Thứ Ba, 8 tháng 6, 2010

Xuất Ê díp tô ký 2:11-25: "Sửa Soạn Cho Đấng Cứu Tinh"



Môise – Hoàng tử của Israel
Sửa Soạn Cho Đấng Cứu tinh
Xuất Êdíptô ký 2.11-25
1. Khi quí vị hoạch định một chuyến đi cho gia đình, thì quí vị đưa ra những sự chuẩn bị như thế nào? Chúng ta tính phải dùng loại xe nào và đi con đường nào. Chúng ta giặt giũ quần áo, tính xem phải đem theo thứ quần áo nào và để đồ đạt vào chiếc vali nào!?! Chúng ta thôi không nhận báo hàng ngày và thư từ chúng ta phải gửi lưu ngoài bưu điện. Chúng ta lo dời các cuộc hẹn lại, hoạch định lộ trình đi và biết chắc chúng ta có đủ tiền mặt cho chuyến đi đó. Vợ tôi lo dọn dẹp vì cô ấy không thích khi trở về nhà thấy căn nhà quá bẩn thỉu.
2. Tôi nhớ khi còn nhỏ cùng đi với bố mẹ trên một chuyến hành trình. Ai sẽ bị quên trong nhiều tiếng đồng hồ khi ngồi ở băng sau của chiếc xe? Bố tôi luôn luôn thích khởi hành thật sớm, vì vậy chúng tôi thường rời khỏi nhà vào lúc mặt trời vừa mới mọc. Có lần tôi thức giấc ở băng sau xe đang khi vẫn còn mặc nguyên bộ đồ ngủ! Là trẻ con, tôi chẳng phải lo sửa soạn gì hết. Bố mẹ tôi đã lo liệu hết mọi thứ rồi. Tôi chỉ có mặt trong chuyến đi mà thôi. Chúng ta cũng làm y như thế với con cái của mình hôm nay. Mẹ của chúng lo gói ghém quần áo, các thức ăn liền, đồ chơi, sách báo, bút màu, băng từ và các thứ cần thiết khác của tuổi nhỏ. Mấy đứa con thì luôn luôn ngạc nhiên trước các sự chuẩn bị của bố mẹ đã lo liệu cho chúng.
3. Cha chúng ta ở trên trời đang đưa mỗi một chúng ta vào chuyến hành trình dài qua cuộc sống. Chúng ta sẽ suy nghĩ chúng ta đang ngồi ở đàng sau vô lăng, nhưng thực tế thì chúng ta đang ngồi ở băng sau xe kia. Ngài đang nắm quyền điều khiển. Ngài đã lo gói ghém mọi thứ cần thiết mà chúng ta sẽ có cần. Hơn nữa, có rất nhiều điều đáng kinh ngạc, nhiều ơn phước đến từ trời. Có khi chuyến hành trình đem lại nhiều khó khăn và thậm chí cả tai vạ nữa. Đức Chúa Cha vẫn lo sửa soạn cho mọi thời điểm ấy nữa. II Phierơ 1.3 chép: "Quyền phép Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta mọi điều thuộc về sự sống và sự tin kính…". Chúng ta có mọi sự chúng ta cần cho chuyến hành trình vì Cha chúng ta đã lo liệu hết mọi thứ cần phải lo liệu rồi.
4. Đức Chúa Trời đang lo liệu cho hết thảy chúng ta trong lúc bây giờ. Ngài đang lo liệu cho ai đó trong chúng ta sẽ được cứu. Ngài đang chuẩn bị cho lớp tuổi trẻ phần cơ nghiệp của họ, những người đã thành niên phải lập gia đình, những đôi vợ chồng son cần phải có con cái, lứa tuổi trung niên cần phải nghỉ ngơi, lứa tuổi nghỉ ngơi cần những thử thách mới. Ngài đang chuẩn bị cho ai đó địa vị thuộc viên của Hội Thánh, ai đó cần sự trưởng thành ở trong Đấng Christ, ai đó cần có một chức vụ trong Hội Thánh và ai đó cần nắm giữ một sứ mệnh ban sự sống. Bất luận quí vị đang ở đâu trong cuộc đời nầy, Đức Chúa Trời đang lo liệu cho quí vị phần còn lại của chuyến hành trình.
5. Đức Chúa Trời đã sửa soạn cho Môise phải trở thành đấng cứu tinh cho tuyển dân Ngài. Tuần vừa qua chúng ta đã thấy thời điểm mà ông đã chào đời trong đó. Một Pharaôn vừa nắm lấy quyền bính "không biết Giôsép" (1.8). Pharaôn nầy đã buộc dân sự Đức Chúa Trời phải làm nô lệ trong xứ Ai cập. Ông ta đã "gây cho đời dân ấy nên cay đắng" (câu 14).
6. Ông ta đã tìm cách buộc những đứa trẻ nam sơ sinh phải chịu giết. Đức Chúa Trời vẫn giải cứu cho Môise. Mẹ ruột của Môise, Giôkêbết đã nuôi ông khôn lớn cho tới chừng có lẽ ông đã được ba tuổi. Khi ấy ông mới vào sống với người mẹ nuôi người Ai cập của mình và đã khôn lớn trong triều đình hoàng gia (2.10). Đây là tất cả phần chuẩn bị của Đức Chúa Trời cho đấng cứu tinh.
7. Chúng ta hãy tiếp thu ba sự kiện liên quan tới thuở ấu thơ của Môise, những năm tháng đầu đời giữa câu 10 và câu 11.
* Ông đã được học hành rất cao. Công vụ Các Sứ Đồ 7.22 chép: "Môi-se được học cả sự khôn ngoan của người Ê-díp-tô…" Được nuôi dạy như một vị hoàng tử xứ Ai cập, Môise đã chịu sự giám hộ của các bậc thầy tài ba nhất của thế giới cổ xưa. Ông đã được học tập tại Đền Thờ Mặt Trời, ai cũng biết giống như "Đại học Oxford của Ai cập Cổ đại". Ông đã tiếp thu các bộ môn khoa học đa dạng, toán học, thiên văn, hoá học, y học, thần học, triết học và luật học. Hiển nhiên ông cũng là một sinh viên xuất sắc nữa. Công vụ Các Sứ Đồ 7.22b chép về ông: "lời nói và việc làm đều có tài năng". Dân sự của Đức Chúa Trời cần có một nền giáo dục sâu rộng!
* Ông có kinh nghiệm về quân sự. Sự thật cho thấy Môise "việc làm… đều có tài năng", được thấy rõ trong các tư liệu về Kinh Thánh. Trong quyển Di tích cổ xưa của người Do thái [Antiquities of the Jews], sử gia Do thái Josephus đưa ra câu chuyện nói tới Môise thể nào đã dẫn quân Ai cập vào một trận chiến chống lại người Êthiôpi.
* Ông tin mình là đấng cứu tinh của dân Israel. Công vụ Các Sứ Đồ 7.25 cung ứng điều nầy, Đức Thánh Linh đã cảm thúc: "Người ngờ anh em mình chắc hiểu rằng Đức Chúa Trời dùng tay mình giải cứu họ; nhưng họ chẳng hiểu". Hêbơrơ 11.24-25 chép: "Bởi đức tin, Môi-se lúc đã khôn lớn, bỏ danh hiệu mình là con trai của công chúa Pha-ra-ôn, đành cùng dân Đức Chúa Trời chịu hà hiếp…". Không cứ cách nào đó Môise đã hiểu rõ số phận của mình. Số phận nầy rõ ràng chẳng áp đặt trên ông, mà là một sự lựa chọn ông đã đưa ra.
Mục sư I.M. Haldeman đã viết: "Cuộc đời của Môise chỉ ra một loạt những sự tương phản rất nổi bật. Ông là con của một người nô lệ và là con của một nữ hoàng. Ông ra đời trong một túp lều và đã sống trong một cung điện. Ông thừa hưởng sự giàu có, và tận hưởng sự giàu có không giới hạn. Ông là tướng lãnh của quân đội và là người chăn giữ bầy chiên. Ông là chiến sĩ mạnh sức nhất trong các chiến binh và là kẻ nhu mì nhất trong loài người. Ông được giáo dục trong chốn triều đình mà lại cư trú trong vùng hoang mạc. Ông có sự khôn ngoan của Ai cập và đức tin của một con trẻ. Ông sống rất thích nghi ở thành phố nhưng lại lang thang trong đồng vắng. Ông bị cám dỗ với các khoái lạc của tội lỗi , song lại gánh chịu mọi khó khăn của đạo đức. Ông có giọng nói hay ngập ngừng, nhưng đã trò chuyện với Đức Chúa Trời. Ông có cây trượng của người chăn chiên và có quyền phép của Đấng Vô Hạn. Ông là một người chạy trốn khỏi mặt Pharaôn và là khâm sai của thiên đàng. Ông là đấng ban luật pháp và là người tiền khu của ân điển. Ông đã chết một mình trên Núi Môáp và đã hiện ra cùng Đấng Christ trong xứ Giuđê. Không ai có mặt tại đám tang của ông, tuy nhiên Đức Chúa Trời đã chôn cất ông" (Gleanings in Exodus, Arthur W. Pink, p.16).
8. Khi Đức Chúa Trời sửa soạn cho một người, một Hội Thánh hay một quốc gia cho một sự cố quan trọng nào đó, Ngài thường dẫn họ qua ba chặng đường của sự chuẩn bị đó. Từ bỏ, học tập và khao khát.
I. Chặng 1 của sự chuẩn bị. Từ bỏ (các câu 11-15).
A. Môise, Hoàng Tử xứ Ai cập (các câu 11-12). Chúng ta hãy chú ý bốn đặc điểm hiển nhiên trong đời sống của Môise tại điểm nầy.
1. Ông đã trưởng thành đầy đủ. Câu 11 chép: "Vả, đang lúc đó, Môi-se đã lớn khôn rồi…". Theo câu Kinh Thánh nầy, tôi không nhất trí ở chỗ "lớn khôn" vì Công vụ Các Sứ Đồ 7.23 nói rằng tại điểm nầy Môise đã "bốn mươi tuổi" rồi. Vào thời điểm nầy, Đức Chúa Trời đã làm rất nhiều việc của Ngài trong sự chuẩn bị cho Môise.
2. Ông có lòng thương xót. Hãy chú ý 3 mệnh đề trong câu 11. Môise "ra đi đến cùng anh em mình" (những người nô lệ Hêbơrơ); ông "xem thấy công việc nhọc nhằn của họ"; và ông cũng "thấy" một trong những tên nô lệ bị ngược đãi. Môise vốn hiểu rõ mình sẽ trở thành đấng cứu tinh. Ông muốn cứu giúp họ.
3. Ông có lòng can đảm. Khi ông nhìn thấy "một người Ê-díp-tô đánh một người Hê-bơ-rơ trong vòng anh em mình", Môise không thể ngồi bên lề được. Thật can đảm, ông đã dính dáng vào. Công vụ Các Sứ Đồ 7.24 chép: "Môi-se thấy có người hà hiếp một người trong đám họ, nên binh vực kẻ bị hà hiếp và đánh người Ê-díp-tô để báo thù cho…".
4. Ông là người có tánh kiên quyết. Có người quyết trường hợp nầy là Môise đã giết người Ai cập kia để tự vệ. Câu 12 chỉ ra rõ ràng rằng ông đã đưa ra quyết định giết gã kia vì "ông ngó quanh quất chẳng thấy ai, bèn giết người Ê-díp-tô đem vùi trong cát".
5. Ông bốc đồng. Công vụ Các Sứ Đồ 7 nói rõ rằng Môise vốn biết rõ mình sẽ trở thành đấng cứu tinh. Ông tưởng mình đã được chuẩn bị rồi. Có lẽ ông có một chương trình lãnh đạo một tên nô lệ vào cuộc làm loạn. Ông "ngó quanh quất" nhưng ông không hề nhìn lên Đức Chúa Trời. Ông đã quá hối hả và tưởng mình quá lớn. Ông đang ra sức làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời theo cách của con người.
*Chúng ta không thể đạt được các mục tiêu thuộc linh bằng các liệu pháp của xác thịt. Môise đã hành động theo ý riêng mình và đã làm trái ý chỉ của Đức Chúa Trời. Như một kết quả, ông đã tốn thêm 40 năm ở trong đồng vắng. Galati 6.8 chép: "Kẻ gieo cho xác thịt, sẽ bởi xác thịt mà gặt sự hư nát; song kẻ gieo cho Thánh Linh, sẽ bởi Thánh Linh mà gặt sự sống đời đời". Chúng ta không thể làm công việc của Đức Chúa Trời bằng các phương pháp của xác thịt trong sự vận động, lên kế hoạch và nói dối.
B. Môise, kẻ thù công khai Số 1(các câu 13-15).
1. Môise "qua ngày sau, đi ra nữa". Ông chưa từng trải. Ông vẫn tin rằng mình có một kế hoạch giải cứu dân Hêbơrơ.
2. Khi ông đi ra, ông nhìn thấy "hai người Hêbơrơ" họ "đang đánh lộn". Ông ra sức can ngăn cuộc đánh nhau đó.
3. Quí vị có thể hình dung ra ông đang đứng ở giữa họ, can ngăn họ và nói đôi điều như sau: "Nào mấy anh ơi, chúng ta đừng đánh nhau mà chi, chúng ta hãy đánh với kẻ thù thực sự của mình". Họ nói: "Ai đặt ngươi làm vua, làm quan án cho chúng ta?"
4. "Ngươi nghĩ ngươi là ai chớ? Đừng xỏ mũi vào công việc của chúng ta!" Môise bị sốc vì hai lý do. Thứ nhứt, chưa có ai dám nói với vị hoàng tử theo cách vô lễ như thế. Thứ hai, ông bị sốc vì họ chối không nhận ông làm lãnh tụ và đấng cứu tinh cho họ. Một lần nữa, Công vụ Các Sứ Đồ 7.25 chép: "Người ngờ anh em mình chắc hiểu rằng Đức Chúa Trời dùng tay mình giải cứu họ; nhưng họ chẳng hiểu".
5. Một trong hai người ấy cũng đã nói, với sự xem khinh trong giọng nói của mình: "Có phải muốn giết ta như đã giết người Ê-díp-tô kia chăng?" Hy vọng của Môise trong việc giải cứu dân tộc mình ngay lập tức bị đổi thành sợ hãi. Có bao giờ quí vị cảm thấy tận đáy lòng cho mình biết mình đã cùng đường và sẽ bị bắt chưa? Đấy mới đúng là điều Môise đã cảm nhận. Ông liền nghĩ: "Chắc thật, việc nầy phải lậu rồi!"
6. Câu 14 đặc biệt nói: "Môise sợ…" bất cứ lúc nào chúng ta nhường bước cho sợ hãi, chúng ta không còn có đức tin nữa.
7. Dường như Pharaôn đã nhanh chóng nhận rõ vấn đề. Chắc chắn Pharaôn vốn biết rõ lai lịch Môise. Có lẽ ông chẳng tỏ vẽ ngạc nhiên đâu. Ông đã nhìn thấy đây là cơ hội để ông gạt bỏ kẻ thường trực gây rối rắm! Vì vậy ông ta đã "tìm giết Môise".
8. Môise đã trở thành "kẻ thù công khai số 1". Hình ảnh ông đã được dán trên mỗi bức tường từ khu vực Delta đến biên giới phía Đông. Ông là nhân vật cần phải bắt giam. Ông "trốn đi khỏi mặt Pharaôn" rồi chạy về phía Đông đến "xứ Mađian".
C. Đức Chúa Trời sửa soạn chúng ta bằng cách khiến cho chúng ta phải từ bỏ điều chi đó lại sau lưng.
1. Môise tưởng mình có thể làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời từ chỗ huy hoàng, rực rỡ của đền vua. Ông tưởng mình sẽ trở thành đấng cứu tinh của Israel từ một địa vị quyền lực của loài người. Tuy nhiên, trước khi ông có thể trở thành người mà Đức Chúa Trời muốn ông phải trở thành, ông phải từ bỏ.
2. Trở nên người mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải trở thành, có một số việc mà chúng ta cũng phải bỏ lại ở sau lưng nữa. Chúng ta phải từ bỏ TỘI LỖI của mình, các thói tật, những đường lối suy tưởng, các cơn nghiện ngập, thái độ hay chỉ trích phê bình…Chúng ta phải từ bỏ NỖI XẤU HỔ, chửi rủa, tình trạng thiếu tự tin, những thất bại…Chúng ta phải từ bỏ THÁI ĐỘ CAY ĐẮNG, cơn giận không giải quyết được, thái độ không tha thứ, những tranh chiến liên tục, những ung nhọt trong hôn nhân …Chúng ta phải từ bỏ QUYẾT ĐỊNH MUỐN NẮM LẤY QUYỀN ĐIỀU KHIỂN rồi để cho Đức Chúa Trời nắm lấy quyền tể trị trên đời sống của chúng ta.
3. Trước khi chúng ta có thể trở thành người mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải trở thành, chúng ta phải từ bỏ hành trang của mình lại sau lưng. Chúa Jêsus đã chia sẻ lẽ thật nầy với nhân vật mà chúng ta biết là chàng trai trẻ rất giàu sụ và có quyền lực nữa trong Mác 10.21-22.
4. Đức Chúa Trời có thể sử dụng quá khứ của chúng ta, nhưng trước tiên chúng ta phải từ bỏ nó. Tôi lớn lên trong Hội Thánh, nhưng đã nghe thấy nhiều bằng chứng về sự từ bỏ cung cách sống tội lỗi. Một số người thể ấy đã thể hiện thái độ tự hào về cách sống cũ.
5. "Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ai đã tra tay cầm cày, còn ngó lại đằng sau, thì không xứng đáng với nước Đức Chúa Trời" (Luca 9.62).
6. Tôi phải từ bỏ nhiều thứ lại đàng sau để làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Tôi rất được yên ủi bởi lời dạy của Chúa Jêsus ở Mác 10.28-31.
II. Chặng 2 của sự chuẩn bị. Học tập (các câu 16-22).
A. Sự giải cứu ở bên giếng (các câu 15b-17).
1. Môise trốn khỏi mặt Pharaôn đến tại "xứ Mađian". Mặc dù chúng ta không có địa điểm đặc biệt nào, xứ Mađian nằm ở bìa phía Đông của xứ Ai cập trong vùng sa mạc Sinai. Người Mađian là dòng dõi của Ápraham qua người vợ thứ của ông là Kêtura (Sáng thế ký 25.1-2). Họ đã đạt tới mức tin tưởng vào Đức Giêhôva.
2. Sau khi đi một đoạn đường dài ngang qua đồng vắng hoang mạc, Môise đến "ngồi gần bên một cái giếng". Trong khi ông ngồi ở đó, có "bảy con gái" của "thầy tế lễ xứ Mađian" đến lấy nước cho "bầy chiên của cha mình" uống. Khi họ đang xách nước cho đầy "máng" thì có một số "các kẻ chăn chiên" đến đuổi họ đi, tính lấy nước của họ cho bầy chiên của chúng uống.
3. Môise "bèn đứng dậy". Tôi thích nghĩ rằng ông là một người cao lớn oai vệ. Ông "bèn đứng dậy" vì các cô gái và "binh vực các nàng đó" bằng cách đánh đuổi mấy gã chăn chiên kia. Một lần nữa chúng ta thấy thái độ can đảm và quyết định của ông muốn cứu giúp cho kẻ yếu đuối.
4. Đừng quên mệnh đề sau cùng của câu 17. Kinh Thánh chép ông đã "cho bầy chiên uống nước". Hãy tưởng tượng Hoàng Tử xứ Ai cập đang giúp cho các cô gái chăn chiên cho bầy chiên uống nước.
5. Môise đã học qua các bài học về sự phục vụ. "Song ai lớn hơn hết trong các ngươi, thì sẽ làm đầy tớ các ngươi" (Mathiơ 23.11).
B. Ân điển trong đồng vắng (các câu 18-21a).
1. Các cô gái trở về với cha mình "thầy tế lễ xứ Mađian" hay "Rê-u-ên" trong câu 18. "Rê-u-ên" có nghĩa là: "bạn của Đức Chúa Trời". Về sau ông được gọi là "Giêtrô" có nghĩa là "sự dư dật của Ngài". Một cái tên có lẽ là tên gia đình và tên kia chỉ là tước hiệu của ông.
2. Giêtrô muốn biết lý do tại sao họ trở về nhà sớm như vậy. Họ kể lại cho ông biết rằng "một người Êdíptô" đã bảo vệ họ tránh khỏi mấy gã chăn chiên kia và đã "xách nước" cho họ và bầy chiên uống nữa.
3. Giêtrô đáp: "Người đó bây giờ ở đâu? Sao các con bỏ người đi? Hãy mời đến đặng ăn bánh". Tôi có ý kiến, mạng lịnh nầy không làm đẹp lòng mấy người con gái của Giêtrô! Họ đã đi mời Môise cách vui sướng.
4. Câu 21 chép: "Môi-se ưng ở cùng người nầy". Ông đã ổn định và sống với Giêtrô cùng gia đình của ông ta.
5. Môise đã tiếp thu bài học sống trong cảnh khó khăn. Hãy hầu việc Đức Chúa Trời ở nơi quí vị đang sinh sống và Ngài sẽ đặt quí vị ở nơi mà Ngài mong muốn quí vị sẽ ở vào ngày mai (đối chiếu Mathiơ 25.23). Phải trung tín với một địa vị mù mờ và Đức Chúa Trời sẽ tôn cao quí vị lên sau đó.
C. Gia đình từ chốn lưu đày (các câu 21-22).
1. Hãy tưởng tượng trong một phút xem Môise đã cảm thấy sự cô độc là như thế nào khi ông rời khỏi Ai cập. Ông đã lìa khỏi gia đình và bạn hữu.
2. Giêtrô đã có sự trọng đãi đối với Môise đến nỗi ông đã gả con gái mình là "Sê-phô-ra" cho để làm vợ. Sau đó, nàng đã "sanh một con trai". Về sau chúng ta hay được rằng nàng đã sanh cho ông đứa con trai khác nữa (4.20; 18.2-3).
3. Môise đã gọi đứa con trai đầu lòng của mình là "Ghẹt-sôn" có nghĩa là "làm khách lạ ở đây". Chúng ta được xác định như sau: "tôi kiều ngụ nơi ngoại bang".
4. Môise đã tiếp thu bài học về sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời "đã thêm cho nhiều” đối với mấy bà mụ trung tín. Trong cuộc lưu đày trong đồng vắng Đức Chúa Trời đã tiếp trợ cho Môise một gia đình thật tuyệt vời.
D. Đức Chúa Trời sửa soạn và dạy dỗ chúng ta trong những nơi trơ trọi.
1. Một phần trong sự chuẩn bị là học tập, học biết các bài học có giá trị. Đôi khi Đức Chúa Trời phải đưa chúng ta đến với những nơi vắng vẻ trơ trọi trước khi Ngài dạy chúng ta mọi sự chúng ta cần phải học tập.
2. Nơi trơ trọi của quí vị là nơi nào? …một cơn khủng hoảng về sức khoẻ chăng? …một hợp đồng tài chính ư? …một hôn nhân khó khăn sao? …sự hoang vắng của cái tổ trống không ư? Hãy vui mừng vì Đức Chúa Trời dạy dỗ chúng ta trong những nơi như thế.
III. Chặng 3 trong sự chuẩn bị. Khao khát (các câu 23-25).
* Môise đã quên Israel, nhưng Đức Chúa Trời Ngài không quên. Ngài đang chuẩn bị cho Môise phải trở thành đấng cứu tinh và Ngài đang sửa soạn cho Israel sẽ được cứu.
A. Israel kêu la cùng Đức Chúa Trời (câu 23).
1. Hãy dành vài phút đọc lại hai chương đầu tiên nầy. Chúng ta biết được nhiều đời sống Hêbơrơ đã "nhọc nhằn cay đắng lắm" trong vòng vây nô lệ. Chúng ta học biết họ đã bị ngược đãi, bị bắt bớ và bị giết chóc. Tuy nhiên, mãi cho tới điểm nầy chúng ta chẳng thấy họ cầu xin giải cứu gì hết.
2. Thực ra, chúng ta có bằng chứng chắc chắn rằng nhiều người Hêbơrơ đã tích cực thờ lạy các thần giả dối của xứ Ai cập. Chúng ta hãy xem Giôsuê 24.14 và Êxêchiên 20.5-8.
3. Các thần tượng của họ đã không giúp đỡ họ và họ đã "than thở" và "kêu van… với Đức Chúa Trời vì phục dịch khổ sở".
B. Đức Chúa Trời nhớ lại giao ước của Ngài (câu 24). Hãy nhìn lại giao ước hay lời hứa của Đức Chúa Trời với Ápraham trong Sáng thế ký 15.13-14. Ngài đã "nghe tiếng than thở chúng, nhớ đến sự giao ước mình".
C. Đức Chúa Trời vốn quan tâm đến dân sự của Ngài (câu 25). "Đoái lại" có nghĩa là "quan tâm".
D. Đức Chúa Trời sửa soạn chúng ta bằng cách để cho chúng ta đến tận cuối con đường của bản ngã. Quí vị có giống với dân Israel không? Có phải quí vị mệt mõi khi trông mong người khác để tìm sự giải cứu chớ không nhìn về Đức Chúa Trời? Hãy khát khao Ngài.
***1. Khi quí vị hoạch định một chuyến đi cho gia đình, thì quí vị đưa ra những sự chuẩn bị như thế nào? Chúng ta tính phải dùng loại xe nào và đi con đường nào. Chúng ta giặt giũ quần áo, tính xem phải đem theo thứ quần áo nào và để đồ đạt vào chiếc vali nào!?! Chúng ta thôi không nhận báo hàng ngày và thư từ chúng ta phải gửi lưu ngoài bưu điện. Chúng ta lo dời các cuộc hẹn lại, hoạch định lộ trình đi và biết chắc chúng ta có đủ tiền mặt cho chuyến đi đó. Vợ tôi lo dọn dẹp vì cô ấy không thích khi trở về nhà thấy căn nhà quá bẩn thỉu.
2. Tôi nhớ khi còn nhỏ cùng đi với bố mẹ trên một chuyến hành trình. Ai sẽ bị quên trong nhiều tiếng đồng hồ khi ngồi ở băng sau của chiếc xe? Bố tôi luôn luôn thích khởi hành thật sớm, vì vậy chúng tôi thường rời khỏi nhà vào lúc mặt trời vừa mới mọc. Có lần tôi thức giấc ở băng sau xe đang khi vẫn còn mặc nguyên bộ đồ ngủ! Là trẻ con, tôi chẳng phải lo sửa soạn gì hết. Bố mẹ tôi đã lo liệu hết mọi thứ rồi. Tôi chỉ có mặt trong chuyến đi mà thôi. Chúng ta cũng làm y như thế với con cái của mình hôm nay. Mẹ của chúng lo gói ghém quần áo, các thức ăn liền, đồ chơi, sách báo, bút màu, băng từ và các thứ cần thiết khác của tuổi nhỏ. Mấy đứa con thì luôn luôn ngạc nhiên trước các sự chuẩn bị của bố mẹ đã lo liệu cho chúng.
3. Cha chúng ta ở trên trời đang đưa mỗi một chúng ta vào chuyến hành trình dài qua cuộc sống. Chúng ta sẽ suy nghĩ chúng ta đang ngồi ở đàng sau vô lăng, nhưng thực tế thì chúng ta đang ngồi ở băng sau xe kia. Ngài đang nắm quyền điều khiển. Ngài đã lo gói ghém mọi thứ cần thiết mà chúng ta sẽ có cần. Hơn nữa, có rất nhiều điều đáng kinh ngạc, nhiều ơn phước đến từ trời. Có khi chuyến hành trình đem lại nhiều khó khăn và thậm chí cả tai vạ nữa. Đức Chúa Cha vẫn lo sửa soạn cho mọi thời điểm ấy nữa. II Phierơ 1.3 chép: "Quyền phép Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta mọi điều thuộc về sự sống và sự tin kính…". Chúng ta có mọi sự chúng ta cần cho chuyến hành trình vì Cha chúng ta đã lo liệu hết mọi thứ cần phải lo liệu rồi.
4. Đức Chúa Trời đang lo liệu cho hết thảy chúng ta trong lúc bây giờ. Ngài đang lo liệu cho ai đó trong chúng ta sẽ được cứu. Ngài đang chuẩn bị cho lớp tuổi trẻ phần cơ nghiệp của họ, những người đã thành niên phải lập gia đình, những đôi vợ chồng son cần phải có con cái, lứa tuổi trung niên cần phải nghỉ ngơi, lứa tuổi nghỉ ngơi cần những thử thách mới. Ngài đang chuẩn bị cho ai đó địa vị thuộc viên của Hội Thánh, ai đó cần sự trưởng thành ở trong Đấng Christ, ai đó cần có một chức vụ trong Hội Thánh và ai đó cần nắm giữ một sứ mệnh ban sự sống. Bất luận quí vị đang ở đâu trong cuộc đời nầy, Đức Chúa Trời đang lo liệu cho quí vị phần còn lại của chuyến hành trình.
5. Đức Chúa Trời đã sửa soạn cho Môise phải trở thành đấng cứu tinh cho tuyển dân Ngài. Tuần vừa qua chúng ta đã thấy thời điểm mà ông đã chào đời trong đó. Một Pharaôn vừa nắm lấy quyền bính "không biết Giôsép" (1.8). Pharaôn nầy đã buộc dân sự Đức Chúa Trời phải làm nô lệ trong xứ Ai cập. Ông ta đã "gây cho đời dân ấy nên cay đắng" (câu 14).
6. Ông ta đã tìm cách buộc những đứa trẻ nam sơ sinh phải chịu giết. Đức Chúa Trời vẫn giải cứu cho Môise. Mẹ ruột của Môise, Giôkêbết đã nuôi ông khôn lớn cho tới chừng có lẽ ông đã được ba tuổi. Khi ấy ông mới vào sống với người mẹ nuôi người Ai cập của mình và đã khôn lớn trong triều đình hoàng gia (2.10). Đây là tất cả phần chuẩn bị của Đức Chúa Trời cho đấng cứu tinh.
7. Chúng ta hãy tiếp thu ba sự kiện liên quan tới thuở ấu thơ của Môise, những năm tháng đầu đời giữa câu 10 và câu 11.
* Ông đã được học hành rất cao. Công vụ Các Sứ Đồ 7.22 chép: "Môi-se được học cả sự khôn ngoan của người Ê-díp-tô…" Được nuôi dạy như một vị hoàng tử xứ Ai cập, Môise đã chịu sự giám hộ của các bậc thầy tài ba nhất của thế giới cổ xưa. Ông đã được học tập tại Đền Thờ Mặt Trời, ai cũng biết giống như "Đại học Oxford của Ai cập Cổ đại". Ông đã tiếp thu các bộ môn khoa học đa dạng, toán học, thiên văn, hoá học, y học, thần học, triết học và luật học. Hiển nhiên ông cũng là một sinh viên xuất sắc nữa. Công vụ Các Sứ Đồ 7.22b chép về ông: "lời nói và việc làm đều có tài năng". Dân sự của Đức Chúa Trời cần có một nền giáo dục sâu rộng!
* Ông có kinh nghiệm về quân sự. Sự thật cho thấy Môise "việc làm… đều có tài năng", được thấy rõ trong các tư liệu về Kinh Thánh. Trong quyển Di tích cổ xưa của người Do thái [Antiquities of the Jews], sử gia Do thái Josephus đưa ra câu chuyện nói tới Môise thể nào đã dẫn quân Ai cập vào một trận chiến chống lại người Êthiôpi.
* Ông tin mình là đấng cứu tinh của dân Israel. Công vụ Các Sứ Đồ 7.25 cung ứng điều nầy, Đức Thánh Linh đã cảm thúc: "Người ngờ anh em mình chắc hiểu rằng Đức Chúa Trời dùng tay mình giải cứu họ; nhưng họ chẳng hiểu". Hêbơrơ 11.24-25 chép: "Bởi đức tin, Môi-se lúc đã khôn lớn, bỏ danh hiệu mình là con trai của công chúa Pha-ra-ôn, đành cùng dân Đức Chúa Trời chịu hà hiếp…". Không cứ cách nào đó Môise đã hiểu rõ số phận của mình. Số phận nầy rõ ràng chẳng áp đặt trên ông, mà là một sự lựa chọn ông đã đưa ra.
Mục sư I.M. Haldeman đã viết: "Cuộc đời của Môise chỉ ra một loạt những sự tương phản rất nổi bật. Ông là con của một người nô lệ và là con của một nữ hoàng. Ông ra đời trong một túp lều và đã sống trong một cung điện. Ông thừa hưởng sự giàu có, và tận hưởng sự giàu có không giới hạn. Ông là tướng lãnh của quân đội và là người chăn giữ bầy chiên. Ông là chiến sĩ mạnh sức nhất trong các chiến binh và là kẻ nhu mì nhất trong loài người. Ông được giáo dục trong chốn triều đình mà lại cư trú trong vùng hoang mạc. Ông có sự khôn ngoan của Ai cập và đức tin của một con trẻ. Ông sống rất thích nghi ở thành phố nhưng lại lang thang trong đồng vắng. Ông bị cám dỗ với các khoái lạc của tội lỗi , song lại gánh chịu mọi khó khăn của đạo đức. Ông có giọng nói hay ngập ngừng, nhưng đã trò chuyện với Đức Chúa Trời. Ông có cây trượng của người chăn chiên và có quyền phép của Đấng Vô Hạn. Ông là một người chạy trốn khỏi mặt Pharaôn và là khâm sai của thiên đàng. Ông là đấng ban luật pháp và là người tiền khu của ân điển. Ông đã chết một mình trên Núi Môáp và đã hiện ra cùng Đấng Christ trong xứ Giuđê. Không ai có mặt tại đám tang của ông, tuy nhiên Đức Chúa Trời đã chôn cất ông" (Gleanings in Exodus, Arthur W. Pink, p.16).
8. Khi Đức Chúa Trời sửa soạn cho một người, một Hội Thánh hay một quốc gia cho một sự cố quan trọng nào đó, Ngài thường dẫn họ qua ba chặng đường của sự chuẩn bị đó. Từ bỏ, học tập và khao khát.
I. Chặng 1 của sự chuẩn bị. Từ bỏ (các câu 11-15).
A. Môise, Hoàng Tử xứ Ai cập (các câu 11-12). Chúng ta hãy chú ý bốn đặc điểm hiển nhiên trong đời sống của Môise tại điểm nầy.
1. Ông đã trưởng thành đầy đủ. Câu 11 chép: "Vả, đang lúc đó, Môi-se đã lớn khôn rồi…". Theo câu Kinh Thánh nầy, tôi không nhất trí ở chỗ "lớn khôn" vì Công vụ Các Sứ Đồ 7.23 nói rằng tại điểm nầy Môise đã "bốn mươi tuổi" rồi. Vào thời điểm nầy, Đức Chúa Trời đã làm rất nhiều việc của Ngài trong sự chuẩn bị cho Môise.
2. Ông có lòng thương xót. Hãy chú ý 3 mệnh đề trong câu 11. Môise "ra đi đến cùng anh em mình" (những người nô lệ Hêbơrơ); ông "xem thấy công việc nhọc nhằn của họ"; và ông cũng "thấy" một trong những tên nô lệ bị ngược đãi. Môise vốn hiểu rõ mình sẽ trở thành đấng cứu tinh. Ông muốn cứu giúp họ.
3. Ông có lòng can đảm. Khi ông nhìn thấy "một người Ê-díp-tô đánh một người Hê-bơ-rơ trong vòng anh em mình", Môise không thể ngồi bên lề được. Thật can đảm, ông đã dính dáng vào. Công vụ Các Sứ Đồ 7.24 chép: "Môi-se thấy có người hà hiếp một người trong đám họ, nên binh vực kẻ bị hà hiếp và đánh người Ê-díp-tô để báo thù cho…".
4. Ông là người có tánh kiên quyết. Có người quyết trường hợp nầy là Môise đã giết người Ai cập kia để tự vệ. Câu 12 chỉ ra rõ ràng rằng ông đã đưa ra quyết định giết gã kia vì "ông ngó quanh quất chẳng thấy ai, bèn giết người Ê-díp-tô đem vùi trong cát".
5. Ông bốc đồng. Công vụ Các Sứ Đồ 7 nói rõ rằng Môise vốn biết rõ mình sẽ trở thành đấng cứu tinh. Ông tưởng mình đã được chuẩn bị rồi. Có lẽ ông có một chương trình lãnh đạo một tên nô lệ vào cuộc làm loạn. Ông "ngó quanh quất" nhưng ông không hề nhìn lên Đức Chúa Trời. Ông đã quá hối hả và tưởng mình quá lớn. Ông đang ra sức làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời theo cách của con người.
*Chúng ta không thể đạt được các mục tiêu thuộc linh bằng các liệu pháp của xác thịt. Môise đã hành động theo ý riêng mình và đã làm trái ý chỉ của Đức Chúa Trời. Như một kết quả, ông đã tốn thêm 40 năm ở trong đồng vắng. Galati 6.8 chép: "Kẻ gieo cho xác thịt, sẽ bởi xác thịt mà gặt sự hư nát; song kẻ gieo cho Thánh Linh, sẽ bởi Thánh Linh mà gặt sự sống đời đời". Chúng ta không thể làm công việc của Đức Chúa Trời bằng các phương pháp của xác thịt trong sự vận động, lên kế hoạch và nói dối.
B. Môise, kẻ thù công khai Số 1(các câu 13-15).
1. Môise "qua ngày sau, đi ra nữa". Ông chưa từng trải. Ông vẫn tin rằng mình có một kế hoạch giải cứu dân Hêbơrơ.
2. Khi ông đi ra, ông nhìn thấy "hai người Hêbơrơ" họ "đang đánh lộn". Ông ra sức can ngăn cuộc đánh nhau đó.
3. Quí vị có thể hình dung ra ông đang đứng ở giữa họ, can ngăn họ và nói đôi điều như sau: "Nào mấy anh ơi, chúng ta đừng đánh nhau mà chi, chúng ta hãy đánh với kẻ thù thực sự của mình". Họ nói: "Ai đặt ngươi làm vua, làm quan án cho chúng ta?"
4. "Ngươi nghĩ ngươi là ai chớ? Đừng xỏ mũi vào công việc của chúng ta!" Môise bị sốc vì hai lý do. Thứ nhứt, chưa có ai dám nói với vị hoàng tử theo cách vô lễ như thế. Thứ hai, ông bị sốc vì họ chối không nhận ông làm lãnh tụ và đấng cứu tinh cho họ. Một lần nữa, Công vụ Các Sứ Đồ 7.25 chép: "Người ngờ anh em mình chắc hiểu rằng Đức Chúa Trời dùng tay mình giải cứu họ; nhưng họ chẳng hiểu".
5. Một trong hai người ấy cũng đã nói, với sự xem khinh trong giọng nói của mình: "Có phải muốn giết ta như đã giết người Ê-díp-tô kia chăng?" Hy vọng của Môise trong việc giải cứu dân tộc mình ngay lập tức bị đổi thành sợ hãi. Có bao giờ quí vị cảm thấy tận đáy lòng cho mình biết mình đã cùng đường và sẽ bị bắt chưa? Đấy mới đúng là điều Môise đã cảm nhận. Ông liền nghĩ: "Chắc thật, việc nầy phải lậu rồi!"
6. Câu 14 đặc biệt nói: "Môise sợ…" bất cứ lúc nào chúng ta nhường bước cho sợ hãi, chúng ta không còn có đức tin nữa.
7. Dường như Pharaôn đã nhanh chóng nhận rõ vấn đề. Chắc chắn Pharaôn vốn biết rõ lai lịch Môise. Có lẽ ông chẳng tỏ vẽ ngạc nhiên đâu. Ông đã nhìn thấy đây là cơ hội để ông gạt bỏ kẻ thường trực gây rối rắm! Vì vậy ông ta đã "tìm giết Môise".
8. Môise đã trở thành "kẻ thù công khai số 1". Hình ảnh ông đã được dán trên mỗi bức tường từ khu vực Delta đến biên giới phía Đông. Ông là nhân vật cần phải bắt giam. Ông "trốn đi khỏi mặt Pharaôn" rồi chạy về phía Đông đến "xứ Mađian".
C. Đức Chúa Trời sửa soạn chúng ta bằng cách khiến cho chúng ta phải từ bỏ điều chi đó lại sau lưng.
1. Môise tưởng mình có thể làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời từ chỗ huy hoàng, rực rỡ của đền vua. Ông tưởng mình sẽ trở thành đấng cứu tinh của Israel từ một địa vị quyền lực của loài người. Tuy nhiên, trước khi ông có thể trở thành người mà Đức Chúa Trời muốn ông phải trở thành, ông phải từ bỏ.
2. Trở nên người mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải trở thành, có một số việc mà chúng ta cũng phải bỏ lại ở sau lưng nữa. Chúng ta phải từ bỏ TỘI LỖI của mình, các thói tật, những đường lối suy tưởng, các cơn nghiện ngập, thái độ hay chỉ trích phê bình…Chúng ta phải từ bỏ NỖI XẤU HỔ, chửi rủa, tình trạng thiếu tự tin, những thất bại…Chúng ta phải từ bỏ THÁI ĐỘ CAY ĐẮNG, cơn giận không giải quyết được, thái độ không tha thứ, những tranh chiến liên tục, những ung nhọt trong hôn nhân …Chúng ta phải từ bỏ QUYẾT ĐỊNH MUỐN NẮM LẤY QUYỀN ĐIỀU KHIỂN rồi để cho Đức Chúa Trời nắm lấy quyền tể trị trên đời sống của chúng ta.
3. Trước khi chúng ta có thể trở thành người mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải trở thành, chúng ta phải từ bỏ hành trang của mình lại sau lưng. Chúa Jêsus đã chia sẻ lẽ thật nầy với nhân vật mà chúng ta biết là chàng trai trẻ rất giàu sụ và có quyền lực nữa trong Mác 10.21-22.
4. Đức Chúa Trời có thể sử dụng quá khứ của chúng ta, nhưng trước tiên chúng ta phải từ bỏ nó. Tôi lớn lên trong Hội Thánh, nhưng đã nghe thấy nhiều bằng chứng về sự từ bỏ cung cách sống tội lỗi. Một số người thể ấy đã thể hiện thái độ tự hào về cách sống cũ.
5. "Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ai đã tra tay cầm cày, còn ngó lại đằng sau, thì không xứng đáng với nước Đức Chúa Trời" (Luca 9.62).
6. Tôi phải từ bỏ nhiều thứ lại đàng sau để làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Tôi rất được yên ủi bởi lời dạy của Chúa Jêsus ở Mác 10.28-31.
II. Chặng 2 của sự chuẩn bị. Học tập (các câu 16-22).
A. Sự giải cứu ở bên giếng (các câu 15b-17).
1. Môise trốn khỏi mặt Pharaôn đến tại "xứ Mađian". Mặc dù chúng ta không có địa điểm đặc biệt nào, xứ Mađian nằm ở bìa phía Đông của xứ Ai cập trong vùng sa mạc Sinai. Người Mađian là dòng dõi của Ápraham qua người vợ thứ của ông là Kêtura (Sáng thế ký 25.1-2). Họ đã đạt tới mức tin tưởng vào Đức Giêhôva.
2. Sau khi đi một đoạn đường dài ngang qua đồng vắng hoang mạc, Môise đến "ngồi gần bên một cái giếng". Trong khi ông ngồi ở đó, có "bảy con gái" của "thầy tế lễ xứ Mađian" đến lấy nước cho "bầy chiên của cha mình" uống. Khi họ đang xách nước cho đầy "máng" thì có một số "các kẻ chăn chiên" đến đuổi họ đi, tính lấy nước của họ cho bầy chiên của chúng uống.
3. Môise "bèn đứng dậy". Tôi thích nghĩ rằng ông là một người cao lớn oai vệ. Ông "bèn đứng dậy" vì các cô gái và "binh vực các nàng đó" bằng cách đánh đuổi mấy gã chăn chiên kia. Một lần nữa chúng ta thấy thái độ can đảm và quyết định của ông muốn cứu giúp cho kẻ yếu đuối.
4. Đừng quên mệnh đề sau cùng của câu 17. Kinh Thánh chép ông đã "cho bầy chiên uống nước". Hãy tưởng tượng Hoàng Tử xứ Ai cập đang giúp cho các cô gái chăn chiên cho bầy chiên uống nước.
5. Môise đã học qua các bài học về sự phục vụ. "Song ai lớn hơn hết trong các ngươi, thì sẽ làm đầy tớ các ngươi" (Mathiơ 23.11).
B. Ân điển trong đồng vắng (các câu 18-21a).
1. Các cô gái trở về với cha mình "thầy tế lễ xứ Mađian" hay "Rê-u-ên" trong câu 18. "Rê-u-ên" có nghĩa là: "bạn của Đức Chúa Trời". Về sau ông được gọi là "Giêtrô" có nghĩa là "sự dư dật của Ngài". Một cái tên có lẽ là tên gia đình và tên kia chỉ là tước hiệu của ông.
2. Giêtrô muốn biết lý do tại sao họ trở về nhà sớm như vậy. Họ kể lại cho ông biết rằng "một người Êdíptô" đã bảo vệ họ tránh khỏi mấy gã chăn chiên kia và đã "xách nước" cho họ và bầy chiên uống nữa.
3. Giêtrô đáp: "Người đó bây giờ ở đâu? Sao các con bỏ người đi? Hãy mời đến đặng ăn bánh". Tôi có ý kiến, mạng lịnh nầy không làm đẹp lòng mấy người con gái của Giêtrô! Họ đã đi mời Môise cách vui sướng.
4. Câu 21 chép: "Môi-se ưng ở cùng người nầy". Ông đã ổn định và sống với Giêtrô cùng gia đình của ông ta.
5. Môise đã tiếp thu bài học sống trong cảnh khó khăn. Hãy hầu việc Đức Chúa Trời ở nơi quí vị đang sinh sống và Ngài sẽ đặt quí vị ở nơi mà Ngài mong muốn quí vị sẽ ở vào ngày mai (đối chiếu Mathiơ 25.23). Phải trung tín với một địa vị mù mờ và Đức Chúa Trời sẽ tôn cao quí vị lên sau đó.
C. Gia đình từ chốn lưu đày (các câu 21-22).
1. Hãy tưởng tượng trong một phút xem Môise đã cảm thấy sự cô độc là như thế nào khi ông rời khỏi Ai cập. Ông đã lìa khỏi gia đình và bạn hữu.
2. Giêtrô đã có sự trọng đãi đối với Môise đến nỗi ông đã gả con gái mình là "Sê-phô-ra" cho để làm vợ. Sau đó, nàng đã "sanh một con trai". Về sau chúng ta hay được rằng nàng đã sanh cho ông đứa con trai khác nữa (4.20; 18.2-3).
3. Môise đã gọi đứa con trai đầu lòng của mình là "Ghẹt-sôn" có nghĩa là "làm khách lạ ở đây". Chúng ta được xác định như sau: "tôi kiều ngụ nơi ngoại bang".
4. Môise đã tiếp thu bài học về sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời "đã thêm cho nhiều” đối với mấy bà mụ trung tín. Trong cuộc lưu đày trong đồng vắng Đức Chúa Trời đã tiếp trợ cho Môise một gia đình thật tuyệt vời.
D. Đức Chúa Trời sửa soạn và dạy dỗ chúng ta trong những nơi trơ trọi.
1. Một phần trong sự chuẩn bị là học tập, học biết các bài học có giá trị. Đôi khi Đức Chúa Trời phải đưa chúng ta đến với những nơi vắng vẻ trơ trọi trước khi Ngài dạy chúng ta mọi sự chúng ta cần phải học tập.
2. Nơi trơ trọi của quí vị là nơi nào? …một cơn khủng hoảng về sức khoẻ chăng? …một hợp đồng tài chính ư? …một hôn nhân khó khăn sao? …sự hoang vắng của cái tổ trống không ư? Hãy vui mừng vì Đức Chúa Trời dạy dỗ chúng ta trong những nơi như thế.
III. Chặng 3 trong sự chuẩn bị. Khao khát (các câu 23-25).
* Môise đã quên Israel, nhưng Đức Chúa Trời Ngài không quên. Ngài đang chuẩn bị cho Môise phải trở thành đấng cứu tinh và Ngài đang sửa soạn cho Israel sẽ được cứu.
A. Israel kêu la cùng Đức Chúa Trời (câu 23).
1. Hãy dành vài phút đọc lại hai chương đầu tiên nầy. Chúng ta biết được nhiều đời sống Hêbơrơ đã "nhọc nhằn cay đắng lắm" trong vòng vây nô lệ. Chúng ta học biết họ đã bị ngược đãi, bị bắt bớ và bị giết chóc. Tuy nhiên, mãi cho tới điểm nầy chúng ta chẳng thấy họ cầu xin giải cứu gì hết.
2. Thực ra, chúng ta có bằng chứng chắc chắn rằng nhiều người Hêbơrơ đã tích cực thờ lạy các thần giả dối của xứ Ai cập. Chúng ta hãy xem Giôsuê 24.14 và Êxêchiên 20.5-8.
3. Các thần tượng của họ đã không giúp đỡ họ và họ đã "than thở" và "kêu van… với Đức Chúa Trời vì phục dịch khổ sở".
B. Đức Chúa Trời nhớ lại giao ước của Ngài (câu 24). Hãy nhìn lại giao ước hay lời hứa của Đức Chúa Trời với Ápraham trong Sáng thế ký 15.13-14. Ngài đã "nghe tiếng than thở chúng, nhớ đến sự giao ước mình".
C. Đức Chúa Trời vốn quan tâm đến dân sự của Ngài (câu 25). "Đoái lại" có nghĩa là "quan tâm".
D. Đức Chúa Trời sửa soạn chúng ta bằng cách để cho chúng ta đến tận cuối con đường của bản ngã. Quí vị có giống với dân Israel không? Có phải quí vị mệt mõi khi trông mong người khác để tìm sự giải cứu chớ không nhìn về Đức Chúa Trời? Hãy khát khao Ngài.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét