Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2010

Hêbơrơ 2:5-9: "Quí Vị Nhìn Xem Ai?"



Hêbơrơ 2.5-9 Căn đều Hai bên
QUÍ VỊ NHÌN XEM AI?

Một trong những ân tứ thuộc thể quan trọng nhất mà chúng ta có được từ Đức Chúa Trời là khả năng nhìn xem của chúng ta. Khả năng nhìn rất quan trọng và rất là kỳ diệu. Chúng ta nhìn thấy mọi vẽ đẹp của thiên nhiên và vẽ đẹp của những người thân yêu của chúng ta. Chúng ta nhìn thấy con đường để chúng ta có thể lái xe vào đó, chúng ta nhìn thấy thức ăn để chúng ta có thể nấu nướng, và chúng ta nhìn thấy công việc để chúng ta có thể lo làm nó.
Tuy nhiên, cái nhìn thường trổi hơn cái nhìn về mặt thuộc thể. “Nhìn” thực sự là điều cho thấy chúng ta hiểu được hay nắm bắt được. Khi chúng ta thực sự “nhìn” một vật gì đó, có nghĩa là chúng ta hiểu rõ vật đó hoạt động như thế nào hay tại sao người ta làm việc mà họ đang làm. Cái nhìn thực sự phải gồm cả sự hiểu thấu được bên trong sự vật!
Đức Chúa Trời luôn luôn muốn rằng cái nhìn của chúng ta phải trổi hơn phần thuộc thể mà xâm nhập vào lãnh vực thuộc linh. Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải nhìn xem mọi sự việc có liên quan tới Ngài và về Ngài.
Thật dễ có cái nhìn nghèo nàn về mặt thuộc thể, nhưng rất phong phú về mặt thuộc linh.
Khi người ta muốn nhìn thấy về mặt thuộc thể họ phải có ánh sáng. Khi người ta muốn nhìn thấy về mặt thuộc linh, họ phải có sự sáng. Đức Chúa Trời đã cung ứng cho chúng ta sự sáng để nhìn thấy qua Con của Ngài. Giăng 8.12
Khi quí vị muốn nhìn thấy về mặt thuộc linh, Chúa Giêxu đã sai Thánh Linh Ngài đến cùng chúng ta để ngự vào lòng những ai tin cậy Chúa Giêxu làm Cứu Chúa của họ. Giăng 16.12-14
Một trong những công cụ mà Thánh Linh của Đức Chúa Trời dùng để hướng dẫn chúng ta vào mọi lẽ thật, là Lời của Đức Chúa Trời. Chúng ta càng nhìn xem Lời của Đức Chúa Trời, chúng ta càng có nhiều sự thông sáng về mặt thuộc linh.
Sáng nay chúng ta xây sang sách Hêbơrơ. Đây là Sách trong Kinh Thánh nói tới những việc “tốt hơn”. Trong mấy câu chúng ta đọc sáng nay, Hêbơrơ 2.5-9, tác giả đang chỉ ra cho chúng ta thấy Chúa Giêxu thì tốt hơn các thiên sứ. Ông cũng cho chúng ta thấy ba việc mà chúng ta cần phải xem thấy, nếu chúng ta muốn có sự thông sáng về thuộc linh.
Câu 5 – Một trong những lẽ đạo có tính cách tuần hoàn trong sách Hêbơrơ là tính siêu việt của Đấng Christ. Trong chương 1, Chúa Giêxu được chỉ ra là rất siêu việt. Đây là một trong những phương thức cho thấy Ngài là siêu việt đối với các thiên sứ, là những tôi tớ thuộc thể linh của Đức Chúa Trời. Sau phần cảnh cáo ngắn chúng ta đừng để bị lôi cuốn về mặt thuộc linh ở các câu 1-4, tác giả thơ Hêbơrơ trở lại với lẽ đạo siêu việt của Đấng Christ đối với hàng thiên sứ.
Trong câu 5 chúng ta biết rằng sự trị vì thế gian hầu đến sẽ không đặt dưới quyền cai trị của hàng thiên sứ nữa. Tất nhiên, thế gian hầu đến sẽ được đặt dưới sự tể trị của Đức Chúa Con. Nhưng rất quan trọng cho quí vị khi thấy rằng Đức Chúa Con là một con người. Ngài vừa là Trời vừa là Người.
Tại sao điều nầy là quan trọng chứ? Làm ơn hiểu cho rõ tầm quan trọng của việc Chúa Giêxu là một con người.
NHÌN THẤY Ý ĐỊNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI – Các câu 6 - 8a
Câu 6 – Tác giả thơ Hêbơrơ đang trưng dẫn Kinh Thánh. Địa chỉ phần trưng dẫn không quan trọng đối với tác giả thơ Hêbơrơ khi ông viết mặc dù rõ ràng là ông biết rõ phải tìm phần ấy ở đâu. Chắc chắn đây là một dẫn chứng từ Thi thiên 8.
David lấy làm kinh ngạc nơi sự nhơn từ của Đức Chúa Trời dành cho con người. Và nếu quí vị suy nghĩ về sự nhơn từ đó, ấy chỉ vì sự nhơn từ của Đức Chúa Trời mà mọi người còn tồn tại. Nhưng Đức Chúa Trời không dừng lại ở chỗ dựng nên con người. Chính cái địa vị mà Ngài ban cho con người mới là điều đáng kinh ngạc!
Các câu 7 – 8a –- Con người được dựng nên thấp kém hơn thiên sứ một chút. Con người thấp kém hơn thiên sứ một chút như thế nào?
Thiên sứ là những hữu thể thuộc linh, họ có nhiều tự do để đi đó đi đây. Mặc dù có phương diện thuộc linh nơi con người, con người có tâm linh, con người chủ yếu là một hữu thể vật lý.
Thế nhưng Đức Chúa Trời đội cho con người sự vinh hiển và tôn trọng. Con người có sự vinh hiển và tôn trọng ưu việt hơn từng sanh vật khác. Sáng thế ký 2.7, 1.27
Sáng thế ký 1.26 – “Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất”.
Ý định của Đức Chúa Trời ngay từ lúc sáng thế là con người sẽ cai trị đất.
NHÌN THẤY Ý ĐỊNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
NHÌN THẤY SỰ KHÔNG THẬN TRỌNG CỦA CON NGƯỜI – Câu 8b
Hêbơrơ 2.8 – “Và đặt mọi vật dưới chơn người. Đức Chúa Trời đã khiến mọi vật phục Đức Chúa Jêsus như vậy; thì chẳng để cho một vật nào chẳng phục Ngài; song hiện nay chúng ta chưa thấy mọi vật phục Ngài”.
Ý định của Đức Chúa Trời là con người sẽ cai trị đất. Rõ ràng là trong lúc nầy con người chưa cai trị.
Nếu con nai chúng ta săn bắt chịu thần phục con người, thì chẳng có gì phải “tranh cãi” nữa. Thật là dễ cho chúng ta làm quen với một con nai đực có sừng thật nhiều nhánh.
Nếu loài thú hoang dã chịu thần phục con người, Roy, trong gánh xiếc nổi tiếng kia, sẽ không bị cọp vồ.
Rồi khi đến với nông nghiệp, vì chúng ta gieo giống, nhổ cổ và trúng mùa, không có một bảo đảm nào cho một vụ mùa trọn vẹn! Nếu chúng ta thực sự nắm quyền trên đất, muôn vật sẽ phát triển cách kỳ diệu bất cứ lúc nào.
Và con người khi đang nắm quyền trên đất, họ không phải làm một việc gì nặng nhọc về phương diện sinh thái. Thường thì con người không cai trị đúng đắn, gây ra sự ô uế và thậm chí sự hủy diệt các loài vật khiến cho chúng không còn tồn tại hay gần như không còn tồn tại nữa.
Con người rõ ràng chưa cai trị đất hôm nay.
Ý định của Đức Chúa Trời là con người đã cai trị.
Điều chi đã xảy ra?
Đức Chúa Trời đã ban cho con người một điều luật cơ bản. Sáng thế ký 2.15-17
Con người đã vi phạm điều luật cơ bản của Đức Chúa Trời – Sáng thế ký 3.1-6
Vì vậy con người đã phá hỏng điều luật đó. Khi con người bất tuân Đức Chúa Trời, họ mất đi quyền quản trị ở trên đất. Sáng thế ký 3.17-19, 23-24
Con người, qua Ađam đã mất đi vương quốc của mình. Và con người tệ hại, qua Ađam mất đi linh hồn mình. Sự chết đã bước vào thế gian qua tội lỗi của Ađam. Sự chết theo phần xác đã bước vào qua Ađam và sự chết thuộc linh đã bước vào qua Ađam. Giống như Ađam, chúng ta đã phạm tội.
Vì cớ tội lỗi, chúng ta không còn có quyền quản trị đất nữa. Vì cớ tội lỗi, chúng ta không còn có quyền được sự sống đời đời.
Ồ, chúng ta không ăn trái cấm, nhưng chúng ta đã thất bại không hết lòng, hết linh hồn và hết ý yêu mến Giêhôva Đức Chúa Trời của chúng ta. Chúng ta không ăn trái cấm nhưng chúng ta đã nghe theo mọi sự cám dỗ hư ảo của ma quỉ phải nói dối, trộm cắp, lừa đảo, lường gạt và bày ra cơn giận bất công. Êxêchiên 18.4
Nói theo con người, chúng ta không còn có hy vọng gì nữa. Vì cớ chúng ta không thận trọng, không những chúng ta đánh mất quyền quản trị của mình trên đất, mà còn đánh mất chính sự sống của mình nữa!
NHÌN THẤY SỰ CAN THIỆP CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI – Câu 9
Hêbơrơ 2.9 – “Nhưng Đức Chúa Jêsus nầy, mà đã ở dưới các thiên sứ một chút, chúng ta thấy Ngài, vì sự chết Ngài đã chịu được đội mão triều vinh hiển tôn trọng. Ấy vậy, bởi ân điển của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Jêsus đã vì mọi người nếm sự chết”.
Từ đầu tiên trong câu nầy là từ mà tôi gọi là từ “nhưng” phước hạnh.
Con người đã phá hỏng điều luật cơ bản. Sự con người không thận trọng là điều không thể tha thứ được. Cần phải có hình phạt bởi vì con người đã phá hỏng điều luật cơ bản! Người đã làm buồn lòng Đức Chúa Trời. Quí vị đáng bị hình phạt vì quí vị đã phá hỏng điều luật đó! Quí vị đã làm buồn lòng Đức Chúa Trời.
Chữ “nhưng” phước hạnh xây chúng ta ra khỏi chỗ không thận trọng của con người mà khiến chúng ta nhìn thấy sự can thiệp của Đấng Christ.
Nhưng chúng ta hãy nhìn xem Chúa Giêxu!
Nói con người được dựng nên thấp kém hơn thiên sứ một chút là một việc, còn nói rằng Chúa Giêxu được dựng nên thấp kém hơn thiên sứ là một việc khác.
Vì Chúa Giêxu đã được dựng nên thấp kém hơn thiên sứ, đây là một sự hạ thấp rõ ràng. Chúa Giêxu là Đức Chúa Trời! Giăng 1.1-2
Và tại sao Chúa Giêxu phải bị thấp hơn thiên sứ một chút? Ngài bị hạ thấp hơn thiên sứ một chút để Ngài có thể chịu chết vì tội lỗi chúng ta. Philíp 2.6-8
Chúa Giêxu đã nếm sự chết vì quí vị, hầu cho quí vị được sống. Ngài đã trả giá cho tội lỗi của quí vị. Ngài muốn sự tin cậy của quí vị. Nếu quí vị chỉ tin rằng Ngài đã chịu chết cho quí vị, Ngài sẽ ban cho quí vị ơn tha thứ và sự sống đời đời. 1 Giăng 5.11-12
Nhưng còn đất thì sao?
Con người quản trị là đúng theo ý định của Đức Chúa Trời. Đấng Christ là một con người, là Người-Trời.
Nhờ sự chết của Ngài vì cớ tội lỗi, Ngài đã kiếm lại được cho con người quyền quản trị đất. Ngài được tôn cao bằng sự vinh hiển và tôn trọng.
Chúa Giêxu sẽ tái lâm trên đất và dựng nên Nước của Ngài. Một lần nữa Nước của Ngài sẽ có con người quản trị đất. Êsai 11.6-9
Nhờ Chúa Giêxu, con người sẽ trị vì trên đất.
Thế nhưng còn quí vị và tôi thì sao?
Chúng ta sẽ làm gì khi Chúa Giêxu trị vì?
Chúng ta sẽ đồng trị với Ngài! Khải huyền 5.9-10, 2.26
Quí vị có thấy Chúa Giêxu là Đấng đã chịu chết vì quí vị không? Quí vị có tin cậy Chúa Giêxu làm Cứu Chúa của quí vị không?
Nếu quí vị tin, quí vị đang sống trong một địa vị đáng trượng lắm đó.
Một ngày kia, quí vị sẽ đồng trị với Ngài!
Có phải quí vị đang hành xử giống như một nhà quản trị trong tương lai không? Có phải quí vị đang hành xử giống như một con cái của Đức Chúa Trời? Có phải quí vị nhận thức, hiểu biết địa vị của mình đủ để sống như nhà vua mà quí vị sẽ trở thành không?
Theo một ý nghĩa thì Nước của quí vị còn nằm trong tương lai. Quí vị sẽ trị vì với Đấng Christ. Theo một ý khác, Nước của quí vị đang hiện hữu ngay bây giờ. Là con cái của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sự đắc thắng trong đời nầy.
Roma 6.10-14
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét