính "thiên sứ của Chúa". Trong sự trở lại đạo của dân Ngoại đầu tiên trong Hội Thánh, dường như là Đức Chúa Trời đã thường sử dụng sứ giả Cựu Ước (thiên sứ) và sứ giả Tân Ước (Đức Thánh Linh) cùng nhau đưa Philíp đến với người Ê-thi-ô-pi.
2. Thời điểm của Đức Thánh Linh là trọn vẹn. Philíp đang đi về phía Nam. Viên hoạn quan đang đi về phía Nam. Ngay lúc "chiếc xe" chạy đến. Philíp, không nghi ngờ chi nữa, ông đã nghe hoạn quan đọc Kinh Thánh lớn tiếng. Vừa lúc nầy, Đức Thánh Linh thì thầm: "Hãy lại gần và theo kịp xe đó".
3. Câu 30 chép: "Philíp chạy đến". Thật là đáng ngờ khi một quan chức lớn như hoạn quan nầy lại đi có một mình. Có lẽ ông đã có một đoàn tùy tùng gây ấn tượng. Tuy nhiên, Philíp đã không bị đe doạ. Những lời cầu nguyện của Hội Thánh trong Công vụ các sứ đồ 4.31 dạy cho chúng ta biết rằng khi chúng ta được "đầy dẫy Đức Thánh Linh" chúng ta sẽ rao giảng "Lời Đức Chúa Trời cách dạn dĩ".
B. Philíp vốn có tri thức về Kinh Thánh (các câu 30b-35a).
1. Philíp dạn dĩ hỏi: "Ông hiểu lời mình đọc đó chăng?" Hoạn quan trả lời rằng: "Nếu chẳng ai dạy cho tôi, thể nào tôi hiểu được?" Dường như rất thú vị muốn có một vị giáo sư, ông ta đã mời Philíp "lên xe ngòi kế bên".
2. Ông ta không "hiểu" những gì ông ta đã đọc. Không những ông ta cần Lời đã được cảm thúc, ông ta còn cần một vị giáo sư đã sẵn lòng nữa.
3. Có người nói: "Tôi chỉ đọc Kinh Thánh cho chính mình. Tôi không cần ai dạy cho tôi cả". Charles Spurgeon thường nói: "Tôi không thể hiểu lý do tại sao có nhiều người đặt giá trị cao trên những gì Đức Thánh Linh phán cùng họ, và đặt ít giá trị trên những gì Ngài phán cùng người khác". Không những Đức Chúa Trời ban cho chúng ta Kinh Thánh, Ngài còn ban cho chúng ta những vị giáo sư đầy ơn nữa.
4. Người Ê-thi-ô-pi đang đọc từ Êsai 53.7-8, chương nầy nói tới Đấng Mêsi chịu thương khó. Thắc mắc của ông ta là: "Tôi xin hỏi ông, đấng tiên tri đã nói điều đó về ai? Có phải nói về chính mình người chăng, hay là về người nào khác?" Có một sự khác biệt trong dư luận về điều nầy giữa vòng các học giả ở thành Jerusalem. Tuy nhiên, Philíp "bắt đầu từ chỗ Kinh Thánh đó mà rao giảng Đức Chúa Jêsus cho người".
5. Bạn có tri thức Kinh Thánh đủ để bạn có thể bắt đầu tại chỗ bất kỳ phân đoạn Kinh Thánh nào rồi rao giảng về Chúa Jêsus không? Chúng ta hãy quay trở lại đọc Rôma 10.12-15.
C. Philíp vốn có tiêu điểm đặt nơi Chúa Jêsus (câu 35b).
1. Ông không sử dụng cách tiếp cận ghi băng; ông cũng không nặng nề với những luận cứ thần học. Ông "rao giảng Đức Chúa Jêsus".
2. Hội Thánh không thể cứu. Hệ phái không thể cứu. Chỉ có Đấng Christ mới có quyền cứu. Chúng ta phải chỉ con người cho Ngài (4.12). Chúng ta phải sống giống như cậu bé kia trở về nhà sau khi nhóm trong một nhà thờ mới. Mẹ cậu ta hỏi: "Ai là giáo sư của con?" Cậu ta đáp: "Con không nhớ tên của bà ấy, nhưng bà ấy phải là bà ngoại của Chúa Jêsus vì Ngài là tất cả những gì bà ấy nói đến!"
III. Viên hoạn quan tiếp nhận Cứu Chúa (các câu 36-40).
A. Viên hoạn quan bày tỏ đức tin (câu 36).
1. Khi Philíp "rao giảng" những gì cần phải nói cho viên hoạn quan. Ông đã nói VÂNG với sự kêu gọi của Đức Thánh Linh. Ông ta đã được cứu. Vì thế, ông ta hỏi: "có sự gì ngăn cấm tôi chịu phép báp-tem chăng?"
2. Philíp đã nói ông ta xuất thân từ một dòng giống lạc sai, một dân Ngoại, và màu da đen, là màu da không đúng. Ông bị người ta lưu ý là một quan hoạn. Nhưng đối với Philíp và sự gây dựng đời đời của Hội Thánh, không có một sự chống đối nào hết.
3. Một bài thánh ca viết: "Chúng ta làm cho tình yêu Ngài ra hạn hẹp bởi những giới hạn giả dối của chính chúng ta; Và chúng ta phóng đại sự nghiêm ngặt của Ngài với sự sốt sắng mà Ngài không cần. Vì tình yêu thương của Đức Chúa Trời thì rộng lớn hơn các kho báu của lý trí; và tấm lòng của Đấng đời đời là một thứ thật lạ lùng".
B. Viên hoạn quan đưa ra lời xưng nhận công khai (các câu 37-38).
1. Mặc dù câu 37 không có trong nhiều bản dịch hiện đại, nó được giữ đúng theo văn mạch.
2. Chiếc xe dừng lại và rồi "rồi cả hai đều xuống nước". Ở đó Philíp "làm phép báptêm" [nhúng xuống nước] cho hoạn quan.
3. Phép báptêm của người Ê-thi-ô-pi trong câu 38 thể hiện ra lời xưng nhận của ông ta trong câu 37. Phép báptêm xếp bản ngã của một người chung hàng với Đấng Christ và là hành động vâng phục đầu tiên trong cuộc sống đức tin. Những tín đồ nào chưa chịu phép báptêm là hạng tín đồ bất tuân.
C. Viên hoạn quan trở về với sự vui mừng (các câu 39-40).
1. Khi họ lên khỏi nước "thì Thánh Linh của Chúa đem Phi-líp đi" còn "hoạn quan chẳng thấy người nữa". Giống như Ê-li và Êxêchiên trước ông, dường như là Đức Chúa Trời đã đem ông đi bằng phép lạ nhiều dặm đường. Một số học giả Kinh Thánh giải thích điều nầy, họ nói rằng Philíp đã "bị Đức Thánh Linh bắt lấy" đến thành A-xốt, hay ông bị mê hoặc không tự mình đi cho tới khi ông đến tại thành A-xốt.
2. Tuy nhiên, hoạn quan vẫn "cứ hớn hở đi đường". Dấu hiệu của niềm tin thực sự là "vui mừng lắm một cách không xiết kể và vinh hiển" (I Phierơ 1.8).
3. Mặc dầu Kinh Thánh im lặng, giáo phụ Irenaeus nói hoạn quan đã trở thành một giáo sĩ cho dân tộc Ê-thi-ô-pi.
IV. Những bài học sau cùng khi chứng đạo cho một tấm lòng sẵn sàng.
A. Hãy nhận biết rằng Mọi Nổ Lực Của Bạn Chẳng Cứu Được Ai. Bất luận chúng ta rao giảng sứ điệp có nhiều như thế nào, chẳng có ai được cứu cho tới khi nào Chúa kéo người ấy đến. Chúng ta chỉ lo rao giảng, còn quyền phép là của Đức Chúa Trời.
B. Nương cậy trọn vẹn vào Đức Thánh Linh. Phương diện quan trọng nhất của sự chứng đạo là công tác của Thánh Linh Đức Chúa Trời. Ray Stedman nói: "Chúng ta, Cơ đốc nhân có khuynh hướng đào những con kênh cho dòng chảy của Đức Chúa Trời, rồi chúng ta nói: ‘Hãy đến, ôi dòng sông của Đức Chúa Trời và giờ đây hãy chảy qua con kênh nầy mà chúng tôi đã đào cho Ngài’. Và với sự may rủi của chúng ta, có dòng nước nhỏ chảy qua, trong khi trận lụt lớn quyền phép của Đức Chúa Trời đang tràn qua bãi bùn đâu đó, ở đó chúng ta không nghĩ Ngài thuộc về" (http.//pbc.org/dp/stedman/acts/0425.html). Chúng ta không thể lên kế hoạch cho cơn phấn hưng hay cho công tác của Đức Thánh Linh giống như chúng ta có thể lên kế hoạch cho thời tiết được.
C. Hãy nhớ tập trung sự trao đổi về Chúa Jêsus. Không một ai hay một điều gì khác đem lại ơn cứu rỗi chân chính. Thường thì Đức Chúa Trời sai những tấm lòng sẵn sàng vào đường lối của chúng ta và chúng ta thấy thoả lòng khi nói về loại xe hơi đời mới, công ăn việc làm hay môn thể thao của chúng ta. Nguyện chúng ta thể hiện ra Giăng 3.30: "Ngài phải dấy lên, ta phải hạ xuống".
***

Chứng đạo cho tấm lòng chưa sẵn sàng



NGÃ TƯ ĐƯỜNG CỦA CUỘC SỐNG
Chứng đạo cho tấm lòng chưa sẵn sàng
Công vụ Các Sứ đồ 25.13-26.32
1. Không may, khi đến lúc chia sẻ Tin lành, không phải ai cũng có hai lỗ tai để nghe, không phải ai cũng có tấm lòng sẵn sàng. Một số người có tấm lòng chai cứng. Họ hay chỉ trích, phê phán các lẽ thật cơ bản trong Kinh Thánh. Họ không tin rằng Chúa Jêsus là Con của Đức Chúa Trời hay Ngài đã chịu chết vì tội lỗi của chúng ta và đã sống lại.
2. Luôn luôn là một sự vui mừng khi chia sẻ đức tin với một người có tấm lòng sẵn sàng, họ sẵn sàng chịu tin và đáp ứng lại với Tin lành, nhưng giờ đây chúng ta phản ứng như thế nào đối với người có tấm lòng chai cứng, không sẵn sàng? Có người nói: "Họ không được chọn, họ không phải là kẻ được chọn của Đức Chúa Trời". Nhiều người khác sẽ nói: "Tại sao lại phí thì giờ với người có lý trí đóng kín mà chi?" Dường như có nhiều Cơ đốc nhân bỏ qua những kẻ hay chỉ trích phê phán Tin lành, xem họ như chẳng có hy vọng gì rồi chẳng cần làm chứng cho họ nữa. Điều nầy không nên là thái độ của chúng ta. Chúa Jêsus truyền cho chúng ta: "Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người" (Mác 16.15).
3. Có lẽ Sứ đồ Phaolô đã đối diện với một số tấm lòng không sẵn sàng nhất trên thế gian khi ông đứng trước mặt các quan chức của người La mã. Ở dưới áp lực lớn lao đó, ông không chùn bước. Ông dạn dĩ công bố với bằng chứng rất thuyết phục về sự chết, sự chôn và sự sống lại của Đấng Christ và thể nào Chúa đã thay đổi đời sống ông.
4. Trong sứ điệp ngày hôm nay, chúng ta sẽ ngồi trong "thính phòng" vương giả của Tổng đốc Phê-tu rồi lắng nghe sứ điệp đầy năng quyền của Phaolô giảng cho tấm lòng chai cứng của Vua Ạt-ríp-ba. Sau đó, chúng ta sẽ nhận dạng ba bài học cần phải tiếp thu để làm chứng cho những kẻ hay phê phán ở chung quanh chúng ta.
I. Tình trạng chẳng đặng đừng của Phê-tu (25.13-27).
A. Bối cảnh bị tù của Phaolô.
1. Trong Công vụ Các Sứ đồ 21-25, chúng ta học biết rằng Phaolô đã bị bắt tại thành Jerusalem khi bị vu cáo xúi giục gây rối qua việc giảng đạo chống lại luật pháp Môise và làm ô uế đền thờ qua việc đưa một người Ngoại vào hành lang trong của đền thờ.
2. Ông đã được giải cứu khỏi sự chết nơi tay của đoàn dân đông rồi được viên quản cơ người La mã Cơ-lốt Lysia bảo hộ tránh khỏi âm mưu bị ám sát.
3. Tiếp đến ông được giải đến quan tổng đốc La mã xứ Giu-đê, Phê-lít tại xứ Sê-sa-rê. Phê-lít lắng nghe cáo trạng của Toà Công Luận và lời biện hộ của Phaolô. Ông ta đã trì hoãn phần xét xử lại trong "hai năm" cho tới khi Bốt-tiu Phê-tu đến thay ông ta.
4. “Bởi cớ Phê-lít muốn làm cho dân Giu-đa bằng lòng, bèn cứ giam Phao-lô nơi ngục". Phê-tu dề nghị chuyển Phaolô về lại thành Jerusalem để chịu xét xử vì cáo trạng nằm về mặt thần học hơn là về mặt tội phạm. Tuy nhiên, Phaolô vốn biết rõ cái chết đã chờ đợi ông tại thành Jerusalem và đã sử dụng quyền của mình là công dân La mã mà kêu nài đến Caesar. Phê-tu nói: "Ngươi đã kêu nài Sê-sa, chắc sẽ đến nơi Sê-sa!"
5. Điều nầy đã đặt Phê-tu vào một tình trạng chẳng đặng đừng vì trong việc gửi một tù nhân đến toà án của Caesar, ông ta phải viết cáo trạng. Ông ta vẫn thực sự không biết Phaolô đã phạm phải tội gì! Ông ta rất thích thú khi tiếp đón cuộc thăm viếng từ quan tổng đốc của Israel, Ạt-ríp-ba và tìm kiếm mưu luận của ông ta.
B. Vua Ạt-ríp-ba đến (các câu 13-21).
1. "Vua Ạt-ríp-ba" có tước hiệu chính thức là Herod Agrippa II. Ông ta là vua người Ê-đôm, cai trị phần phía Bắc xứ Palestine dưới quyền Rome. Cha của ông ta, Agrippa I đã giết chết Giacơ, đã bắt Phierơ rồi bị Chúa đánh, bị trùng đục vì thất bại không dâng sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Người bác của ông ta là Herod Antipas đã chặt đầu Giăng Báptít rồi xét xử Chúa Jêsus. Ông nội của ông ta là Đại đế Herod, là kẻ đã tìm giết con trẻ Jêsus qua việc tàn sát con trẻ ở thành Bêtlêhem.
2. Ạt-ríp-ba luôn được nhắc đến với "Bê-rê-nít" vừa là em gái vừa là người tình của ông ta. Mối quan hệ loạn luân của họ là đề tài của vụ bê bối quan trọng. Người em gái khác của ông ta là "Drusilla" là vợ của cựu Tổng đốc Phê-lít.
3. Ạt-ríp-ba coi sóc kho tàng của đền thờ và có cả quyền chỉ định thầy tế lễ thượng phẩm. Người La mã xem ông ta là một chuyên gia trong các vụ việc của người Do thái.
4. Ạt-ríp-ba và Bê-rê-nít "đến thành Sê-sa-rê đặng chào Phê-tu" và nghinh đón ông ta đến tại khu vực. Họ đã ở lại "mấy ngày", không nghi ngờ chi nữa, lo bàn bạc các vấn đề chính trị của Rome. Trong suốt thời gian nầy, "Phê-tu đem vụ Phao-lô trình với vua" rồi tìm kiếm mưu luận của vị chuyên gia nầy (các câu 14b-21).
5. Ạt-ríp-ba rõ ràng rất thích thú với trường hợp nầy, ông ta nói: "Ta cũng muốn nghe người ấy". Vì thế, họ mới bày ra một vụ xử bất thường, không chính thức qua ngày hôm sau.
C. Cuộc thẩm vấn không chính thức (các câu 22-27).
1. Đây là bối cảnh khi "Ạt-ríp-ba và Bê-rê-nít" đến tại "thính đường" cách long trọng. Nét huy hoàng và quyền lực của Rome là hiển nhiên trong sự hiện diện của "các quan chức”. Cùng đứng với họ là hạng người giàu có và "các người tôn trưởng trong thành".
2. Khi ai nấy an định rồi "Phê tu bèn truyền lịnh điệu Phao-lô đến". Các học giả tin Phaolô là một người nhỏ con, đầu hói với ánh mắt yếu ớt. Những lần ông chịu khổ đã ghi khắc trên thân thể ông. Ông mặc bộ đồ tù phạm rồi đến đứng trước hội chúng ấy trong xiềng xích. Thật là trái ngược!
3. Khi ấy, Phê-tu đọc bản cáo trạng y như ông ta biết rõ rồi thêm phần của mình vào, ông cho rằng Phaolô chẳng làm một điều gì sai cùng với tư thế chẳng đặng đừng của ông ta trong những gì phải viết cho Caesar (các câu 24-27).
II. Phần làm chứng của Phaolô (26.1-23).
A. Lòng can đảm và thái độ nhã nhặn của Phaolô (các câu 1-3).
1. Ạt-ríp-ba đã chủ trì vụ kiện, ông nói với Phaolô: "Ngươi được phép nói để chữa mình".
2. Như một chứng nhân khác, Luca viết: "Phao-lô bèn giơ tay ra, chữa cho mình…". Bạn không nhìn thấy ông ấy sao? Trong ân điển, với hai bàn tay bị xiềng, với lý trí sáng láng được Đức Thánh Linh dẫn dắt, ông thốt ra lời bào chữa cho mình.
3. Ở câu 2, chúng ta thấy ông rất thích thú khi đứng trước mặt nhà vua. Ông có cơ hội để chia sẻ Đấng Christ!
4. Ông công nhận Ạt-ríp-ba là "vì vua đã rõ mọi thói tục người Giu-đa, và cũng biết sự cãi lẫy của họ". Và không sợ hãi đã yêu cầu ông ta “hãy nhịn nhục” mà nghe ông nói.
B. Do thái giáo của Phaolô và Chúa Jêsus (các câu 4-11).
1. Về đời sống và sự nghiệp của ông trước kia tại thành Jerusalem, Phaolô nói: "mọi người Giu-đa đều biết cả". Ông đã từng là người con mà họ rất ưa thích, người con được yêu quý nhất của Israel.
2. Ông nói: "Họ đã rõ tôi từ lúc đầu". Nếu có ai trong số họ chịu chứng thực, họ sẽ nói ông "theo phe đó, rất là nghiêm" và đã sinh sống như một người "Pharisi".
3. Chuyện gì đã xảy ra? Tại sao họ từng tôn trọng ông mà giờ đây lại muốn ông chết đi? Ông nói ông bị "đoán xét, vì trông cậy lời Đức Chúa Trời đã hứa cùng tổ phụ chúng tôi". Ông nói: "Muôn tâu, thật là vì sự trông cậy đó mà tôi bị người Giu-đa kiện cáo". "Sự trông cậy" nào vậy? Sự trông cậy "Đức Chúa Trời khiến những kẻ chết sống lại".
4. Cựu Ước dạy rằng sẽ có một ngày phục sinh rất quan trọng. Đây không phải là một quan niệm "lạ thường".
5. Phaolô đã tin rằng Đấng Christ đã sống lại rồi và Ngài là "trái đầu mùa" của sự sống lại.
6. Ông đã dành những năm tháng "dùng đủ mọi cách thế mà chống lại danh Jêsus ở Na-xa-rét". Ông đã bắt bớ "nhiều người thánh" rồi "bỏ tù họ" nữa. Khi họ bị đưa ra xét xử, ông luôn luôn bỏ phiếu tán thành. Ông đã "hà hiếp" họ trong các nhà hội rồi bắt họ phải "nói phạm thượng" để họ phải bị kết án tử hình. Ông đã "nổi giận quá bội bắt bớ họ" thậm chí ông còn đến cả "những thành ngoại quốc" nữa. Phaolô đã xem những Cơ đốc nhân giống như nạn dịch và ông là phương thuốc chữa vậy.
C. Sự trở lại đạo và đầu phục của Phaolô (các câu 12-18).
1. Trong quá trình đi đến thành Đa-mách để bắt bớ thêm nhiều tín đồ nữa, Phaolô đã gặp gỡ Chúa Jêsus. Chúng ta hãy đọc phần làm chứng cá nhân của ông ở các câu 12-15. "Ghim nhọn" là những cây đinh đóng trên xe ngựa một con ngựa dại dột sẽ bị đâm đau luôn.
2. Giống như Chúa đã phán cùng Giêrêmi và Êxêchiên, Ngài truyền cho Phaolô phải "chờ dậy và đứng lên". Ngài nói cho ông biết ông sẽ là một "chức việc và làm chứng". Kẻ hay bắt bớ sẽ trở thành một nhà truyền đạo và con sói dữ sẽ trở thành một con chiên hiền lành.
3. Phần việc của Phaolô sẽ là "mở mắt họ" rồi "đưa họ từ tối tăm qua sáng láng… từ quyền lực của quỉ Sa-tan mà đến Đức Chúa Trời", để giúp cho họ tìm được "sự tha tội" và "phần gia tài… bởi đức tin" nơi Đấng Christ.
D. Chức vụ và sứ điệp của Phaolô (các câu 19-23). Phaolô "chẳng hề dám chống cự" đối với Chúa Jêsus, nhưng đã làm chứng cho "các kẻ lớn nhỏ" và cung ứng lẽ thật "điều các đấng tiên tri và Môi-se đã nói sẽ đến". Chúa Jêsus Đấng Mêsi đã chịu thương khó, chịu chết và là Đấng "sống lại trước nhất từ trong kẻ chết".
III. Phản ứng của Ạt-ríp-ba (25.24-32).
A. Phê-tu đưa ra ý kiến của mình (các câu 24-26). Phê-tu nghĩ ông đã "lảng trí" rồi mới tin Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết. Tuy nhiên, Phaolô nói lời lẽ của ông đều là: “thật và phải lẽ".
B. Ạt-ríp-ba bị đặt trước sự thử thách (các câu 27-29). Khi ấy tù phạm mới đặt nhà vua trước sự thử thách. Ông kêu gọi Ạt-ríp-ba nên quyết định về sự thực. Ạt-ríp-ba đáp: "Thiếu chút nữa ngươi khuyên ta trở nên tín đồ Đấng Christ!" Dù ông ta có thành thực hay không thì chúng ta không biết. Phaolô nói ông ước ao họ đều trở nên như ông, trừ ra xiềng xích nơi tay chân ông.
C. Phaolô bị gửi đến Rôma (các câu 30-32).
IV. Những bài học sau cùng cho việc làm chứng cho tấm lòng chưa sẵn sàng.
A. Chúng ta phải nắm lấy cơ hội để chia sẻ Đấng Christ.
1. Phaolô không bị ấn tượng với vẻ hào nhoáng bề ngoài của Ạt-ríp-ba, ông cũng không bị đe doạ bởi quyền lực của Rôma. Ông đã nhìn thấy Ạt-ríp-ba và toà án khi ấy là những người nam người nữ rất cần đến Đấng Christ. Mục tiêu của ông không phải là tự biện hộ cho mình, mà để công bố ra Tin Lành.
2. Ông quyết liệt đến nỗi khi người ta gặp gỡ Phaolô, họ đã gặp Đấng Christ. Ông đã nói trong Philíp 1.21: "Vì Đấng Christ là sự sống của tôi…". Ông đã viết trong Galati 2.20: "Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi".
3. Là những tín đồ, chúng ta là khâm sai của Đấng Christ cho thế gian nầy. II Côrinhtô 5.20 chép: "Vậy chúng tôi làm chức khâm sai của Đấng Christ, cũng như Đức Chúa Trời bởi chúng tôi mà khuyên bảo. Chúng tôi nhơn danh Đấng Christ mà nài xin anh em: hãy hòa thuận lại với Đức Chúa Trời". Mục sư J.I. Packer mô tả vị khâm sai là "một đại biểu có quyền lực rất lớn. Ông ta không nhơn danh mình mà nói, nhưng vì ích của vua mà ông thay mặt, và toàn bộ bổn phận và trách nhiệm của khâm sai là giải thích tâm tình của nhà vua cách trung tín với những người mà khâm sai được phái đến".
4. Trong trường hợp người ta có đáp ứng hay không, chúng ta vẫn cứ trung tín làm đại diện ở đây trên một đất ngoại bang cho Vua chúng ta ở trên trời. Chúng ta không biết tin lành sẽ có những tác dụng nào. Có thể chúng ta gieo ra hột giống đức tin hay tưới một hột giống đã được trồng xuống đất rồi.
5. Phaolô là đại biểu của Đấng Christ trước mặt người Do thái và người Ngoại, trước kẻ có quyền và kẻ vô quyền, trước bậc vua Chúa và thường dân. Chúng ta cũng thế! Bất luận địa vị của con người trong cuộc sống là như thế nào, bất luận người có tiếp nhận hay từ chối Tin lành, chúng ta cần phải làm những khâm sai trung tín cho thiên đàng.
B. Chúng ta phải nhớ rằng lẽ thật tạo ra sự tin quyết.
1. Khi Phê-tu quyết đoán Phaolô là "lảng trí", ngược lại vị sứ đồ nói lời lẽ của ông đều là "thật và phải lẽ", lẽ thật lạnh như đá. Đức tin của chúng ta không những dựa trên những kinh nghiệm chủ quan của chúng ta về Đức Chúa Trời, mà còn dựa trên những sự kiện lịch sử khách quan nữa. Lẽ thật không thể bị chối bỏ.
2. Vẫn còn nói với Phê-tu, Phaolô xây sang nói với vua Ạt-ríp-ba, vua "biết rõ các sự nầy; lại tôi bền lòng tâu vì tin rằng chẳng có điều nào vua không biết".
3. Ạt-ríp-ba vốn biết rõ những lời xưng nhận của các môn đồ Đấng Christ "vì mọi việc đó chẳng làm ra cách chùng vụng đâu". Điều nầy chẳng có gì bí mật cả. Ông ta cũng biết rõ Kinh Cựu Ước mà. Vì vậy Phaolô đã buộc ông ta phải đưa ra một quyết định: "Vua có tin … chăng?" Ông đang hỏi: "Hỡi Vua, ông có tin những gì Kinh Thánh phán dạy chăng?" Hãy chú ý Phaolô trả lời câu hỏi của chính ông: "Tôi biết thật vua tin đó!" Phaolô biết Ạt-ríp-ba vốn biết rõ sự làm chứng của ông là thật.
4. Ạt-ríp-ba đã cảm thấy mình tin theo lẽ thật. Nhà vua kháng cự, ông cho rằng Phaolô không nên mong ông đưa ra quyết định ngay giây phút ấy. Ông ta đã thấy bất an.
5. Có nhiều người xưng mình có lý trí, đầu óc cởi mở, tuy nhiên họ đang từ chối lẽ thật khách quan kia. Họ từ chối không chịu công nhận lẽ thật ấy dù bề trong họ đã bị lẽ thật ấy thuyết phục. Tại sao vậy chứ? Đây không phải là loại bài học cho trí khôn, mà là loại bài học đạo đức. Lẽ thật không bao che cho tội lỗi.
6. Ạt-ríp-ba đáng phải xưng nhận sự trị vì không chút thương xót của mình và ông ta phải công nhận mối quan hệ loạn luân với em gái của mình. Ông ta đáng phải nhìn nhận sự sa đà đạo đức hoàn toàn của mình cùng những ham muốn ích kỷ tội lỗi. Ông ta chưa được sửa soạn để làm điều nầy.
7. Rôma 1.16 chép Tin Lành là "quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin". Khi chứng đạo cho loại tấm lòng chai cứng, chúng ta không phải thuyết phục họ, chúng ta chỉ phải nói cho họ biết lẽ thật mà thôi. Chỉ có quyền phép của Đức Chúa Trời mới đem lại sự ăn năn và sự biến đổi.
C. Chúng ta phải sống trong sự tiếp nhận của Đấng Christ chớ không sống trong những ngoại lệ của cuộc sống.
1. Hãy chú ý câu nói của Phaolô ở câu 29. Lời cầu nguyện của ông, ấy là hết thảy họ "đều trở nên như tôi, chỉ trừ bỏ xiềng nầy thôi!"
2. Tại sao ông nói như thế, khi ông muốn họ đều giống như ông thay vì giống như Đấng Christ? Phaolô muốn họ phải nhìn biết sự sáng láng, tình yêu thương và sự tha thứ của Đấng Christ giống như ông đã biết vậy.
3. Ngoại lệ duy nhứt của Phaolô là "xiềng nầy". Chúng ta cũng có những ngoại lệ nữa. Có thể chúng ta nói: "Tôi muốn bạn sống giống như tôi trừ ra tội lỗi nầy… hay sự yếu đuối nầy… hoặc tật nghiện ngập nầy". Hết thảy chúng ta đều có những ngoại lệ.
4. Những ngoại lệ của chúng ta giống như một gánh nặng đang đè nghiến chúng ta xuống rồi giữ chúng ta không trở thành mọi sự mà Đấng Christ muốn chúng ta phải trở thành. Chúng ta thường thất bại không chia sẻ đức tin của chúng ta vì cớ sự bất an đang nhồi nhét từ những ngoại lệ trong cuộc sống của chúng ta.
5. Đấng Christ tiếp nhận bạn rồi, bạn thể nào thì Ngài tiếp nhận như thế ấy! Ngài biết rõ mọi tội lỗi của bạn, nhưng Ngài phán rằng bạn là "chức việc" của Ngài và Ngài sẽ làm trọn hết việc lành mà Ngài đã khởi sự ở nơi bạn!
***

Lằn phân cách quan trọng



NGÃ TƯ ĐƯỜNG CỦA CUỘC SỐNG
Lằn phân cách quan trọng
Các phân đoạn Kinh thánh chọn lọc
1. Nếu bạn nhìn vào tấm bản đồ của bang có dãy núi Rocky, bạn sẽ nhìn thấy một lằn ngoằn nghèo trải từ Bắc xuống Nam, lần theo một số đỉnh cao nhất và địa thế hiểm trở nhất trong nước Mỹ. Nếu bạn nhìn gần thêm chút nữa, bạn sẽ thấy lằn nầy tiêu biểu cho cái được gọi là "Lằn phân cách quan trọng". Đây là dốc có nước chảy phân cách đại lục nầy với đại lục kia. Một vài lần chơi trượt tuyết và đi săn mạo hiểm, tôi thấy hồi hộp khi đặt một chân ở bên nầy và một chân ở bên kia Lằn Ranh Phân Cách ấy. Điều gì đã làm cho Lằn Phân Cách đặc biệt đến nỗi nước ẩm rịn ra chảy vào bên nầy tuôn vào dòng suối rồi kế đó là những con sông chảy hết vào Đại Tây Dương. Nước ẩm chảy vào bên kia lằn phân cách chảy thành hai dòng sông phân biệt rồi kết thúc ở Thái Bình Dương.
2. Lằn Phân Cách Quan Trọng mà tôi muốn nói hôm nay không phải là luồng gió thổi ngang qua một rặng núi lớn, mà là một lằn ranh phân biệt những người nam, người nữ, thiện và ác, thậm chí sống và chết nữa. Có một Lằn Ranh Phân Cách trong mọi đời sống của chúng ta và đó là thập tự giá của Đấng Christ. Thập tự giá và sứ điệp nó mang lấy đang phân cách hết thảy chúng ta.
3. Thập tự giá của Đấng Christ tất nhiên là một biểu tượng. Mặc dù “con cá” và chim bồ câu là những biểu tượng trước kia, thập tự giá là dấu hiệu nổi bật của Cơ đốc giáo vì nó tiêu biểu cho sự chết có tính cách hy sinh của Đấng Christ. Khi chúng ta bắt đầu loạt bài mới có đề tựa là “Ngã tư đường của cuộc sống", thập tự giá sẽ tiêu biểu cho sứ điệp Tin Lành, rằng Chúa Jêsus đã chịu chết vì tội lỗi chúng ta, bị chôn và đã sống lại (I Côrinhtô 15.3, 4).
4. Thi sĩ người Mỹ, Robert Frost đã viết về một con đường phân chia trong rừng cây, một sự đối mặt giữa hai sự lựa chọn. Khi có ai phải đối mặt với thập tự giá của Đấng Christ, người ấy phải chọn đi theo một con đường mới. Người ấy không thể tiếp tục đi như trước đây được nữa. Người ấy phải đổi hướng: một là bên trái và hai là bên phải. Người ấy phải chọn lấy đời mới, sự sống dư dật và sự sống đời đời trong Đấng Christ hoặc người ấy phải chọn cuộc sống không có Đấng Christ, con đường ấy chẳng có sự sống chi hết trừ ra sự chết thuộc linh.
5. Trong những tuần lễ sắp đến, chúng ta sẽ xem xét một vài nhân vật trong Kinh thánh, họ đã đến tại ngã ba đường và rồi đã đưa ra các quyết định của riêng họ. Bằng cách giới thiệu đề tài quan trọng nầy, tôi muốn chỉ cho bạn thấy thể nào thập tự giá phân cách các đường lối, cách suy nghĩ, những mối quan hệ, thứ tự ưu tiên và cõi đời đời của chúng ta.
6. Có lẽ bạn đang đứng ở ngã tư đường đời đời kia trong cuộc sống của bạn hôm nay. Tôi cầu xin rằng bạn nên cẩn thận khi đưa ra quyết định đúng đắn, cõi đời đời của bạn đang treo trên cân kia kìa.
I. Thập tự giá phân chia đường lối của chúng ta (Mathiơ 7.13-14).
Trong quyển Đừng Bắt Theo Con Đường Đó, Frost viết: Và cả hai con đường sáng hôm ấy đầy những chiếc lá chưa có dấu chân qua. Ồ, tôi cứ giữ chân bước đi! Tôi đã lấy làm nghi ngờ không biết phải đi con đường nào một khi tôi không còn quay trở lại được để kể lại với một tiếng thở dài. Hai con đường chia ra trong khu rừng, và tôi đã bắt lấy con đường ít bóng người qua, và khi ấy đã tạo ra nhiều khác biệt. Chúa Jêsus cũng đã phán dạy về hai con đường …
A. Con đường rộng (câu 13).
1. Con đường nầy "rộng" và "khoảng khoát". Con đường của thế gian là con đường dễ dàng, hấp dẫn, bao quát và thoải mái. Có một vài điều luật, cấm đoán, hay đòi hỏi. Con đường "khoảng khoát" nầy rất tiện nghi và được lòng người, nhưng nó dẫn tới "sự hủy diệt".
2. "Sự hủy diệt" có ý nói tới "hư hại nghiêm trọng". Sống mà không có Đấng Christ dẫn tới hủy hoại nghiêm trọng. Người nào đi trên đường nầy nghĩ rằng họ là "hạng người nhơn đức" hay vì họ đi nhà thờ hoặc đã chịu phép báptêm hầu cho Đức Chúa Trời sẽ nương tay đối với họ. Không phải như vậy đâu! Châm ngôn 14.12 chép: "Có một con đường coi dường chánh đáng cho loài người, nhưng đến cuối cùng nó thành ra nẻo sự chết". Thi thiên 1.6 chép: "Vì Đức Giê-hô-va biết đường người công bình, song đường kẻ ác rồi bị diệt vong".
3. Con đường nầy không có một bảng hiệu nào ghi trên đó: "Con đường nầy dẫn đến sự hủy diệt" hay "Con đường dẫn tới địa ngục". Nếu có tấm bảng ấy, chẳng có người nào dám mạo muội bước vào đó. Con đường nầy vẫn không hề thay đổi thực tại của nó.
4. Trừ ra Cơ đốc giáo theo Kinh thánh, mỗi thứ tôn giáo đều đang đi theo chính con đường nầy. Hãy làm lành. Hành động theo tôn giáo. Hãy lo làm bổn phận mình đối với người ta và những việc lành của bạn sẽ có giá trị hơn mọi tội lỗi của bạn và bạn sẽ lên thiên đàng khi bạn qua đời. Chúa Jêsus nói cho chúng ta biết đừng dại dột vì con đường đó dẫn đến chỗ diệt vong.
5. Cách đây mấy ngày, tôi đã giảng tại một Hội thánh kia ở Houston. Vị Mục sư chủ toạ đến đón tôi tại phi trường rồi lái xe đưa tôi về nhà của ông ấy. Nếu ông ấy hỏi tôi về hướng đi, tôi sẽ nói rằng con đường nầy cũng tốt như con đường kia.
6. Buồn thay, Chúa Jêsus cũng phán: "có nhiều người bắt con đường nầy" mà đi. Đó là con đường dễ đi nhất. Họ đi theo hướng không đúng. Triết lý của họ giống như triết lý của con người trong thời của Nôê: "người ta ăn, uống, cưới, gả, cho đến ngày Nô-ê vào tàu, và nước lụt đến hủy diệt thiên hạ hết" (Luca 17.27).
B. Con đường chật (câu 14).
1. Con đường nầy thì "chật". Một số giáo sư Kinh thánh phác hoạ cánh "cửa" nầy giống như cánh cửa quay ở một khu vui chơi, chúng ta có thể đi qua mỗi lúc một người mà thôi. Không ai có thể đi qua dùm chúng ta và chúng ta không thể đem theo ai cùng đi với chúng ta.
2. Chúa Jêsus phán con đường của Ngài là con đường "khó". Đó là con đường của sự đề kháng. Con đường ấy giống như lội ngược dòng sông vậy. Chúng ta không phải trả gì cho sự cứu rỗi, sự sống trong Đấng Christ trả thay cho chúng ta mọi sự rồi. Khi một người thực được cứu và hoàn toàn đồng hoá với Chúa Jêsus, Satan tuyên bố chiến tranh với người ấy.
3. Con đường nầy dẫn tới "sự sống". Chúa Jêsus phán trong Giăng 14.6: "Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha". Ngài phán trong 10.10: "Còn ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống và được sự sống dư dật". Ngài phán trong Giăng 11.25: "Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi".
4. Con đường nầy “ít” người đi lắm. Tín đồ không phải là “ít” vì cánh cửa quá "hẹp" đâu. Không có một giới hạn nào cho số người sẽ đi qua. Không có một thiếu thốn nhà cửa nào trên thiên đàng đâu. II Phierơ 3.9 chép Đức Chúa Trời "lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn". Có "ít", có nghĩa là dễ đi dọc theo con đường rộng hơn là dâng đời sống mình cho Đấng Christ.
5. Chúa Jêsus khuyên chúng ta ngay ở đầu câu 13 nên "vào cửa hẹp". Tại sao chứ? Vì khi người ta đến với Chúa Jêsus, giống như bài thơ của Robert Frost, họ tìm "con đường khó đi" để tạo ra mọi sự khác biệt.
II. Thập tự giá phân cách suy nghĩ của chúng ta (I Côrinhtô 1.18-25).
A. Những kẻ không tin Chúa tin sứ điệp nói tới thập tự giá là dồ dại và là gương xấu.
1. Phaolô nói trong câu 18: "Bởi vì lời giảng về thập tự giá, thì những người hư mất cho là điên dại". Ông nói trong câu 23: "thì chúng ta giảng Đấng Christ bị đóng đinh trên cây thập tự, là sự người Giu-đa lấy làm gương xấu, dân ngoại cho là dồ dại".
2. "Dồ dại" ra từ chữ Hy lạp moria, từ đó chúng ta có chữ "moron" (con nít, khờ dại). Đối với thế gian phàm tục, tin lành là khờ dại, xuẩn ngốc hay ngớ ngẩn. Con người hiện đại là con người dựa theo lý trí. Con người ấy từ chối không chịu tìm hiểu về sự thuộc linh.
3. "Gương xấu" ra từ chữ skandalon: "một sự gièm pha hay bực bội". Thập tự giá là một sự bực bội. Cách đây khoảng một tuần, có một bài phát thanh của ABC về một thiếu niên Do thái 12 tuổi từ khu vực Dallas, cậu đến nhóm với ban thiếu niên của một nhà thờ Báptít, ở đây cậu ấy xưng mình đã được cứu. Mẹ cậu giận tái người, bà ta nói nhà thờ đã tìm cách biến đổi tôn giáo của con trai mình. Phóng viên cũng phỏng vấn Rabi Eric Yoffie, lãnh đạo các hội chúng Do thái Mỹ Reform Judaism Union. Ông nói: "Quan điểm của chúng tôi, ấy là có nhiều con đường dẫn tới Đức Chúa Trời". Ông nói quyết định truyền đạo cho người Do thái của hệ phái Báptít là: "sĩ nhục và lăng mạ đối với người Do thái". Cùng được phỏng vấn là Amit Mithra, là tín đồ Ấn giáo ở Houston, đã nói về một truyền đạo đơn: “Những sự bóp méo, những câu nói không đúng có trong truyền đạo đơn nầy gây xúc phạm là vì chúng … dối trá”. Ông ta nói thêm: "Loại tôn giáo độc quyền nầy không đáng thuộc về xã hội ngày hôm nay nữa". Sau đó trong bài phát thanh, Barbara đã xen vào: "Có những nhà thờ khác nữa đã thôi không còn tìm cách khiến cho người ta quy đạo nữa, đặc biệt là người Do thái". Phóng viên Peggy Wehmeyer đáp: "Những tín đồ Báptít Nam phương … đã làm đúng theo Kinh thánh. Vì vậy, khi họ xem Tân Ước … nói rằng Chúa Jêsus là con đường duy nhất dẫn tới thiên đàng, họ tin theo Lời ấy". Walters hỏi: "Còn các hệ phái Cơ đốc khác … có làm theo y như thế hay nói đức tin khác sẽ dẫn tới thiên đàng. Có chắc như vậy không?" Phóng viên đáp: "Phải, họ không luôn luôn giải thích đúng như những tín đồ Báptít Nam phương làm". Walters kết luận: "Thật đây là một thế rất khó xử đối với họ" (http.//abcnews.go.com./onair/2020/transcripts/2020_000512_baptist_trans.html).
4. Nói về bản thân mình, Chúa Jêsus phán trong Mathiơ 21.44: "Kẻ nào rơi trên hòn đá ấy sẽ bị giập nát, còn kẻ nào bị đá ấy rớt nhằm thì sẽ tan tành như bụi". Khi chúng ta vấp ngã tại thập tự giá và tan vỡ ra, chúng ta sẽ được cứu. Khi chúng ta bất chấp thập tự giá, chúng ta sẽ bị chà nát trong sự phán xét.
B. Tín đồ tin theo sứ điệp nói tới thập tự giá là quyền phép của Đức Chúa Trời và là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.
1. Đối với "chúng ta, là kẻ được cứu chuộc", sứ điệp nói tới thập tự giá là "quyền phép của Đức Chúa Trời". Câu 24 chép sứ điệp ấy có cả "quyền phép của Đức Chúa Trời" và "sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời". "Quyền phép" ra từ chữ dunimus từ đó chúng ta có chữ dynamite (động lực).
2. Thập tự giá là quyền phép TÌNH YÊU THƯƠNG của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời "yêu thương" thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài làm của lễ cho chúng ta.
3. Thập tự giá là quyền phép CÔNG BÌNH của Đức Chúa Trời. Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời đòi hỏi Ngài hình phạt tội lỗi. Chúa Jêsus trở thành sự thay thế của chúng ta và là sự thoả mãn của Đức Chúa Trời.
4. Thập tự giá là quyền phép ĐẮC THẮNG của Đức Chúa Trời. Satan tưởng Chúa Jêsus chết là hết nhưng hắn biết rất ít, hắn chẳng biết thập tự giá có ý nghĩa như thế nào, hắn tưởng thế là xong rồi. I Côrinhtô 2.8 chép về đạo binh của địa ngục: "…chẳng ai từng biết sự đó; bởi chưng, nếu đã biết thì họ chẳng đóng đinh Chúa vinh hiển trên cây thập tự đâu".
5. Thập tự giá là quyền phép BIẾN ĐỔI của Đức Chúa Trời. II Côrinhtô 5.17 chép thập tự giá biến mỗi tín đồ thành "một người mới".
6. Thập tự giá là quyền phép BỀN ĐỖ của Đức Chúa Trời. Quyền phép đã làm cho Đấng Christ sống lại từ kẻ chết giúp cho chúng ta cứ tiến bước.
III. Thập tự giá phân cách các mối quan hệ của chúng ta (Mathiơ 10.34-37).
A. Thập tự giá đem gươm giáo đến chớ không đem sự bình an (câu 34).
1. Kinh thánh cung ứng cho Chúa Jêsus tước hiệu "Chúa Bình An". Ngài ban cho chúng ta được "hoà thuận lại với Đức Chúa Trời" và "sự bình an của Đức Chúa Trời". Ngài đem lại sự bình an lớn lao nhất cho mọi lòng mà chúng ta khó có thể nhìn biết được.
2. Tuy nhiên, trong tiểu đoạn Kinh thánh nầy, chúng ta thấy những giới hạn trong các mối quan hệ của con người, Ngài cũng đem "gươm giáo" đến, một cách nói khác về sự phân rẽ.
3. Khi có người nào tiếp nhận sứ điệp nói tới thập tự giá, đức tin của người ấy sẽ tự nhiên làm mất lòng ai đó. Sẽ có một "thanh gươm" phân cách trong mối quan hệ ấy.
B. Thập tự giá đôi khi phân cách các gia đình (các câu 35-37).
1. Chúa Jêsus nói cho chúng ta biết rằng đi theo Ngài sẽ đem lại sự phân cách cho các mối quan hệ mật thiết nhất trong gia đình. Những người làm cha, làm con, làm mẹ và con gái sẽ bị phân cách bởi sự không đồng lòng về thập tự giá.
2. Từ ngữ "phân rẽ" có ý nói tới "chia ra" hay "xa lánh". Phần nhiều người trong chúng ta có những mối quan hệ khó khăn trong gia đình vì sự chúng ta phục theo Chúa Jêsus.
3. Chúa Jêsus phán rằng ai xem trọng mối quan hệ con người hơn Ngài "thì không đáng cho Ta".
IV. Thập tự giá phân cách những thứ tự ưu tiên của chúng ta (Mathiơ 10.38).
A. Những kẻ không tin Chúa có ưu tiên lấy cái tôi làm trọng tâm. Một người chưa được cứu sống cho chính mình. Người ấy phấn đấu để kiếm tiền bạc, của cải và sự nổi tiếng. Dù người ấy có được cả thế gian, tấm lòng của người ấy vẫn trống rỗng. Howard Hughes là người giàu có nhất của thế giới, nhưng đã chết trong một hoàn cảnh rất cùng khổ.
B. Những người tin Chúa có những ưu tiên lấy Đấng Christ làm trọng tâm.
1. Chúa Jêsus kêu gọi mỗi tín đồ của Ngài phải "vác lấy thập tự giá". Khi Chúa Jêsus thốt ra những lời nầy, thập tự giá có một ý nghĩa khác biệt. Thập tự giá được xem là một phương tiện để hành quyết. Một vị tướng lãnh La mã đã ra lịnh đóng đinh trên thập tự giá 2.000 kẻ theo Judas cuồng tín dọc theo con đường đến xứ Galilee. Thập tự giá là biểu tượng của chết chóc.
2. Chúa Jêsus phán rằng vác lấy thập tự giá là phải tự bỏ mình, phải từ bỏ những điều ưu tiên của mình rồi sống theo những ưu tiên của Ngài. Ngài phán trong Mathiơ 16.24: "Nếu ai muốn theo ta, thì phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta".
3. Phaolô nói trong Galati 2.20: "Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi".
4. Chúa Jêsus cũng bảo các môn đồ Ngài cần phải "theo Ta". Chúng ta đi đâu khi chúng ta vác lấy thập tự giá mà đi theo Đấng Christ? Chúng ta đi theo Ngài đến mồ mả. Ở đó chúng ta chôn cất tham vọng tư kỷ của mình, những ham muốn tư dục và khoe khoang kiêu ngạo. Khi ấy chúng ta sống lại với Ngài để sống một đời mới phản ảnh vẽ đẹp và sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
5. Charles Spurgeon đã nói: "Không có người nào đội mão triều thiên trên thiên đàng một khi họ không phải là những kẻ mang lấy thập tự giá ở đây dưới đất". Vance Havner đã nói tương tự thế: "Chúng ta cần hạng người của thập tự giá, với sứ điệp nói tới thập tự giá, mang lấy dấu hiệu thập tự".
6. Thập tự giá không những phân rẽ các những người tin đối với kẻ chẳng tin, thập tự giá phân rẽ môn đồ chân chính đối với hạng môn đồ giả tạo. Hỡi người tin Chúa, có phải quí vị đã đóng đinh những ưu tiên ích kỷ của mình lên thập tự giá và đã sống lại với Ngài đạt tới một đời sống lấy Đức Chúa Trời làm trung tâm?
V. Thập tự giá phân cách cõi đời đời của chúng ta (Mathiơ 10.39).
A. Chúa Jêsus phán: "Người nào cứu sự sống mình sẽ mất". Đây là con người ấp ủ của cải vật chất trong cõi đời đời. Chúa Jêsus đã minh hoạ điều nầy trong Thí dụ nói tới kẻ giàu mà dại (Luca 12.13-21). Trong thí dụ nói tới người giàu trong địa ngục (Luca 16.19-31), Ngài phán về "vực sâu" hay vực thẳm trong cõi đời đời mà con người sẽ không thể nào qua đó được. Đấy sẽ là sự phân cách sau cùng của thập tự giá.
B. Chúa Jêsus cũng phán: "Kẻ nào vì cớ Ta mất sự sống mình sẽ được lại". Người nào bắt con đường hẹp, khó khăn, người nào trở thành kẻ dại trong con mắt của thế gian, người nào chẳng có mối quan hệ nào thân mật hơn mối quan hệ với Đấng Christ, người ấy đóng đinh tham vọng của mình trên thập tự giá sẽ tìm được một đời sống giàu có hơn người có thể hình dung được, cả bây giờ và trong cõi đời đời.
VI. Bốn tư tưởng sau cùng.
1. Thứ nhứt, nếu quí vị chưa đến với Đấng Christ hôm nay, quí vị đang đứng tại ngã tư đường của cõi đời đời.
2. Thứ hai, có thể đang có vẽ bề ngoài tôn giáo, trông giống như một Cơ đốc nhân mà chưa gặp gỡ thực sự Chúa Jêsus.
3. Thứ ba, những tín đồ chân chính được kêu gọi phải có một tình cảm dành cho sứ điệp nói tới thập tự giá. Tuần lễ nầy, khi chúng ta nghe Mục sư người Nga Nicolai Epishin giảng, Đức Chúa Trời đã đánh thức trong tôi một thái độ tin quyết rằng tôi đã bị đếm bởi lối sống cục bộ tiện nghi của mình. Tôi cầu xin Đức Chúa Trời sửa lại tình cảm của tôi vì sứ điệp của thập tự giá.
4. Cách đây nhiều năm, George MacLeod đã viết một bài thơ có đề tựa là Trở Lại Với Thập Tự Giá Ở Đồi Gôgôtha:
Tôi hay nói rằng,
cần phải dựng lại thập tự giá một lần nữa
tại trung tâm khu chợ búa
cũng như trên tháp chuông nhà thờ,
Tôi muốn sửa lại lời nói ấy
Chúa Jêsus không bị đóng đinh tại giáo đường
Giữa hai ngọn đèn cầy;
Mà trên thập tự giá giữa hai tên cướp;
trên đống rác rưỡi của một thị trấn;
tại ngã tư đường chính trị có quy mô thế giới
đến nỗi họ đã phong tước cho Ngài
bằng tiếng Hêbơrơ, tiếng Latinh và tiếng Hy lạp …
Đó là nơi kẻ phàm tục giễu cợt,
Và trộm cướp ruả sả,
còn mấy tên lính thì chơi trò may rủi.
Vì đấy là chỗ mà Ngài đã gục chết,
Và Ngài đã chịu chết như thế đó.
Đấy là nơi mà người của Đấng Christ cần phải sống.
***

VẬT TRANG TRÍ TRONG NHÀ THỜ



NGÃ TƯ ĐƯỜNG CỦA CUỘC SỐNG
VẬT TRANG TRÍ TRONG NHÀ THỜ
Các phân đoạn Kinh thánh chọn lọc
1. Khi chúng ta khởi sự cách đây hơn hai năm với Hội thánh Cornerstone, tôi đã ngồi với cây bút chì cùng mẫu giấy trắng rồi vẽ nguệch ngoạc cho tới khi tôi phác hoạ sơ dấu hiệu hay logo của nhà thờ chúng ta. Don Ketelle, là chuyên viên đồ hoạ và Internet rất giỏi đã lấy bản phác thảo của tôi và vẽ ra đẹp hơn nhiều. Dấu hiệu không những là một logo rất đẹp giúp nhận ra nhà thờ của chúng ta, mà nó còn có ý nghĩa sâu sắc hơn. VÒNG NGOÀI tiêu biểu cho sự hiệp một của thân thể Đấng Christ, là gia đình của Đức Chúa Trời, người được chuộc trong mọi thời đại. VÒNG TRONG chỉ ra sự hiệp một của chúng ta là Hội thánh địa phương. VẦNG ĐÁ nằm ở trung tâm tiêu biểu cho Đấng Christ là Hòn Đá Góc của chúng ta, Vầng Đá vững chải và là sự chúng ta phục theo các lẽ thật cơ bản của Kinh thánh. Ngay chính giữa của biểu tượng nầy, bạn nhìn thấy THẬP TỰ GIÁ. Nó nhắc cho chúng ta nhớ đến sứ điệp Tin lành vinh hiển mà Chúa Jêsus đã chịu chết vì tội lỗi chúng ta, bị chôn và đã sống lại (I Côrinhtô 15.4-5). Sứ điệp nói tới thập tự giá là vật trang trí của nhà thờ chúng ta. Lý do chính cho sự tồn tại của chúng ta là nhấc cao thập tự giá của Đấng Christ trong một thế giới chưa được cứu. Thắc mắc quan trọng đặt trước mặt chúng ta hôm nay là "Còn chúng ta thì sao?"
2. Khi chúng ta tiếp tục loạt bài được gọi là Ngã Tư Đường Của Cuộc Sống, tôi muốn nói rất đơn giãn với Hội thánh chúng ta về các trách nhiệm chúng ta có trong vai trò những người lính canh của Tin Lành. Ở I Timôthê 3.15, Phaolô nói rằng "Hội thánh của Đức Chúa Trời hằng sống" là "trụ và nền của lẽ thật". Hôm nay, chúng ta sẽ xem xét phần thách thức, sứ mệnh và sự phục theo thập tự giá.
I. Sự thách thức của thập tự giá (I Côrinhtô 2.1-5).
A. Bộ yếu đuối và quyền phép của vị Sứ đồ:
1. Phaolô nhắc cho người thành Côrinhtô nhớ rằng ông đã đến "chẳng dùng lời cao xa hay khôn sáng". Bản Kinh thánh NCV dịch câu nầy như sau: "lời lẽ lôi cuốn hay một sự tỏ ra khôn ngoan của loài người". Nói cách khác: "Tôi không tìm cách làm loé mắt anh em với khả năng diễn đạt xuất sắc và một trí khôn sáng láng hơn trí khôn của anh em". Phaolô không tìm cách khoác lấy một sự trình diễn.
2. Thay vì thế, ông trung tín tuyên bố "chứng cớ" của Đức Chúa Trời. Ông không đến đó để tán dương bản thân mình mà là để tán dương Đức Chúa Trời.
3. Phaolô nói cho họ biết rằng ông "đã đoán định rằng giữa anh em…". Ông không thích lao vào những cuộc tranh luận về chính trị, triết lý hay khoa học.
4. Phaolô nói, mục tiêu duy nhứt của ông là "Đức Chúa Jêsus Christ, và Đức Chúa Jêsus Christ bị đóng đinh trên cây thập tự". Lẽ đạo trong sự rao giảng của Phaolô không phải là năm bước để tô bóng mình. Ông đã rao giảng về thập tự giá.
5. Phaolô không những rao giảng các sứ điệp có tính cách truyền đạo. Ông bảo các trưởng lão thành Êphêsô trong Công vụ các sứ đồ 20.27: "Vì tôi không trễ nải một chút nào để tỏ ra cho biết hết thảy ý muốn của Đức Chúa Trời". Công vụ các sứ đồ 18.11 chép về chức vụ của ông ở thành Côrinhtô: "Phao-lô ở lại đó một năm sáu tháng, dạy đạo Đức Chúa Trời trong đám họ". Tuy nhiên, bất luận đề tài của ông là gì, ông luôn luôn trực chỉ đến với thập tự giá.
6. Ở câu 3, Phaolô nói ông đến với họ "bộ yếu đuối, sợ hãi, run rẩy". Phaolô không phải là một con người rụt rè, nhút nhát đâu. Ông không hề sợ hãi ở thành Côrinhtô, ông kỉnh kiền ở trước mặt Chúa. Đối với ông, sứ điệp nói tới thập tự giá là sứ điệp có quyền phép, rất quan trọng, ông nhìn xem thập tự giá với hết lòng tôn kính.
7. Vì lẽ đó, ông không đến tại thành Côrinhtô với "lời cao xa hay khôn sáng". Ông không đến với một túi tiếp thị bóng bẩy để vận động người ta đâu. Thay vì thế, ông đã đến "với sự tỏ ra Thánh Linh và quyền phép". Ông đã đến trong sự nương cậy hoàn toàn vào công việc của Đức Thánh Linh khi ông công bố thập tự giá ra.
8. Ông đã làm như vậy để đức tin của họ sẽ không lập "trên sự khôn ngoan loài người, bèn là trên quyền phép Đức Chúa Trời". Ông không muốn vận động người ta, mà là tán dương thập tự giá.
B. Những vấn đề về sự thích ứng và xã hội.
1. Thời gian thay đổi, xã hội tiến triễn, nhiều mốt đổi thay. Chắc chắn thời đại của chúng ta cũng có những vấn đề nầy. Hãy xét xem chúng ta đã thay đổi như thế nào trong 50 qua.
2. Chúng ta đã đổi từ một nước lập nền trên lẽ thật của Kinh thánh đến một xã hội bị thả trôi bềnh bồng trong một đại dương chạy theo thuyết tương đối vô mục đích, ở đó chẳng có một điều gì được biết là chắc chắn cả.
3. Kinh thánh và Hội thánh không còn được tôn trọng trong xã hội chúng ta nữa. Người ta từng có một đạo đức năng động mạnh mẽ, ở đó ai nấy lo làm phần của mình. Giờ đây chúng ta được đánh dấu bởi thái độ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thái độ duy lý "tôi trước đã". Người ta không đến với nhà thờ rồi nói: "Tôi phục vụ như thế nào ở đây?" mà nói: "Nhà thờ nầy làm cho tôi điều gì?"
4. Người ta thường có một cái nắm bắt cơ bản về lẽ thật trong Kinh thánh. Cách đây một thế hệ, quí vị có thể rao giảng trong một buổi nhóm công cộng với độ tin cậy rằng ít nhất khán thính giả sẽ nhìn biết quí vị đang nói cái gì. Không còn như thế nữa đâu, ngay cả trong nhà thờ đã có một sự "câm nín" về sự mù mờ Kinh thánh. Người ta không còn mong muốn hình thái giảng đạo mạnh mẽ nữa.
5. Giờ đây chúng ta đang sống với một tốc độ nhanh như thế, chúng ta hiếm khi có thì giờ để suy gẫm về Đức Chúa Trời cùng những vấn đề của cõi đời đời.
6. Chúng ta đang sống trong thời đại đa nguyên, ở đó ai nấy đều có quyền tin những gì mình muốn tin vì chẳng có một lẽ thật nào là tuyệt đối cả.
7. Chúng ta đang sống trong một xã hội rất khác biệt hơn chúng ta đã sống cách đây 50 năm. Vì xã hội của chúng ta đã thay đổi rất nhiều, chúng ta phải thích nghi để theo kịp nó. Hãy tưởng tượng một vị giáo sĩ đến với một xã hội khác, nhưng từ chối không chịu học ngôn ngữ xem. Ông ấy chẳng biết gì về phong tục của dân chúng, cứ mặc chiếc áo jacket cùng chiếc cà vạt rồi giảng bằng tiếng Anh theo cổ ngữ từ bảng Kinh thánh King James. Chẳng có ai nghe người giảng hết. Nếu chúng ta cứ trói buộc với những truyền thống cổ xưa, chẳng có ai sẽ chịu nghe chúng ta đâu.
8. Chúng ta hãy đọc I Côrinhtô 9.19-23. Hãy gạch dưới những gì ông đã nói trong câu 22: "tôi đã trở nên mọi cách cho mọi người, để cứu chuộc được một vài người không cứ cách nào". Bất cứ nơi nào vị sứ đồ đi đến, ông đã thích nghi với và khiến cho mình phù hợp với xã hội ở đó.
C. Tính cần thiết của lẽ thật và sự chính thống.
1. Trong những điều tôi tin là một nổ lực chân thành phải "trở nên mọi cách cho mọi người" hầu cho một số nhà thờ không bị tẻ tách ra khỏi sứ điệp nói tới thập tự giá. Họ xem trọng "khẫu tài" và “sự khôn ngoan” theo triết học của con người. Họ biết nhiều thứ nhưng lại chẳng nói gì về "Đấng Christ và Đấng bị đóng đinh trên cây thập tự". Họ lo nhiều về tiếp thị và nhiều "lời lẽ có tính thuyết phục" nhưng lại thiếu "sự tỏ ra của Thánh Linh và quyền phép". Kết quả là, nhiều người đặt đức tin họ nơi "sự khôn sáng của con người" thay vì đặt nơi "quyền phép của Đức Chúa Trời". Chúng ta cần phải thay đổi sao cho thích đáng với thời đại của chúng ta, nhưng chúng ta không thể thay đổi hay bất chấp sứ điệp nói tới thập tự giá.
Mới đây tôi có đọc thấy Joseph Stowell đã ngồi lại với Billy Graham để bàn bạc những điều cần phải thay đổi về phương thức chúng ta giảng đạo khi so sánh với thập kỷ 1950. Ông nói ông mong mỏi một số phân tích quan trọng và bối cảnh thăng trầm của xã hội chúng ta. Thay vì thế, nhà truyền đạo lỗi lạc kia đáp: "Không một điều gì thực sự thay đổi nơi các khoảng nhu cần của con người. Bất cứ đâu hay bất cứ gì ông giảng, ông phải nhắc cho người ta nhớ về tội lỗi của họ, hãy giảng cho họ biết về thiên đàng và địa ngục, hãy chỉ cho họ thấy Thập tự giá rồi giục giã họ chạy đến với Đấng Cứu Thế" (Shepherding the Church, p.55).
2. Có một mối nguy hiểm nằm trong ước vọng của chúng ta muốn đến với nhiều đám đông và ảnh hưởng nhiều đời sống, khi ấy chúng ta quên sự biến đổi chân chính trong đời sống của những người nam và người nữ bị chiếm hữu bởi quyền phép của thập tự giá. Đây là lý do tại sao thập tự giá phải thực sự là vật trang trí trong nhà thờ của chúng ta.
D. Sự cân đối sứ điệp và các phương pháp.
1. Vậy thì chúng ta cần phải làm gì? Chúng ta cần phải phân biệt giữa các phương pháp và sứ điệp, giữa hình thức và công thức. Chúng ta phải nhìn biết điều nào là quan trọng và điều nào không quan trọng.
2. Sứ điệp nói tới thập tự giá phải luôn luôn là trọng tâm. Sứ điệp phải luôn luôn y nguyên như thế. Chúng ta phải vận dụng nó trong "sự kính sợ và run rẩy".
3. Tuy nhiên, các phương pháp, các hình thức phải luôn luôn thay đổi. Chúng ta không nên bị khoá trái trong việc thực thi những việc đáng phải làm vì các nhà thờ đã làm những việc ấy rồi trong một thời gian dài. Bảy từ sau cùng của của một Hội thánh dãy chết là: "We’ve never done it that way before" (Chúng tôi không làm việc gì theo cách đã làm trước đó).
4. Thách thức của chúng ta là nâng cao thập tự giá chớ không phải nâng cao truyền thống.
II. Sứ mệnh của thập tự giá (Mathiơ 28.18-20).
Chúng ta nâng cao thập tự giá như thế nào? Chúng ta làm theo Sứ Mệnh Cao Cả. Phân đoạn Kinh thánh nầy là tuyên bố rất súc tích về mạng lịnh tiến quân của Hội thánh. Chúa Jêsus bảo chúng ta rằng vì cớ thập tự giá, sự chết, sự chôn và sự sống lại của Ngài "hết cả quyền phép" đã được giao cho Ngài. "Vì lẽ đó" chúng ta cần phải ra đi. "Vậy" có nghĩa là "trên cơ sở đó". Trên cơ sở của sự thực Chúa Jêsus đã đắc thắng trận đánh tại thập tự giá và có "hết cả quyền phép" chúng ta cần phải ra "đi" đến với "muôn dân". Chúng ta cần một sự đầu phục lớn lao đối với Sứ Mệnh Cao Cả! Chúng ta hãy chú ý ba yếu tố của Sứ Mệnh ấy:
A. Truyền giáo.
1. Trước tiên, Chúa Jêsus phán chúng ta cần phải "dạy dỗ muôn dân". Nói như thế có nghĩa là "biến những người học hỏi" hay "dạy dỗ".
2. Lời phán về sứ mệnh của Chúa Jêsus được thấy ở Luca 19.10: "Bởi Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất". Chúng ta không sống gần gũi với tấm lòng của Đức Chúa Trời hơn khi chúng ta chia sẻ "những tin tức tốt lành".
3. Chúng ta đang sống trong thời buổi khó khăn khi phải chia sẻ đức tin của mình. Thuyết tương đối, thuyết đa nguyên, hình thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cùng nhiều yếu tố khác làm cho việc chia sẻ tin lành ra khó khăn. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng tin lành đã phát triễn vào thế kỷ thứ nhứt trong một xã hội còn thù nghịch sâu sắc hơn thời đại của chúng ta nữa.
4. Mới đây, tôi đã xem phim Gladiator (Đấu Sĩ) trong đó Russell Crowe đóng vai Maximus một Tướng lãnh La mã phản bội trở thành vị anh hùng lỗi lạc trong đấu trường. Có một vài cảnh đánh nhau và thú dữ trong đấu trường. Khi tôi quan sát, tôi không thể làm chi được mà chỉ nhớ rằng phần nhiều tổ phụ của chúng ta trong đức tin đã bị giết giống như thế. Cơ đốc giáo đã lan rộng như thế nào trên bề mặt của sự bắt bớ như thế chứ?
Stowell viết: “Chiến lược của Tân Ước trong phạm trù ấy chỉ là phục theo việc thể hiện ra các nguyên tắc công bình trong một phương thức những kết quả của lối sống công bình – những việc lành của tín đồ – trở thành chứng cớ cho đức tin thực của họ, nghĩa là những kẻ sống trong thế gian sự bất công của họ đã mang lại sự tan rã và thất vọng. Khi đem đối chiếu hai hạng người thì thấy sự khác biệt giữa họ ngay" (p.46).
5. Chúa Jêsus phán trong Mathiơ 5.14-16 rằng chúng ta cần phải trở nên "sự sáng của thế gian". Sự sáng của Ngài cần phải chiếu sáng qua chúng ta trong một phương thức để nhiều người khác sẽ "nhìn thấy việc lành của các ngươi mà tôn vinh Cha các ngươi ở trên trời". Yếu tố chính không phải là chúng ta nói quá nhiều cách chúng ta sinh sống.
6. Tuy nhiên, chúng ta cần phải làm chứng luôn về Đấng Christ. Chúng ta cần phải cầu thay cho kẻ bị hư mất, nói cho họ biết về đức tin của chúng ta và tận dụng cơ hội. Hỡi Hội thánh, chúng ta phải giữ Tin Lành ngay đúng ở vị trí trung tâm! Trong quyển A Passion for God, Ray Ortlund đã viết: "Hãy hình dung Hội thánh Tin Lành mà không có tin lành xem … Chúng ta đã thay thế trung tâm điểm của Tin lành bằng một thứ gì khác, thật tự nhiên… Thí dụ, một sự thu hút trong nội tâm với sự phục hồi những tổn thương về tình cảm trong quá khứ. Hoặc một tình cảm dâng hiến cho lý tưởng nào đó trong cuộc sống. Hay một sự vận động đầy tin tưởng về kỷ thuật quản lý hiện đại. Hoặc một nổ lực đối với sự phát triễn của Hội thánh và sự ‘thành công’. Hay một mối quan tâm sâu sắc dành cho thể chế gia đình. Hoặc một sự lôi cuốn với các ân tứ bất thường của Đức Thánh Linh. Hoặc một lời kêu gọi đến với sự bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng bằng cách hiến cho một loại sinh hoạt Cơ đốc đắt giá … Hay một quyết định đưa nước Mỹ trở lại với gốc rễ Cơ đốc của nó qua quyền lực chính trị … Nói cách khác, những người tin lành sẽ cách ly ra khỏi nhịp điệu phát triễn của xã hội hoặc đánh mất tin lành mà vẫn tất tả trong cuộc sống của họ, có lẽ cho sự hư mất của họ". Ông kết luận: "Mỗi thế hệ Cơ đốc nhân phải dạy đi dạy lại thật năng động các lẽ thật cơ bản nói tới đức tin của chúng ta. Hội thánh luôn luôn là một thế hệ xa rời với tin lành … Thay vì thế, cần phải cẩn trọng hơn với Tin Lành, chúng ta phải giảng dạy Tin lành một cách xông xáo, cụ thể, đầy đủ và thật tình cảm …" (pp.205-208).
B. Gắn bó chặt chẽ.
1. Thứ hai, Chúa Jêsus phán chúng ta cần phải làm "nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ". Trong kỷ nguyên Hội thánh đầu tiên, chịu phép báptêm là công khai đồng hoá với Đấng Christ. Họ không có lối đi nào hay thẻ môn đồ nào khác để ký kết nữa hết. Mục đích của việc gắn bó chặt chẽ với Đấng Christ và Hội thánh của Ngài là phép báptêm.
2. Phép báptêm không cứu được chúng ta, phép ấy đồng hoá chúng ta.
3. Có người hiểu rằng phép báptêm là một biểu tượng nhưng lại tin không đúng rằng phép ấy không quan trọng.
4. Nếu quí vị đã đến với Đấng Christ nhưng chưa công khai đứng chung hàng với Ngài qua phép báptêm, tại sao không đứng chung hàng chứ?
C. Địa vị môn đồ.
1. Thứ ba, Chúa Jêsus phán chúng ta cần phải "dạy họ giữ" hết mọi điều mà Ngài đã “truyền cho”.
Vào mùa xuân, Deb và tôi đã thưởng thức việc làm vườn khó nhọc. Chúng tôi bỏ phân, tưới nước và cắt cỏ. Chúng tôi trồng và chăm sóc những khóm hoa, bụi cây và các loại cây khác. Ngày kia, Deb trồng mấy luống cây khi tôi ra thị trấn. Tôi thường đảm nhận việc tưới nước mà nàng đã quên. Thời tiết nóng cùng những luồng gió khô đã luộc chúng cho tới khi chúng gần chết hết. Cũng một ý nghĩa ấy, nếu những tân tín hữu không được chăm sóc, họ sẽ lui đi.
2. Hãy chú ý, khi nào trên cơ sở quyền phép của Ngài, chúng ta ra đi truyền giáo, đồng hoá và môn đồ hoá người ta, chúng ta có thể nhận biết Ngài sẽ luôn luôn ở cùng chúng ta mặc lấy quyền phép cho chúng ta (câu 20b).
III. Sự phục theo thập tự giá (Rôma 1.14-16).
A. Chúng ta là những kẻ mắc nợ.
Một người kia gọi cảnh sát rồi báo cáo rằng tất cả những thẻ tín dụng của vợ mình đã bị đánh cắp. Khi ấy, ông ta nói thêm: "Nhưng đừng mắc công tìm kiếm tên trộm. Hắn ta dữ ít hơn là vợ tôi đấy".
1. Phaolô không nói rằng ông mắc một món nợ bằng tiền bạc, nhưng ông đã bị "trói buộc bởi bổn phận". Ông mắc nợ về việc chia sẻ Tin Lành.
2. Tôi là một kẻ "mắc nợ" đối với nhiều nhà truyền đạo. Tôi đứng trên vai của những người như Jonathan Edwards, Charles Spurgeon và G. Campbell Morgan. Tôi mắc nợ nhiều người thuộc thế hệ của tôi như Jerry Coffman.
3. Là một tín đồ, vì cớ Đấng Christ đã cứu tôi, tôi mắc một món nợ đối với hạng người bất chấp tình trạng sống của họ để chia sẻ sứ điệp nói tới thập tự giá. Quí vị cũng như vậy đấy.
B. Chúng ta cần phải sắn sàng. Phaolô nói: "Ấy vậy, hễ thuộc về tôi, thì tôi cũng sẵn lòng rao Tin Lành". Ông rất sôi nổi với Tin Lành. Có phải quí vị "sẵn sàng" chia sẻ Tin Lành ngày hôm nay không?
C. Chúng ta không cần phải xấu hổ. Phaolô nói: "Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu". Ông đã nhìn thấy tất cả thế giới đều phải phục theo và ông nhìn biết rằng sứ điệp nói tới thập tự giá là chân thật.
Cách đây không lâu, một tấm ảnh hài hước vẽ Mục sư của Hội thánh Walden đang bàn bạc với cặp vợ chồng kia. Ông hỏi: "Nào, xin ông bà cho biết, ông bà thích gì về Hội thánh Walden? Đừng làm thinh nhé – tôi biết chọn một Hội thánh là điều rất khó đấy". Người chồng hỏi: "Thưa Mục sư, ông áp dụng phương pháp nào ở đây? Tin Lành truyền thống chăng?" Mục sư đáp: "Với một phương pháp, tôi thích mô tả phương pháp ấy là 12 bước Cơ đốc giáo … Về cơ bản, tôi tin rằng hết thảy chúng ta đều lo phục hồi hàng tội nhân. Chức vụ của tôi nói tới sự chối bỏ đắc thắng, tái đầu phục, về sự cứu chuộc. Tất cả đều có ghi ở đây nè". Người vợ xen vào: "Xin chờ một phút – tội nhân ư? Cứu chuộc ư? Mọi sự ấy không ám chỉ … tội lỗi sao?" Vị Mục sư đáp ngay: "Thưa phải, tôi nương vào việc thỉnh thoảng kích thích họ hầu giữ bầy chiên đừng đi lạc. Tội lỗi là một phần trong đó!" Người chồng đăm chiêu: "Tôi không biết. Có quá nhiều tiêu cực trong thế gian". Người vợ đáp: "Đúng thế, chúng ta tìm kiếm một Hội thánh biết cảm thông, một nơi mà chúng ta có thể cảm thấy an lòng về bản thân mình. Tôi không dám chắc việc tội lỗi nầy đang tác động vì chúng ta". Người chồng nói: "Mặt khác, em thích chơi quần vợt …" Người vợ ngắt ngang: "Anh ơi, tín đồ tin theo thuyết nhất thể cũng chơi quần vợt mà. Chúng ta tìm quanh đây xem". Thập tự giá, một là vật trang trí cho chức vụ của chúng ta hoặc không phải như thế. Quí vị chọn điều nào?
***

PHẢI CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI CHƯA TIN CHÚA NHƯ THẾ NÀO!?!



NGÃ TƯ ĐƯỜNG CỦA CUỘC SỐNG
PHẢI CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI CHƯA TIN CHÚA NHƯ THẾ NÀO!?!
Luca 11.1-13
1. Người cha kia đem đứa con trai nhỏ của mình theo vào thành phố một ngày kia để mua sắm một vài thứ cần thiết. Khi giờ ăn trưa đến, cả hai đến chỗ ăn quen thuộc để mua một cái săng-uých. Người cha ngồi lên chiếc ghế nơi quầy rồi nhấc đứa con trai lên ngồi bên cạnh mình. Họ gọi thức ăn trưa, và khi bồi đem thức ăn lên, người cha nói: "Nầy con, chúng ta chỉ nên cầu nguyện thầm lặng thôi nhé". Người cha bắt đầu cầu nguyện trước rồi đợi con trai cầu nguyện xong, nhưng nó chỉ ngồi cúi đầu xuống với thời gian lâu khá bất thường. Sau cùng, khi nó ngước nhìn lên, bố nó hỏi liền: "Có gì trên thế giới khiến cho con phải cầu nguyện lâu thế?" Với vẻ ngây thơ và hồn nhiên của một đứa trẻ, nó đáp ngay: "Làm sao con biết được? Đấy chỉ là cầu nguyện thầm lặng mà". Chúng ta cũng cầu nguyện thầm lặng lâu đến nỗi chúng ta thực sự chưa hề cầu nguyện bao giờ, những lời cầu nguyện công khai của chúng ta thì giống các bài giảng dành cho hạng thánh đồ hơn là những lời cầu xin đối với Cứu Chúa.
2. Khi chúng ta tiếp tục loạt bài nầy về sứ điệp nói tới thập tự giá, tôi muốn chúng ta phải tiếp thu từ phân đoạn Kinh thánh nầy, phải cầu nguyện cho những người chưa tin Chúa như thế nào!?! Hầu hết mọi người trong chúng ta đều có ai đó ở gần chúng ta, họ chưa nhận biết Đấng Christ. Chúng ta phải cầu thay cho họ như thế nào!?! Liệu những lời cầu nguyện của chúng ta có gì tốt đẹp không? Chúng ta cầu thay cho họ điều gì? Cầu nguyện là nguồn lực quan trọng nhất của chúng ta trong việc đưa người ta đến với Đấng Christ. Vị học giả lỗi lạc J. Sidlow Baxter từng viết: "Con người có thể gạt bỏ lời mời gọi, từ chối sứ điệp, chống đối những sự bàn bạc, xem khinh nhân cách của chúng ta – nhưng họ sẽ bất lực khi muốn chống lại những lời cầu nguyện của chúng ta".
3. Nếu chúng ta muốn trở thành một Hội thánh truyền giáo, chúng ta phải là một Hội thánh chuyên cầu nguyện. E.M. Bounds là người đã viết nhiều về sự cầu nguyện, ông nói: "Cái điều Hội thánh cần hôm nay không phải là nhiều máy móc hay tốt đẹp hơn, không phải là những tổ chức mới hay nhiều phương pháp lạ thường hơn, mà là những con người mà Đức Thánh Linh có thể đại dụng họ – hạng người của sự cầu nguyện, hạng người mạnh mẽ trong sự cầu nguyện". Ồ, phải trở thành một Hội thánh mà những lời cầu nguyện của họ làm lay động những cái nền của địa ngục. Tôi muốn có danh tiếng của John Knox, về người mà Mary, Nữ Hoàng xứ Tô cách Lan đã nói: "Tôi sợ những lời cầu nguyện của John Knox nhiều hơn một đạo binh cả mười ngàn người".
4. Khi chúng ta xem xét phân đoạn Kinh thánh gốc, chúng ta hãy tiếp thu bốn điểm ưu tiên một trong sự cầu nguyện cho những người chưa tin Chúa được cứu rỗi.
I. Cầu nguyện với sự bền đỗ (các câu 1-4).
A. Chúng Ta Phải Học Cầu Nguyện (câu 1).
1. Khi chương nầy mở ra, chúng ta thấy Chúa Jêsus đang "cầu nguyện ở nơi kia". Nhiều lần trong các sách Tin lành, chúng ta thấy Chúa Jêsus biệt riêng thì giờ ra để cầu nguyện. Ngài phán trong Luca 19.10: "Bởi Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất". Chắc chắn Ngài đã cầu thay cho những người chưa tin Chúa.
2. Hãy tưởng tượng xem điều nầy đã kích thích các môn đồ như thế nào! Có lẽ họ đã thử nghiệm một ít rồi, theo gương của Ngài. Cụ thể hơn, họ đã chờ đợi cho đến khi giờ cầu nguyện của Ngài đã "xong" khi ấy họ mới lên tiếng hỏi: "Lạy Chúa, xin dạy chúng tôi cầu nguyện, cũng như Giăng đã dạy môn đồ mình".
3. Trong Kinh thánh, chúng ta thấy ba sinh hoạt quan trọng của dân sự Đức Chúa Trời: ngợi khen, giảng dạy và cầu nguyện. Thật là thú vị khi thấy rằng chúng ta không được dạy phải ngợi khen hay rao giảng ân điển của Đức Chúa Trời, mà chúng ta được dạy cho phải cầu nguyện.
B. Chúng Ta Phải Có Những Trình Tự Trong Sự Cầu Nguyện (các câu 2-4). Những câu nầy ai cũng biết là Bài Cầu Nguyện Mẫu. Chúng đóng vai trò như một bố cục, một cái khung hay một ấn bản trên đó những lời cầu nguyện riêng của chúng ta có thể hướng tới thiên đàng.
1. Chúng ta cần phải cầu nguyện trong SỰ THỜ PHƯỢNG. Chúa Jêsus đã cầu nguyện với "Cha chúng ta ở trên trời". Chúng ta đang nói tới Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Thượng Cổ, là Đầu và là Rốt, Đấng toàn năng, toàn tri, là Đức Chúa Trời siêu việt, rạng rỡ của vũ trụ. Tuy nhiên, Ngài là "Cha" yêu thương của chúng ta. Danh Ngài cần phải được "tôn thánh" hay làm nên thánh trong mắt của chúng ta. Chúng ta cần phải ao ước "Nước" Ngài được đến và "Ý" Ngài được nên.
2. Chúng ta cần phải cầu nguyện về các NHU CẦN của chúng ta. Chúng ta cầu xin "bánh hàng ngày", những điều cần thiết hàng ngày của chúng ta. Chúng ta cần phải đem mọi sự, thậm chí những nhu cần đơn giãn nhất đến với Đức Chúa Trời. Một vị Mục sư bạn nói cho tôi biết về mẹ ông thường hay dừng lại ở cửa hàng để cầu nguyện phải mua chiếc áo sơ mi nào! (Philíp 4.19).
3. Chúng ta cần phải cầu nguyện với SỰ XƯNG TỘI. Chúng ta cần phải cầu xin Đức Chúa Trời "tha tội cho chúng ta" khi chúng ta cùng lúc ấy "tha thứ cho kẻ mắc nợ chúng ta".
4. Chúng ta cần phải cầu xin SỰ HƯỚNG DẪN. Chúng ta cần phải cầu nguyện để chúng ta được dẫn vào "các lối công bình" chớ không "bị cám dỗ". Chúng ta cần phải đem đến Đức Chúa Trời mọi quyết định của chúng ta.
5. Chúng ta cần phải cầu xin SỰ GIẢI CỨU, phải xin rằng Đức Chúa Trời sẽ "cứu chúng ta khỏi điều ác". Ở Êphêsô 6, sau khi mặc lấy toàn bộ khí giáp của Đức Chúa Trời rồi, Phaolô bảo chúng ta phải "nhờ Đức Thánh Linh, thường thường làm đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin".
C. Khi Chúng Ta Cầu Nguyện Cách Bền Đỗ, Chúng Ta Có Thể Cầu Nguyện Cách Đặc Biệt.
1. Bạn có để ý thấy rằng chẳng có tiếng "Amen" nào trong lời cầu nguyện nầy không? Bạn có thấy rằng lời cầu nguyện nầy rất tư riêng không?
2. Đây là thứ tự ABC trong lời cầu nguyện. Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải tiếp thu, phải cầu thay cho bản thân mình rồi mới chuyển sang học cầu thay cho người khác, đặc biệt cho kẻ bị hư mất.
3. Hãy chịu khó trong sự cầu nguyện. Hãy HỌC cầu nguyện. Phải bền đỗ trong sự cầu nguyện và rồi bạn có thể cầu nguyện mạnh mẽ và đặc biệt cho những người chưa tin Chúa đang sống chung quanh bạn.
II. Xưng ra sự yếu đuối của mình (các câu 5-6).
Sau khi cung ứng phần bố cục trong Bài Cầu Nguyện Mẫu, Chúa Jêsus không hề nói "Amen", mà chỉ tiếp tục giảng dạy về sự cầu nguyện bằng cách chia sẻ một vì dụ. Ngài yêu cầu họ hãy tưởng tượng việc đến với người "bạn…lúc nửa đêm" với lời cầu xin mượn "ba cái bánh", "người bạn" ấy đã bất ngờ đến ngồi trước cửa nhà bạn.
A. Chúng Ta Đứng Giữa Đức Chúa Trời Và Những Người Bạn Chưa Được Cứu.
1. Đây là một hình ảnh nói tới một người kia có hai người bạn. Anh ta có một người bạn với rất nhiều bánh và một người bạn đang đói khổ.
2. Mỗi một tín đồ đều có hai người bạn như thế. Chúng ta có mối tương giao với Đức Chúa Trời, là "Thiết Hữu luôn gần gũi hơn anh em ruột", Ngài sở hữu bầy gia súc trên ngàn núi trong khi cùng lúc đó chúng ta có những tình bạn với những kẻ chưa đến với Đấng Christ và đang phá sản về mặt thuộc linh.
3. Trong Bài Cầu Nguyện Mẫu, chúng ta học biết cầu thay xin "bánh hàng ngày" cho bản thân mình. Trong ví dụ, chúng ta học biết cầu xin bánh cho nhiều người khác.
4. Trong Kinh thánh, bánh là yếu tố chính là luôn luôn là biểu tượng của cuộc sống. Ngay cả Chúa Jêsus đã phán dạy trong Giăng 6.35: "Ta là bánh của sự sống; ai đến cùng ta chẳng hề đói, và ai tin ta chẳng hề khát".
5. Chúng ta chẳng có cái bánh nào, nhưng Ngài thì có. Ngài muốn chúng ta phải đến với Ngài đặng cầu xin bánh, cầu xin sự sống thuộc linh cho nhiều người khác.
B. Chúng Ta Vốn Yếu Đuối Và Chẳng Có Bánh Riêng Để Mà Ban Cho.
1. Người bạn đến với người lân cận mình "lúc nửa đêm" rồi đánh thức người chỉ vì bản thân anh ta chẳng có bánh nào hết.
2. Trong Israel, bánh mới được làm ra mỗi sáng. Gia đình của người nầy đã tiêu thụ hết "bánh hàng ngày" của họ trong ngày đó, vì vậy chẳng có bánh nào còn lại cả. Chẳng có bánh, rồi đêm khuya phải đến ngồi trước nhà người bạn của mình, người nầy chẳng mong chi việc ấy, điều nầy là một sự quở trách khủng khiếp đối với người ở vùng Trung Đông.
3. Chén của người nầy chẳng có chi hết. Bản thân anh ta chẳng có thứ chi để bố thí cho kẻ nào đến với anh ta, vì vậy anh ta phải tìm bánh ở chỗ khác.
4. Chúng ta chẳng có chi hết nơi bản thân mình hầu bố thí cho người chưa tin Chúa. Bạn không thể khiến cho người anh chị em chưa được cứu kia đến với Đấng Christ được. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể kéo tội nhân đến mà thôi.
5. Cho nên, mọi nổ lực truyền giáo của chúng ta thường dựa trên những gì chúng ta có thể làm. Chúng ta hoạch định các vụ việc của mình. Chúng ta in tác phẩm của mình. Chúng ta đến với các diễn giả của mình. Tuy nhiên, nếu Chúa không tiếp trợ bánh, nếu Đức Thánh Linh không kéo những người nam người nữ đến với chính mình Ngài thì chẳng có ai sẽ thực được cứu.
6. Hãy cùng tôi mở ra ở Giăng 6.1-14 đến với câu chuyện nói về việc cho 5000 người ăn.
a. Khi Chúa Jêsus giảng dạy, một "đoàn dân đông" đi theo Ngài khắp Biển Galilê. Không có một thứ chi để ăn và chẳng có một chỗ nào để mua thức ăn hết. Mác ghi lại Chúa Jêsus đã phán: "Chính các ngươi phải cho họ ăn" (Mác 6.37). Ở đây trong sách Giăng, Chúa Jêsus hỏi Philíp: "Chúng ta mua đồ ăn ở đâu đặng cho những người nầy ăn?" nhưng Ngài nói thế để "thử Philíp vì chính Ngài biết rõ Ngài sẽ làm gì rồi".
b. Philíp cũng như các môn đồ khác đều không biết phải làm gì! Dầu họ có "hai trăm đơniê bánh" họ không thể cho đoàn dân đông ăn hết được.
c. Anhrê bèn đi ra rồi gặp một cậu bé bằng lòng dâng "năm ổ bánh và hai con cá nhỏ" rồi đem trình cho Chúa Jêsus, Ngài phán: "Hãy truyền cho chúng ngồi xuống?"
d. Dĩ nhiên là Chúa Jêsus đã chúc phước và đã bẻ bánh, ắt đồ ăn tăng nhiều ở trong tay Ngài để mọi người đều ăn và được no nê. Đã có "12 giỏ" còn dư lại.
7. Với sức riêng của chúng ta, chúng ta không thể đưa một ai đến với Đấng Christ được, nhưng khi chúng ta đến với Chúa vì cớ họ, Ngài sẽ kéo họ đến. Đức Chúa Trời lắng nghe những lời cầu nguyện của chúng ta và hành động vì cớ sự yếu đuối của chúng ta. Phaolô nói: "Vì khi tôi yếu đuối, ấy là lúc tôi mạnh mẽ". Đức Chúa Trời phán cùng ông: "Ân điển ta đủ cho người rồi, vì sức mạnh ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối" (II Côrinhtô 12.9-10).
A.C. Dixon nói: "Khi chúng ta nương cậy vào tổ chức, chúng ta nhận lãnh những gì tổ chức có thể thực hiện; khi chúng ta nương cậy vào học vấn chúng ta nhận lãnh những gì học vấn cung ứng; khi chúng ta nương cậy vào tài hùng biện, chúng ta nhận lãnh những gì tài hùng biện cung ứng cho, và cứ thế. Tôi cũng không đánh giá thấp bất cứ việc nào trong các việc nầy trong chỗ thích ứng của chúng, nhưng khi chúng ta nương cậy vào sự cầu nguyện, chúng ta tiếp lấy những gì Đức Chúa Trời có thể làm cho" (Evangelism, A Biblical Approach, M. Cocoris, Moody, 1984, p. 108).
C. Đặc Biệt, Chúng Ta Phải Cầu Xin Bánh. Người bạn đã xin "ba ổ bánh". Anh ta biết rõ người bạn kia của mình cần điều gì! Đôi khi chúng ta cầu thay cho hạng người bị hư mất cách chung chung, nhưng chúng ta cần một gánh nặng đặc biệt cho những người chưa tin Chúa.
D. Chúng Ta Phải Đóng Vai Trò Bánh Mà Đức Chúa Trời Đã Ban Cho.
1. Người bạn bằng lòng lấy bánh trao cho người khách nầy. Đừng cầu xin Đức Chúa Trời sai ai khác đến nói với người bạn hư mất của mình về Đấng Christ! Phaolô yêu cầu người thành Êphêsô phải cầu xin "để khi tôi mở miệng ra, Chúa ban cho tôi tự do mọi bề, bày tỏ lẽ mầu nhiệm của đạo Tin Lành" (Êphêsô 6.19). Ông yêu cầu người thành Côlôse cứ "cầu nguyện cho chúng tôi, xin Đức Chúa Trời mở cửa cho sự giảng đạo, hầu cho tôi được rao truyền lẽ mầu nhiệm của Đấng Christ, vì lẽ đó mà tôi bị xiềng xích" (Côlôse 4.3).
2. Chúng ta rất yếu đuối. Bản thân chúng ta không thể làm chi được trừ ra cầu nguyện, sức lực của Đức Chúa Trời sử dụng chúng ta để đem người ta đến với chính mình Ngài vì Ngài "có quyền lớn để cứu rỗi" (Êsai 63.1).
III. Tiếp tục trong sự bền đỗ (các câu 7-8).
A. Người Bạn Khăng Khăng Xin Cho Có Bánh.
1. Điều nầy như thường hay có trong thời thơ ấu của chính Chúa Jêsus, Chúa mô tả phần đáp ứng từ bên trong ngôi nhà: "Đừng khuấy rối tôi, cửa đóng rồi, con cái và tôi đã đi ngủ, không dậy được mà lấy bánh cho anh". Không nghi ngờ chi nữa, anh ta tưởng rằng thà để cho một kẻ phải đói khát còn hơn cả nhà phải thức giấc hết.
2. Tuy nhiên, người bạn đứng nơi cửa sẽ không chịu bỏ đi. Anh ta cứ gõ dồn dập nơi cửa. Không những người chủ nhà phải bị quấy rối, mà những kẻ lân cận khác cũng phải tỉnh giấc luôn!
3. Chúa Jêsus phán rằng, sau cùng người chủ nhà "sẽ dậy và cho người đủ sự [bánh] cần dùng". Anh ta phải làm vậy không phải "vì là bạn mình" đâu, mà vì "người kia làm rộn" đấy thôi.
B. Chúng Ta Phải Khăng Khăng Cầu Thay Để Cho Nhiều Người Được Cứu.
1. Từ ngữ nói tới "khăng khăng" sát nghĩa là "không xấu hổ" và được sử dụng chỉ ở đây trong cả Tân Ước Hy lạp. Chữ nầy cũng được dịch "làm rộn" hoặc "cố lì". Người bạn đứng nơi cửa không dễ nãn lòng đâu.
2. Phải, chúng ta cần phải khăng khăng kêu cầu nơi Chúa để cho nhiều người khác được cứu rỗi. Nhưng chúng ta không thực hiện điều nầy vì Đức Chúa Trời giống như một người bạn hay càu nhàu, người bạn nầy sẽ phải chổi dậy khỏi giấc ngủ mình rồi trao cho chúng ta những gì chúng ta có cần.
3. Đây là một hình thái dạy dỗ của người Do thái bàn luận từ chỗ yếu hơn đến mạnh hơn. Nếu kẻ láng giềng hay cáu kỉnh chịu chổi dậy trong ban đêm để làm thoả mãn nhu cần của bạn vì bạn cứ khăng khăng kêu nài người, thì Cha Thiên Thượng giàu ơn, yêu thương, thành tín sẽ tiếp trợ CÀNG NHIỀU HƠN NỮA khi bạn kêu cầu danh Ngài!
C. Kinh Thánh Đầy Dẫy Với Những Chiến Binh Chuyên Cầu Nguyện Khăng Khăng
1. Chúng ta cần phải cầu nguyện giống như MÔISE, ông đã cầu xin dân Hêbơrơ sẽ không bị hủy diệt vì cớ sự bất tuân của họ.
2. Chúng ta cần phải cầu nguyện giống như ÊXƠTÊ, bà đã cầu xin cho người Do thái sẽ được cứu khỏi những hành động độc ác của Haman.
3. Chúng ta cần phải cầu nguyện giống như ĐANIÊN, ông đã cầu thay cho Israel "với sự kiêng ăn, mặc bao gai, đội tro" trong 3 tuần lễ liền (Đaniên 9.3).
4. Chúng ta cần phải cầu thay cho kẻ bị hư mất giống như PHAOLÔ đã cầu thay cho những người Do thái không có lòng tin ở Rôma 9.3: "Bởi tôi ước ao có thể chính mình bị dứt bỏ, lìa khỏi Đấng Christ, vì anh em bà con tôi theo phần xác".
5. Chúng ta cần phải cầu nguyện giống như CHÚA JÊSUS ở trong vườn, Ngài phán: "Không theo ý con, mà theo ý Cha được nên" (Luca 22.42).
IV. Tin qua đức tin (các câu 9-13).
A. Khi Chúng Ta Cầu Nguyện, Đức Chúa Trời Đáp Ưng.
1. Ở câu 9, Chúa Jêsus tiếp tục sự dạy nầy bằng cách nói: "Ta lại nói cùng các ngươi …". Ngài buộc chúng ta phải theo sau Đức Chúa Trời bởi đức tin. Chúng ta cần phải "xin", "tìm", và "gõ cửa".
2. Những hành động nầy đòi hỏi đức tin. Hêbơrơ 11.6 chép: "Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài".
3. Chúng ta đọc câu 10. Đức Chúa Trời hứa nhậm lời cầu nguyện của chúng ta. Ngài sẽ không trả lời theo cách chúng ta nghĩ Ngài phải trả lời hoặc khi chúng ta nghĩ Ngài sẽ trả lời, nhưng Ngài sẽ hành động vì ích cho chúng ta!
B. Đức Chúa Trời Đáp Ứng Với Những Vật Tốt Thay.
1. Khi chúng ta cứ giữ việc cầu xin, tìm kiếm và gõ cửa, Đức Chúa Trời sẽ ban cho chúng ta những vật tốt thay.
2. Chúa Jêsus hỏi người cha sẽ cho con mình "đá" khi nó xin "bánh" hoặc "rắn" khi nó xin "cá", hay "bò cạp" khi nó xin "trứng"!?!
3. Nếu một người cha chưa được chuộc, tội lỗi sẽ ban cho con cái mình những "vật tốt thay", hãy tưởng tượng xem, Cha Thiên Thượng yêu thương, giàu ơn và thành tín của chúng ta sẽ ban cho "NHIỀU DƯỜNG NÀO" khi Ngài muốn đáp trả những lời cầu nguyện của chúng ta với những vật tốt thay giống như ân tứ của Đức Thánh Linh là Đấng không bao lâu nữa sẽ đổ ra trên các môn đồ.
Chúng ta đừng mỏi mệt trong sự cầu thay cho những bạn bè và người thân khi họ chưa được cứu. Đức Chúa Trời "có quyền lớn để cứu rỗi" và ao ước chúng ta cứ đến gần Ngài qua sự cầu nguyện.

***