Thứ Ba, 8 tháng 6, 2010

Xuất Êdíptô ký 14: "Đức Chúa Trời Vây Phủ"



Môise – Hoàng Tử của Israel
Đức Chúa Trời Vây Phủ
Xuất Êdíptô ký 14
1. Từ đồng nghĩa nào quí vị ưa thích đối với từ “gay go”? Có người cho rằng đó là từ "nan đề" hay "tình trạng khó xử" chẳng hạn. Nhiều người khác cho rằng "tình huống khó khăn" hoặc giả "bế tắc". Tôi thích những cách thể hiện đơn giãn hơn mà tôi đã học biết khi còn nhỏ ở tại miền Đông Texas. Quay trở lại chỗ chúng ta nói tới việc bị ở trong một chỗ gay go giống như đang ở "giữa một vầng đá và một chỗ khó xoay xở" hoặc "trong một nơi không may", "trong hóc kẹt" hay "tận cùng con lạch mà chẳng có mái chèo". Một cầu thủ bóng chày sẽ nói mình đang bị “dồn kín trong chỗ rất đông người”. Người khác sẽ dùng từ ngữ "sau quả banh số 8". Bất luận là lối nói nào đi nữa mà chúng ta phải dùng để mô tả hoàn cảnh, hết thảy chúng ta đã ở trong các trạng huống, ở đó chúng ta đối mặt với rắc rối mà chúng ta không thể thoát ra được.
2. Có nhiều loại gay go khác nhau. Thí dụ, xứ sở chúng ta thấy nó như đang ở trong một chỗ gay go cấp quốc tế. Chúng ta mau chóng bị kẹt trong tình huống khó khăn ở Kosovo và Albania. Dường như chẳng có ai biết mình phải làm gì kế đó. Chúng ta có thể thấy mình đương lọt vào bế tắc về tài chính. Một số người trong chúng ta đã nhận được tờ hoá đơn đóng thuế rất lớn vào tuần nầy. Có người đang lâm cảnh khủng hoảng về sức khoẻ. Chẳng giống ai hết khi đau bịnh hoặc có một đứa con bịnh hoạn mà chẳng làm chi được trong lúc ấy. Chúng ta cũng có nhiều nan đề về hôn nhân nữa. Quả là rất đau lòng khi một gia đình bị ly tán. Đây là một lẽ thật rất quan trọng. Đức Chúa Trời vốn biết rõ nỗi gay go của quí vị. Ngài đang hiện diện ở đó cùng với quí vị đấy! Ngài phán. "Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu" (Hêbơrơ 13.5).
3. Chúng ta hãy quan sát xem làm cách nào dân Israel thấy họ đã rơi vào một "hóc kẹt". Chúng ta hãy học biết Đức Chúa Trời vây phủ chúng ta như thế nào.
A. Con đường mà Đức Chúa Trời đã chọn (13.17-18.20).
1. Sau khi dùng bữa Lễ Vượt Qua đầu tiên, sau khi thiên sứ sự chết nhìn thấy huyết rồi vượt qua nhà cửa của họ, sau khi họ đã hỏi xin vàng, bạc cùng các thứ giá trị khác từ người Ai cập, lúc sáng sớm họ đã rời khỏi Ai cập để đi đến Đất Hứa. Xuất Êdíptô ký 12.37 chép có "sáu mươi vạn người đờn ông đi bộ". Khi chúng ta thêm vào số phụ nữ và trẻ em, hầu hết các học giả Kinh Thánh đều ước lượng rằng đã có khoảng hai triệu người Hêbơrơ đang trên đường ra khỏi Ai cập.
2. Xuất Êdíptô ký 12.37 cũng nói bước đầu tiên chuyến hành trình của họ là đi "từ Rame đến Su cốt". Xuất Êdíptô ký 13.20 chép họ "đi khỏi Su-cốt, đóng trại tại Ê-tam, ở cuối đầu đồng vắng". Câu 18 chép họ đã "đi vòng theo đường trong đồng vắng".
3. Con đường thẳng nhứt đến xứ Palestine dẫn qua "đất của người Philitin". Đức Chúa Trời không dẫn họ theo con đường thẳng vì họ chưa sẵn sàng cho "chiến tranh". Họ chưa được chuẩn bị để chiến đấu.
Thay vì thế, Đức Chúa Trời đã dẫn họ "đi vòng theo đường trong đồng vắng, về hướng Biển Đỏ". Ngài đã dẫn họ tách hẳn ra khỏi con đường thẳng đó.
5. Đức Chúa Trời thường dẫn chúng ta xuống những con đường mà chúng ta chưa hề biết. Tuy nhiên, Đấng nhìn thấy mọi sự đang dẫn dắt chúng ta vào những nơi chúng ta cần phải đi tới. Ngài luôn luôn quan tâm đến những gì chúng ta có thể mang nổi. I Côrinhtô 10.13 chép: "….Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được".
B. Lời hứa Đức Chúa Trời đã làm ứng nghiệm (13.19).
1. Câu 19 chép: "Môi-se dời hài cốt Giô-sép theo mình". Hơn 400 năm trước, trước khi Giôsép qua đời, ông truyền cho dân Israel rằng Đức Chúa Trời sẽ đưa họ về lại Đất Hứa. Khi họ ra đi, họ phải "dời" hài cốt của ông theo rồi chôn cất chúng tại đó.
2. Có lẽ "hài cốt" đã được chứa trong một cái rương hay quan tài thật nhỏ. Có lẽ từ ngữ có ý nói tới hài cốt của Giôsép và ông đã được ướp theo cung cách của người Ai cập.
3. Trong 40 năm kế đó, khi cả dân đi tới chỗ nào, hài cốt của Giôsép đã cùng đi với họ. Hài cốt nầy là một dấu hiệu cho thấy Đức Chúa Trời đang làm ứng nghiệm các lời hứa của Ngài cho dân sự Ngài.
4. Hầu hết chúng ta đang cầm chắc trong tay một dấu hiệu đầy năng quyền nhất hôm nay. Hài cốt nói tới sự chết. Quyển Kinh Thánh của chúng ta đang nói tới sự sống. Kinh Thánh là quyển sách lời hứa của Đức Chúa Trời. Đây là "lời sự sống" (Philíp 2.16).
C. Sự bảo hộ Đức Chúa Trời đã tiếp trợ (13.21-22). Đức Chúa Trời "đi trước dân sự… trong một trụ mây". Đây là "trụ mây lúc ban ngày" và là "trụ lửa trong ban đêm". Trụ mây là một sự nhắc nhớ thường trực thấy được bằng mắt thường về sự hiện diện của Đức Giêhôva và là một biểu tượng chỉ về Đức Thánh Linh. Trụ mây ít nhất có ba mục đích.
1. Thứ nhứt, trụ mây dẫn dắt dân sự. Hãy lưu ý trong câu 21 rằng Đức Giêhôva đã đi trước họ trong trụ mây "để dẫn đường đi". Bất cứ nơi nào trụ mây đi tới, dân sự phải đi tới. Khi trụ mây dừng lại, thì dân sự phải dừng lại. Roma 8.14 chép: "Vì hết thảy kẻ nào được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dắt dẫn, đều là con của Đức Chúa Trời".
2. Thứ hai, trụ mây cung ứng ánh sáng cho dân sự. Ngay trong ban đêm, trụ mây trở giống như ngọn lửa "để soi sáng cho chúng". Đức Thánh Linh chiếu ánh sáng tri thức của Ngài trên chúng ta. Ngài dạy dỗ chúng ta. Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 8.12: "Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo ta, chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống".
3. Thứ ba, trụ mây bao phủ dân sự. Thi thiên 105.39 chép: "Ngài bủa mây ra để che chở, và ban đêm có lửa soi sáng". Từ ngữ "che chở" ra từ một chữ Hy bá lai có nghĩa là "bức màn". Quí vị có bao giờ đi trong một ngày nắng nóng và lái xe dưới một đám mây lớn chưa? Thật là mát mẻ làm sao! Đám mây nầy giống như một máy điều hoà không khí thiên thượng vậy. Đức Chúa Trời đã làm cho họ được đầy đủ tiện nghi!
D. Cái điều gay go mà Đức Chúa Trời đã cho phép (14.1-9). Đức Chúa Trời đã cho phép hai hoàn cảnh để tra cái siết chặt trên dân sự.
1. Thứ nhứt, Israel bị khép chặt về mặt địa lý (các câu 1-3). Chúng ta hãy đọc câu 2. Đức Chúa Trời khiến họ đổi hướng rồi "đóng trại đối diện nơi nầy, gần biển". Địa thế nầy giống như đang ở trong một gọng kềm vậy. Ở phía Bắc là mấy tiền đồn của người Ai cập và nhiều quân lính. Về phía Nam là sự chết trong vùng sa mạc trơ trọi. Ở phía Đông là quân đội Pharaôn đang tiến đến gần, còn phía Tây là Biển Đỏ thật sâu kia. F.B. Meyer đã gọi chỗ nầy là "bước đường cùng thật trọn vẹn". Nói theo cung cách quân sự, đây là điểm tệ hại, xấu xa nhất mà họ đã chọn lấy.
2. Thứ hai, Pharaôn quyết định truy kích họ (các câu 4-9). Ai cập đột nhiên mất đi 2 triệu lao động. Các kim tự tháp chưa hoàn tất xong. Các công trình công cộng vẫn còn y nguyên. Ở ngay đỉnh cao nầy, hầu hết vàng bạc đều mất ráo. Tôi nghĩ người Ai cập đã mắc phải một lượng ngu xuẫn rất lớn. Họ đã quên mất các nạn dịch rồi nói: "Chúng ta đã làm chi vậy, tha dân Y-sơ-ra-ên đi để khỏi phục dịch ta nữa sao?" Tất nhiên là Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị. Hãy chú ý cẩn thận câu 4. Pharaôn đem "sáu trăm xe thượng hạng" " và “hết thảy xe trong xứ Ê-díp-tô, trên mỗi xe đều có chiến binh cả" rồi "đuổi theo" dân Israel đương đóng trại ở phía trước.
Dân sự của Đức Chúa Trời bị vây phủ. Họ phải đâu lưng với biển cả. Họ đã lọt vào giữa rặng đá và một nơi hiểm trở. Phần nhiều người trong chúng ta đang thấy mình đương ở trong một hoàn cảnh tương tự. Đức Chúa Trời đã đặt lưng của chúng ta tựa vào một bức tường hầu cho con đường duy nhứt để ra khỏi đó là phải tin cậy vào Ngài. Trong phân đoạn Kinh Thánh nầy Tôi sẽ mô tả bị vây phủ bởi Đức Chúa Trời theo 4 phương thức.
Khi Đức Chúa Trời vây phủ chúng ta, chúng ta đang ở trong…
I. Một nơi tuyệt vọng.
Nói tới tuyệt vọng… hai người Mỹ đến tham quan một xứ Nam Mỹ, khi ấy cả hai đụng phải luật pháp rồi đối mặt với cái chết. Trước khi xử họ viên chỉ huy toán hành quyết cho phép họ nói một lời cuối cùng. Người thứ nhứt nói: "Trước khi tôi chết, tôi muốn ông chơi bản nhạc Macarena hầu cho tôi có thể nhảy múa lần cuối cùng". Viên chỉ huy nói: "Chúng ta có thể chơi bài ấy". Tiếp đến, ông ta quay sang người kia rồi hỏi: "Ông có lời nói sau cùng nào không?" Người kia đáp: "Có chứ. Hãy bắn tôi trước tiên".
A. Dân sự của Đức Chúa Trời đương ở trong một chỗ phức tạp của tuyệt vọng.
1. Quí vị có bao giờ cảm thấy mọi việc đang tiến triễn tốt không? Có bao giờ quí vị nghĩ tới điều chi đó tồi tệ sắp sửa xảy ra chưa? Tôi tưởng tượng đấy là cách mà người Hêbơrơ đã suy nghĩ khi họ "nhướng mắt lên" rồi nhìn thấy quân Ai cập sắp sửa vồ lấy họ vậy.
2. Không có một lối thoát nào hết. Họ bị vây phủ, đàng sau lưng là biển cả. Họ có hai lý do tuyệt đối rất bình thường.
a. Thứ nhứt, họ rất "hãi hùng". Tôi nghĩ đây là một cách nói bớt đi của Kinh Thánh. Sợ hãi rất là bình thường đối với họ.
b. Thứ hai, họ "kêu van Đức Giêhôva". Hãy tưởng tượng lời cầu nguyện sốt sắng nhất của họ: "Ôi lạy Chúa, làm ơn giải cứu chúng con…Ôi lạy Chúa, không thể được đâu’ Ngài đã làm ra 11 trận dịch và làm ơn sai nhanh đến một trận dịch nữa đi!!!" Há chẳng thú vị sao, khi đa số dân sự ngoại đạo phải viện đến cầu nguyện trong các hoàn cảnh tuyệt vọng?
B. Khi chúng ta không biết phải làm gì, chúng ta cũng thấy tuyệt vọng nữa.
1. Khi chúng ta thấy "hãi hùng", chúng ta thấy tuyệt vọng, rồi chúng ta đưa ra các quyết định tồi.
Ở Cuba, gần 100 thanh thiếu niên đã cố ý tự tiêm virus AIDS vào mình. Tất nhiên là chúng biết rằng virus sẽ giết chúng trong vài năm mà thôi. Thật là kỳ quặc, động lực của chúng không phải là tự tử, mà đó là sự an ninh. Ở Cuba, tất cả các nạn nhân bịnh AIDS đã bị giam giữ trong các khu an dưỡng, ở đó chúng kinh nghiệm một cấp độ yên ủi mà nhiều người Cuba không bao giờ nhìn thấy. Ba bữa ăn no mỗi ngày, máy lạnh, không thiếu điện, và không có cảnh sát. Họ tự tiêm AIDS cho mình, họ nói, để được giải phóng ra khỏi xã hội và lao động bó buộc. Trong đầu thập niên 1990, Castro đã giới thiệu một khẩu hiệu quốc gia mới. Xã hội chủ nghĩa hay là chết. Những cá nhân nầy đã chọn lấy cái chết.
2. Một trong những lý do Đức Chúa Trời vây phủ chúng ta, ấy là để cho chúng ta không đưa ra các quyết định tồi. Nếu dân Do thái có thể bỏ chạy, họ đã chạy mất rồi. Nếu họ bỏ chạy, thì họ sẽ không nhìn thấy ơn chửng cứu của Đức Giêhôva.
Khi Đức Chúa Trời vây phủ chúng ta, chúng ta đang ở trong…
II. Một chỗ nghi ngờ.
A. Dân Hêbơrơ đã nghi ngờ Môise và Đức Giêhôva.
1. Tất cả các vị Mục sư đều nói tốt cho Môise. Ngày kia dân sự đang hát những lời ngợi khen khi ông dẫn họ ra khỏi Ai cập và mấy ngày sau họ đã sẵn sàng ném đá ông.
2. Hãy chú ý cách chỉ trích phê phán trong giận dữ của họ đối với Môise trong câu 11: "Xứ Ê-díp-tô há chẳng có nơi mộ phần, nên nỗi người mới dẫn chúng tôi vào đồng vắng đặng chết sao? Người đưa chúng tôi ra xứ Ê-díp-tô để làm chi?"
3. Có nhớ Patrick Henry không? Ông đã nói với người Anh trong Cuộc cách mạng Mỹ: "Hãy cho tôi tự do hoặc hãy cho tôi chết". Không có một chủ nghĩa ái quốc nào như thế trong Israel. Họ nói: “Để mặc chúng tôi phục dịch dân Ê-díp-tô, vì thà rằng phục dịch họ còn hơn phải chết nơi đồng vắng? " Họ muốn trở lại với vòng nô lệ hơn là tin cậy Đức Chúa Trời trong đồng vắng.
4. Có người nói: "Nan đề không phải là rút dân Israel ra khỏi Ai cập, mà là rút Ai cập ra khỏi dân Israel". Hãi hùng đã giữ họ lại với quá khứ, song đức tin có thể khiến cho họ nhìn thấy tương lai.
B. Đức Chúa Trời to lớn đủ cho những điều hồ nghi của chúng ta.
Mác 4 ghi lại sự kiện sau một ngày dài thi thành chức vụ tại bờ biển Galilê, ở đó Chúa Jêsus đã phán: "Chúng ta hãy qua bờ bên kia". Ngài khiến cho các môn đồ phải bước vào trong chiếc thuyền. Ngài có mặt ở giữa họ. Trong khi Ngài nằm ngủ, một trận bão khủng khiếp đã thổi trên mặt hồ. Tất cả đều sợ hãi vì cớ mạng sống của mình. Họ đánh thức Ngài mà rằng: "Thầy ôi, thầy không lo chúng ta chết sao?". Chúa Jêsus phán: "Hãy êm đi, lặng đi" và cơn bão dừng lại. Ngài nhìn thẳng vào họ rồi quở trách về sự họ hồ nghi: "Sao các ngươi sợ? Các ngươi không có đức tin sao?"
Giăng 11 ghi lại sự kiện cái chết của Laxarơ. Khi bạn của Chúa Jêsus mắc bịnh hòng chết, chị em người đã gửi sứ điệp: "Lạy Chúa, kẻ Chúa yêu mắc bịnh". Chúa Jêsus đã cố tình: "ở lại thêm hai ngày nơi Ngài đang ở". Khi ấy Mathê mới nói với Chúa Jêsus: "Lạy Chúa, nếu Chúa có đây, thì anh tôi không chết". Sau đó, Mary cũng nói y như vậy. Chúa Jêsus phán: "Ta là sự sống lại và sự sống. Người nào tin ta sẽ sống mặc dù đã chết rồi". Chúa Jêsus đã làm cho Laxarơ sống lại từ trong kẻ chết.
1. Quí vị ơi, Đức Chúa Trời biết khi nào chúng ta dậy lên những hồ nghi về Ngài. Ngài không lấy làm lạ khi chúng ta hồ nghi tình yêu, lòng thương xót, sự nhơn từ và thậm chí cả năng lực của Ngài nữa.
2. Tôi thưa với Chúa tuần lễ nầy về một số điểm nghi ngờ ở trong lòng tôi. Một Đức Chúa Trời là Đấng không lớn đủ để xử lý mọi sự nghi ngờ của tôi thì không lớn đủ để làm Đức Chúa Trời của tôi!
G. Campbell Morgan đã thưởng thức rồi một số thành công trong vai trò nhà truyền đạo khi ông mới có 19 tuổi. Nhưng khi ấy, ông bị nhiều điều hồ nghi tấn công về Kinh Thánh. Các tác phẩm của những nhà khoa học cùng hạng người theo thuyết bất khả tri (agnostics) như Charles Darwin và Thomas Huxley đã làm cho ông phải bối rối. Khi ông đọc các quyển sách của họ và đã lắng nghe các cuộc tranh luận, Morgan lại thấy càng rối rắm thêm mà thôi. Ông đã làm gì? Ông huỷ bỏ hết thảy những cuộc hẹn giảng đạo, sắp hết thảy những quyển sách vào tủ rồi khoá lại, ông đi ra hiệu sách và mua một quyển Kinh Thánh mới. Ông nhũ lòng: "Tôi không còn dám chắc đây là điều mà cha tôi đã xưng nhận hay không nữa – Lời của Đức Chúa Trời. Nhưng tôi dám chắc điều nầy. Nếu đây là Lời của Đức Chúa Trời, và nếu tôi đến với Lời ấy bằng một tâm trí rộng mở và không thành kiến, quyển sách nầy sẽ đem lại sự bảo đảm cho linh hồn tôi". Kết quả? Morgan nói: "Quyển Kinh Thánh ấy đã tìm được tôi!" Sự bảo đảm mới mẻ vào năm 1883 đã cung ứng cho ông động lực cho chức vụ giảng đạo của ông.
Khi Đức Chúa Trời vây phủ chúng ta, chúng ta đang ở trong…
III. Một chỗ quyết định.
Giống như dân Hêbơrơ, chúng ta có bốn ý kiến khi chúng ta đối diện với một hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta có thể đáp ứng bằng một trong bốn phương thức.
A. Ý kiến 1. SỢ HÃI – Họ có thể đầu hàng sự hoảng loạn. Có bao nhiêu lần quí vị cảm thấy cảm xúc hân hoan thắng hơn trong một phút sợ hãi chưa? Một tín đồ chân chính không bao giờ hoảng loạn cả! Người ấy lắng nghe tiếng của Đức Chúa Trời. Môise đã nói trong câu 13: "Chớ sợ chi, hãy ở đó, rồi ngày nay xem sự giải cứu Đức Giê-hô-va sẽ làm cho các ngươi". Trong câu 14, Ngài phán: "Đức Giê-hô-va sẽ chiến cự cho, còn các ngươi cứ yên lặng". Trong câu 15 Ngài chỉ cho họ nhìn thấy biển cả rồi nói: "Hãy bảo dân Israel cứ đi".
B. Ý kiến 2. BỎ CHẠY – Ồ, họ muốn bỏ chạy là dường nào! Chúng ta cũng thích cái ý đó lắm. Chúng ta chịu thua, xin thôi việc, ly dị, bỏ đi… bất cứ gì để đi khỏi đó. Tuy nhiên, khi Đức Chúa Trời vây phủ chúng ta thì chẳng có một chỗ nào để bỏ chạy hết. Có bao giờ quí vị cảm thấy Đức Chúa Trời đang lựa chọn quí vị chưa? Có phải quí vị cảm thấy Ngài đã đặt quí vị vào một tình huống khó xử hôm nay không? Có thể lắm đấy! Đức Chúa Trời có một mục đích cho muôn vật.
C. Ý kiến 3. CHIẾN ĐẤU – Đức Chúa Trời không bảo họ phải chiến đấu. Ngài bảo họ hãy "Đứng Yên Lặng". Ngài phán: "Đừng sợ chi. Đừng bỏ chạy. Đừng tìm cách chiến đấu mà chi. Hãy nhìn xem Ta. Hãy đứng ở đó mà nhìn xem Ta". Thật lấy làm khó cho chúng ta khi phải nhìn xem Đức Chúa Trời hành động. Không điều khiển được đời sống của mình, đối với chúng ta quả là một điều khó. Cầu nguyện không phải là buộc Đức Chúa Trời phải hành động. Cầu nguyện là cứ đi tới, còn Đức Chúa Trời Ngài sẽ hành động.
D. Ý kiến 4. ĐỨC TIN – Hãy xem lại câu 13: "hãy ở đó, rồi ngày nay xem sự giải cứu Đức Giê-hô-va". Trước khi chúng ta có thể nhìn thấy sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời trong đời sống của mình, chúng ta cần phải "đứng yên lặng". Chúng ta cần phải tin cậy Ngài. Tiếp đến chúng ta cần phải "tiến tới trước" với Chúa.
Khi Đức Chúa Trời vây phủ chúng ta, chúng ta đang ở trong…
IV. Một chỗ của sự giải cứu.
A. Đức Chúa Trời đã đặt trụ mây vinh hiển của Ngài ở giữa Israel và quân Ai cập rồi để nó đứng đó suốt cả đêm. Khi ấy Ngài khiến cho "trận gió đông" thổi đến. Trận gió chia biển ra làm hai để lòi ra "đất khô".
B. Họ đã đi xuyên qua biển. Đức Chúa Trời không giải cứu họ ra khỏi cái điều gay go của họ. Ngài đã giải cứu họ ngang qua điều gay go đó. Ngài không dời chúng ta ra khỏi mọi hỗn loạn của cuộc sống. Ngài dẫn chúng ta đi ngang qua nó.
C. Khi Đức Chúa Trời cất trụ mây lên và cho phép quân Ai cập đuổi theo sau dân Hêbơrơ, Ngài đã "làm rối loạn" quân đội của họ. Ngài "tháo bánh xe của họ". Họ nói: "Đức Giêhôva chiến cự cùng chúng ta".
D. Môise đã giơ tay mình ra trên biển và nước rẽ ra. Đức Chúa Trời "đã xô" quân Ai cập xuống biển. Kinh Thánh chép: "chẳng còn sót lại một ai" và "Israel thấy người Êdíptô chết trên bãi biển".
E. Câu 31 chép: "…Dân Y-sơ-ra-ên thấy việc lớn lao mà Đức Giê-hô-va đã làm cho người Ê-díp-tô, nên kính sợ Ngài, tin Ngài và Môi-se, là tôi tớ Ngài". Thực vậy, Môise đã viết một bài ca về sự kiện nầy ở chương 15. Bài hát nầy nằm trong top 40 của Israel trong một thời gian rất lâu
F.B. Meyer đã viết: "Khi trụ mây của Đức Chúa Trời đưa bất kỳ con cái nào của Ngài vào trong một chỗ khó khăn, thì họ luôn luôn hướng về Ngài mong Ngài giải cứu họ". Ông tiếp tục nói rằng Đức Chúa Trời giống như một chim phượng hoàng mẹ, nó ném mấy con chim con của nó qua rìa vách núi thẳng đứng kia để dạy cho chúng bay. Thậm chí chúng tưởng mình sắp chết nữa là, "… Nó chực sửa soạn để nhào xuống bên dưới chúng rồi nâng chúng lên".
Chúa phán dạy bằng những đường lối kín nhiệm, vào ngày 1 tháng Giêng năm 1990, Ngài phán với Fontella Bass qua một chương trình thương mại trên TV. Bass đã rơi vào chỗ suy sụp thấp nhất trong cuộc đời của mình. Hai mươi lăm năm sau khi chương trình “Giải cứu tôi” của bà đã đặt bà vào chỗ khó khăn, bà chẳng còn ai biết tới và xa cách với Hội Thánh, nơi mà bà đã bắt đầu hát Tin lành khi còn nhỏ. Bà đã tan vỡ, mệt mõi, và nguội lạnh. Hơi nóng duy nhứt trong ngôi nhà của bà ra từ cái lò gas trong bếp. "Tôi nói: 'Tôi cần nhìn thấy một dấu lạ để tiếp tục sống'. Và đột nhiên thay, trên TV tôi nghe nói... 'Hãy cứu tôi'" Bà vốn chẳng biết rằng cơ quan American Express đã sử dụng bài hát của bà trên một chương trình quảng cáo thương mại TV. Bà nói: "Sự việc cho thấy giống như Chúa đã bước thẳng vào thế giới của tôi vậy. Tôi đã nhìn quanh một hồi rồi lấy lại các đặc quyền của mình. Tôi khởi sự đi nhà thờ mỗi Chúa nhựt. Và đấy là điều đã cứu lấy tôi". Giờ đây Bass đang hát trở lại. Bà đã có một album mới. Bà nói: "Trong nhiều năm trời tôi đã ra sức làm theo ý riêng mình, mà chẳng được gì. Thế rồi tôi không lo làm việc ấy nữa mà trao việc ấy qua cho Ngài, và giờ đây mọi sự đang tiến triễn tốt đẹp”.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét