Thứ Ba, 8 tháng 6, 2010

Xuất Êdíptô ký 4:18-6-27: "Đức Giêhôva Còn Hơn Cả May Mắn"



Môise – Hoàng Tử của Israel
Đức Giêhôva Còn Hơn Cả May Mắn"
Xuất Êdíptô ký 4.18 - 6.27
1. Đây là hiệp thứ 4 của trận đấu tranh chức vô địch môn bóng rỗ. Đội nhà đang thua hai điểm. Họ đoạt lại bóng từ giữa sân, rồi ném vào rỗ từ một khoảng xa để lấy cho kỳ được ba điểm … chẳng có gì hết trừ ra khung lưới của cái rỗ! Trận đấu hết giờ. Đám đông lặng người đi. Xướng ngôn viên cứ lặp đi lặp lại câu: "Một quả ném thật là may mắn! Một quả ném thật là may mắn!" Quả bóng ấy có phải là may mắn không?
2. Cũng bài hát ấy, mà là câu thứ hai, ở một môn thể thao khác. Ngày 20 tháng 4 năm 1987. Ở Augusta, bang Georgia. Giải đấu golf có uy tín nhất, The Masters. Greg Norman, người Úc đem theo Larry Mize một thiếu niên đồng hương. Ở lỗ chung kết thứ nhì, lần thứ 11, Norman đánh quả bóng đi 91 thước Anh đến gần lỗ trong vòng 20 feet. Norman tưởng chừng nắm lấy phần thắng trong tay. Còn Mize, thật khó tin, anh ta đánh quả bóng cách lỗ 140 foot, quả bóng chạm mặt cỏ tâng lên hai lần rồi lăn vào lỗ. Mize đã nhảy dựng lên vì mừng rỡ. Norman đã gục đầu xuống căm phẫn. May mắn chăng? Quí vị nghĩ sao?
3. Tôi không tin vào sự may mắn. Quan niệm về sự may mắn, hoàn cảnh, sự trùng khớp, cơ hội, tình cờ và tình huống được xem là ngẫu nhiên không hề xuất hiện trong Kinh Thánh. Ngược lại, Kinh Thánh nói tới quyền tể trị, sự khôn ngoan, thông sáng của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Phải chăng một quả bóng may mắn mà thắng trận đấu? Hoặc có phải Đức Chúa Trời hiện diện trong các chi tiết của cuộc sống… thậm chí trong kết quả của các sự kiện thể thao? Một cách tuyệt đối. Hãy lắng nghe mấy câu Kinh Thánh nầy.
A. Công vụ Các Sứ Đồ 17.28 chép: "Vì tại trong Ngài, chúng ta được sống, động, và có…"
B. Côlôse 1.17 chép: "Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài". Bản Kinh Thánh Anh ngữ kia dịch như sau: "muôn vật cứ tiếp diễn vì cớ Ngài". Ngài giữ muôn vật lại với nhau.
C. Không những Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị, mà Ngài còn quan phòng vì ích cho chúng ta. Roma 8.28 chép: "Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định".
D. II Sử ký 16.9 chép: "Vì con mắt của Đức Giê-hô-va soi xét khắp thế gian, đặng giúp sức cho kẻ nào có lòng trọn thành đối với Ngài…".
4. Nếu Đức Chúa Trời thực sự đang nắm quyền tể trị, thế thì có phải Ngài gây ra những tai vạ, đói kém, bịnh tật, giết chóc, cùng những vụ việc tàn nhẫn khác chăng? Có phải Ngài gây ra đau khổ cho con cái của Ngài? Không, dĩ nhiên là không rồi. Đức Chúa Trời là Đấng ban ra những ân huệ tốt lành (Giacơ 1.17). Kẻ thù của chúng ta đem lại tai vạ, chúng ta thêm tội lỗi của mình, còn Đức Chúa Trời sử dụng những thứ nầy vì ích của chúng ta thậm chí khi chúng ta không thể nhìn thấy điều ích chi nơi chúng.
5. Khi chúng ta tiếp tục phần nghiên cứu ký thuật về Môise, chúng ta gặp ông khi ông đang trở về lại xứ Ai cập. Môise mất 40 năm làm một Hoàng tử trong xứ Ai cập. Khi nổi giận ông đã giết chết một người Ai cập rồi bỏ trốn trong đồng vắng vì cớ mạng sống mình. Ở đó, ông tốn mất bốn mươi năm như một cuộc lưu đày. Đức Chúa Trời đã không khiến ông phải phạm tội giết người, nhưng Đức Chúa Trời đã sử dụng hành động ấy là vì ích cho ông cũng như vì ích cho dân Israel.
6. Hôm nay chúng ta tiếp thu về ba loại công cụ mà Đức Chúa Trời khôn ngoan của Đức Chúa Trời sử dụng để điều khiển đời sống chúng ta. Những dấu hiệu khích lệ, những trở ngại gây đau lòng và các thắc mắc khó hiểu.
I. Những dấu hiệu khích lệ (4.18-31).
Khi chúng ta đi du lịch, chúng ta cần phải thấy những dấu hiệu nói cho chúng ta biết chúng ta có đi đúng hướng hay không. Đức Chúa Trời đã ban cho Môise sáu dấu hiệu khích lệ.
A. DẤU HIỆU 1 – Ân huệ của Cha Vợ ông (câu 18).
1. Sau khi trò chuyện với Đức Chúa Trời tại bụi gai cháy, Môise đưa bầy chiên về lại trại của cha vợ mình là Giêtrô. Theo tục lệ của bộ tộc sống du mục nầy, Môise đã xin phép Giêtrô để quay về lại xứ Ai cập. Ông nói: "Xin cha hãy cho tôi trở về nơi anh em tôi tại xứ Ê-díp-tô, đặng thăm thử họ còn sống chăng?" Đây là một lời cầu xin rất tử tế, không phải là một tối hậu thư.
2. Hãy lưu ý là Môise không nhắc tới bụi gai cháy hay mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Ông không tỏ ra cho Giêtrô thấy các dấu lạ với cây gậy. Một số kinh nghiệm của chúng ta với Đức Chúa Trời rất riêng tư không thể chia sẻ được. Một số người khác giống như Giêtrô sẽ không thể hiểu được.
3. Mặc dù lời xin phép nầy đến như một cú sốc, mặc dù phải trả giá bằng một người chăn chiên, một đứa con gái và hai đứa cháu nội, Giêtrô đã ban cho Môise ân huệ của ông. Ông nói: "Con hãy đi bình yên". Chữ bình an nầy ra từ chữ Hy bá lai shalom.
4. Ân huệ của Giêtrô là một dấu hiệu mà Môise nhận thấy mình đã đi đúng hướng.
B. DẤU HIỆU 2 – Cái chết của kẻ bắt bớ ông (các câu 19-20).
1. Dường như là Môise chẳng vội gì lắm đối với việc phải ra đi. Ông chưa đi cho tới chừng ông lại nghe thấy từ Đức Giêhôva. Đồng vắng là một vị giáo sư rất có tài, Môise không còn chạy trước Đức Chúa Trời nữa.
2. Trong khi ông vẫn còn ở trong "xứ Mađian". Đức Chúa Trời phán với Môise như sau: "Hãy trở về xứ Ê-díp-tô, vì mấy người tìm giết ngươi đã chết hết rồi".
3. Câu chuyện kể về sự xuất Ai cập tựu trung quanh hai vì vua khác nhau, hai vị Pharaôn. Vì thứ nhứt là thân phụ của mẹ nuôi Môise. Còn vị kia là người con (biological) của người mẹ Ai cập của ông. 2.15 chép vị Pharaôn thứ nhứt "tìm giết Môise". 2.23 cho chúng ta biết rằng sau khi Môise ra đi rồi thì "vua xứ Êdíptô băng". Rõ ràng là sau 40 năm hết thảy những kẻ tìm giết Môise đều đã qua đời cả.
4. Thật là dễ chịu cho Môise! Chắc chắn ông lấy làm lo về bản thân, một người mà Ai cập cần bắt lấy, có thể trở về lại Ai cập cho được. Êsai 26.3 chép: "Người nào để trí mình nương dựa nơi Ngài, thì Ngài sẽ gìn giữ người trong sự bình yên trọn vẹn, vì người nhờ cậy Ngài".
5. Hãy chú ý câu 20. Cả gia đình nhỏ của Môise đều dùng lừa, ông không cầm cây trượng của người chăn chiên mà cầm "cây gậy của Đức Chúa Trời" trong tay mình. Điều nầy làm nhớ lại một gia đình nghèo khó khác, họ cũng đi con đường sa mạc đó mà vào xứ Ai cập. Có nhiều điểm tương ứng giữa Môise và Chúa Jêsus.
C. DẤU HIỆU 3 – Lời hứa của Chúa (các câu 21-23).
1. Khi chúng ta bước đi trong sự vâng phục với Đức Chúa Trời, những dấu hiệu khẳng định với chúng ta dọc theo con đường. Chúng ta nghe tiếng của Đức Chúa Trời. Chúng ta ổn định trong hướng đi của mình. Khi Môise biết vâng lời Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời phán cùng ông và đã khẳng định với ông.
2. Đức Chúa Trời bảo Môise phải "làm các dấu lạ nầy trước mặt Pharaôn". Ngài cũng phán: "Ta sẽ khiến người cứng lòng". Đức Chúa Trời đã sử dụng vị vua quyền lực nhất trong thế giới thời xưa để minh chứng quan điểm của Ngài. Roma 9.17 chép: "Trong Kinh Thánh cũng có phán cùng Pha-ra-ôn rằng: Nầy là cớ vì sao ta đã dấy ngươi lên, ấy là để tỏ quyền phép ta ra trong ngươi, hầu cho danh ta được truyền ra khắp đất".
3. Hãy xem các câu 22-23. Đức Chúa Trời đã xem Israel là "con trai" "con trưởng nam" của Ngài. Đức Chúa Trời hứa rằng nếu Pharaôn không để cho con trai Ngài, là Israel ra đi Ngài sẽ giết con trai, con trưởng nam của Pharaôn.
D. DẤU HIỆU 4 – Sự vâng phục của vợ ông (các câu 24-26).
1. Câu 24 dường như rất kỳ lạ. Trong khi họ đóng trại trên đường về Ai cập, Đức Chúa Trời "kiếm thế giết người đi". Môise đã vâng theo Đức Chúa Trời trong nhiều cách thức, thế nhưng ông đã thất bại không tôn cao Đức Chúa Trời bằng cách làm phép cắt bì cho hai con trai mình. Đức Chúa Trời vốn quan tâm nhiều về chi tiết nầy đến nỗi Ngài bằng lòng giết đấng cứu tinh mà Ngài đã chuẩn bị đầy đủ hầu minh chứng quan điểm của Ngài. Ronald F. Youngblood đã nói: "…trước khi Môise có thể về lại xứ Ai cập để giải phóng dân giao ước trong vai trò lãnh đạo đã được công nhận, bản thân ông phải vâng theo giao ước trong từng chi tiết".
2. Đức Chúa Trời phải khiến cho Môise bị đau nặng vì vợ ông là Sêphôra đã thực thi phép cắt bì. Bà "cắt dương bì của con mình" rồi ném nó xuống tại chân của Môise. Với thái độ căm phẫn, bà nói: "Thật, chàng là huyết lang cho tôi!"
3. Hai vợ chồng vừa có đứa con thứ hai rất muộn trong đời sống hoặc Sêphôra đã thực thi nghi thức nơi người con mới trưởng thành.
4. Tại sao điều nầy cần kíp như thế? Dường như là Môise đã để cho Sêphôra sống theo đường lối của bà thay vì vâng theo Đức Chúa Trời. Hỡi những người làm chồng, Đức Chúa Trời sẽ bắt chúng ta chịu trách nhiệm về người nhà của chúng ta. Môise không thể lãnh đạo một dân tộc cho tới khi nào ông biết lãnh đạo vợ của mình. Đức Chúa Trời giữ cùng nguyên tắc ấy đối với các cấp lãnh đạo trong Hội Thánh. Chúng ta hãy mở ra I Timôthê 3.4-5.
E. DẤU HIỆU 5 – Sự đến của anh ông (các câu 27-28).
1. Chương 18 cho thấy rằng Môise đã đưa vợ con mình trở lại với Giêtrô rồi tiếp tục một mình sang Ai cập.
2. Môise đã cảm thấy cô đơn là dường nào khi ông phải đi đường một mình như thế. Cùng lúc ấy, Đức Chúa Trời đã sai anh của Môise là Arôn đi ra đón ông. Sau 40 năm thật là tốt đẹp cho họ gặp lại nhau. Môise nói cho Arôn biết mọi sự Đức Chúa Trời đã dặn dò ông và "làm các dấu lạ".
3. Hãy nhớ, chẳng có ai biết trừ ra Môise biết về sứ mệnh của ông. Khi biết được Đức Giêhôva đã dặn dò cùng những sự việc ấy cho anh mình, đối với Môise càng khẳng định là dường nào. Cùng được hầu việc Đức Chúa Trời với anh chị của mình, đối với Môise ông càng tin quyết là dường nào.
F. DẤU HIỆU 6 – Sự tán thưởng của dân tộc ông (các câu 29-31).
1. Khi Môise và Arôn đến tại Ai cập, họ đã tổ chức một cuộc gặp gỡ với "các trưởng lão" [các cấp lãnh đạo] của dân Israel. Arôn là phát ngôn viên của Môise và nói cho họ biết mọi điều Đức Chúa Trời đã phán dạy. Hai người đã tỏ ra cho họ thấy các dấu lạ.
2. Tin tức đồn ra nhanh chóng và "chúng bèn tin". Khi họ nghe nói tới lòng thương xót của Đức Chúa Trời, "chúng bèn cúi đầu và thờ lạy".
II. Những trở ngại làm nao lòng (5.1-20).
Hầu hết chúng ta đang sống đời sống Cơ đốc giống như khởi động một chiếc xe vậy. Chúng ta cảm thấy mình có khả năng xoay chìa khoá và mọi sự sẽ vận hành ngay. Vào thời điểm nầy, Môise đã cảm thấy mọi sự tốt quá rồi. Ông đã có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng ông đang làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, ông sắp sửa học biết rằng làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời không luôn luôn là dễ dàng đâu.
A. TRỞ NGẠI 1 - Thắc mắc của Pharaôn (1- 5).
1. Hãy tưởng tượng cung điện đẹp đẽ của Pharaôn, nơi Môise và Arôn, giờ đây 80 và 83 tuổi "bước vào" gặp Pharaôn xem.
2. Hãy gạch dưới câu nói mà họ đã thốt ra: "Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên có phán như vầy…". Oai thật! Táo bạo thật! Can đảm thật! Dân chúng đã xem Pharaôn là hiện thân của thần Ra, là thần mặt trời. Người ta đã thờ lạy ông ta như một vị thần linh.
3. Trọng tâm thắc mắc của Pharaôn trong câu 2 là: "Giêhôva là ai mà trẫm phải vâng lời người…?" Vị thần linh khác nầy là ai mà buộc ông ta phải vâng theo chứ?
a. Loài người vẫn còn thở ra thắc mắc phạm thượng nầy hôm nay… ở toà án, trong phòng ban của nhà cầm quyền. Họ vẫn từ chối không "vâng theo tiếng Ngài".
b. Khi chúng ta xây lưng mình đối với lẽ thật, chúng ta hỏi: "Giêhôva là ai…?" Khi chúng ta bất chấp lẽ thật của Ngài trong gia đình, trong Hội Thánh, và trong chính đời sống cá nhân của chúng ta, chúng ta đang không vâng theo Ngài.
c. Chắc chắn chúng ta sẽ vâng theo Ngài. Pharaôn chắc chắn đã vâng theo Ngài. Bằng lòng vâng theo Ngài chắc chắn là điều tốt hơn (Thi thiên 32.8-9).
4. Pharaôn là con người rất dứt khoát. Ông ta nói: "Trẫm chẳng biết Giê-hô-va nào hết; cũng chẳng cho dân Y-sơ-ra-ên đi nữa". Họ xin rằng họ sẽ được phép đi "vào nơi đồng vắng, cách chừng ba ngày đường, đặng dâng tế lễ cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi". Lời thỉnh cầu của Môise thật quá lễ độ. Ông nói: "Xin hãy cho phép".
5. Pharaôn nổi giận. Ông ta tố cáo Môise và Arôn về việc xui dân Hêbơrơ "bỏ công việc" của họ. Ông ta truyền lịnh: "Hãy đi làm công việc mình đi!" Ông ta bảo họ rằng dân sự "bây giờ đông đúc quá" và hai người đã khiến cho họ phải "nghỉ việc ư!?!"
B. TRỞ NGẠI 2 – Phản ứng của Pharaôn (các câu 6-21).
1. Vẫn còn nổi giận, "trong ngày đó" Pharaôn đã phát ra một mạng lịnh cho "các đốc dịch [cai nô lệ] và phái viên". Ông ta nói: "Các ngươi đừng phát rơm cho dân sự làm gạch như lúc trước nữa; chúng nó phải tự đi kiếm góp lấy".
2. Dân Hêbơrơ phải làm “hạn số gạch” y như cũ. Họ phải tự lo kiếm rơm lấy và làm đủ số gạch. Ông ta nói dân sự đã "biếng nhác" vì họ muốn ra đi và thờ lạy Đức Giêhôva.
3. Họ phải làm gạch bằng cách trộn bùn đất sét lấy từ sông Nile với rơm hay cỏ. Đất trộn được đổ vào khuôn, có hình thù hẳn hòi rồi phơi khô dưới ánh mặt trời. Nếu họ phải lùng sục cả xứ để tìm rơm và cỏ, công việc phải tốn nhiều thì giờ hơn. Làm việc như thế là lao động 16 tiếng mà chỉ được trả công có 8 tiếng đồng hồ mà thôi.
4. Pharaôn nói trong câu 9: "Hãy gán công việc nặng cho chúng nó, hầu cho chúng nó mắc công việc, chẳng xiêu về lời giả dối nữa". Ông ta cố quyết, một là giết chết họ hoặc làm cho họ phải kiệt lực hầu giữ cho họ không nghe theo lời của Môise nữa.
5. Tất nhiên, khi gạch được điểm soát vào lúc cuối ngày, sẽ có một sự thiếu hụt. Thay vì có "rơm" dư dật, họ phải tốn cả nửa ngày để góp "gốc rạ". Họ luôn luôn thiếu, bất cứ lúc nào. Như một kết quả, "những phái viên" hay các cấp lãnh đạo của họ đã bị "đánh đòn".
6. Các cấp lãnh đạo đã kêu la với Pharaôn: "Sao bệ hạ đãi kẻ tôi tớ như vậy?" "Sao bệ hạ đã chúng tôi theo cách nầy?" Pharaôn đã bật cười khinh dễ với thái độ giận dữ: "Các ngươi là đồ biếng nhác, đồ biếng nhác! [Đồ làm biếng! Đồ làm biếng!]…Vậy bây giờ, cứ đi làm việc đi".
7. Tôi thích mệnh đề nầy trong câu 19; đây là một báo cáo không đúng sự thật. Các cấp lãnh đạo Hêbơrơ "lấy làm bối rối". Tôi có thể nghe họ nói: "Nầy các con ơi, chúng ta gặp rắc rối ở đây nè…"
8. Hỏi: Dân sự của Đức Chúa Trời thường làm gì khi họ gặp rắc rối? Đáp: Họ áp đặt mọi chuyện lên vai cấp lãnh đạo của họ! Trong câu 21, họ nói với Môise và Arôn: "Hai ngươi đã làm cho chúng tôi ra mùi hôi hám trước mặt Pha-ra-ôn và quần thần, mà trao thanh gươm vào tay họ đặng giết chúng tôi". Môise ơi, đây là lỗi của ông.
9. Quá nhiều cho các dấu hiệu khích lệ! Quá nhiều cho sự giải cứu suôn sẻ. Con đường của Đức Chúa Trời không luôn luôn là một con đường dễ dàng. Còn nữa, ý chỉ của Đức Chúa Trời trong đời sống chúng ta thường chúng ta không nhận biết.
III. Các thắc mắc khó hiểu (5.22-6.27).
A. Môise thắc mắc với Chúa.
1. Hãy tưởng tượng xem Môise đã cảm nhận ra sao!?! Ông đã đồng ý làm một đấng cứu tinh rồi. Ông đã hết sức mình làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Giờ đây mọi sự như chẳng ngã ngũ gì cả. Pharaôn không chịu nghe theo ông. Dân tộc ông không những không muốn được cứu, họ còn bị đối xử ngày càng tệ hại hơn trước… tất cả là vì Môise. Tôi đoán ông ước ao phải chi ông ở lại xứ Mađian thì hay hơn.
2. Ông thắc mắc: "Lạy Chúa! sao Chúa đã làm hại cho dân sự nầy? Chúa sai tôi đến mà chi?" (câu 22).
3. Nói cách khác: "Ngài ở đâu trong khi xảy ra như vầy? Ngài chẳng quan tâm gì đến tôi cả? Ngài chẳng để ý chi đến dân nầy cả?"
4. Hãy chú ý câu 23: "Từ khi tôi đi yết kiến Pha-ra-ôn…thì người lại ngược đãi dân nầy, và Chúa chẳng giải cứu dân của Chúa". Tôi có thể diễn giải không? "Ồ không, chúng tôi lại đi nữa. Chúa ơi, Pharaôn ngày càng giận dữ hơn. Tôi đã đi tới tận cùng sự mặc cả của mình rồi, còn Ngài thì chẳng làm phần của mình”.
5. Qúi vị có cảm thấy như thế bao giờ chưa? Quí vị có bao giờ cảm thấy Đức Chúa Trời bỏ rơi quí vị khi quí vị đang làm nhiều việc phải lẽ không? Tôi nghĩ tới Galati 6.9: "Chớ mệt nhọc về sự làm lành, vì nếu chúng ta không trễ nải, thì đến kỳ chúng ta sẽ gặt".
B. Đức Giêhôva đáp lại Môise. Ngài đáp lại với Môise bằng hai cách. "TA LÀ" và "Ta sẽ".
1. Năm lần trong chương nầy Đức Chúa Trời phán: "Ta là Đức Giêhôva" [YHWH]. Bằng cách lặp đi lặp lại danh chí thánh của mình, Đức Chúa Trời đang nói cho Môise biết đừng nhìn vào các nan đề mà hãy trao phó chúng cho Ngài.
2. Hãy nhớ, Đức Chúa Trời không hề nói rằng Môise sẽ giải phóng dân Israel đâu. Đức Chúa Trời là Đấng sẽ đem dân sự ra khỏi đó. Môise chỉ là một công cụ trong tay của Ngài mà thôi.
3. Đức Chúa Trời là bất biến. Ngài không hề thay đổi. Ngài là Đấng "TA LÀ" vĩ đại khi ấy, cũng là Đấng "TA LÀ" vĩ đại ngày hôm nay. Chúng ta phải gắn chặt sự chú ý của chúng ta vào Ngài. Ngài đang nắm quyền tể trị trên muôn vật. Không một vật chi nằm ngoài quyền phép của Ngài. David đã nói trong Thi thiên 139.5: "Chúa bao phủ tôi phía sau và phía trước, đặt tay Chúa trên mình tôi".
4. Bảy lần Đức Chúa Trời phán: "Ta sẽ" trong các câu 6-8. Đức Chúa Trời đã làm ứng nghiệm từng lời hứa trong đó. Ngài sẽ làm ứng nghiệm mọi lời hứa của Ngài hôm nay.
Người Mỹ gốc da đỏ có một cách huấn luyện đặc biệt cho con cái họ có được lòng can đảm. Vào buổi tối sinh nhận 13 tuổi của một thiếu niên kia, sau khi học săn bắn, hoạt động hướng đạo, và những cách thức bắt cá, nó được đặt vào một thử nghiệm sau cùng. Nó bị đưa vào một khu rừng rậm để ở một mình cả đêm trong đó. Ở từng tuổi ấy, nó chưa hề rời khỏi sự an ninh của gia đình và bộ tộc bao giờ. Thế nhưng trong đêm đó, nó bị bịt mắt lại rồi bị dẫn đi mấy dặm đường. Khi nó cởi khăn bịt mặt ra, nó thấy mình đang ở trong khu rừng dày đặc và nó lấy làm run sợ! Mỗi lần có nhánh cây gãy, nó mường tượng một con thú hoang sẵn sàng tấn công nó. Sau những gì dường như là cõi đời đời, bình minh ló dạng và những tia sáng mặt trời đầu tiên xen vào trong khu rừng. Ngước mắt nhìn quanh, cậu thiếu niên nhìn thấy bông hoa, cây cối, và con đường xa xa. Khi ấy, trước sự kinh ngạc hoàn toàn của nó, nó nhận ra hình dáng của một người đang đứng cách đó chừng mấy thước, có mang theo cung tên nữa. Đó là cha của nó. Ông đã có mặt ở đó suốt cả đêm.
KẾT LUẬN. Đức Chúa Trời là Đấng biết rõ số tóc trên đầu của chúng ta, Đức Chúa Trời là Đấng chú vào từng con chim sẻ, Đức Chúa Trời là Đấng biết rõ từng cú thảy bóng ăn ba điểm, cũng như từng chi tiết trong đời sống của quí vị. Ngài phán: "Hôm nay đừng sợ, TA LÀ ĐẤNG TỰ HỮU. Đừng lo lắng và bực bội chi về ngày mai, TA SẼ lo liệu cho". Cuộc sống không phải chỉ có may mắn đâu, mà là Ngài đang nắm quyền tể trị đấy.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét